BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

KHÚC KHÓC THƯƠNG CON – Thơ Phạm Ngọc Thái


   
                 Con - Phạm Ngọc Bảo (7.3.1992 - 22.7.2019)
 

KHÚC KHÓC THƯƠNG CON
 
Con đi... để lại lòng u uất
Với một trời thương xót trong cha
27 năm ròng chăm bẵm con thơ
Gặp mối họa đời, chia đôi phụ tử.
 
Đường nhân thế, con ơi! Cha gần xuống lỗ
Con mùa xuân nở rộ như hoa
Sao thượng đế không nổi cơn lôi đình
                                         mà giết chết ta?
Để cho con tôi được bước đường thiên lý...
 
Nỗi lòng già ngày đêm vò xé
Cố làm nốt chút việc trần gian
Rồi đến với con trên tận thiên đàng
Cha con lại quấn bên nhau như mây gió
 
Mai hậu thế chắc sẽ cho cha một ngôi miếu nhỏ
Hãy đưa con tôi vào trong đó hưởng khói hương
Nó trong lành như ngọn cỏ, giọt sương
Là bảo vật của đời tôi nơi kiếp sống
 
Xin để lại dương trần, một trời thơ làm dấu ấn
Rằng, cõi vô thường tôi đã đi qua
Hạnh phúc, khổ đau, tươi đẹp, phong ba
Đều nếm trải tới tận cùng phận số
 
Chút hơi tàn lắt lay trước gió
Phải ôm vào lòng một nỗi thương tâm
Món nợ nghiệp đời, tôi đã trả xong
Trút vào đứa con ngoan, Đức Phật ơi sao nỡ?
 
Thôi thì... chắp tay vái mong trời phù hộ
Ván bài cuối cùng tôi đã bầy lên
Nay dẫu đi !... Còn những người thân
Đang trôi nổi bến bờ, vương vất
 
Vì tham vọng đường văn chương quá mức
Làm khổ lây bao thân phận sống bên tôi
Sự nghiệp riêng đã mỹ mãn cuộc đời
Xin chút lãi từ ván cờ người,
                      để an lòng nhắm mắt...
 
Cha con tôi lại dạt bay trời, đất
Nghe dưới trần vẫn nhắc vọng ca thi
Đến thiên thu truyền kể chuyện hôm ni
Đọc "khúc khóc thương con", xin thắp vòng nhang khói.
 
                                                         Hà Nội, Đêm viện E
                                                               16.11.2022
                                                            Phạm Ngọc Thái

THIÊN LÀ TRỜI - Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


         
Thiên là Trời, Thiên là Một Ngàn, Thiên là Thiên Lệch, Thiên là Di Dời ... Ở đây, ta chỉ nói đến chữ Thiên là Trời, là phần không gian ở trên đầu của ta mà thôi. Theo "Chữ Nho ...Dễ Học", ta có chữ Nhân là người được viết như thế nầy . Đây là chữ Tượng Hình đơn giản nhất, cơ bản nhất và cũng... Tượng hình nhất: Hình người đứng xoạc 2 chân hiên ngang giữa trời đất đúng như sách Tam Tự Kinh ngày xưa dạy: Tam tài giả, THIÊN ĐỊA NHÂN 三才者,天地人。(TAM TÀI là TRỜI, ĐẤT và NGƯỜI). Con Người là một thành viên của vũ trụ, hợp với Trời và Đất tạo nên cái thế giới nầy!
 
Nên ...        
Khi cần diễn tả sự to lớn thì chữ nhân dang thêm hai tay ra theo lối CHỈ SỰ 指事  ( Mượn việc dang hai ta ra để chỉ sự to lớn gọi là Chỉ Sự  ) thành chữ ĐẠI ,  theo diễn tiến của chữ viết sau đây :
 
 
     
Giáp Cốt Văn        Đại Triện             Tiểu Triện              Lệ Thư
  

HẾT CÓ RỒI TỚI KHÔNG, HỌC VỚI HÀNH, HOA – Thơ Chu Vương Miện


  

 
HẾT CÓ RỒI TỚI KHÔNG
 
hết không rồi tới có
người dìu dặt bướm ong
người hai tay một xó
có dễ thì có khó
có mưa thì có dông
 
nói là bạc im là vàng
vàng giả
thiếu cà ra
nói rất là mất đoàn kết
im lặng tốt hơn hết
câm là vàng tốt
nói toạc móng heo
là thèo lèo cứt chuột
vàng giả vàng mã
chưa được tốt
 

CA SĨ CHUYỂN GIỚI LÂM CHÍ KHANH VÀ CHUYỆN GIẢI PHẪU ĐỂ CẢI SỐ - Đặng Xuân Xuyến


Ca sĩ Lâm Chí Khanh trước và sau khi chuyển giới
 
Kỳ 1:
 
Lâm Chí Khanh - tên thật là Huỳnh Phương Khanh, sinh ngày 31 tháng 12 năm 1977. Với ngoại hình sáng đẹp, giọng hát truyền cảm, “sở hữu” những ca khúc “đình đám”: Kẻ Cắp Trái Tim, Tình Yêu Sỏi Đá, Sầu Thiên Thu, Chỉ Tại Vì Em, Sóng Gió Tình Ta, Khi Người Đàn Ông Khóc,... đã sớm đưa giọng hát Lâm Chí Khanh thành một ngôi sao thị trường hạng A, một thời “làm mưa làm gió” thị trường ca nhạc phía Nam.
 

QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP & GIẢI ĐOÁN - Nguyên Lạc giới thiệu sách



 
[TRÍCH ĐOẠN TỪ SÁCH]
 
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần thứ nhất:
 
NHẬP MÔN KINH DỊCH/ ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẺ DỊCH
 
I. Kinh Dịch
II. Thuật ngữ cần nhớ
III. Ý nghĩa các hào
IV. Quy tắc cần nhớ
 
Phần thứ hai: BÓI QUẺ DỊCH
 
I. Nghi thức bói và luật cảm ứng
II. Các phương pháp lập quẻ Dịch
III. Giải đoán quẻ
 
Phần thứ ba: PHỤ CHÚ
 
I. Phương pháp lập quẻ bằng thẻ tre
II. Bấm độn
 
Phần thứ tư: ÔN TẬP
 
I. Nước Việt của Câu Tiễn
II. Lập quẻ Dịch
III. Giải quẻ
IV. Chuyển đổi quẻ
 
LỜI KẾT
 
Lời nói đầu:
 
Bói Dịch không phải là mê tín, nó là khoa học. Có thể gọi là khoa học huyền bí. Vì vậy, Tiến sĩ Phân tâm học C.G. Jung (ông cùng với S. Freud là một trong những thủy tổ của khoa Phân Tâm Học, nghiên cứu về tiềm thức của loài người) năm 1949 đã dùng bói Dịch để biết việc quảng bá và giới thiệu Dịch (I Ching) từ tiếng Đức sang tiếng Anh có được thuận lợi hay không?. Bói được rất tốt, ông tiến hành và Dịch đã trở thành kinh điển cho các học giả và các trường đại học Tây Phương học hỏi.
 
Có 2 lý do để tôi viết tiểu luận này:
 
1/ Chúng ta chỉ sợ những gì mình không hiểu: Thí dụ như sợ Ma, vì chúng ta không biết rõ Ma là gì?. Nếu biết thì sẽ không sợ. Cũng vậy, chúng ta sợ chết, vì không biết chết ra sao, sau khi chết như thế nào?. Nếu chúng ta biết rõ thì chắc chúng ta cũng sẽ không sợ. Đó là lý do Phật giáo khuyên chúng ta nên tìm hiểu về sự chết (Tử)
Tôi viết tiểu luận này mong độc giả tìm hiểu rõ về Bói Dịch, không sợ nó nữa, để các ông thầy Bói toán, Phong thủy (giả), vì tư lợi, không còn “hù” ta được nữa. Bói Dịch mà vì tư lợi sẽ không bao giờ linh ứng.
 
2/ Kinh Dịch là 1 trong 5 Kinh chính của triết lý Đông Phương. Các nhà trí thức (Nho gia) xưa phải lào thông nó mới có thể đi thi. Điều đó chứng tỏ nó rất quan trọng. Bói Dịch rất khó hiểu đối với các người trẻ, người mới bắt đầu. Ngay cả sách được cho là kinh điển của cụ Ngô Tất Tố, phần giải thích về bói cũng rất khó hiểu. Tôi mong làm nó đơn giản hơn, dễ hiểu hơn để giúp các bạn trẻ, ai muốn tìm hiểu sẽ dễ dàng hơn, hầu mong giữ gìn những quý giá của ông cha không bị mai một!
 
Lại nữa, ý của Dịch cho rằng: con người tự mình vẫn có thể sửa đổi được số mạng của mình một phần nào; thế thì tại sao chúng ta không tự tìm hiểu, tự bói quẻ tìm phương thức đối ứng, mà phải nhờ người khác làm thay cho mình? Biết chắc họ thật sự là bậc thức giả không? Ở đời, biết đâu hư biết đâu thực, biết đâu chân biết đâu giả.
 

NỖI NHỚ ĐẦU NGÀY, NGỦ ĐI MÙA HẠ CŨ, MẮT PHẬT, MỘT SỚM MAI, TỰ CẢM – Thơ Tịnh Bình


 
           Nhà thơ Tịnh Bình

 
NỖI NHỚ ĐẦU NGÀY
 
Không còn tiếng chim mềm mại trên dây thép gai
Lũ ong bỏ quên chiếc tổ trống hoác
Nỗi nhớ đầu ngày
Bông hoa kia nói gì sao em không còn nghe thấy
 
Vẫn hương cà phê quen thuộc
Tự lặp lại mình
Giai điệu của nắng và mưa
Sự bình yên đến lúc chẳng thể cứu rỗi
 
Mùa thu chẳng còn đứng đợi
Và cơn gió rủ những chiếc lá bay đi
Tự lúc nào mắt hoàng hôn hoe đỏ
Đối diện mình trống vắng những buồn vui
 
Những bước chân mùa thu xa dần
Nép mình vào ngực tối
Những bông hoa chỉ lặng yên nở
Còn đâu đó nồng nàn
Trong tiếng thở của mùa đông...
 

MỖI NGƯỜI LÀ MỘT SỐ PHẬN – Thơ Vĩnh Thuyên


   
                                    Nhà thơ Vĩnh Thuyên

 
MỖI NGƯỜI LÀ MỘT SỐ PHẬN
 
Hong kong mưa hoài không dứt
Việt Nam mình mưa dứt chưa em
Mưa mỗi nơi nỗi niềm mỗi ngã
Vui cũng nhiều buồn chẳng ít đâu
 
Trên chuyến tàu xuyên suốt màn đêm
14 tiếng bay mặt trời đang trốn ngủ
Hơn 500 người là bao trăm mảnh đời ghép lại
Dong ruổi giữa trời, vật vã bay đêm
 
Ai cũng có ngày mai
Chỉ thương con tàu như người Mẹ oằn vai chở nặng
Không một lời thở than
Mẹ cho con tương lai
Con tàu chở ngày mai đi-đến
 
Và đêm nay
Cùng chuyến bay đêm
Tiếng con tàu ru êm như lời dặn dò của mẹ
Trong giấc ngủ gà, ngủ gật
 Luôn ươm đầy mong ước…
 
Sớm mai khi mặt trời thức dậy
Khi mùa xuân kịp về
Mỗi người là một số phận
 
                                              Vĩnh Thuyên

(Viết trên chuyến bay đêm từ Vancouver về Hong kong)
 
*

Tên thật: Dương Văn Thạnh
Điện thoại: 0913955375
Đ/c: Số 2 Đ57 Phạm Hùng Long Thới, P. Long Thành Trung, 
Thị xã Hòa Thành, Tỉnh Tây Ninh.

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2022

CHỮ ĐỨC 德, Ý NGHĨA VÀ CÁCH VIẾT THEO HÁN TỰ - La Thụy sưu tầm và biên tập




Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm
 
Chiết tự chữ ĐỨC theo câu thơ trên ta thấy:

- Bên trái có bộ  xích (ở đây có hình tượng con chim chích đậu trên cành tre) – Chích và Xích cũng cùng âm.
- Bên phải
Trên cùng có chữ thập: 
Dưới chữ  là chữ Tứ: 
Dưới nữa là chữ Nhất: 
Dưới cùng là chữ Tâm: 

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2022

CUNG TRẦM TƯỞNG VÀ PHẠM TRỌNG CẦU, HAI CON NGƯỜI, HAI CHIẾN TUYẾN, MỘT... ‘MÙA THU PARIS” – Vĩnh Đào


 
Phạm Trọng Cầu:
Thời kháng chiến, ông thoát ly và đầu quân vào Tiểu đoàn 308, rồi Trung đoàn Cửu Long của Lực Lượng Kháng Chiến Việt Minh.
Năm 1969, ông tham gia các đoàn văn nghệ như Nguồn Sống, sinh viên Phật tử Vạn Hạnh… và bí mật hoạt động nội thành. Năm 1972, ông bị bắt và giam cho đến năm 1975.
 


Cung Trầm Tưởng:
Trung Tá Không quân VNCH, 10 năm tù "cải tạo"
 

BÀI TỔ TÔM XUẤT XỨ TỪ NHẬT BẢN, SAO NGƯỜI NHẬT KHÔNG BIẾT CHƠI? - Thiên Trang

Các nhân vật trong bộ bài Tổ Tôm mặc Kimono thời Edo mang đặc trưng Nhật Bản. Nhưng người Nhật hoàn toàn không biết đến trò chơi này.

 
Tổ tôm, hay theo Hán Việt tụ tam bài (聚三牌), là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người Việt. Về tên gọi, có nguồn cho rằng "tổ tôm" là đọc trại âm "Tụ tam". "Tụ tam" theo từ nguyên là "góp ba thứ lại", tức ba hàng Văn, Vạn và Sách của bộ bài.
 

Hình vẽ trên mỗi quân bài lại mang phong cách tranh mộc bản (木本 mokuhan) của Nhật Bản nên có người đặt câu hỏi phải chăng tổ tôm xuất phát từ Nhật. Nguyên nhân có lẽ chỉ là do dưới thời Pháp thuộc, công ty A.Camoin & Cie của Pháp đã cho phát hành bộ bài tổ tôm với những hình trang trí lấy cảm hứng từ mĩ thuật Nhật Bản.
 

Hình ảnh của bộ bài tổ tôm được giữ nguyên từ đó cho đến nay. Có nguồn thì lại phỏng đoán cho tổ tôm xuất phát từ Trung Hoa. Tuy nhiên cho đến nay rõ một điều là cả Nhật và Trung Hoa đều không dùng bộ bài này.
 

Những nhân vật trên quân bài đều trang phục như người Nhật thời Edo, tức trước cuộc cải cách của Nhật hoàng Minh Trị 1868.
 

Trong các quân bài thì 18 quân vẽ hình người đàn ông (có tám người chân quấn xà-cạp kyahan), bốn hình phụ nữ và bốn hình trẻ em. Ngoài ra có vài quân vẽ những vật khác nhưng đều là mô hình thông dụng trong ngành hội họa Nhật: cá chép, trái đào, vọng lâu, tàu thuyền.
 

Lá bài làm bằng bìa cứng, hẹp và dài, một mặt để trơn, mặt kia có hình và chữ. Bề ngang lá bài khoảng chiều ngang hai ngón tay. Bề dọc dài hơn ngón tay giữa.
 

Lạ ở chỗ là bộ bài này chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (Trừ một số ít Hoa Kiều ở Việt Nam). Nhưng những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là “văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là “majan” (Ma tước) không?
 

Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (Mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán.
 

Giáo Sư Yumio Sakurai đã giới thiệu trong cuốn “Nihon No Kinsei 1, Nhật Bản Cận Thế, tập 1″ do nhà xuất bản Chuo Koron Sha, Trung Ương Công Luận Xã, xuất bản năm 1992. Theo Giáo Sư, loại chữ ghi trên đó cũng lạ, không hẳn là chữ Hán bình thường, một số chữ có thể là chữ Nôm? Thực ra, tất cả chỉ là chữ Hán viết kiểu cách đi thôi.
 

Đưa cho một số người Nhật đọc thử một số nét chữ trên bộ bài Tổ Tôm, họ đọc không được hoặc vừa đọc vừa đoán. Ðặc biệt lá bài “nhất thang” (Chữ nhất viết theo lối cổ) có hình bà mẹ cho con bú, nét viết rất lạ (Bộ ba chấm thủy viết thành hình số 8, chữ nhất dạng cổ cũng khó nhận ra) thì hầu như không ai đọc được.
 

Thêm một điểm cũng lạ là người Việt chơi bài và cờ hầu như không biết chữ Hán, nhưng nhận diện quân Cờ Tướng, Mạt Chược và quân bài Tam Cúc hay Tổ Tôm viết bằng chữ Hán thì không sai.
 

Cửa tiệm Mekong Center ở Nhật Bán thường bán bài Tổ Tôm cho người Việt (Thanh niên miền Bắc) và cho người Nhật, họ không biết chơi, nhưng mua để nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc.

                                                                                        Thiên Trang


Nguồn:
https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bai-to-tom-xuat-xu-tu-nhat-ban-sao-nguoi-nhat-khong-biet-choi-1774356.html

*

Mời xem thêm bài này:


BÍ ẨN KHÔNG LỜI GIẢI CỦA BỘ BÀI TỔ TÔM VIỆT NAM


https://kienthuc.net.vn/giai-ma/bi-an-khong-loi-giai-cua-bo-bai-to-tom-viet-nam-1480913.html
 

TẢN VĂN MIÊN MAN… - Trần Mai Ngân



Có những ngày qua đi cùng nắng gió, đôi khi là bão giông em vẫn lặng im ở nơi này - nhớ N đầy tràn nhưng vẫn không gọi, không nói… Và cứ thế thời gian trôi đi, trôi đi từ những tháng năm đó.
Mùa Thu đã qua. Những con lũ tràn mênh mông về thành phố nhỏ xíu này cũng đã hết, trả lại những sinh hoạt bình thường, trả lại mặt đường khô ráo lặng câm.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2022

ĂN CHƠI TRÊN ĐẤT HÀ THÀNH XƯA – Tạ Thu Phong



Trước năm 1945, các quán cô đầu là chốn khách chơi thường tìm vui.

 
Khi buồn thuốc phiện, khi vui cô đầu
 
[…]
 
Hà thành kim tính khảo của Sở Cuồng Lê Dư cho biết trước đây phố Hòe Nhai có nhiều nhà ả đào. Nguyên do là có bà lão tên là Bá Ẩu rất giỏi nghề hát đã mở lớp dạy xướng ca, từ đó nơi đây trở thành xóm “Bình Khang”. Sau bao lần vật đổi sao dời, xóm ả đào dịch chuyển nơi khác không còn ở Hòe Nhai nữa.
 
Thời cực thịnh của nghề sênh phách là khi ca quán còn trên phố Hàng Giấy. Một buổi hát được gọi là một chầu. Người có “máu mặt” nhất trong các quan viên (cách xưng hô tôn kính chỉ khách đến nghe hát) được mời cầm chầu. Nói vậy chứ cầm roi chầu không hề đơn giản. Người cầm chầu phải biết khi nào đánh sơ cổ, tòng cổ, trung cổ và khi nào dùng các khổ song châu, liên châu, xuyên tâm… […]
 
Khi người Pháp vào Đông Dương, sự xâm thực ngày càng lớn của lối sống Tây Âu khiến giọng ca, tiếng đàn của hát ả đào dần lạc nhịp, không còn thuần khiết như xưa. Đào nương không còn chú tâm nắn nhịp phách, giọng ca sao cho hay, cho ngọt nữa.
 
Các quan viên không chỉ là văn nhân tài tử lịch lãm mà còn có những thanh niên Tây học, họ không chỉ đến nghe hát mà còn uống rượu và tìm vui. Sự biến đổi này đã xuất hiện thêm một loại người nữa bên cạnh ca nương, đó là cô đầu rượu.
 
Cô đầu rượu phần nhiều không biết hát. Nhưng họ biết cách búi tóc thật cao để khoe cái cổ trắng ngần và rất giỏi lả lơi ve vãn khách. Nhiệm vụ của cô đầu rượu là ngồi bên cạnh quan viên trò chuyện, quạt mát và hầu rượu. Có thể hình dung giống karaoke ôm hoặc hát ở tiệc rượu bây giờ vậy. […]
 
Không ít trường hợp tâm đầu ý hợp, khách xin cưới cô đầu làm vợ hoặc làm thiếp. Giá cả chuộc cô đầu theo thỏa thuận. Tàn cuộc rượu, nếu “quan viên” có nhu cầu ngủ lại thì cô đầu rượu chuẩn bị giường chiếu và dĩ nhiên một số cô đầu sẵn sàng lả lơi “lửa bén mặn nồng” để chiều khách.
 

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 2): NGUYỄN TRỌNG TRÍ PHẢI CHĂNG GỐC HỌ...NGUYỄN? - Phanxipăng



Kỳ 2: NGUYỄN TRỌNG TRÍ PHẢI CHĂNG GỐC HỌ...NGUYỄN?

Vấn đề gia thế của Hàn Mạc Tử cũng tồn tại lắm ly kỳ, uẩn khúc, không dễ gì tỏ tường sớm một chiều!
 
Hàn thi sĩ có họ tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 - 9 - 1912 tại làng Lệ Mỹ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình; nay là phường Đồng Mỹ, thị xã Đồng Hới, Quảng Bình; trong một gia đình Kitô giáo. Thân phụ của nhà thơ là ông Nguyễn Văn Toản, bấy giờ làm công chức ngạch thông Phán (cardre secondaire) ở đấy nên thường được mọi người gọi là “thầy thông Toản” hoặc “thầy Toản”. Thân mẫu là Nguyễn Thị Duy, một phụ nữ Huế, con gái thứ 9 của ngự y Nguyễn Long, người gốc Trà Kiệu (Quảng Nam) và ở Vạn Xuân - vùng đất thuộc mạn bắc sông Hương, nằm cạnh kinh thành Huế.
 

YẾU TỐ ĐỒNG TÍNH TRONG THƠ ĐỖ ANH TUYẾN – Đặng Xuân Xuyến


Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến

Đỗ Anh Tuyến làm thơ không nhiều và thơ của anh chủ yếu ghi lại những cảm xúc "chợt đến chợt đi" của tâm trạng cá nhân nên số bài thơ lưu lại trong trí nhớ bạn đọc chắc chỉ ở con số vừa phải so với số lượng bài thơ không nhiều của anh. Thực tình, trong gia tài thơ ngót nghét trăm bài của anh tôi ấn tượng chắc cũng chỉ trên mươi bài mà oái oăm phần nhiều lại là những bài thơ có "vấn đề" về cảm xúc tình cảm trai gái, gây những cảm giác "lạ lạ khó hiểu" với bạn đọc. Bài viết này là chút cảm nhận của tôi về một số bài thơ tình mang “dấu ấn” lạ lạ khó hiểu của Đỗ Anh Tuyến, hoàn toàn không đem ra đo đếm định lượng khen-chê thơ anh bởi Đỗ Anh Tuyến chỉ mượn thơ để ghi lại những cảm xúc "chợt đến chợt đi" của riêng anh như trang nhật ký của tiếng lòng.
 

THƠ, HOA & NGƯỜI (3) - Nguyên Lạc


Hoa dã quỳ
 
(Có một số đoạn ở 2 bài trước được lập lại ở đây cho các bạn chưa đọc qua được hiểu)
 
HOA
 
Khi vui hay khi buồn, hoa luôn luôn là bạn trung thành của ta. Ta ăn uống, ta ca vũ, ta ve vãn đùa cợt với hoa. Ta kết hôn, làm lễ rửa tội với hoa. Ta không dám chết mà không có hoa. Ta thờ phượng với Bách hợp, ta mặc tưởng với Sen, ta bày trận với Hồng với Cúc. Ta lại còn muốn nói bằng ngôn ngữ của hoa. Không có hoa, làm sao ta có thể sống được?  
                                               (Trà Đạo / Chado - Okakura Kakuzo)
 

TIM SA MẠC - Thơ Quách Như Nguyệt


  
                    Nhà thơ Quách Như Nguyệt
 

TIM SA MẠC
 
Đừng trách em sao làm thơ khao khát
Sao lụy tình, hay xin xỏ tình yêu
Đừng chê bai… bảo sao thơ chua chát? 
Dụ dỗ người vào bể khổ phiêu diêu
 
Đừng anh nhé, em xin anh thấu hiểu
Trái tim em như sa mạc về chiều
Khô khan lắm nên rất cần tưới tắm
Xin chút tình… cho tim được tin yêu
 
Đừng phiền em...  sao thơ như mời mọc?
Rủ rê hoài, em gõ thơ lóc cóc
Anh đâu biết khi làm thơ em khóc
Dĩ vãng buồn, thơ đâu phải cho anh
 
Tim sa mạc, ôi trái tim sỏi đá
Vào mùa đông tim lạnh giá não nùng!
Tim sa mạc, tim khô cằn buồn bã
Em làm thơ cho đỡ khổ đó mà 
 
                             Quách Như Nguyệt