BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

THƠ, HOA & NGƯỜI (2) – Thơ Nguyên Lạc




HOA
 
- Khi vui hay khi buồn, hoa luôn luôn là bạn trung thành của ta. Ta ăn uống, ta ca vũ, ta ve vãn đùa cợt với hoa. Ta kết hôn, làm lễ rửa tội với hoa. Ta không dám chết mà không có hoa. Ta thờ phượng với Bách hợp, ta mặc tưởng với Sen, ta bày trận với Hồng với Cúc. Ta lại còn muốn nói bằng ngôn ngữ của hoa. Không có hoa, làm sao ta có thể sống được?  
                                                 (Trà Đạo / Chado - Okakura Kakuzo)
 
HOA TRONG U MỘNG ẢNH CỦA TRƯƠNG TRÀO
 
Trương Trào tự Sơn Lai, hiệu Tâm Trai và Trọng Tử, người tỉnh An Huy, sinh năm 1650 (năm Thuận Trị thứ tám, đời Thanh), không rõ năm mất. Ông sáng tác không nhiều, trong đó nổi tiếng nhất là “U Mộng Ảnh” (bóng mờ trong cõi mộng). U Mộng Ảnh chỉ là một tập sách nhỏ gồm 222 mục gồm những cách ngôn đầy thi vị trong văn phong bay bướm của Trương Trào, phác họa ra một thế giới thơ mộng được nhìn qua đôi mắt tài hoa của một nghệ sĩ lớn, và nó đã làm say mê nhiều thế hệ văn nhân thi nhân Trung Quốc.




Trương Trào viết về hoa:
 
- "Trong thiên hạ có được một người tri kỷ, thì có thể không còn ân hận gì nữa. Đâu phải chỉ có con người mới thế, mà cả vật cũng vậy. Như cúc lấy Uyên Minh 1 làm tri kỷ, mai lấy Hòa Tĩnh 2 làm tri kỷ..."(Thiên hạ hữu nhất nhân tri kỷ, khả dĩ bất hận. Bất độc nhân dã, vật diệc hữu chi. Như cúc dĩ Uyên Minh vi tri kỷ; mai dĩ Hòa Tĩnh vi tri kỷ...)
                                                               (U Mộng Ảnh - Trương Trào)
.............

Giải thích:
 
1. Cúc lấy Uyên Minh làm tri kỷ:

Đào Tiềm, hiệu Uyên Minh, nhà thơ lớn đời Đông Tấn, trả áo từ quan về vui cảnh điền viên. Có bài "Quy khứ lai từ" rất nổi tiếng: "Ta há có thể vì năm đấu gạo mà phải chịu khom lưng, vái chào bọn con nít quê mùa ấy sao! (Ngã khởi năng vị ngũ đấu mễ chiết yêu, hướng hương lý tiểu nhi!)”
Ông sống thanh cao, và rất yêu hoa cúc, làm nhiều bài thơ về hoa cúc. Trong bài thơ Ẩm tửu có các câu:
 
Thu cúc hữu giai sắc,
Ấp lộ xuyết kỳ anh,
Phiếm thử vong ưu vật,
Viễn ngã di thế tình.
 
(Cúc mùa thu sắc đẹp,
Ủ sương, điểm nét tươi,
Nhẹ trôi trong chén rượu,
Khiến ta quên sầu đời.)
 
Mùa thu, uống chén rượu ngâm hoa cúc, nhìn hoa cúc nhẹ trôi trong chén rượu, đủ để lâng lâng quên hết sầu đời. Gọi rượu là cúc vong ưu vật (vật khiến ta quên lo buồn) cũng đủ để cực tả cái tình đối với hoa cúc.
 
2. Mai lấy Hòa Tĩnh làm tri kỷ:

Lâm Hòa Tĩnh tức Lâm Bô, nhà thơ đời Bắc Tống, được gọi là “Tây Hồ ẩn sĩ”. Ông sống một mình ở Tây Hồ, nuôi hạc trồng mai, và thường bảo lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con. Bài thơ “Sơn viên tiểu mai”, với hai câu được xem là thần cú, đã gắn liền hình ảnh nhà thơ ẩn dật với cành mai.
 
Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển,
Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn.
(Nước soi nghiêng bóng mai gầy,
Dưới trăng, hương nhẹ thoảng bay trong chiều.)
 

HOA PHONG LỮ
 
Hoa Phong lữ
 
Hoa Phong lữ - hay có người còn gọi là hoa Phong lữ thảo, Thiên trúc quỳ - tên khoa học là Geranium: xuất xứ từ chữ Hy Lạp “geranos” nghĩa là con sếu, vì trái của loại cây này trông tương tự như mỏ con chim sếu.
 
Hoa Phong lữ thường nở hoa đầu mùa xuân và kéo dài cho đến mùa hè.
Hoa Phong lữ có nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau, mỗi màu ẩn chứa một ý nghĩa đặc sắc:
- Hoa màu trắng tượng trưng cho sự tinh khôi, trong sáng, thuần khiết của người con gái
- Hoa màu tím của hoa tượng trưng cho sự u uất, nỗi buồn khó nói của người con gái khi tình yêu tan vỡ, hoặc khi yêu đơn phương một ai đó
- Hoa màu sẫm: Biểu tượng cho sự u sầu
- Hoa màu hồng: mang ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu đẹp đẽ, lãng mạn, ngọt ngào của các cặp đôi khi yêu nhau.
- Hoa màu đỏ tươi: Biểu tượng của sự an ủi, vỗ về v.v...
 
Phong lữ cũng có thể là phong ba lữ thứ trong thơ
 
 
THƠ VỀ HOA

Phong Lữ
 
Chiều xuân muộn
Phong lữ hoa nở chậm
Hồng môi người tha thiết hương hoa
Gió nhẹ thôi!
kẻo... rung cánh vỡ
Sương nhẹ thôi!
đủ cánh hồng òa
 
Đời lữ thứ
buồn
nghe ngực nhói
Khu vườn xưa vẫn biếc nụ tầm xuân?
Ngày hè cạn thu về cùng lá khẽ
Chiều lam dương
Vời ngất ngất thu không!
 
Nhung nhớ sáo diều bên trời lượn
Thương mành tơ
nối mộng đôi bờ
Cô lữ chiều thu sầu phong lữ
Môi đắng hoài mơ ước mộng đầu!
 
Tha hương phong lữ hồn Phong lữ
Biết đến khi nào gặp lại nhau?
 
                                         Nguyên Lạc
 
......
 
Nguồn: U Mộng Ảnh - Trương Trào, Huỳnh Ngọc Chiến dịch và chú thích trên Talawas

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022

PHẠM CÔNG THIỆN: MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HỌC Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975 - Nguyễn Thanh

Từ những năm đầu của thập niên 1960, ở các đô thị miền Nam trước 1975 xuất hiện nhiều hiện tượng xã hội: – Xuống đường biểu tình xuất phát từ trường học, – ‘Yêu cuồng sống vội’, ảnh hưởng từ những tác phẩm hiện sinh (Existentialisme) của những nhà văn Pháp: J. Paul Sartre (Nausée – Buồn nôn), Simoine De Beauvoir (L’Invitée – Vị khách mời), Albert Camus (L’Étranger – Kẻ xa lạ)… – Và hiện tượng văn học khu biệt trong văn nghệ như: Nguyễn Đức Sơn (sinh 1937), Bùi Giáng (1921-1998), Phạm Công Thiện (1941-2011), cả ba đều là nhà thơ. Với Phạm Công Thiện, ông còn là giáo sư, nhà văn viết sách văn học, triết lý và cư sĩ Phật giáo… nên ông được coi là một hiện tượng văn học đặc biệt với câu nói nổi tiếng trong tùy bút “Viết là đâm nổ mặt trời” (Trời tháng Tư)
 

Trong môi trường văn chương miền Nam thời tạm chiếm, từ năm 1954, có một số nhà thơ nổi tiếng sinh ra trước sau thập niên 1940: Thanh Tâm Tuyền (1936-2006), Du Tử Lê (1942-2019), Tô Thùy Yên (1938-2019)… và Phạm Công Thiện. Tiêu biểu cho thế hệ đàn anh trước đó thì: Vũ Anh Khanh (1926-1956), Kiên Giang (1929-2014), Đinh Hùng (1920 – 1967), Vũ Hoàng Chương (1916-1976). Trong số đó, Phạm Công Thiện được coi là một hiện tượng thi ca khá đặc biệt bên cạnh Bùi Giáng (1926-1998) và Nguyễn Đức Sơn (1937-2020).
 

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2022

ĐỌC MỘT BÀI THƠ NHƯ THẾ NÀO - Nguyễn Đức Tùng


Tác giả Nguyễn Đức Tùng

 1. Đọc mỗi lần một chữ

Khi tôi học lớp Năm, có lần được thầy gọi lên bảng đọc cho cả lớp chép một đoạn trích từ cuốn Tâm Hồn Cao Thượng, bản dịch Hà Mai Anh, nguyên tác Edmond De Amicis. Đó là sách dạy chính thức trong nhà trường miền Nam thời ấy. Giờ ám tả, học trò lắng nghe, chép lên giấy. Năm cuối bậc tiểu học, chuẩn bị thi vào trung học, nên bài cũng khó hơn. Phải đọc từng câu, dấu phẩy dừng ngắn, dấu chấm dừng dài, các chữ tiếng nước ngoài phải đọc chậm. Khi thấy tôi luống cuống, chữ nọ xọ chữ kia, thầy bắt dừng lại, đọc chậm, với lời khuyên: em hãy đọc mỗi lần một chữ. Tôi đọc lại.

Sáng nay, chúng tôi vừa vặn có dịp xét đoán anh Garônê.
Giờ vào lớp, ông Perbôni chưa có đấy, ba bốn cậu đang thi nhau chế giễu anh Crôtxi khốn nạn – tức là cậu bé tóc vàng, tay liệt, con bà bán hoa quả. Họ lấy thước đánh cậu, lấy vỏ hạt dẻ ném cậu, họ gọi cậu là con quỉ què và mếu máo giả cách làm người liệt tay. Ngồi trơ một mình ở đầu ghế, cậu thẹn thùng và đưa mắt nhìn người nọ, người kia như để van lơn họ khỏi hành hạ mình. Được thể, bọn học trò càng làm già. Cậu phẫn uất quá, máu đưa lên cổ và phát run người. Thình lình, Phranti, một đứa học trò mặt xấu như khỉ, đứng lên ghế, khuỳnh hai cánh tay như người khoác hai cái giỏ, bắt chước bộ tịch mẹ cậu Crôtxi những khi đứng đợi con ở cửa trường. (Đã mấy hôm nay, bà không đến đón con vì bị ốm). Coi tấn tuồng câm ấy, học trò cười ầm cả lên. Crôtxi điên tiết, vồ ngay lọ mực trước mặt ném Phranti, Phranti né mình, lọ mực trúng giữa ngực ông Perbôni ở ngoài bước vào.
Mọi người hết vía, chạy trốn về chỗ và ngồi im thin thít.
Thầy giáo lên bục cau mày hỏi :
– Ai ném lọ mực ?
Chẳng ai hé răng.

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 1)CHÍNH DANH ĐỊNH LUẬN: MẠC HAY MẶC? - Phanxipăng


 
“Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi bị phản bội lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật.”
                                                                             HÀN MẠC TỬ
                                                                        (Tựa Thơ điên, 1938)
 
Trong văn học Việt Nam hiện đại, Hàn Mạc Tử (1912 - 1940) là một tác giả được tôn sùng, hâm mộ. Năm 1942, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Từ ngày Hàn Mạc Tử trừ trần đến nay, mới khoảng hai năm trời mà người ta đã nói rất nhiều và viết nhiều về Hàn Mạc Tử”. Còn tính tới lần giỗ thứ 60 của thi sĩ vào cuối thế kỷ 20 này, hàng nghìn cuốn sách và bài báo trong lẫn ngoài nước đã đề cập đến tài năng yểu mệnh ấy. Riêng các tác phẩm của Hàn Mạc Tử không những được chọn đưa vào chương trình giảng dạy ở nhà trường, mà còn liên tục được ấn hành và... bán chạy. Thế nhưng, vì lắm lý do, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hàn Mạc Tử vẫn tồn tại hàng loạt “bí mật”, khiêu gợi trí tò mò đối với chúng ta. Thời gian qua, nhờ sự nổ lực tìm kiếm của một số người yêu quý nhà thơ qúa vãng, bao điều “bí mật” kia dần dần được “bật mí”. Bằng khối lượng tư liệu thu thập từ nhiều nguồn, loạt bài này hy vọng sẽ cung cấp những thông tin mà bạn đọc chưa có thể nắm được đầy đủ. TGM cộng tác viên gần xa góp phần bổ sung, hiệu đính bằng những chứng cứ xác tín về Hàn Mạc Tử để chúng ta hiểu rõ hơn, đúng hơn thân thế và sự nghiệp của một tài hoa đất Việt.
 
Kỳ 1: CHÍNH DANH ĐỊNH LUẬN: MẠC HAY MẶC?
 
Bấy lâu, phần lớn sách báo - Trong đó có giáo khoa trung học và giáo trình đại học - đều ghi bút danh chính Nguyễn Trọng Trí là Hàn Mặc Tử. Cạnh đấy, một vài tư liệu lại đề: Hàn Mạc Tử (không có dấu ﮞ). Vậy nên thống nhất cách viết, cách đọc bút danh/ bút hiệu của nhà thơ sao cho chuẩn xác?
 
Về vấn đề này, thiết tưởng cần tuyệt đối tôn trọng ý muốn của chính bản thân tác giả. Sinh thời, Nguyễn Trọng Trí tự chọn bút danh thế nào thì chúng ta hãy giữ nguyên thế ấy.
 

GIẢI MÃ – Thơ Lê Phước Sinh


  

GIẢI MÃ
 
Trái Đất đã đến thời nhăn nhúm
Quả Bí Rợ vỡ tung.
Người lớn Trẻ nhỏ hò reo
mở đèn
chơi trò đá banh
phố đường vui nhộn.
Lăn lóc
miếng lớn miếng nhỏ
mũ nón râu ria áo quần
phẩm màu hát bội
tung lên xí phần.
Đám rước từ đầu sân đến cuối hẻm
lên đồng
Sô-cô-la  Sô-cô-la...
Người hút hồn Ma quỷ
Halloween.
 
                               Lê Phước Sinh

TẢN MẠN VỀ TRÀ (Khảo Luận), E Book - Nguyên Lạc




 [TRÍCH ĐOẠN]
 
Giới thiệu:
 
Ông bà ta có câu “Khách đến nhà không trà thì rượu”. Với nhiều người, uống trà không chỉ đơn thuần là giải khát, mà còn là thú vui tao nhã thưởng thức hương vị thơm, ngọt, chát, nồng của “Dịch thể ngạnh ngọc bào” – bọt của chất lỏng màu ngọc bích (Tên người xưa gọi nước trà). Trà, rượu và cà-phê là 3 thức uống hầu như hiện nay ai cũng yêu thích. Đối với cụ Trần Tế Xương thì: “Một trà, một rượu, một đàn bà/ Ba cái lăng nhăng nó quấy ta”. Về “yêu trà”, tôi xin dẫn ra đây vài lời của nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh, trong chương sách Nghệ Thuật Yêu Trà của bà, đại khái:
 
   “Yêu là cả một nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì cần phải có sự nghiên cứu kỹ càng, và sự hướng dẫn chu đáo. Muốn yêu ai thì cần phải tìm hiểu tính tình, biết cả từ tính tốt đến tính xấu, những ưu khuyết điểm, xét xem có thích hợp với mình không. Khi đã biết rõ rồi mới yêu thì tình mới bền. Trà cũng như người, cổ nhân gọi trà là Tình Nhân, và ngày xưa cũng như bây giờ có những người yêu trà, chờ đợi giờ phút được ngồi cạnh ấm trà như chờ đợi giờ phút hò hẹn với người yêu”
                                                                       (Minh Đức Hoài Trinh)
 

ĐỘT NHIÊN CẢM THỨC SỰ MỌC CÁNH – Thơ Khaly Chàm


   


đột nhiên cảm thức sự mọc cánh
 
hiện tại, có thể nỗi đau thương đã chìm vào quên lãng
với suy tưởng luôn hoàn hảo nhưng chẳng có gì là mới
thi nhân vẫn cứ nhặt nhạnh thơ xanh rơi xuống từ trời xanh
kiên nhẫn hình thành sự thăng hoa của trải nghiệm điếng hồn với cú giật nảy người hôm qua
như vậy, thuyết hỗn mang đã kết thành xâu chuỗi sự kiện vô cùng hóm hỉnh
hôm nay, tro bụi trong tiểu sành đang nghe được hơi thở tình cốt nhục khẽ khàng nghiêm cẩn linh thiêng
hẳn nhiên chúng ta không thể sống như một ví dụ là loài ký sinh bám víu vào thực thể hữu hình
trái đất cố hữu những vòng quay không cần đặc tính trộn lẫn vào hiện tượng
tôi luôn cõng mặt trời trên vai nhìn bóng mình tự xoay chầm chậm
điểm đứng không hề rời thuộc tính linh hoạt biến thiên trong không gian
ngày mai, có phải là giấc mơ trang điểm lòe loẹt phủ mờ thói tật cầu toàn
này em, hãy bày biện lễ nghi chào mừng niềm tin yêu khép mắt nay đã phục sinh
tôi muốn thay đi não trạng mình để không còn lưu trữ dữ liệu hài hước manhwa đầy kịch tính
dường như tôi đang lơ lửng trên điểm đứng chẳng biết tự lúc nào
ước vọng tuổi thanh xuân trở về nhập hình làm nhói sáng vòm ngực
trên giao lộ cuộc đời nhiều ngã rẽ
đột nhiên cảm thức sự mọc cánh nâng tôi bay bổng lên trời
 
                                                                   ttcuchi sáng 10/2022
                                                                           khaly chàm

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

VIỆC XỬ TRẢM NGÀY XƯA – Tạ Thu Phong

 
Hà Nội chuyện xưa phố cũ
Tạ Thu Phong / Tri thức Trẻ BooksNXB Hà Nội
 
Sách gồm 39 đoản văn biên khảo về các hoạt động của thành phố Hà Nội khoảng giữa thế kỷ 20 trở về trước, từ chuyện phố xá, chợ búa, quy hoạch thành phố, đến chuyện ăn, chuyện mặc, chuyện chơi… của người dân Hà thành.

                     VIỆC XỬ TRẢM NGÀY XƯA 
                                                                                Tạ Thu Phong
 
Thời phong kiến, một trong những cách thức hành hình tội nhân là chém đầu. Người được giao nhiệm vụ hành quyết là đao phủ.
Ở Việt Nam, đao phủ không sử dụng búa, rìu mà dùng thanh đao làm dụng cụ hành hình. Thanh đao dài ngót 1 mét, lưỡi to bản ở phần mũi và thuôn dần về tay cầm. Chuôi đao dài, đủ cho hai tay cầm, tận cùng là vòng khuyên có dây để quấn vào tay cho khỏi tuột.
 

CHÂU CÔNG TỬ, QUÝ TỘC HỘI AN THỞI VANG BÓNG – Nguyên Ngọc


Nhịp sống Hội An ngày nay. Ảnh: Boredpanda

Chuyện này đến nay có lẽ chỉ còn mình tôi biết. tôi muốn kể lại, trước hết vì Hội An của tôi, để Hội An hiểu thêm rằng mình từng lạ và “hay” đến thế nào. Đặng mà cố giữ nó.
Năm ấy hình như tôi khoảng 12 tuổi, cũng có thể chỉ mới 11 vì đến cách mạng tháng Tám 1945 tôi vừa 13, mà theo tôi nhớ thì ông Nguyễn Tuân tới Hội An trước Cách mạng đâu khoảng vài ba năm.
 

CHỢT NHỚ, CŨNG LÀ MỘT NÉT “VDĂNG QUÁ” - Thơ Chu Vương Miện


  


CHỢT NHỚ
 
“Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
Thân em như tâm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” *

* “ca dao kéo”
 
Thấm thoát trên 8 bó
Chết thì chưa chết? ngay tức thì
Mà sống thì cũng chả tích sự gì?
Tối ngày nhà thương bác sĩ & cấp cứu
Tối ngày uống đủ loại thuốc & chích
Chả công chả cán chó gì?
Sống để nghe để đọc cáo phó phân ưu phiền
Những tiên sinh tiền bối bạc bối trước minh
Orevoir cõi tạm
Về cõi thiệt
ố là là?
 

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2022

ĐỌC “HẠT NẮNG MỒ CÔI”, TẬP THƠ CỦA HOÀI HUYỀN THANH - Châu Thạch


 
Nhà thơ Hoài Huyền Thanh, sống ở thành phố Hồ Chí Minh là một cây bút nữ mà nhiểu người ái mộ và mến phục, không chỉ bởi văn thơ của tác giả, mà còn bởi tấm chân tình của nhà thơ đối với văn thi hữu và với tha nhân trong cuộc sống.
  

VÌ SAO CỔ NHÂN NÓI: “LẤY VỢ KHÔNG LẤY GÒ MÁ CAO, LẤY CHỒNG KHÔNG LẤY LÔNG MÀY GIAO” – Thanh Hà

Tướng mạo con người phản ánh đạo đức nội tâm ở một mức độ nào đó, đó cũng là điều người ta coi trọng khi tính chuyện hôn nhân. Bài viết nêu những nhận định và quan điểm của người xưa. Vì vậy, chúng ta cũng chỉ xem đây là một tài liệu để tham khảo.
 

Người xưa thường quan niệm, chỉ cần nhìn qua nét mặt một người là có thể phán đoán đạo đức nội tâm, năng lực và thành tựu sau này của họ. Cũng chính vì thế, đã từ rất lâu, nhiều người thường hay quan sát về tướng mạo của người khác, nhất là khi người đó chọn đối tượng kết hôn thì lại càng coi trọng hơn. Cụ thể dân gian ta có câu “Lấy vợ không lấy người có gò má cao, lấy chồng không lấy người lông mày giao”. Vậy câu nói này có ý nghĩa gì?

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2022

“THIÊN LÝ ĐỘC HÀNH”, THƠ TUỆ SĨ – Tâm Nhiên



‑Vào một ngày nọ, cách đây mấy năm rồi, trên đường Thiên Lý Độc Hành *, Thiền sư Tuệ Sỹ đi bộ từ Đamri lên Đà Lạt rồi băng đèo Khánh Vĩnh xuống Nha Trang...
Khi đến cầu Đại Ninh, bóng chiều tà bảng lảng gần sụp tối, Thiền sư ghé tạt vô chùa Vĩnh Minh, tạm trú qua đêm...
Sớm dậy, trước khi lên đường hành cước, thầy Nguyên Hiền đem giấy mực ra yêu cầu Thiền sư đề thơ và Thiền sư đáp ứng viết liền:
 
"Tam thập niên tiền học khổ không
Kinh hàm đôi lũy ám tây song
Xuân quang bấy cố xuân quang lão
Thúy trúc tà phi túy mộng hồn
Nhẫm nhiễm trường mi thùy hoại án
Ta đà tố phát bạn tàn phong
Nhất triêu tán thủ huyền nhai hạ
Thủy bả chân không đối tịch hồng"
 
Thầy Nguyên Hiền cũng nhanh tay cầm bút dịch liền tại chỗ:
 
"Ba mươi năm học khổ không
Cửa tây kinh điển chất chồng mờ xa
Xuân quang chẳng biết xuân già
Mộng hồn trúc biếc bóng tà lất lay
Mi dài rũ án thư phai
Dần dà tóc trắng gió bay chập chùng
Sáng nay dốc đứng tay buông
Ngắm vầng dương suốt ngọn nguồn Chân Không"
 
Bài thơ đến bây giờ vẫn còn treo trên vách chùa Vĩnh Minh, dưới mái tây.
 
                                                                                      Tâm Nhiên
 
* Thiên Lý Độc Hành, thơ Tuệ Sỹ

CÔNG THÀNH THÂN THOÁI, ĐẤT SINH NGƯỜI, ĐẦU CHÀY ĐÍT THỚT – Thơ Chu Vương Miện


  

 
CÔNG THÀNH THÂN THOÁI
 
tham ở lại không bay đầu
cũng mất chức đi đày
làm phu phen nơi quan ải
lời cổ nhân đã dậy
không sai?
 
Người sinh bắc tử nam
người sinh nam tử bắc
có người đầu ở trên
bụng trên đít
có người đít trên đầu
có người ở nam đầu bắc
hoặc ngựơc lại
có người ở nội hướng ngoại
và trái lại
 
 
ĐẤT SINH NGƯỜI
 
có sang và có hèn
có ngu cùng khôn
dù bắc hay nam
cũng dòng
 
nước thiếu ăn đói nghèo
ngu dốt
nước dư ăn
đi du lịch
khắp năm châu bốn biển
xem bọn ngu dốt ca hát
múa lửa
kẻ dư ăn ăn nhiều
đứt ruột chết
kẻ thiếu ăn nhịn đói
hoài cũng chết
đánh nhau hoài
bom đạn thả trên đầu
không sống

 
ĐẦU CHÀY ĐÍT THỚT
 
vai cày cổ bừa
đúng là mít đặc
bố thằng dốt
toàn là thứ dựa cột
mà nghe
toàn cháo không chè
toàn ngậm miệng khoanh tay
ngu
tứ đại đồng đường
chỉ nghe
 
tình càng to càng nhỏ
buồn càng kéo càng dài
mới trăng rằm hôm đó
bây giờ lại lưỡi trai
kẻ giữa sông lãng tử
kẻ giặt bến Tần Hoài
đêm đêm dài nhã nhạc
vọng tù và nhức tai?
 
Chu Vương Miện

VÒNG ĐỜI NGHIỆT NGÃ - Lê Ngọc Huyền



Thằng bé mới một tuổi rưỡi, nhảy tưng tưng trên đùi mẹ, nó đưa mấy ngón tay bụ bẫm lên sờ mặt mũi mẹ, vừa bập bẹ nana… nana, nó đang mọc răng nên dãi nhớt chảy đầy miệng, nhỏ xuống dưới người mẹ, bà lấy khăn chùi miệng cho nó, xiết nó vào lòng, hôn lên đôi má bầu của nó:
- Thằng chó cưng của bà! Không bao giờ ngồi yên được cả… Thôi ra chơi với mẹ mày đi!
Bà bế đưa cho tôi:
- Con trông nó nhé, mẹ sửa soạn đi công chuyện đây…
Tôi đang ngồi học bài, ngẩng đầu lên nhìn mẹ:
- Con đã nói với mẹ bao nhiêu lần rồi… Mẹ muốn “giữ” nó thì mẹ trông nó đi! Con mắc học thi, không có thì giờ với nó đâu!… Mẹ muốn con rớt khóa này hay sao?
- Mẹ sẽ cho nó bú một bình sữa, ru nó ngủ, con không cần làm gì cả, chỉ khi nào nó thức dậy nửa chừng, khóc thì con hãy bế nó, chơi với nó một chút, chờ mẹ về… mẹ trông cháu cho…
- Thật phiền quá… Con đã nói là bỏ nó đi từ hồi bên đảo rồi mà!

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

NIỆM KHÚC, TRÊN ĐỈNH NON THIÊNG, SEN CA, DẶN LÒNG – Thơ Tịnh Bình


   
                  Nhà thơ Tịnh Bình


NIỆM KHÚC
 
Thấy người muôn nỗi trái ngang
Thấy ta bao bận bẽ bàng lợi danh
Sương chiều điểm mái tóc xanh
Một thời hoa bướm cũng thành hư vô
 
Thủy triều lả ngọn sóng xô
Bài ca vách đá mơ hồ âm tung
Biệt ly bao cuộc tương phùng
Người thôi mộng với trùng trùng đảo điên
 
Nghe trong góc nhỏ an yên
Tím bông hoa nhỏ nở miền tịnh tâm
Lắng lòng theo chốn xa xăm
Giọt chuông cổ tự ươm mầm Như Lai
 
Cành trưa chim hót mê say
Vườn chùa dạo gót thanh bai thiền hành
Trời xanh hoa lá thêm xanh
Gió vô tư gió đâu tranh nắng vàng
 
Trần tâm bao kiếp đeo mang
Chợt đâu tỉnh giấc mơ màng lụy vương
Âm kinh lẫn với khói hương
Đâu mơ đâu thực vô thường sát- na
 
Nam mô Phật A Di Đà
Từ quang nhiếp thọ khai hoa liên trì...
 

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2022

CON RẠM VỚI NHỮNG MÓN NGON KHÓ QUÊN - Hồng Cảnh


Con rạm đang được lùng mua với giá khá đắt đỏ.

Với lớp gạch vàng ươm, béo ngậy, ngon hơn cả cua đồng lại khó mua hơn cua biển, con RẠM đang trở thành món ăn được nhiều người săn lùng.
 

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022

BÁO CHÍ Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975 – Trần Hoàng Vy



Theo tin của các báo mới đây thì ở miền Nam trước năm 1975 có khoảng trên 50 tờ báo các loại. Song căn cứ vào thống kê của Nha Báo chí Bộ Thông tin VNCH từ thập niên 60 cho đến trước ngày 30/4/1975, toàn miền Nam có trên 150 tờ báo, tạp chí, nguyệt san các loại như sau: Á Châu, An Tiêm, Ánh Sáng, Âu Cơ. Bách Khoa, Bình Minh, Báo Đen, Buổi Sáng, Bốn Phương, Bút Thép. Chân Trời Mới, Chiến Sĩ Cộng Hòa, Chỉ Đạo, Chính Luận, Chiêu Dương, Chính Văn, Công Báo VNCH, Công Luận, Cười, Con Ong, Chọn Lọc. Da Vàng, Dân, Dân Chủ, Dân Đen, Dân Ta, Dân Tiến, Dân Chúng, Dân Ý, Diễn Đàn, Diều Hâu, Duy Tân, Duy Dân, Đa Minh, Đại Học, Đại Đoàn Kết, Đất Đứng, Đất Mới, Đất Sống, Đất Tổ, Đen Trắng, Đi Và Sống, Điện Ảnh, Điện Tín, Đời Mới, Đông Phương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Độc Lập, Đuốc Nhà Nam, Đường Sáng. Giao Điểm, Gió Mới. Hải Triều Âm, Hành Động, Hiện Đại, Hòa Bình, Hóa Giải, Hồng, Hồng Lĩnh, Hương Quê, Hoàn Cầu, Huyền Bí, Học Báo. Khởi Hành, Kịch Ảnh, Kỷ Nguyên Mới, Khai Phá. Lá Bối, Lập Trường, Lẽ Sống, Lên Đường, Liên Minh. Màn Ảnh, Mây Hồng, Minh Tinh, Minh Tâm, Mùa Lúa Mới. Ngày Nay, Ngày Mới, Ngôn Luận, Người Dân, Nguồn Sáng, Nhân Loại, Nhân Chủ, Phổ Thông, Phụ Nữ Diễn Đàn, Phụ Nữ Đẹp, Phụ Nữ Tân Tiến, Phương Đông. Quan Điểm, Quyết Tiến, Quật Khởi, Quật Cường, Quyền Sống. Rạng Đông. Sài Gòn Mới, Sáng Tạo, Sáng Dội Miền Nam, Sinh Lực, Sóng Thần, Sống, Sống Mới, Sống Đạo.Tân Văn, Tân Phong, Tia Sáng, Tin Mới, Tin Sớm, Tin Văn, Tiến, Tiếng Chuông, Tiếng Vang, Tranh Đấu, Trắng Đen, Thách Đố, Thanh Niên, Thẳng Tiến, Thân Dân, Thần Chung, Thế Kỷ 20, Thi Ca, Thời Đại, Thời Luận, Thời Tập, Thời Báo, Thủ Đô, Tìm Hiểu, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Trình Bày, Trinh Thám, Trời Nam, Tự Do, Tư Tưởng. Vạn Hạnh, Văn, Văn Hóa Tập San, Văn Hóa Ngày Nay, Văn Mới, Văn Nghệ, Văn Nghệ Tập San, Văn Nghệ Mới, Văn Học, Văn Hữu, Văn Hữu Á Châu, Văn Nghệ Học Sinh, Văn Nghệ Tiền Phong, Văn Nghệ Tự Do, Văn Xã, Văn Chương, Vấn Đề, Vận Hội Mới, Vui Sống. Xây Dựng, Ý Thức, Yêu, Yiễm Yiễm Thư Trang...
 

SÀI GÒN KHÔNG CÓ MÙA THU – Thơ Trần Mai Ngân


   


SÀI GÒN KHÔNG CÓ MÙA THU
 
Đêm nay không gian Quỳnh hương sâu thẳm
Trong căn gác vắng anh không trở về
Chỉ còn quanh đây tiếng Dế não nề
Khóc mùa Thu trăng lạnh mờ sương khói…
 
Đêm nay con phố nằm im không nói
Để lắng nghe dư âm cũ tiếng chân
Bàn tay trong tay ấm cuộc tình gần
Nhưng giờ chỉ còn… còn trong mộng tưởng
 
Sài Gòn đèn vàng - mùa Thu âm hưởng
Cũng như ta không trở lại bao giờ…
 
                                      Trần Mai Ngân

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2022

“NHIỄM THƠ”, MỘT CÁCH NÂNG CAO TAY NGHỀ - Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
Cách đây mấy ngày Facebook có đăng lại một kỷ niệm từ 3 năm trước – bài thơ Thi Sĩ Và Người Tình - tôi viết đã rất lâu. Phía dưới bài thơ ấy, ở dạng bình luận là bài “Nhiễm Thơ” của Vân Anh.
 
Kỷ niệm này, xem kỹ lại, xảy ra sau NHỮNG ĐÓA HOA HỒNG CHO NGƯỜI BÌNH THƠ 6 tháng. Khá đông bạn đọc ghé thăm và bình luận qua lại trong đó có Vân Anh và dĩ nhiên, cả tôi nữa.
 

BÀN VỀ QUY (RÙA) – Nguyên Lạc


 
Cẩn báo:
- Chuyện hạn chế các Bà và cấm trẻ dưới 18 tuổi!
 
Vào bài:

Thương thay cho phận con rùa
Ở đình đội hạc, ở chùa đội bia
Ở trong bàn tiệc lia chia
Rùa ta phải chịu hết khìa... lại xé phay
 
Ở phương Đông, rùa là một trong tứ quí (Long, lân, quy, phượng). Rùa đuợc quí vì sống rất lâu (tượng trưng cho trường thọ) và được dùng trong bói Dịch:
 Người đời Thương (Trung Quốc) biết lối bói bằng mu (mai) rùa, gọi là bốc 
  - Bói bốc (): Người  ta dùng mủi nhọn đâm vào những chỗ lõm của mu, yếm rùa, rồi hơ trên lửa; những chỗ lõm đó nứt ra, tùy vết nứt có hình ra sao mà đoán quẻ tốt hay xấu.
 
- Cuối đời Ân hay qua đời Chu người ta mới tìm được cách bói bằng cỏ thi: Cỏ thi (tiếng khoa học gọi là Achillea sbirica), một thứ cây nhỏ cao khỏang một thước như cây cúc, có hoa trắng hoặc hồng nhạt. Cách bói đó gọi là phệ (), giản dị hơn cách bói bằng mu/yếm rùa.
- Sau này người ta còn bói bằng cách gieo 3 đồng tiền... 
 

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

CHẮC LÀ CHUYỆN GIAI THOẠI - Đặng Xuân Xuyến


Tác giả Đặng Xuân Xuyến

Lâu rồi, đọc trên facebook, nhà văn Nguyễn Quang Vinh kể chuyện đợt xét kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam lần đầu tổ chức tại Văn Miếu. Sau khi có kết quả bỏ phiếu, nhà thơ Trần Đăng Khoa rón rén vào nhà vệ sinh điện thoại báo cho nhà văn Nguyễn Quang Vinh biết ông vừa được xét kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, giọng nhà thơ thần đồng cứ lào thào rỏn rẻn vì sợ ông Hữu Thỉnh (Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam lúc bấy giờ) đang đứng đái gần đấy mà "nghe được thì chết.". Tôi cười, nghĩ chắc nhà văn Nguyễn Quang Vinh viết giai thoại giỡn vui chứ chuyện đấy thì đâu đến nỗi nhà thơ Trần Đăng Khoa phải rón rén rỏn rẻn vậy.