BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2022

HÉO HON – Thơ Lê Kim Thượng


   
             Nhà thơ Lê Kim Thượng

 
HÉO HON  
 
Tháng năm dệt mộng, ươm mơ
Tôi - Em... chung một trời thơ hiền hòa
Đêm huyền thoại... Mộng - Dưới - Hoa
Cho trăng với gió tan hòa... Sắc - Không...                
 
Bay bay tà áo bên sông
Chiều chưa tan nắng... Bóng hồng vừa qua
Tóc đen, nơ đỏ kiêu sa
Mỏng manh áo lụa, nõn nà sắc hương
Nắng vàng soi mắt người thương
Cho hồng đôi má, cho hường đôi môi
Tóc ôm khuôn mặt tinh khôi
 
Bờ môi hé mở... gọi mời nụ hôn
Luồn tay chải tóc em suôn
Sợi tình quấn quít cho hồn quắt quay
Mùi hương con gái ngất ngây
Tôi – Em… Hai đứa mê say... tan hòa...
Em về bên ấy không qua
Bên này, bên đó... bờ xa đôi bờ
Dấu chân em, bụi xóa mờ
Tôi đi tìm mãi... ngu ngơ, mỏi mòn...
 
Chờ nhau... Lòng dạ héo hon
Thuyền neo bến đợi... Núi non cũng chờ
Vườn yêu xưa cũ... Ơ hờ!
Cành thơ héo rụng... Trăm tờ thơ rơi
“Một thời yêu... Chết một thời...”
Dây Tơ Hồng đứt... Đứt rơi cánh diều
Hoàng hôn dĩ vãng tím chiều
Tôi về thắp đuốc tìm yêu... ngậm ngùi
Em đi... Mang hết ngày vui
Vầng trăng xẻ nửa... bùi ngùi, sầu tê
Vầng trăng khuyết nửa lời thề
Thuyền trăng trôi mãi... cõi về mù sương...
Mười năm, tôi sống tha phương
Mười năm, em sống bình thường... vui tươi?
Lời - Yêu... em nói với người
Có như những tiếng khóc cười... với tôi?
Con tim vẫn đập bồi hồi
Tình xưa tưởng đã qua rồi... vẫn nguyên?
Đau lòng Chim Sáo... Chim Quyên
Đau lòng hai đứa... Phận duyên lỡ làng...
      
                   Nha Trang, tháng 07. 2022              
                         LÊ KIM THƯỢNG

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2022

ĐỒNG DAO HOA LIỄU ĐỎ - Thơ Trần Mai Ngân


   


ĐỒNG DAO HOA LIỄU ĐỎ
 
Những nhành Liễu đỏ
Đung đưa đung đưa
Lời chưa kịp tỏ
Em đã đi về
Tôi sầu ủ ê… ủ ê… ủ ê…
 
Trưa hè nắng đổ
Tràn cả sân nhà
Em đến như là
Cơn gió mát qua
Chim cũng hót ca… ơi à… ơi à…
 
Em cười huyên thuyên
Má lúm đồng tiền
Tôi ánh trăng ngà
Đêm trôi triền miên
Mộng tràn dưới hiên… ơi buồn… ơi buồn…
 
Những nhành Liễu đỏ
Đung đưa đung đưa
Lời chưa kịp tỏ
Em đã đi về
Em đã đi về…
 
Trần Mai Ngân
 
** Chào ngày mới. Thương tặng!

KHE KHẼ GIÓ, KHE KHẼ MƯA – Thơ Lê Phước Sinh


   
                Nhà thơ Lê Phước Sinh


KHE KHẼ GIÓ, KHE KHẼ MƯA
 
Có phải Gió Thu lay
để cho Anh dậy sớm
giọt Mưa phơn phớt bay
càng làm thêm diễm ảo...
 
             Lê Phước Sinh

CHÙM THƠ 6/8 – Chu Vương Miện


   


CẠN DÒNG
 
chờ nhau mấy quãng đòng đòng
hồ dơ cả đáy toàn rong với bèo?
danh hoa nhạt với dáng chiều
mây sa xuống thấp mây đìu hiu bay?
chốn xưa ờ ở chốn này
thác cao ngấn nước từ đây cạn dòng
 
 
LÊN NON
 
giận người bỏ tỉnh lên non?
ngồi chơi chốc lát dỗ cơn ngủ chiều
một liều ba bảy cũng liều?
nhớ người bỏ cả cái lều vải hoa
thôi thì gửi lại non xa
về xuôi mình lại với ta ta mình
khi không muốn nổi cơn khùng?
 
 
EM EM
 
từ khi em bước theo chồng
lục đầu sáu ngả sông cùng em ơi?
tím lòng nứa cắt làm đôi
bên trong nhỏ máu bên ngoài lạnh căm?
duyên ta còi hụ tan tầm
tàu ra khỏi cảng Hải Phòng từ khuya
Kinh Thầy vắng ngắt đò đưa
Thủy Nguyên bên đó bãi chờ cuối kênh
đồi bông cội nớ bao lần
một đời thục nữ quần hồng kiệu hoa
hữu tình dạ bạc cầm ca
một bên sông nước trăng tà tà rơi
đáy sông cọc lãng quên người
dăm cành củi mục rác trôi lềnh bềnh
nơi này chân đã chồn chân?
thì thôi dăm đoạn thơ thần cũng đau
từ khi em bước qua cầu
vườn sau trống trải sầu đâu rụng đầy
cuối trời sót phiến mây bay
mình ta hai ngả chim bay hai đường?
 
 
TIẾC
 
cầm vàng mà lội qua sông
vàng rơi đứt ruột tay không? không vàng?
trời mưa ỡm ộp chão chàng
em đi để lại một gian một vườn?
hoa cam nở giữa vườn cam
em chỉ qua đàng nắng quá ngồi chơi?
 
                              Chu Vương Miện
 

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2022

YÊU HẾT CẢ NHÀ – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Lê Quốc Thắng

                                                                                                                                  
        Cháu ngoại Amelie của nhà thơ Quách Như Nguyệt 


YÊU HẾT CẢ NHÀ
 
Ô kìa kìa
Trời xanh xanh quá!
Ô kìa kìa
Đồi núi xa xa
 
Em đi chơi với mẹ với ba
Em đi chơi với ông với b
Tuổi thần tiên yêu đời múa hát
Vui sướng quá
Em sung sướng quá
Cả nhà thương, tình thương bao la
 
Biết nhìn trời
Em biết ngắm trăng
Tên bà em là trăng, là nguyệt
Nên em thương trăng sáng, trăng tròn
 
Bà dậy em hát tiếng Việt Nam
“Kìa con bướm vàng, kìa con bướm vàng...”
Em vừa hát vừa dơ tay múa
Bà ôm em, bà thương em...
thưởng cho em một thỏi kẹo vàng
 
Em thích ca, thích hát vang vang
Em nhún nhẩy vỗ tay cười nói
Các bạn ơi, hát cùng em nhé
Ta đùa vui, múa dưới nắng vàng
 
Các bạn ơi, hát cùng em nhé
Các bạn ơi múa cùng em nhé
Các bạn ơi, thương quí ông b
Các bạn ơi, biết nghe lời nha
Luôn dễ thương, ngoan ngoãn đi mà
Các bạn ơi, yêu hết cả nhà
Các bạn ơi, yêu mẹ thương cha
 
                  Quách Như Nguyệt
                    March 26, 2021
 

      

PHẠM NGỌC THÁI VỚI MƯỜI BÀI THƠ NGÀN NĂM THĂNG LONG - Nguyễn Thị Hoàng


Tác giả bài viết Nguyễn Thị Hoàng
                                                               
 
Như tôi từng bình luận về thơ hay xưa nay:
       
“Thơ hay bậc nhất của ngàn năm Thăng Long, phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm. Thơ của mọi thời đại. Tồn tại muôn đời trong nền văn học nước nhà - Đó là loại thơ có đẳng cấp cao nhất:
      
Đèo ngang của BHTQ / Làm lẽ, Cảnh thu - Hồ Xuân Hương /  Thương vợ - Tú Xương / Thu điếu - Nguyễn Khuyến / Tràng Giang - Huy Cận / Tranh lõa thể - Bích Khê  / Tương tư - Nguyễn Bính / Đây thôn Vỹ Dạ; Mùa xuân chín; Bẽn lẽn - Hàn Mặc Tử / Hai sắc hoa ti-gôn - TTKH. / Thuyền và biển - Xuân Quỳnh /...
    
Nghĩa là: Muốn thẩm định cho xác đáng một tác phẩm thi ca, hoặc một bài "thơ hay"? Trước hết, phải nhận định bài thơ đó có khả năng tồn tại, sống lâu dài hay không? Nếu bài thơ hoặc tác phẩm thi ca mà không có khả năng sống trường cửu với thời gian? Đó chỉ là thứ thơ để cổ động phong trào, văn nghệ nhất thời... Hay như Gớt nói: "Rồi sẽ tầng tầng bụi phủ".
       
Xin giới thiệu “Mười bài thơ hay ngàn năm Thăng Long” của thi nhân Phạm Ngọc Thái - Xưa nay chưa dễ có bậc thi nhân nào đạt nổi ??? (trừ Kiều bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du).    
Mười bài được trích ra trong Tập “64 bài thơ hay”, Nxb Hồng Đức 2020 của Ông - Trước hết là bảy bài thơ tình tuyệt hay !!!


   

                                
(Đã từng giới thiệu trước đây):
 
1. SÁNG THU VÀNG
    Nhớ ngày gặp lại em bên hồ gió
    (Kỷ niệm Bích Đào)
 
Gặp lại em một sáng thu vàng
Nơi em đứng nắng tràn ngoài phố
Với trời xanh, hồ xanh gió
Gió đưa làn tóc em bay...                      
 
Sáng thu này trĩu cả hàng cây
Đô thành dịu mát
Ông lão ngồi bên gốc cây,
      bán những cây sáo trúc thổi vói lên trời
Bà xúc tép váy khều khào nước
 
Một thời xa lắc
Em nghiêng chao về một thời xa
 
Người con gái đã thành chính quả!
(phảng phất trên đầu đôi nét phôi pha)
Đôi mắt em, bóng trúc bay xoà...
Đường phúc hậu, vầng trăng đầy nở...
Nghe không gian đổ vỡ cả mùa thu!
 
Sáng thu vàng mông mênh, mênh mông
Anh đứng trông em bên bờ sóng vỗ
Hồn đã mất trong rừng hoang thiếu nữ
Và trái tim cũng không còn.
 
Sáng thu vàng xang xênh, xênh xang
Những con đường xưa tắm hơi em
Môi em cười... hoa lá nát đau thêm
Thời gian trôi, cuộc sống buồn tênh
 
Một mùa thu lá lá
Nơi ấy giờ chỉ còn có cỏ
Bướm vàng hoa cũ vẫn bay ngang
Người đàn bà, em nuốt mùa thu tan…
 

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2022

ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ, KẺ "VĨ CUỒNG" ĐÁNG KHÂM PHỤC – Lưu Trọng Văn



Vũ luôn từ chối các cuộc vui chơi, thậm chí hầu như không bao giờ đi du lịch, vì Vũ luôn than quỹ thời gian ít quá. Vậy mà lần ấy Vũ rủ tôi lên Sapa. Dọc đường thấy cảnh dân chúng còn nghèo nàn, Vũ ứa nước mắt, nói: “Đất đai trù phú vậy, sao lại nghèo? Phải quy hoạch lại, phải có tầm nhìn khác đi, phải đưa công nghệ mới vào thì mới giầu được”.
 
Lên Sapa, rảo mấy vòng, len lỏi vào mấy ngõ ngách, tới cả một số bản người H’mông, 3 giờ sáng hôm sau Vũ dựng tôi dậy chỉ để nhìn đỉnh Fanxipan, rồi kéo tôi lên xe về lại Hà Nội. Sau này tôi mới biết ý định của Vũ lên Sapa, chẳng qua chỉ để xem vị trí của người dân tộc ở Sapa thế nào.
Vũ nói: “Họ như kẻ ngoài rìa ở khu du lịch này. Sau này xây dựng “Thiên đường cà phê” em muốn đồng bào dân tộc với không gian văn hóa đặc sắc của họ phải là chủ thể, vì họ chính là hồn, là vía của vùng đất đó”. Tôi hỏi: “Thế Vũ ngắm đỉnh Fanxipan làm gì?”.
Vũ nói: “Em muốn nhìn thấy đỉnh cao nhất của đất nước khi mặt trời chưa mọc để cảm nhận hết cái khát vọng vươn lên của đất nước mình”.

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 2) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty

Trường Sư Phạm và trường Kỹ Thuật Qui Nhơn được ngân sách Mỹ tài trợ, xây cất rất qui mô và tân kỳ. Hai trường nằm gần nhau tại Khu Sáu, sát bờ biển, khoảng giữa đường từ phố Gia Long đến Ghềnh Ráng, nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử an nghỉ giấc ngàn thu. Qua khỏi Ghềnh Ráng là làng Qui Hòa, làng dành riêng cho người mắc bệnh cùi. Ở đó có nhiều bà "xơ" hy sinh một đời, tận tụy chăm sóc cho bệnh nhân.
 

CHÙM THƠ VỀ SHINZO ABE - Châu Thạch


   
                    Ảnh Shinzo Abe

 
KHÓC ABE BỊ ÁM SÁT
 
Người chết xứ xa ngàn vạn dặm
Ta rơi nước mắt ở xứ này
Không anh em, không bạn, thầy
Mà sao thương tiếc chứa đầy trong tim
 
Hình như có một con chim
Ai đem tên bắn, nằm im chết rồi
Sao trời cũng có một ngôi
Hình như rơi xuống sau đồi, lặng im
 
Hình như tàu lớn đã chìm
Hình như biển mở câu liêm ngút ngàn
Hình như giun dế than van
Hình như vạn tiếng kêu oan đáy mồ
 
Thương cho thế giới xô bồ
Khóc cho nhân loại vào hồ lửa thiêu
Chiều ơi chiều hởi là chiều
Mắt già bổng có lệ nhiều vì ai!
                     
                                     Châu Thạch
 

    
       Shinzo Abe do họa sĩ Trần Duy Đông vẽ


BỨC TRANH TRUYỀN THẦN.
 
Cảm ơn Trần Duy Đông
Vẽ bức tranh truyền thần
Đẹp nhất, đẹp toàn phần
Shinzo Abe!
 
Bút bằng chì phớt nhẹ
Hiển hiện nét thanh tao
Mắt sáng tợ vì sao 
Dịu hiền và nhân đạo!
 
Người bị tên cuồng bạo
Ám sát mấy ngày qua
Cả thế giới khóc oà
Tình thương như sóng biển
 
Trang truyền thần hiển hiện
Sự sống còn muôn thu
Giữa thế giới âm u
Người không già, luôn trẻ
SHINZO ABE!
             
                     Châu Thạch

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2022

NHỮNG BÀI TỨ TUYỆT #7 – Thơ Nguyên Lạc


   
                  Nhà thơ Nguyên Lạc

 
BÓNG NGUYỆT SẦU
 
Trăng trắng quá và hồn tôi sáng quá
Rực khối tình chẳng hẹn bạc đầu nhau
Em mỏng quá chiều mây bay tóc xõa
Nên trăm năm đáy cốc bóng nguyệt sầu!
 
 
CHỐN XƯA CÒN BỤI TRÚC ĐÀO?
 
Ngày xưa bên bụi trúc đào
Hương hoa màu biếc ngọt ngào tình trao
Chốn xưa còn bụi trúc đào?
Chiều nay lữ thứ nỗi đau xa người
 
 
LÀM SAO TÌM LẠI
 
Thì thôi còn chiếc lá bay
Khói sương hiu hắt tàn phai thu vàng
Sang sông lỡ chuyến đò ngang
Làm sao tìm lại thiên đàng tuối mơ?
 
 
ĐỘC ẨM
 
Uống đi! Cạn chén đắng cay
Xé câu thơ cổ thả bay lũng chiều
Tà huy đổ bóng hắt hiu
Hồ Trường độc ẩm buồn thiu xứ người!
 
 
CHUÔNG CHIỀU
 
Bâng khuâng lữ thứ bâng khuâng
Ngàn năm mây trắng tụ tan lưng trời!
Với tay níu lấy chiều rơi
Hồng chung tám sải vọng lời tử sinh
 
                                      Nguyên Lạc
 

ANH NHẮN EM VỀ - Thơ Trần Mai Ngân


   
                                  Nhà thơ Trần Mai Ngân


ANH NHẮN EM VỀ
 
Anh nhắn em: về đi, tháng Bảy
Những cành nhãn muộn cánh dơi bay *
Em có hay hương nồng trong gió
Anh tưởng tượng mùi thơm tóc em…
 
Tháng Bảy tình say - hạt mưa nghiêng
Ướt trên phiến lá trôi ưu phiền
Em nhớ lời anh: cười lên nhé
Má lúm đồng tiền phía anh hôn…
 
Tháng Bảy nơi đây anh lấp chôn
Xác con ve khô cứng chiều hôm
Thôi kệ, mình quên đi ngày nọ
Chuyện không vui - đi lại từ đầu
 
Tháng Bảy em về đây với anh
Môi cười và mắt cũng long lanh
Đưa bàn tay suông không sơn đỏ
Anh siết trong tay gọi “nhỏ ơi!”
 
Tháng Bảy về đi em - anh đợi
Những cành nhãn muộn cánh dơi bay! *
 
                                  Trần Mai Ngân
       

* Mượn một câu thơ của Bích Khê 

TRÍCH: TÌNH KHÚC TẶNG BẠN BÈ – Thơ Khaly Chàm


  
                         Nhà thơ Khaly Chàm


trích: tình khúc tặng bạn bè
 
.sá gì tàn cuộc
nhặt tiền vàng mã chơi ngông
vo tròn vuốt nhọn đâm vòng phù hư
sá gì tàn cuộc ngất ngư
vái mười phương phật lòng từ bi chưa (?)
 
.bên cầu thời gian
ngập ngừng đếm tiếng gió đưa
chiều thoi thóp nắng lau thưa bạc đầu
ngày sau sỏi đá cần nhau*
xin em đừng khóc bên cầu thời gian
*nhạc trịnh công sơn
 
.nhập nhoè ảo ảnh
buồn vui tròn dấu chấm than
xoáy theo con nước lan tràn bến xưa
hiên người ngồi đếm giọt mưa
nhập nhòe ảo ảnh em vừa sang sông
 
.ru đời thắp lửa
khàn hơi thét gọi thinh không
cõng tình nhảy múa theo vòng biến thiên
ru đời thắp lửa chung chiêng
lời kinh em nguyện muộn phiền trùng vây
 
                                                khaly chàm
 

MỘT KIỂU BÌNH THƠ TƯỞNG NHƯ VÔ HẠI NHƯNG KHÔNG PHẢI THẾ! - Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Nhà Thơ Lê Mai Lĩnh Và Tôi
 
Tháng 6/ 2016 anh Lê Mai Lĩnh và tôi có một cuộc tranh luận văn chương không được hòa nhã lắm. Mời độc giả đọc bài Văn Chương Đâu Phải Là Đơn Thuốc theo link dưới đây:
 
http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2016/06/van-chuong-au-phai-la-on-thuoc.html
 
(Năm năm sau cuộc tranh luận về bài thơ Tống Biệt Hành ấy anh và tôi có một cuộc đối thoại ngắn dưới một bài bình thơ của tôi trên Facebook như sau:
 
Le Mai Linh
 
Tôi còn nợ anh món nợ TỐNG BIỆT HÀNH, nghĩa là sau này nghĩ lại, tôi thiển cận, nghĩa là anh ĐÚNG tôi SAI. Hì hì”
  
Nhi Pham
 
Thôi, vụ Tống Biệt Hành, chúng ta “bắt tay” cho vui vẻ.
Tôi cũng thích lối phản biện văn chương của anh – rõ ràng, mạnh mẽ và “độc”.
 
Le Mai Linh Nhi Pham
 
OK. Bắt tay. Cảm ơn anh.
Lâu nay tôi vẫn lấn cấn đó
 
Sau 5 năm mới có cuộc đối thoại ngắn ngủi đó kể cũng hơi lâu. Nhưng đây là những lời chân tình của một bậc đàn anh trong giới văn chương như anh Lê Mai Lĩnh thì thời gian chờ đợi kể cũng đáng.
 
Nói là nói vui vậy thôi chứ chả ai cứ sau mỗi lần tranh luận lại ngồi … chờ đợi. Cái vui ở đây là được thấy cách hành xử cao thượng của một nhà thơ, nhà văn kỳ cựu, có máu mặt.
 

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 1) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty

Cát bụi trở về với cát bụi.
Xong một kiếp người.
 
Nhưng đằng sau ông, vấn đề vẫn chưa xong. Người khen ông rất nhiều. Kẻ chê ông cũng lắm. Dù khen hay chê, mọi người đều phải công nhận tài năng âm nhạc của ông. Cái đó đã hẳn. Không bàn ở đây. Vấn đề đang tranh cãi được đặt ra ở đây: Trịnh Công Sơn có là Cộng Sản hay không? Hay chỉ là nạn nhân đi giữa hai lằn đạn? Như ông Trịnh Cung và một số người đã nêu!