BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2022

GỪNG VÀ MUỐI, EM EM CHỊ CHỊ, ĐEN VÀ ĐỎ - Thơ Chu Vương Miện


   


GỪNG VÀ MUỐI
 
hạt mưối mặn ba năm còn mặn
lát gừng cay chín nước còn cay?
                                     [ca dao]
 
hết tiền tình cũng rã ngay
thôi thì đêm cũng như ngày hỡi ôi
mới là cục đá lưng đồi
đút lò đã hoá thành vôi trắng hều
đầy tiền đầy ắp tình yêu
vơi tiền tình uống thuốc liều đi đoong
tội tình một lũ liền ông?
vo ve cũng giống đàn ong ong ruồi
dư tiền mặt óng vàng tươi
cạn tiền chả có con ruồi bu quanh
cũng là thôi cũng đành đành
giai nhân giờ cũng lâm hành đường xa
thương gần chán quá thương xa
chẳng là kẻ cắp bà già đẹp đôi
đồi mua cũng vẫn là đồi?
đồi sim đồi chẩu đời sồi đồi nưa
trời hành tháng tám chưa mưa?
tháng chín lá đỏ cuối mùa lá bay?
lá bay bỏ lại chốn này?
 

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2022

VỀ BÀI "NGÀY BÉ ĐỌC CA DAO" CỦA TÚ ĐIẾC - Nguyên Lạc


Nhà thơ Nguyên Lạc

 
HAI NHẬN XÉT
 
Tình cờ tôi đọc được bài viết "Ngày bé đọc ca dao" của Tú Điếc Trần Đức Phổ đăng trên các trang mạng, đặc biệt đoạn này làm tôi chú ý:
 
[Trích đoạn]

Có hai bài ca dao dài hơn bốn câu tôi thuộc lòng từ bé. Một là bài Trâu Ơi. Còn bài thứ hai ngày nay thấy trên mạng người ta đặt cho cái nhan đề: Lấy Chồng Sớm:
 
Lấy chồng từ thuở mười lăm,
Chồng chê tôi bé không nằm cùng tôi.
Đến khi mười tám đôi mươi,
Tôi nằm dưới đất, chồng lôi lên giường.
Một rằng thương, hai rằng thương,
Có bốn chân giường gãy một còn ba.
Ai về nhắn với mẹ cha,
Chồng tôi nay đã giao hoà cùng tôi.
...
 
Khi đã có vợ rồi, một hôm ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ tôi chợt nhớ đến bài ca dao trên, đọc lẩm nhẩm cho vui, tôi mới chợt phát hiện một điều quan trọng thú vị.
 
Ai về nhắn với mẹ cha,
Chồng tôi nay đã giao hoà cùng tôi.
 
A, thì ra chị này cũng đáo để thật! Mới mười lăm mười bảy tuổi đầu anh chồng không ngó ngàng gì đến đã phật lòng về nhà méc với cha mẹ rồi! Thế thì mười chín đôi mươi được chồng thương không gãy chân giường mới lạ! Tuy anh chồng có hơi vũ phu chút đỉnh nhưng giọng điệu của chị không hề trách cứ giận hờn mà còn sung sướng khoái trá khi được “giao hòa” nữa nghen. Ai dám bảo phụ nữ ngày xưa là thiếu lửa trong chuyện vợ chồng?
 
Tôi ngẫm nghĩ mãi cái chữ “nhắn” trong câu áp chót, nó mới hay làm sao!. Người đọc có thể nhận ra rằng chị này đã “ăn quen bén mùi” rồi nên chẳng đành lòng xa anh chồng vài hôm để về nhà mẹ!
 
Tôi đọc bài ca dao trên nhiều lần, mỗi lần lại chỉ hiểu tí chút. Quả thật người xưa làm ca dao rất tuyệt vời. Tôi dám chắc rằng thời xưa dân ta không hề biết thủ pháp “Show do not tell” nhưng nhiều bài ca dao đã thể hiện tài tình kỹ thuật này. Bài Lấy Chồng Sớm là một điển hình. Toàn bài không nói đến mây mưa, ân ái, nụ hôn cháy bỏng, vòng tay siết chặt… không cần từ ngữ tục tĩu gì ráo, nhưng đọc xong ai cũng hiểu được chuyện gối chăn của cặp vợ chồng này nồng nàn, lên đỉnh như thế nào! Ngày nay có một số người đi rao giảng thi pháp “Show do not tell” nhưng tôi đọc thơ họ chỉ thấy toàn “Tell and tell.” Thật ra làm thơ không quan trọng ở chỗ dùng thủ pháp nào, miễn sao nó chuyên chở được ý nghĩa và cảm xúc đến với người đọc là ok. Thuyền nan hay ca-nô đều độ được người qua sông, cốt yếu chúng không chết máy hoặc gãy chèo giữa dòng.
                                                                                             Tú Điếc
[Hết trích]

.............
 
Nguồn bài viết:
 https://nghiathuc.com/2022/09/09/ngay-be-doc-ca-dao-tranducpho/
 

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022

LƯỚT THƯỚT CỨ MƯA HOÀI – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Nguyễn Hữu Tân, ca sĩ Tâm Thư trình bày

                       
  


LƯỚT THƯỚT CỨ MƯA HOÀI
 
Có tình yêu thế gian còn đẹp mãi
Có nụ cười hoa thắm chẳng tàn phai
Có mắt nhìn một lần lã mãi mãi
Có môi em trái nho chín ngọt ngào
Có trăng sao trời đêm đầy mộng ảo
Có tiếng cười ngọc vỡ thấy nao nao
 
Có tiếng khóc nghe xót xa nghẹn ngào
Có ánh nắng sáng ngời trên mái tóc
Có mặt trời nuôi sống thế gian đau
Ánh mắt chàng làm tim thấy xôn xao
Môi hôn chàng giúp quên đời khổ não
Nụ cười chàng làm suốt kiếp lao đao
 
Cón khát khao nên còn làm thơ mãi
Lá úa buồn cỏ nát dưới chân ai
Có em nhớ, em nhớ anh nhiều lắm!
Trời còn mưa lướt thướt cứ mưa hoài
 
                            Quách Như Nguyệt

 
      

 

GIÀ – Thơ Lê Phước Sinh


   
GIÀ
 
Già mà chưa nên Nết,
cứ "sắc sắc không không"
cà phê tào lao sáng
né thời sự tây - đông.
 
Già làm chi không biết
Tri thức đã đóng băng...
 
Núi mòn Sông thì cạn
Giặc chiếm tận đến bờ
Bạn, khéo than Già tuổi
giả làm điên - dại - khờ.
 
Bạn - lúc thời trai trẻ
"Trùm chăn" khắm giấu mùi...
 
                     Lê Phước Sinh

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

GIA HỘI, PHỐ CỔ BỊ LÃNG QUÊN GIỮA LÒNG CỐ ĐÔ HUẾ - Phúc Đạt

Từ trước đến nay, mỗi lần nhắc đến phố cổ ở Huế thường thì nhiều người nhớ ngay đến phố cổ Bao Vinh. Thế nhưng, ít ai biết đến phố cổ Gia Hội - khu phố sầm uất nằm ngay giữa lòng Cố đô Huế thơ mộng.
 
 Nơi đây tập trung nhiều phủ đệ, gắn với những ngôi chùa, đình, miếu của người Việt đã tạo thành một cấu trúc đặc thù. Bên cạnh các di sản kiến trúc truyền thống, còn có các di sản phi vật thể về các lễ hội truyền thống, các ngành nghề thủ công cổ truyền, các hoạt động trình diễn nghệ thuật cung đình Huế… tiêu biểu cho một phần sinh hoạt của khu đô thị cổ bên cạnh kinh thành.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa - Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế, khu phố cổ Gia Hội - chợ Dinh nằm ở phía đông ngoài kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất xứ kinh đô Huế đầu thế kỷ 19.

Khu đô thị cổ này thực sự là một di sản độc đáo, mang yếu tố cấu trúc văn hóa của một vùng đô thị cổ, đang tồn tại trong một cộng đồng dân cư không ngừng biến động, bị sức ép của quá trình đô thị hóa thời hiện đại, lại thiếu một định hướng bảo tồn và phát triển phù hợp, nên qua thời gian đã bị biến dạng. Điều này dẫn đến không gian kiến trúc có tính lịch sử và văn hóa của vùng này sẽ bị phá vỡ, tài nguyên văn hóa du lịch đang bị lãng phí.

Khu phố này thuộc phường Gia Hội (TP. Huế) với hơn 5.500 hộ, gần 29.000 khẩu. Đa số người dân làm nghề lao động phổ thông, tiểu thủ công nghiệp, thợ mộc, thợ nề, cơ khí, chằm nón, may mặc... còn lại làm nghề buôn bán nhỏ, dịch vụ.
 
Nhiều ngôi nhà ở đường Bạch Đằng vẫn còn giữ được nét kiến trúc cổ.

Nhiều nhà cổ nằm lọt thỏm giữa những nhà cao tầng hiện đại.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Các (SN 1944, sống ở ngôi nhà cổ số 22 đường Bạch Đằng) cho biết, bà sống ở nhà cổ này từ nhỏ thời ông cố của bà để lại. “Nhà tôi là một trong những ngôi nhà còn gần như nguyên bản từ xưa. Theo thời gian, những ngôi nhà cổ ở đây ngày càng mất dần. Huế có nhiều lợi thế nhưng tại sao chúng ta không phát triển những khu phố cổ này sầm uất trở lại để phục vụ du lịch như ở phố cổ Hội An“, bà Các trăn trở.
 
Những kết cấu còn nguyên bản ở nhà cổ của bà Nguyễn Thị Cẩm Các.
 

Nhiều ngôi nhà mang hơi hướng cổ xưa.

Theo thời gian, nhiều người dân tu sửa những ngôi nhà cổ để phù hợp với nhu cầu sinh hoạt.
 
Những mái ngói cổ nhuốm màu thời gian.
 
Đến thời điểm hiện tại, khu đô thị cổ này ngày càng biến dạng, nhưng cơ bản chưa bị xoá sổ. Vì thế theo ông Nguyễn Xuân Hoa, trong bối cảnh tỉnh đang tập trung thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, vấn đề bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị khu đô thị cổ Gia Hội - chợ Dinh càng đòi hỏi phải sớm bắt tay thực hiện, bằng một đề án cụ thể và với tinh thần trách nhiệm trước dân, trước lịch sử rõ ràng hơn.
 
Còn theo kiến trúc sư Võ Sỹ Châu (Khoa Kiến trúc - Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế), khu phố cổ Gia Hội là nơi lưu trữ đa dạng các loại hình kiến trúc nhà ở thương mại, minh chứng cho quá trình phát triển đô thị Việt Nam từ thời Nhà Nguyễn đến nay. Nếu biết khai thác các giá trị đặc trưng của các công trình sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách, đây là cách mà phố cổ Hội An đã làm được.

                                                                                              Phúc Đạt
 *
Nguồn:
https://laodong.vn/photo/gia-hoi-pho-co-bi-lang-quen-giua-long-co-do-hue-1113115.ldo

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2022

BÊN TRONG DINH THỰ VUA MÈO NƠI CAO NGUYÊN ĐÁ HÀ GIANG - Mạnh Đạt

Giữa cảnh trùng điệp của núi rừng Tây Bắc, dinh thự họ Vương (Dinh thự vua Mèo) hiện lên với vẻ cổ kính cùng kiến trúc độc đáo thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
 
 
Dinh thự nằm ở thung lũng Sà Phìn, xã Lũng Phìn (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 125 km và cao nguyên đá Đồng Văn khoảng 25 km. Toà dinh thự này gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của hai cha con người Mông là Vua Mèo Vương Chính Đức và Vương Chí Sình.

CÁI ĐẸP VÀ CÁI GỢI DỤC TRONG TRANH KHỎA THÂN - Lê Lam


Sách: Lịch sử cái đẹp của Umberto Eco. Ảnh: Y.N.

Theo sách "Lịch sử cái đẹp" của Umberto Eco, thái độ dửng dưng cho phép ta coi cái đẹp là những điều tốt mà không khơi dậy ham muốn.
Trong cuốn sách Lịch sử cái đẹp, Umberto Eco đã dành phần đầu sách nêu khái niệm, nhằm giúp người đọc hiểu đâu là "cái đẹp". Nhà văn, triết gia Italy đã bày tỏ quan điểm rằng "thái độ dửng dưng cho phép ta coi cái đẹp là những điều tốt mà không khơi dậy ham muốn".
 

CÔ “BẮC KỲ NHO NHỎ” BÂY GIỜ RA SAO? - Diệp Hoàng Mai



Thuyết phục mãi, chị Hoàng Thị Kim Oanh – nguyên mẫu trong bài thơ “Cô Bắc kỳ nho nhỏ” của nhà thơ quá cố Nguyễn Tất Nhiên – mới đồng ý chia sẻ với tôi những hoài niệm tuổi học trò… Chị kể khi xưa chị hiền lành, nhưng không khờ khạo đến mức, không biết có nhiều cây si trước ngõ nhà mình. Nhưng điều đó, chỉ khiến chị mỗi lúc một ngại ngùng giao tiếp. Dần dà, chị sống khép kín tựa cô chim non trong chiếc lồng son. Ba mẹ của chị đông con, nhưng các con của ông bà rất thuận hòa, hết lòng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Với suy nghĩ non nớt lúc bấy giờ, như vậy đã quá đủ cho cuộc sống riêng của chị.
 

SÁNG “MỜI XƯA” – Thơ Lê Phước Sinh


 
                Nhà thơ Lê Phước Sinh


SÁNG “MỜI XƯA”
(Nói theo giọng Huế)
 
Ra Ngõ
gặp Em
nụ Cười tươi
Nốt Ruồi
- khuyến mãi,
càng thêm bùi.
 
LÊ PHƯỚC SINH
 

MÙA CƠM MỚI, KHÓI CHIỀU ĐÔNG – Thơ Tịnh Bình


   
           Nhà thơ Tịnh Bình

 
MÙA CƠM MỚI
 
Chiều ngước mặt theo đám mây trời rong ruổi
Trông xa vệt khói mùa màng
Mùa cơm mới hân hoan đất mẹ
Hạt lúa quê hương nên vóc nên hình
 
Chợt thấy mình như đứa trẻ không đành rời quê xứ
Nước mắt mặn môi ngày gió lên rồi
Đóa lục bình vẫn cứ bập bênh trôi
Phù sa ơi có dòng sông nào chảy ngược
 
Thương đến thắt lòng mái nhà xưa đếm tuổi
Vạt bông sao nháy trổ hiên nhà
Tiếng mẹ càm ràm thân thương biết mấy
Lớn già đầu rồi sao cứ khóc ngon ơ
 
"Quê hương là gì hở mẹ?"
Hạnh phúc màu gì con chẳng biết đâu
Chỉ thấy bình yên là có thật
Nơi góc bếp nhà mình
Mùi cơm mới đang sôi...
 

THÔI ANH… - Thơ Trần Mai Ngân


  


THÔI ANH…
 
Anh đừng nhìn em nữa
Cũng đừng nói yêu em
Ngày mai đâu nghĩa gì
Khi sẵn sàng ly tan
 
Anh đường mật đầy tràn
Lời dấu yêu duy nhất
Mãi mãi không đổi thay
Đời lắm nhiều rủi may…
 
Mỗi ngày, mỗi sớm mai
Lao xao anh gói tặng
Em nhận lấy bồi hồi
Lo toan mình phản bội…
 
Tình yêu là thế đó
Kẻ nhận người đem trao
Bao hương vị ngọt ngào
Trên đầu môi nóng hổi
 
Em thấy mình tội lỗi
Lén ươm mầm biệt ly
Nét buồn trên đôi mi
Giấu anh… em rời đi
 
Thôi anh… đừng nói nữa
Cũng đừng mãi nhìn em
Đốt tình yêu cháy xém
Trái tim mình đau thêm!
 
            Trần Mai Ngân

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

“VÁY THIẾU NỮ BAY”, MỘT TUYỆT PHẨM THI CA – Nguyễn Đình Chúc

         
Ảnh ký hoạ chân dung nhà thơ Phạm Ngọc Thái
   
                                                             
VÁY THIẾU NỮ BAY

         Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
         Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên
                                                Nguyễn Du
                                        
Váy thiếu nữ bay để ngỏ
Một khoảng trời nghiêng ngửa bên trong
Gió réo rắt, nắng bồn chồn hơi thở
Tìm vào cung cấm của em.
 
“Bờ bãi con người” em trổ hoa trái ngọt
Đến đế vương cũng khum gối cầu mong
Váy thiếu nữ bay lộ một lâu đài, điện ngọc
Nơi sự sống nhân quần tiến hoá muôn năm.
 
Váy thiếu nữ bay mang cả hồn thời đại
Mênh mông bàu trời, say đắm thế gian
Có phải đó khúc quân hành nhân loại
Em giữ trong mình nguyên thuỷ lẫn văn minh.
 
Váy thiếu nữ bay để thấy đời còn có lý!
Sự sống anh cùng nhân thế tồn sinh
Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất
Khởi điểm cho các luồng chính trị toả hào quang.
 
                                                   Phạm Ngọc Thái

THƠ, HOA & NGƯỜI (2) – Thơ Nguyên Lạc




HOA
 
- Khi vui hay khi buồn, hoa luôn luôn là bạn trung thành của ta. Ta ăn uống, ta ca vũ, ta ve vãn đùa cợt với hoa. Ta kết hôn, làm lễ rửa tội với hoa. Ta không dám chết mà không có hoa. Ta thờ phượng với Bách hợp, ta mặc tưởng với Sen, ta bày trận với Hồng với Cúc. Ta lại còn muốn nói bằng ngôn ngữ của hoa. Không có hoa, làm sao ta có thể sống được?  
                                                 (Trà Đạo / Chado - Okakura Kakuzo)
 
HOA TRONG U MỘNG ẢNH CỦA TRƯƠNG TRÀO
 
Trương Trào tự Sơn Lai, hiệu Tâm Trai và Trọng Tử, người tỉnh An Huy, sinh năm 1650 (năm Thuận Trị thứ tám, đời Thanh), không rõ năm mất. Ông sáng tác không nhiều, trong đó nổi tiếng nhất là “U Mộng Ảnh” (bóng mờ trong cõi mộng). U Mộng Ảnh chỉ là một tập sách nhỏ gồm 222 mục gồm những cách ngôn đầy thi vị trong văn phong bay bướm của Trương Trào, phác họa ra một thế giới thơ mộng được nhìn qua đôi mắt tài hoa của một nghệ sĩ lớn, và nó đã làm say mê nhiều thế hệ văn nhân thi nhân Trung Quốc.




Trương Trào viết về hoa:
 
- "Trong thiên hạ có được một người tri kỷ, thì có thể không còn ân hận gì nữa. Đâu phải chỉ có con người mới thế, mà cả vật cũng vậy. Như cúc lấy Uyên Minh 1 làm tri kỷ, mai lấy Hòa Tĩnh 2 làm tri kỷ..."(Thiên hạ hữu nhất nhân tri kỷ, khả dĩ bất hận. Bất độc nhân dã, vật diệc hữu chi. Như cúc dĩ Uyên Minh vi tri kỷ; mai dĩ Hòa Tĩnh vi tri kỷ...)
                                                               (U Mộng Ảnh - Trương Trào)
.............

Giải thích:
 
1. Cúc lấy Uyên Minh làm tri kỷ:

Đào Tiềm, hiệu Uyên Minh, nhà thơ lớn đời Đông Tấn, trả áo từ quan về vui cảnh điền viên. Có bài "Quy khứ lai từ" rất nổi tiếng: "Ta há có thể vì năm đấu gạo mà phải chịu khom lưng, vái chào bọn con nít quê mùa ấy sao! (Ngã khởi năng vị ngũ đấu mễ chiết yêu, hướng hương lý tiểu nhi!)”
Ông sống thanh cao, và rất yêu hoa cúc, làm nhiều bài thơ về hoa cúc. Trong bài thơ Ẩm tửu có các câu:
 
Thu cúc hữu giai sắc,
Ấp lộ xuyết kỳ anh,
Phiếm thử vong ưu vật,
Viễn ngã di thế tình.
 
(Cúc mùa thu sắc đẹp,
Ủ sương, điểm nét tươi,
Nhẹ trôi trong chén rượu,
Khiến ta quên sầu đời.)
 
Mùa thu, uống chén rượu ngâm hoa cúc, nhìn hoa cúc nhẹ trôi trong chén rượu, đủ để lâng lâng quên hết sầu đời. Gọi rượu là cúc vong ưu vật (vật khiến ta quên lo buồn) cũng đủ để cực tả cái tình đối với hoa cúc.
 
2. Mai lấy Hòa Tĩnh làm tri kỷ:

Lâm Hòa Tĩnh tức Lâm Bô, nhà thơ đời Bắc Tống, được gọi là “Tây Hồ ẩn sĩ”. Ông sống một mình ở Tây Hồ, nuôi hạc trồng mai, và thường bảo lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con. Bài thơ “Sơn viên tiểu mai”, với hai câu được xem là thần cú, đã gắn liền hình ảnh nhà thơ ẩn dật với cành mai.
 
Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển,
Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn.
(Nước soi nghiêng bóng mai gầy,
Dưới trăng, hương nhẹ thoảng bay trong chiều.)
 

HOA PHONG LỮ
 
Hoa Phong lữ
 
Hoa Phong lữ - hay có người còn gọi là hoa Phong lữ thảo, Thiên trúc quỳ - tên khoa học là Geranium: xuất xứ từ chữ Hy Lạp “geranos” nghĩa là con sếu, vì trái của loại cây này trông tương tự như mỏ con chim sếu.
 
Hoa Phong lữ thường nở hoa đầu mùa xuân và kéo dài cho đến mùa hè.
Hoa Phong lữ có nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau, mỗi màu ẩn chứa một ý nghĩa đặc sắc:
- Hoa màu trắng tượng trưng cho sự tinh khôi, trong sáng, thuần khiết của người con gái
- Hoa màu tím của hoa tượng trưng cho sự u uất, nỗi buồn khó nói của người con gái khi tình yêu tan vỡ, hoặc khi yêu đơn phương một ai đó
- Hoa màu sẫm: Biểu tượng cho sự u sầu
- Hoa màu hồng: mang ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu đẹp đẽ, lãng mạn, ngọt ngào của các cặp đôi khi yêu nhau.
- Hoa màu đỏ tươi: Biểu tượng của sự an ủi, vỗ về v.v...
 
Phong lữ cũng có thể là phong ba lữ thứ trong thơ
 
 
THƠ VỀ HOA

Phong Lữ
 
Chiều xuân muộn
Phong lữ hoa nở chậm
Hồng môi người tha thiết hương hoa
Gió nhẹ thôi!
kẻo... rung cánh vỡ
Sương nhẹ thôi!
đủ cánh hồng òa
 
Đời lữ thứ
buồn
nghe ngực nhói
Khu vườn xưa vẫn biếc nụ tầm xuân?
Ngày hè cạn thu về cùng lá khẽ
Chiều lam dương
Vời ngất ngất thu không!
 
Nhung nhớ sáo diều bên trời lượn
Thương mành tơ
nối mộng đôi bờ
Cô lữ chiều thu sầu phong lữ
Môi đắng hoài mơ ước mộng đầu!
 
Tha hương phong lữ hồn Phong lữ
Biết đến khi nào gặp lại nhau?
 
                                         Nguyên Lạc
 
......
 
Nguồn: U Mộng Ảnh - Trương Trào, Huỳnh Ngọc Chiến dịch và chú thích trên Talawas

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022

PHẠM CÔNG THIỆN: MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HỌC Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975 - Nguyễn Thanh

Từ những năm đầu của thập niên 1960, ở các đô thị miền Nam trước 1975 xuất hiện nhiều hiện tượng xã hội: – Xuống đường biểu tình xuất phát từ trường học, – ‘Yêu cuồng sống vội’, ảnh hưởng từ những tác phẩm hiện sinh (Existentialisme) của những nhà văn Pháp: J. Paul Sartre (Nausée – Buồn nôn), Simoine De Beauvoir (L’Invitée – Vị khách mời), Albert Camus (L’Étranger – Kẻ xa lạ)… – Và hiện tượng văn học khu biệt trong văn nghệ như: Nguyễn Đức Sơn (sinh 1937), Bùi Giáng (1921-1998), Phạm Công Thiện (1941-2011), cả ba đều là nhà thơ. Với Phạm Công Thiện, ông còn là giáo sư, nhà văn viết sách văn học, triết lý và cư sĩ Phật giáo… nên ông được coi là một hiện tượng văn học đặc biệt với câu nói nổi tiếng trong tùy bút “Viết là đâm nổ mặt trời” (Trời tháng Tư)
 

Trong môi trường văn chương miền Nam thời tạm chiếm, từ năm 1954, có một số nhà thơ nổi tiếng sinh ra trước sau thập niên 1940: Thanh Tâm Tuyền (1936-2006), Du Tử Lê (1942-2019), Tô Thùy Yên (1938-2019)… và Phạm Công Thiện. Tiêu biểu cho thế hệ đàn anh trước đó thì: Vũ Anh Khanh (1926-1956), Kiên Giang (1929-2014), Đinh Hùng (1920 – 1967), Vũ Hoàng Chương (1916-1976). Trong số đó, Phạm Công Thiện được coi là một hiện tượng thi ca khá đặc biệt bên cạnh Bùi Giáng (1926-1998) và Nguyễn Đức Sơn (1937-2020).