BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2022

THẨM THÚY HẰNG, MỘT TUYỆT THẾ GIAI NHÂN - Nguyễn Tấn Thành

Vô cùng thương tiếc minh tinh THẨM THÚY HẰNG, đã qua đời hôm nay 7-9-2022, hưởng thọ 83 tuổi. Linh cữu được quàn tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, Gò Vấp ngày 9-9.
 


Thẩm Thúy Hằng là khuôn mặt sáng giá nhất trong “Ngũ đại giai nhân”: Thanh Nga (1942-1978), Kim Cương (sinh 1937), Kiều Chinh (sinh 1937), Thanh Thúy xưa (sinh 1943) và Thẩm Thúy Hằng (sinh 1940). Thực ra, ngoài khả năng trình diễn ca hát tân cổ nhạc trên sân khấu, tham gia đóng tuồng, viết kịch bản và đóng phim, nhiều nữ nghệ sĩ tài hoa trong nhóm này, còn có nét đẹp riêng mỗi người một vẻ.
 
Độc đáo ở nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng, khán giả mộ điệu đã coi chị là một biểu tượng nhan sắc hoàn hảo, ngôi sao sáng chói nhất, chiếm ngự một cõi riêng xán lạn trên khung trời nghệ thuật đất Nam bộ và cả thế giới. Sau 1975, nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng tiếp tục gắn bó với nền nghệ thuật nước nhà, được phong thưởng là Nghệ sĩ Ưu tú và vẫn ở lại với quê hương cho đến hôm nay.
 
Minh tinh Thẩm Thúy Hằng.
 
Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng tên thật là Nguyễn Kim Phụng, có tên thánh là Jeane. Là người Nam bộ nhưng Kim Phụng được sinh ra tại Hải Phòng khi cha cô là một viên chức, cùng gia đình, được chuyển ra làm việc tại thành phố hoa phượng đỏ. Sau đó một năm (1941) theo gia đình trở về miền Nam, Kim Phụng sống và lớn lên ở An Giang. Khi đang học Sơ đẳng Tiểu học tại Long Xuyên, lúc cô mới 13 tuổi thì cha qua đời. Học xong bậc Tiểu học, Kim Phụng lên Sài Gòn ở với người chị, học tiếp tại trường Huỳnh Thị Ngà, Tân Định. Dường như “Em là nhan sắc trời ban tặng/ Chớm tuổi mùa trăng đã đẹp rồi” (Ngũ Lang). Vừa sang tuổi mười lăm, lên học lớp Đệ Tứ (ngang bậc với lớp 9 bây giờ), nhan sắc còn đang độ giữa tuổi teen mà như một mùa xuân đến sớm, Kim Phụng nức tiếng là một hoa khôi lộng lẫy trong giới học sinh đất Sài thành, không ai là không biết. Hoàn tất việc học bậc Đệ Nhất cấp (Phổ thông Cơ sở hiện nay), vừa bước qua tuổi mười sáu, Kim Phụng đã âm thầm lén gia đình ghi tên tham gia cuộc thi Diễn viên Điện ảnh do hãng phim Mỹ Vân tổ chức và cô đạt Giải Nhất dễ dàng sau khi vượt xa hơn 2000 thí sinh khác ở miền Nam. Xuất phát từ gợi ý của Kim Phụng về lòng ngưỡng mộ người thầy dạy văn chương cho mình là Thẩm Thệ Hà (1923-2009), một nhà giáo – nhà thơ yêu nước đức độ tài danh đang nổi tiếng trên đô thành bút mực miền Nam lúc bấy giờ, giám đốc hãng phim Mỹ Vân đã đặt cho Kim Phụng nghệ danh là Thẩm Thúy Hằng.
 

Ý NGHĨA TÊN VIỆT NAM THÂN YÊU! - Lê Minh Khôi.

Sau khi dẹp yên Tây Sơn năm 1802 vua Gia Long làm lễ lên ngôi hoàng đế ngày 2 tháng 5 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1802).
 
Vua Gia Long (1802- 1820)

HOÀNG ĐẾ GIA LONG:

Vua Gia Long, húy là Nguyễn Phúc Ánh chinh phục được toàn bộ An Nam (tên Trung Quốc gọi Việt Nam khi đó) đã làm tên tuổi Ông lẫy lừng khắp nơi khi đó.
Tên chữ Gia Long theo nhiều nghiên cứu trong các sách sử là nói lên ý nghĩa thống nhất từ GIA Định đến Thăng LONG. Vua Gia Long lại đóng đô ở Thuận Hóa. Đất nước phân định 3 miền Bắc Trung Nam với 3 thủ phủ Hà Nội, Huế, Sài Gòn ngày nay từ đó.
 
Tên hiệu Gia Long còn có một ẩn ý khác của Nguyễn Ánh là tỏ rõ sự bình đẳng quốc gia với Trung Hoa. Bây giờ chỉ nói đến Gia Long, chúng ta tạm quên đi tên Nguyễn Ánh. Vua Gia Long lớn lên thời Vua Càn Long bên Trung Hoa. Khi ông đăng quang thì là thời cai trị của Vua Gia Khánh. Trong chữ Gia Long đã bao gồm Càn Long và Gia Khánh. Nghĩa là Vua của 2 nước láng giềng thì xếp ngang nhau và quyền lợi như nhau trên bình diện quốc tế.
 
Vua Gia Long có cho sứ thần triều cống nhưng vật phẩm toàn thứ cấp và sau này thì tuyệt nhiên cắt mà không tiếp tục. Đây là giai đoạn sự lệ thuộc Trung Hoa chấm dứt sau mấy ngàn năm triều cống.
 

A BÊ XÊ HAY A BỜ CỜ - Nguyễn Ngọc Chính

Những YouTuber VN khi quay những khu tên đường mới theo ABC hoặc các chung cư ở Saigon đến lô K, L, M... thì đọc lô Kờ, lô Lờ, lô Mờ ... mà đến lô S, R thì tránh không đọc lô Sờ, lô Rờ mà đọc lô Ết-Sờ, lô E-Rờ...

Tác giả Nguyễn Ngọc Chính

Trước tiên, xin xάc định, hành trὶnh ngôn ngữ tiếng Việt cό cột mốc thời gian Xưa và Nay được cᾰn cứ vào thời điểm Trước và Sau 1975 giữa bối cἀnh cuộc chiến hai miền Nam-Bắc. Qua loᾳt bài về hành trὶnh ngôn ngữ, tάc giἀ cό tham vọng phἀn ἀnh những giai đoᾳn lịch sử Việt Nam qua những thay đổi về ngôn từ trong cuộc sống hàng ngày.
 

"CHÚC THƯ", THƠ HUY PHƯƠNG - Hạ Thái giới thiệu

Huy Phương là bút danh của nhà văn Lê Nghiêm Kính cựu giáo sư Nguyễn Hoàng Quảng Trị, động viên khóa 16 Thủ Đức, phục vụ tại Cục Tâm Lý Chiến thuộc / Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Quân Lực VNCH. Qua đời ngày 25 tháng Hai năm 2021 tại California.
Là một cây viết tạp ghi tài ba nhất theo như nhận xét của nhà bĩnh bút Bùi Bảo Trúc. Ông từng bị lưu đày ra tận miền cực Bắc VN sau tháng Tư 75. Ông cũng là một nhà thơ với một số bài dư âm còn mãi vang vọng, “Thưa Thầy, còn nhớ em không…” được ca nhạc sĩ Hoàng Đoàn phổ nhạc là điển hình.


   
                Nhà thơ Huy Phương

 
CHÚC THƯ    
(Trích trong “Ga Cuối Đường Tàu”)
 
Tôi người lính già ở xa tổ quốc
Xa chiến trường lưu lạc tới đây
Nơi quê người sương pha tuyết đổ
Mang nỗi đau con ngựa lạc bầy.
 
Ngày tôi bỏ đi, bạn bè đồng đội
Vẫn hiên ngang cho đến phút sau cùng
Đã tự hiến thân mình cho tổ quốc
Thắng hay thua thì cũng vẫn can trường.
 
Không phải chỉ chịu ơn người đã chết
Tôi như còn mang món nợ nước non
Chết không nghĩa là tắt hơi thở
Sống đôi khi cũng có nghĩa chết mòn.
 
Khi tôi chết ván hòm xin đậy nắp
Có vui chi nhìn người lính chết già
Hổ thẹn đã không tròn ơn nước
Tiễn tôi chi, thêm phí một vòng hoa.
 
Hãy quên tôi người lính già lưu lạc
Đừng phủ lá cờ tổ quốc cho tôi
Anh em tôi trong những giờ tuyệt lộ
Nằm lại bờ lúc chiến hạm ra khơi.
 
Chiến hữu tôi chết đầu sông cuối biển
Ngày tan hàng đành nằm lại quê hương
Không ai trổi cho khúc kèn truy điệu
Không có ai phủ giúp ngọn cờ vàng.
 
Hãy phủ cờ lên nấm mồ tử sĩ
Xác bị xới đào trong nghĩa trang xưa
Hãy rải hoa trên con đường thấm máu
Phút lui binh phải gãy súng buông cờ.
 
Anh là ai mang ngọn cờ tổ quốc
Nhân danh ai, đứng phủ lá quốc kỳ.
Chúng ta là những con người bỏ ngũ
Quên anh em nằm lại để ra đi.
 
Ta lành lặn để bao người thương tật
Ta sum vầy đành để bạn chia phôi
Ta đến bến để bao người chết biển
Dù ấm êm cũng thương nhớ một đời.
 
Danh dự này dành cho người đã chết
Đã hy sinh để giữ vững ngọn cờ
Không phải tôi, người lính hèn bỏ ngũ
Để sống còn trong lúc bạn sa cơ…
 
                                        Huy Phương
                                        (1937-1921)
 *
 
Đăng lại bài thơ này như là dành một phút tưởng niệm một người thầy, một người anh, một chiến hữu, một bạn đồng cảnh… từng cùng có mặt trên mảnh đất quê hương Quảng Trị, từng cùng can qua những đoạn đường gian nan từ ngày oan nghiệt ấy.
 
Xin cám ơn giáo sư Trịnh Huy Trường và phu nhân là Cô Vân Anh, người bạn thân thiết của nhà văn Huy Phương đã sốt sắng giúp tôi trong khi sưu tầm.
Trân trọng.
 
                                                                 Hạ Thái Trần Quốc Phiệt

NẾU KHÔNG CÓ TÌNH YÊU – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Nguyễn Dũng, ca sĩ Ngọc Mỹ trình bày


   


NẾU KHÔNG CÓ TÌNH YÊU

Nếu không có tình yêu, em thà thành tượng đá
Tim xi măng hứng mưa gió sương mù
Đứng giữa trời chẳng cần che dù lộng
Giương mắt nhìn đời bận đuổi bắt mộng mơ
 
Không có anh, em muốn thành hoa dại
Mọc ven đường chờ ánh nắng bình minh
Lũ ong bướm em chẳng màng chẳng ngại
Dễ sống còn, kiêu hãnh một mình em
 
Nếu không có tình yêu, thà thành loài cọp trắng
Sống độc đơn, săn mồi dưới ánh trăng
Chúa sơn lâm em một mình một cõi
Chẳng cần ai vẫn sống ở trên đời
 
Nếu không có tình yêu, chẳng thà thành tượng đá
Nếu không có tình yêu, chẳng thà thành hoa dại
Nếu không có tình yêu, chẳng thà thành cọp trắng
Nếu không có tình yêu, em chẳng muốn làm người
 
Nếu không có tình yêu đời sẽ buồn biết mấy
Thiếu nụ cười, thiếu ánh mắt, thiếu môi hôn
 
                                       Quách Như Nguyệt   


       

THU QUÊ, LÃNG ĐÃNG PHỐ THU, CÓ MỘT MÙA THU – Thơ Tịnh Bình


   
                       Nhà thơ Tịnh Bình


THU QUÊ
 
Chợt nghe man mác chim gù
Nao nao xa vắng bước thu khẽ về
Một bờ cỏ dại nói mê
Sương lay mắt ướt tiễn hè sang thu
 
Giấu lòng một khúc hát ru
Trời thu quê mẹ vô ưu vô phiền
Chập chờn ngọn khói bay xiên
Hoàng hôn nhạt nắng gọi miền trăng xa
 
Lặng yên chợt thức tiếng gà
Ngõ quê dáng trúc la đà vào trưa
Vàng ươm hương thị đong đưa
Cánh chuồn loang nước vẽ bùa mặt ao...
 

PHỐ CƯỜI – Thơ Lê Phước Sinh


  
                Nhà thơ Lê Phước Sinh
 

PHỐ CƯỜI
 
Chiếc áo chật, đứt chỉ
da thịt sề ra đường
bụm lại khi, nơi đó
tựa thú liếm vết thương.
 
Đâu có còn là Phố
nhố nhăng kiểu đười ươi
quẹo vòng lên lộn xuống
méo mặt như trêu người.
 
Cứ tưởng Thành, mặc trắng
lấm láp quá dân cày...
 
                   Lê Phước Sinh

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2022

BÂNG KHUÂNG CHIỀU NHỚ XƯA - Thơ Quang Tuyết, nhạc Nguyễn Hứa Thảo, ca sĩ Quốc Duy trình bày.


   
                       Nhà thơ Quang Tuyết


BÂNG KHUÂNG CHIỀU... NHỚ XƯA
 
Ta về vén sợi tóc mai
Để xem nỗi nhớ ngắn dài bao nhiêu
Vì sao sáng ngẩn, ngỡ chiều
Nghe chừng lá rụng mang nhiều tiếng thu
Ta về rọi ánh đèn mù
Soi tìm ký ức ngục tù lời yêu
Vầng trán rộng có đan thêu
Những đường sâu, cạn lêu bêu phận người
Ta về nhìn giọt nắng cười
Nhặt cành lá úa thương đời hoa phai
Sông vẫn chảy. Mây vẫn bay
Còn ta câm nín ôm hoài nhớ xưa
 
                               Quang Tuyết


        

TRUNG THU NGUYỆT 中秋月 – Đỗ Chiêu Đức



Dạo:
                                   
Nhìn trăng vằng vặc giữa trời,                              
Quê hương xa tít ngậm ngùi lòng ta.
 
皓魄漫長空,      Hạo phách mạn trường không,
憂人心有忡。      Ưu nhân tâm hữu xung.*
鄉思萬里,      Cố hương tư vạn lý,
歲月始如終。      Tuế nguyệt thủy như chung!
         
    杜紹德                            Đỗ Chiêu Đức        
    壬寅仲秋             Trọng Thu Nhâm Dần 2022
 
* Thi Kinh 詩經: “Bất ngã dĩ quy, Ưu tâm hữu xung” 不我以歸, 憂心有忡 (Bội phong 邶風, Kích cổ 擊鼓):

    Bài hát "Kích cổ" là gỏ vào trống mà nhịp để hát trong chương Bội Phong của Kinh Thi: Bài hát tả lại tâm tình của một chiến binh xa quê, trường kỳ chinh chiến ở ngoại bang mà không được về quê:
                                 
Ta nay chẳng được về quê,                            
Nhớ nhung canh cánh não nề lòng ta!
 
     - PHÁCH là Vùng tối trên mặt trăng, là ánh trăng. HẠO PHÁCH 皓魄 là Vầng trăng sáng rực như chiếc đĩa bạc.
     - THỦY , còn đọc là THỈ, có nghĩa là "đầu, là bắt đầu". CHUNG là "hết, là kết cuộc". Nên

       THUỶ CHUNG là Đầu đuôi, là Trước sau, là mở đầu và kết cuộc. Trước làm sao thì sau cũng làm vậy, gọi là THỦY CHUNG NHƯ NHẤT 始終如一, là trước sau như một. Những người ăn ở "Có đầu mà không có đuôi, Có trước mà không có sau" thì goi là  HỮU THỦY VÔ CHUNG 有始無終, là người không THỦY CHUNG, hay Không Chung Thủy.

                       
               
 
* Nghĩa bài thơ:
                                   
TRĂNG TRUNG THU
          
Vầng trăng như chiếc đĩa bạc tỏa ánh sáng phủ đầy cả không gian rộng lớn, nhưng người có tâm sự buồn thì lòng luôn lo lắng ưu tư; thương nhớ về cố hương ở ngoài xa vạn dặm, đã biết bao năm tháng đi qua mà lòng thì trước vẫn như sau (đều nhớ đến quê hương).
 
* Diễn Nôm:
                             
TRUNG THU NGUYỆT
               
Trăng sáng phủ đầy trời,                           
Lòng ta luống ngậm ngùi.                          
Nhớ quê xa vạn dặm,                          
Năm tháng vẫn khôn nguôi!


       
Lục bát:
                            
Khắp trời trăng bạc rải vàng,                           
Người buồn lòng những bàng hoàng niềm tây.                           
Quê hương vạn dặm vơi đầy,                          
Tháng năm đằng đẵng khôn khuây nỗi niềm!
                                                                                   
                                                                                 Đỗ Chiêu Đức                                                                                             09-01-2022

MẶT HỒ ÊM Ả - Nguyễn Đức Tùng

                   (Thư gởi con trai nhân ngày tựu trường 2022)



Mùa hè đã qua, một mùa hè bận rộn. Chúc mừng con hoàn thành lớp cứu nạn của huấn luyện viên bơi lội thiếu niên. Chúng ta phải học cách tiếp xúc với nguy hiểm. Nhận ra nó, chọn cách ứng phó, học cách giúp đỡ người khác. Gặp nạn, có người bình tĩnh, có người không. Hầu hết là không.
 

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 10) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty
 
Tháng sáu năm 1966, Tâm nhập ngũ. Sơn chuyển qua phòng Tâm. Hai chúng tôi ở hai phòng riêng biệt. Trừ những lúc đi ăn cơm, uống cà phê, chơi bi da chung với nhau, Sơn ở lì trong phòng. Sơn không còn thú ngồi trước hiên nhà, chờ ngắm cô Ngà đi lễ mỗi buổi chiều với chiếc áo dài lụa màu mỡ gà sáng lóa trong ánh nắng xiên khoai sắp tắt. Bây giờ chỉ còn tiếng chuông nhà thờ quyện bước chân đi và gió chiều nhẹ đuổi theo, khẽ rung tà áo. Hai bên đường, đám lau trắng đã nở hết bông chỉ còn lại những thân xương khô quắt chỉa lên trời.
 

CHÙM THƠ "PHÂN TRẦN, PHỐ, PHÙ VÂN"... CỦA LÊ VĂN TRUNG


   
 

PHÂN TRẦN
 
Sao không phải là mùa xuân cho em thơ cười trên mắt biếc
Đồng cỏ xanh lên màu áo trắng tóc lộng gió kiêu sa
Con én bơ vơ đại dương xanh màu nước biển
Vẫy vẫy bàn tay năm ngón nõn nà…
Em loài rong rêu mang linh hồn đi hoang từ vạn kiếp
Núi rừng hôm nay chiếc quan tài nằm lịm kết hoa mơ
Con bướm vàng bay tàu đêm rời ga hẹp
Màu khói đen đen, viền môi ngọt câu thơ
Sao không phải là mùa xuân cho trời gieo nắng ấm
Cho sông dài về dự hội bể khơi
Mang hình hài lang thang với hành trang gió sớm
Tội lỗi vun đầy ngoài sóng nước chơi vơi
Hồng đôi má đẹp loài phù sa biển cát
Mây bơ vơ và nửa phiến tim buồn
Chiều ngủ im môi em làm lời thơ phổ nhạc
Cho cài hoa vàng trang điểm phấn son
Tay siết bàn tay núi sông cười lên màu đất đỏ
Sao không phải mùa xuân em làm tuổi học trò?
Giã từ hôm nay hồn đi hoang niềm hải đảo
Đồng cỏ xanh xanh màu áo trắng ngây thơ 
Vạn hướng mây bay trăng về sao sơi làn tóc rối
Đôi má em hồng vẫn đẹp sắc phù sa
Con én tìm ai bay hoài vùng bóng tối
Em vẫy bàn tay, năm ngón nõn nà.

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2022

MỘT CHUYỆN TÌNH - Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Nguyễn Dũng, ca sĩ Thanh Lan trình bày

   

          

XÚC XẮC XOAY – Thơ Trần Mai Ngân


   
                        Nhà thơ Trần Mai Ngân


XÚC XẮC XOAY
 
Em gieo con xúc xắc
Lật úp phía bão giông
Xoáy tròn những long đong
Ngửa ngang đường thiên mệnh
 
Giữa đời con xúc xắc
Lao xao bao đôi mắt
Giữ lại một cái đuôi
Để lòng ai đắm đuối…
 
Con xúc xắc xoay tròn
Vàng cả Thu mỏi mòn
Dấu tay nào in lại
Xúc xắc xoay… xoay… xoay…
 
Những vòng quay vòng quay
Dừng ngay người định mệnh!
 
                      Trần Mai Ngân

NÚI ĐÔI, NÚI ĐỨNG YÊN, QUA GIÊNG – Thơ Chu Vương Miện


   


NÚI ĐÔI
 
ta với bậu chẳng qua hai trái núi
mọc tự nhiên không rõ tự bao giờ
thiên hạ gọi đùa núi chồng núi vợ
trên đỉnh đèo tạc bia đá đề thơ
 
bậu quay về nam ta quay về bắc
làng dựa làng đường An Lão sương mờ
mạn Đồ Sơn chín núi mò ra biển
thẳng một đường Bạch Long Vĩ sương mưa
 
ta với bậu bao ngàn năm trụ đó
hết giá cuối đông hè nắng ban trưa
bao cuộc chiến hết đi lại đến
gom đau thương đổ nát mấy chưa vừa
 
đàn chim bên này bay sang bên đó
lá ngược chiều đâu khác mấy dàn dưa
hai trái núi tọa bên quốc lộ
tỉnh Kiến An dằng dặc lúa đang mùa
 
vui cũng đó mà buồn cũng đó
đất cùng người cùng núi thủa ban sơ
núi cũng hát cùng người khi chiến thắng
núi cũng cúi đầu nhẫn nhục khi thua
 
hai trái núi có từ thời dựng nước
mà người dưng nước lã bơ phờ
bậu quay hướng nam ta quay hướng bắc
thật đau lòng cho tên núi “Bài Thơ”
 

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 9) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty
 
Vẫn Ông Già Thống:
 
Nếu cứ trưa thứ sáu Sơn "dọt", sáng thứ hai về thì cuộc đời rất phẳng lặng không có gì để nói. Đằng này Sơn không có thói quen đều đặn về giờ giấc. Thời gian của Sơn chậm lại, có khi trễ từ 24 tiếng đến 48 tiếng đồng hồ mỗi tuần là thường. Cứ mỗi lần trễ như vậy, tôi lại nghe tiếng xe gắn máy cũ kỹ của ông già Thống chạy xành xạch vô ngõ. Những bận như thế, sau khi ca cẩm, than thở một lúc, ông lại nhờ tôi nói hộ với thầy Sơn, đừng đi lâu quá, khổ cho thân già ông. 

Có lần tôi phát cáu, gắt lại ông:
- Bác Thống này! Bác nhờ tôi nói hộ. Tôi đã nói với ông Sơn y như lời bác. Cớ sao khi gặp ông Sơn bác lại bảo không có gì, chuyện nhỏ mà! Thầy có công việc cứ đi, để lớp tôi trông cho. Ông Sơn lại cự nự tôi cho tôi đặt chuyện.
 
Đang lúc bực, tôi tuôn một hơi dài. Nhưng khi nhìn cái miệng méo xệch bị trúng phong từ lâu thành tật của ông cố phân bua:
- Thầy nghĩ xem! Ông ấy là "sếp" của tôi mà! Khó cho tôi nói quá!
Lòng tôi lại chùng xuống, bất nhẫn với mình, và cảm thông cho ông.
 
Dạo gần nghỉ hè niên khóa 1965, Sơn ở luôn trên Đà Lạt hơn một tháng. Ông Thống kham hết nổi. Con ngựa già "đã mỏi vó trên đồi quê hương" buộc lòng ông phải đến Ty báo cáo sự vắng mặt cuả ông sếp mình. Ông Lê Cao Lợi phải điện một công văn khẩn nhờ đài phát thanh Đà Lạt thông báo cho Sơn về nhiệm sở gấp. Hạn cho một tuần, kể từ ngày loan báo, nếu không trình diện coi như đào nhiệm.