BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

ANH HÙNG CA – Thơ Văn Cao

Bài này đăng trên “Tiểu thuyết thứ Bảy”, chưa thấy ai nhắc đến. Nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân đưa lên facebook.

 


 ANH HÙNG CA
       
 Mắt sáng ngời lên như ánh dương,
 Rượu hồ, da đỏ, khách ly hương.
 Thiên bôi đối ẩm nhìn quan ải:
 Quằn quại cờ bay trong gió sương.
 
 Lắng nghe dòng máu ta đang sôi!
 Say nữa! Say lên tráng sĩ ôi!
 Lòng thép vang rền: xương gẫy rạn,
 Xa trường: than ôi, là tơi bời!
 
 Chuyện thê nhi: bẻ trâm vàng đi!
 Khăn lụa người cho lau máu đi!
 Ảnh tặng giấu vào trong ngực áo!
 Trở về? – Không! Chỉ có ra đi!
 
 Quan san xa cách trùng dương hận,
 Cười ré lên nào! Rú nữa lên!
 Da đỏ trời ơi là máu, máu!
 – Bên ngoài quan ải lính thay phiên.
 
 Đập vỡ cho ta hồ rượu này!
 Chén thù uống cạn nhớ đêm nay:
 Trăng vàng vỡ nửa, gương tình lỗi
 Khuê nữ đâu say hơn rượu đầy?
 
 Anh em! Anh em! Hãy cố say!
 Mai gặp nhau chăng hay gặp thây?
 Da cổ ví dầy đầu đỡ rụng,
 Thây anh rồi lấp với thây này.
 
 Sót đời lính thú không tên tuổi
 Cả một nghìn thây đổi lấy thành,
 Nói đến cuộc đời còn chẳng tiếc,
 Tiếc gì nước mắt đón đưa, anh?
 
                                    Văn Cao
 
Nguồn:
Tiểu thuyết thứ bảy, Hà-nội, s. 433 (3 Octobre 1942)
 

ĐỌC “ÔNG GIÁO GIÀ” THƠ CHÂU THẠCH - Bích Liên Nguyễn


Ảnh thầy cô Nguyễn Bá Trình
 

ÔNG GIÁO GIÀ
(Tặng thầy Nguyễn Bá Trình)
 
Ông giáo già ngồi bên những lẳng hoa
Ông cảm thấy trong lòng mình ấm áp
Ngày xưa ấy ông còn xanh mái tóc
Bụi phấn bay cũng trắng cả đầu xuân
 
Đến hôm nay tuổi vào độ bát tuần
Tóc bạc trắng nhưng hồn còn xanh lắm
Nhìn lẳng hoa tươi những màu rất thắm
Ông yêu đời nên đời chẳng quên ông
 
Ông giáo già ngồi nhớ những dòng sông
Mà ông đã đưa đò qua bến chữ
Những năm tháng xác thân ông mệt lử 
Đói xác xơ ông chẳng bỏ tay chèo
 
Ông giáo già ngồi nhớ buổi gieo neo
Trường như bến và khách đi chẳng lại
Có một kẻ ở bên ông mãi mãi
Đã vì ông tiếp sức cánh tay chèo
 
Ông giáo già đứng dậy, mang theo
Hết cả hoa mà học trò đã tặng
Đặt vào tận tay bà rồi lẳng lặng
Hôn nụ hôn như nắng mới xuân về.
               
                             Châu Thạch
                    (Ngày nhà giáo 20-11)

LỮ QUỲNH, CÁI CÁN CÂN CỦA VĂN HỌC MIỀN NAM – Đỗ Trường

                       (Mục chân dung nhà văn - Đỗ Trường)
 
Nhà văn Lữ Quỳnh

Sau 1954, Việt Nam bị cắt làm đôi, với hai thể chế chính trị hoàn toàn trái ngược nhau. Cũng như kinh tế, và xã hội, mỗi miền đều có nền văn học riêng của mình. Nếu văn chương miền Nam như bản nối dài của dòng văn học hiện thực lãng mạn, thì miền Bắc mở ra thời kỳ văn học tuyên tuyền, minh họa đường lối lãnh đạo của Đảng CS. Ngoài ra, do điều kiện địa lý tự nhiên cũng như lịch sử để lại, chúng ta có những đặc tính văn hóa của mỗi vùng, miền khác nhau. Từ đó đã sản sinh ra những nhà văn, nhà thơ với ngôn ngữ, văn phong, bút pháp nghệ thuật mang dấu ấn đặc trưng của từng vùng, miền ấy. Do vậy, khi đọc một cuốn sách, nếu tinh ý một chút, ta có thể nhận ra, quê quán, nơi sinh trưởng của tác giả.
 

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2022

CHÙM THƠ “MỘT...” CỦA LÊ VĂN TRUNG


   

 
MỘT ĐÓA TRẦN GIAN
 
Trong vườn đêm ấy trăng vừa nở
Một đóa trà mi bừng ngát hương
Trăng biếc thơm như lòng khuê phụ
Ái tình mỏng quá, mỏng như sương
 
Ủ giấc mơ mềm đêm tóc rối
Vòng tay lạnh nhớ gió vàng thu
Gối lệch nghiêng hoài bên cõi mộng
Nhớ gì quay quắt một câu thơ
 
Hình như đêm ấy trăng hàm tiếu
Hình như lòng xuân chưa mãn khai
Ai ướp vào trăng màu nguyệt thắm
Ai ươm vào trăng mật ứ đầy
 
Em về đêm mỏng tình như lụa
Em về trăng thơm mùi hương trầm
Cho tôi vẽ nốt màu thiên cổ
Một đóa trần gian còn nguyên xuân.
                               

THÁNG BA NĂM ĐÓ – Thơ Nguyên Lạc


 


THÁNG BA NĂM ĐÓ
 
Tháng ba người nhớ hay không?
"Tháng ba gãy súng" não nùng đời nhau [*]
 
1.
Tháng ba lại tháng ba nào
Tháng ba năm đó làm sao quên người?
Tháng ba vỡ mộng tình đôi
Tháng ba thảm lắm tình tôi nghìn trùng!
 
Mười năm về lại dã nhân
Thấy đời hụt hẫng đoạn trường bể dâu
Tìm người giờ biết tìm đâu?
Tìm trong ký ức những câu nhạc tình?
"Chanh đường uống ngọt môi trinh"
"Hẹn hò cuốn quít thiên đường lối xưa" [**]
Lối xưa lạ lẫm hững hờ
Phố xưa đã đổi màu cờ máu tim
Đường xưa giờ đã đổi tên
Nhà xưa đổi chủ buồn tênh cổng gài
Tin người ? Như khói sương phai!
Dã nhân lê bước thở dài mưa rơi
Thôi tôi mất dấu em rồi
Trùng dương cuồng nộ vùi đời thanh xuân!
 
2.
Tha hương kiếp "luân lạc nhân"
Ai người tri kỷ cùng ngâm Hồ Trường?
"Hồ trường, hồ trường, ta biết rót về đâu?
Rót về Đông phương, nước bể Đông chảy xiết sinh cuồng loạn
Rót về Tây phương, mưa Tây rơi từng trận chứa chạn
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút đá chạy cát dương
Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt,
có người quá chén như điên như cuồng" [***]
Mùa về đắ́ng chén lưu vong
Thống ngâm thơ cổ ngất hồn tháng ba!
 
Tháng ba cuộc đó đã xa
Xa rồi... xa lắm... sao ta vẫn buồn?
Tháng ba mưng mủ vết thương
Người ơi nhức nhối... đoạn trường sao quên?!
.
Tháng ba nâng chén mình ên
Hồn người lính cũ buồn tênh phận mình
Tháng ba đắng chén nhân sinh
Mất, còn bạn hữu bóng hình khói sương
 
Thì thôi nhân thế vô thường
Bầu nghiêng, rượu rưới thay hương khóc người!
Tháng ba lại tháng ba rồi
Hồ trường cô lữ lệ mời tháng ba!
 
                                                        Nguyên Lạc
..............
 
[*] Tên hồi ký của Cao Xuân Huy
[**] Mượn ý "Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt" và câu nhạc khác của Phạm Duy
[***] Hồ Trường-Nguyễn Bá Trác
.......................

“Tháng Ba Gãy Súng” – hồi ký Cao Xuân Huy: Ghi lại cuộc “di tản chiến thuật” của các người lính Thủy Quân Lục Chiến (VNCH) tháng 3, 1975 tại cửa biển Thuận An – Quảng Trị. Ngoài một số bị giết, đa số các TQLC còn lại bị bắt làm tù binh, rồi đi “cải tạo”.

HÃY ÔM MẸ ĐẤT – Thơ Tịnh Bình


                      Nhà thơ Tịnh Bình
 
 
HÃY ÔM MẸ ĐẤT
 
Tôi sợ một ngày Người sẽ đi xa...
Khi không thể bao dung nổi loài người độc ác
Đầy cuồng tâm và tham vọng
Hát lên bài ca yêu thương vô vọng
Bằng chính sức mình nhỏ nhoi
Khi những cánh rừng không ngừng đổ xuống
Những dòng sông nhiễm độc không thể soi bóng mây trời
Nắng không ngừng thiêu đốt
Mưa không ngừng than van
Chỉ lũ Virus gian ác không ngừng sinh sôi và hung hãn
 
Tôi sợ một ngày Người sẽ vỡ tan
Những vòng xoay dần dần lệch trục
Hỡi quỹ đạo xiêu vẹo
Bước chân Người đã nhọc mệt và già nua lắm rồi
 
Hãy ôm mẹ Đất vào lòng
Và chữa trị vết thương trên thân thể Người bằng chính tâm thức yêu thương của chúng ta...
 
                                                                                   TỊNH BÌNH
                                                                                     (Tây Ninh)

BÊN SÔNG SÀI GÒN ĐỌC THƠ ĐÀ LẠT – Thơ Châu Thạch


   


BÊN SÔNG SÀI GÒN 
   ĐỌC THƠ ĐÀ LẠT

(Tặng Nguyễn An Bình)
 
Ngồi bên sông Sài Gòn
Đọc thơ về Đà Lạt
Gió Hồ Xuân Hương ngát
Trong thơ Nguyễn An Bình
 
Đèn Sài Gòn lung linh
Sông Sài Gòn lặng lẽ
Hương thông rừng thoáng nhẹ
Từ trong thơ bay ra.
 
Có tiếng gì xa xa
Như tiếng rừng rơi lá
Lá rơi buồn rất lạ
Đà Lạt sương và mơ!
 
Đà Lạt trong tập thơ
"Tình Tôi Người Lữ Khách"
Tay ta cầm tập sách
Lòng mơ Mimosa.  
 
Lòng mơ con đường hoa
Hoa đào và phượng tím
Nhớ và thương kỷ niệm
Rừng hương, hoa thơ xinh
 
Đêm nay ta một mình
Ngồi bên sông Sài Gòn
Đọc thơ Nguyễn An Bình
Men thơ và men tình
Làm ta say ngây ngất!
 
              Châu Thạch
 

GỞI CHO NGÀY ĐÓ BÂY GIỜ - Thơ Hùng Vĩnh Phước


  
                         Nhà thơ Hùng Vĩnh Phước


GỞI CHO NGÀY ĐÓ BÂY GIỜ
 
Cuộc đời lấy hết nắng mưa ra khỏi tôi
chỉ để lại chút mây trời lãng đãng
buồn buồn bước vào khu vườn dĩ vãng
lòng ngập bao lá thu…
 
Tôi từng đi giữa sương mù
thấy đằng xa trái tim mình treo lủng lẳng
thấy cuộc đời gồm những nẻo đi/về hoang vắng
mà chỉ biết trông vời theo mộng ước trôi xa.
 
Có phải mùa thu là những chiếc lá bâng quơ
bay ngơ ngác giữa rừng kỷ niệm
những chiếc lá bay đi còn tôi đứng đếm
những vui buồn rũ rượi giữa tàn phai.
 
Và bây giờ tôi còn chút nắng mai
đã giấu được không để đời lấy hết
tôi không dại gì để mưa đi biệt
vẫn giữ lại cho mình chút ít mưa xuân.
 
Vẫn giữ cho mình những kỷ niệm thân thương
có những mối tình đến rồi đi thầm lặng
có những bạn bè anh em từng xẻ chia cay đắng
để thấy cuộc đời vẫn là một bài thơ.
 
                                             Hùng Vĩnh Phước
                                                    7/2013

TÌNH MÌNH RỨA ĐÓ, BÂNG KHUÂNG CHIỀU... NHỚ XƯA – Thơ Quang Tuyết


  
                                   Nhà thơ Quang Tuyết


TÌNH MÌNH RỨA ĐÓ
 
Tình yêu mình không có những cơn mưa
Nên khao khát giữa nắng hè cháy bỏng
Tình chợt đến theo đám mây thơ thẩn
Râm mát lòng cho khoảnh khắc bình yên
 
Tình không thắm nụ hồng mà đỏ máu từ tim
Từng vết cắt bởi chuyện đời dâu bể
Tay chai sần mong làm lành mảnh vỡ
Có vụng về...
Cũng vá víu đời nhau
 
Tình không trăng sao lấp lánh đêm thâu
Mà ngời sáng trong lòng ta khi nhớ
Tình vẫn đó rồi xa xôi muôn thuở
Tình trong tay lưu luyến một bàn tay
Tình của mình rứa đó biết răng đây?
 

TỪ ĐỘ - ... Thơ Hoàng Chẩm


 
                        Nhà thơ Hoàng Chẩm


TỪ ĐỘ
 
Từ em nâng cánh thiên di
Mộng về canh cánh người đi thật rồi
Xa nhau luống những bồi hồi
Lạc đường mới biết tình tôi muộn màng
 
Em quàng ngọn gió sang ngang
Ngày đi níu lại bẽ bàng mà thương
Dường như vỡ một giọt sương
Thầm thì giọt nắng lạ thường... bên nhau
 
                                            Hoàng Chẩm

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG TIẾNG VIỆT – Đỗ Chiêu Đức

Tác giả Đỗ Chiêu Đức viết bài này nhằm trả lời bài “"NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG TIẾNG VIỆT” của Hà Thủy Nguyên.

https://ngoclinhvugia.wordpress.com/2015/08/08/nhung-tu-dung-sai-trong-tieng-viet-ha-thuy-nguyen/


Tác giả bài viết Đỗ Chiêu Đức

Dưới đây là những góp ý rất chân thành và khách quan của tôi, nhằm mục đích làm trong sáng và phong phú hơn tiếng Việt một cách thực tế, phù hợp với “tập quán ngôn ngữ” hằng ngày của cộng đồng người Việt nói tiếng Việt, chớ không lập dị hoặc bới lông tìm vết gì cả !  Trước tiên, xin đề cập đến từ “CHUNG CƯ hay CHÚNG CƯ” .
 
Trích bài viết:
CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt vì tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ CHUNG Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.
 
Theo tôi nghĩ:
 
Từ CHUNG CƯ là từ được viết gọn lại của nhóm từ CÙNG CHUNG CƯ NGỤ, đã được quần chúng sử dụng từ trước đến nay, nghe đã quen tai, không cần thiết phải đổi lại thành CHÚNG CƯ, nghe vừa xa lạ vừa chói tai, vừa lập dị vừa không hợp với tập quán ngôn ngữ. Xin được giải thích…
 

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2022

BÀ MẸ NUÔI CỦA NHÀ THƠ PHÙNG QUÁN – Nguyễn Bùi Vợi

Nguồn:
https://nhathonguyenbuivoi.wordpress.com/category/tac-pham/van-xuoi/nguyen-bui-voi-viet-ve-be-ban/

Nhà thơ Phùng Quán

Năm 1960, đi lao động thâm nhập thực tế ở Thái Bình cùng các nhà văn Tô Hoài, Hoàng Trung Thông…về, Phùng Quán bị nhiễm lao. Nằm điều trị ở bệnh viên lao trung ương khỏi bệnh rồi nhưng không biết về đâu vì phòng Văn nghệ quân đội không còn tên anh nữa, Hội nhà văn cũng đã khai trừ anh. Phùng Quán về thôn Nghi Tàm xã Quảng An huyện Từ Liêm (Hà Nội) đến nhà ông cả Hàm là trưởng xóm Đình xin ở nhờ ít lâu. Gia đình ông cả vui vẻ nhận lời vì biết anh là tác giả tiểu thuyết “Vượt Côn Đảo” nổi tiếng. Ông cả Hàm nói với vợ: Tôi cũng có biết anh này có “phốt”. Người ta đầu xanh tuổi trẻ lại có tài ắt là có tật, thôi giúp đỡ người ta, để phúc để đức cho con! Không có lương, Phùng Quán sắm cần câu, thỉnh thoảng ra hồ câu cá trộm! Một hôm, anh đi qua trước một túp nhà lá một gian hai chái. Thấy một bà cụ một mình đi ra đi vào, Phùng Quán tạt vào chơi.
 
Hỏi truyện cụ, anh mới biết cuộc đời cụ thật gian nan. Cụ ông uống rượu say, “đi” luôn đến mồng một Tết để lại cho cụ bà một mảnh vườn, một ngôi nhà gỗ 5 gian và 3 đứa con dại. Cô gái đầu lòng tiên là Húng mất năm 13 tuổi. Con thứ hai là Nguyễn Văn Thơm vào bộ đội, hy sinh vào năm 1947 ở mặt trận Hà Nội. Con gái út tên là cô Vỏ bị thiên đầu thống, lòa cả hai mắt, mất năm 30 tuổi, chưa kịp lấy chồng. Trước cụ cũng có một gian hàng bán cơm ở chợ hàng Da nhưng vì con bệnh nặng, gia tài khánh kiệt, cụ phải bán đi cả căn nhà gỗ 5 gian, cây que chụm lên túp này…
 

THƠ TẶNG MINH PHƯỢNG – Đặng Xuân Xuyến


  


HƯƠNG XƯA
(Tặng Phượng yêu)
 
Vội về hội để cầu may
Mà neo ngơ ngẩn kẻ say nụ cười.
Có còn trẻ dại non người
Để e tấp tểnh cái thời trăng non?
 
Hương xưa thì cứ tươi ròn
Và mưa cứ giọt giọt mòn giữa tim...
 
Hà Nội, ngày 12 tháng 06-2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

ĐÊM LÀ HƯ VÔ – Thơ Trần Mai Ngân


  

 
ĐÊM LÀ HƯ VÔ
 
Đêm nay mặn đắng vị buồn
Ghì đêm ôm xiết rồi buông hững hờ
Vắt tim nhỏ giọt lệ thơ
Tại sao xa lạ lạnh bờ môi yêu
 
Đêm nay sâu lắng hắt hiu
Muôn trùng gõ nhịp tiêu điều gian nan
Hoá điên ở giữa trần gian
Đôi tay bám riết hoang mang ơi... Mình!
 
Đêm nay đêm của lặng thinh
Cuồng si thuở ấy bóng hình nơi đâu
Dấu tay vết bấu còn sầu
Ngát trên da thịt một mầu hư vô!
                                             
                           Trần Mai Ngân

NGÀY XẾ BÓNG – Thơ Đoàn Thuận


  
                          Nhà thơ Đoàn Thuận


NGÀY XẾ BÓNG
 
Ta đôi khi muốn thay chiếc răng mẻ
chợt nghĩ mình còn trụ được bao lâu
đêm thao thức vỗ về lòng an tịnh
mong gió thu thổi bạt vạn cổ sầu.
 
Chiếc răng giả cho thêm nụ cười đẹp
đâu xua tan hình dạng lệch môi hôn
đâu kéo lại màu xuân mái tóc bạc
cõi sắc không hư ảo cả tâm hồn
 
Răng lòi xỉ thâm căn trong cốt tuỷ
nụ hoa thơm chuyển dịch tự hạt mầm
hạt bụi nhỏ hoá thân qua bao kiếp
đời buồn vui kỳ hạn khoảng trăm năm.
 
Răng có thay, phận ta không thay được
trước hiện tồn vạn hữu tựa khói sương
đời trót đã cho ta làm lữ khách
trọ cõi người giây lác lại lên đường.
 
Răng chưa rụng có khi ta khuất bóng
chưa kịp cười bên hoa một sớm mai.
sao biết được hậu thân ta giả tạm
hay đâu chừng răng duyên giữa môi ai ?
 
                                   ĐOÀN THUẬN

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2022

DƯƠNG THU HƯƠNG, NGƯỜI ĐI GIỮA HAI LÀN ĐẠN – Đỗ Trường

Nhà văn Dương Thu Hương là nhà văn nổi tiếng nhất trong dòng văn học hiện thực tại Việt Nam những năm 80. Hầu như sách của bà in ra đều bán hết rất nhanh. Mặc dù những năm đó, chuyện mua sách là xa sỉ đối với đồng lương eo hẹp và cuộc sống thiếu đói của tầng lớp công nhân lao động. Bài viết của nhà văn Đỗ Trường và lời nhận xét của Giáo sư Huệ Chi dưới đây về những cuốn sách hiện thực chiến tranh đã đẩy bà vào chốn lao tù CS, đã cho ta thấy một Dương Thu Hương đáng kính nể thế nào.

Nhà văn Dương Thu Hương

Lời dẫn của GS Huệ Chi
 
Tôi có may mắn được con mắt xanh của nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến để ý, mời làm giảng viên chính Trường viết văn Nguyễn Du ngay từ khóa I, khóa của những người viết văn xuất thân quân ngũ vừa rời chiến trường trở về được dăm năm, những người năng khiếu văn chương nẩy nở cùng với quá trình đem sinh mạng mình cọ xát với cái chết, nhìn ngắm và chiểm nghiệm nó ở cự ly gần, nên gần như cả một thế hệ – chỉ dám thu hẹp trong phạm vi một khóa học – đều trở thành những cây bút có bản lĩnh và bản sắc. Trong số đó, Dương Thu Hương là một người nổi bật và trường sức. Trớ trêu cho tôi, khi giảng bài có chị ngồi ở dưới, tôi chưa kịp nhận ra điều này. Vào năm 1983, khi Viện Văn học tổ chức một hội thảo khoa học được coi là quan trọng “35 năm văn học cách mạng miền Nam” (tính từ 1959), tôi được phân công làm người ghi âm những bài phát biểu miệng, trao đổi ý kiến trực tiếp trên diễn đàn. Tôi đã ghi không sót bất kỳ ai, kể cả những người nói những lời nhàm chán nhất. Thế nhưng khi đến lượt Dương Thu Hương giơ tay, không hiểu sao tôi lại tắt công tắc. Một tâm lý coi thường học trò nằm trong vô thức chăng? Có lẽ. Thì có ngờ đâu đấy lại là diễn ngôn ứng tác xuất sắc nhất trong cả cuộc hội thảo. Nó cũng bộc lộ một cá tính mạnh, dám phơi trần sự thật, của cây bút Dương Thu Hương sau này. Tôi nhớ đinh ninh, đó là lần đầu, trên một diễn đàn chính thống và công khai, có những điều cấm kỵ được nêu lên thẳng băng không chút dè dặt; như việc chị nói: “đưa một nhà thơ lên giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách kinh tế thì tránh sao khỏi đất nước đói rã họng”... Sau cuộc họp tôi cứ tiếc ngẩn tiếc ngơ như người đánh mất một vật quý; tiếc vì bỏ qua đi một cơ hội để có được một bài nói xuất thần của người học trò mà đến lúc ấy mình vẫn chưa nhìn thấy hết tài năng. Nhân bài viết của Đỗ Trường đăng lại dưới đây, gọi là có mấy lời tạ lỗi với nhà văn.
 

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2022

CHÙM THƠ “MƯA...” CỦA LÊ VĂN TRUNG


   


MƯA
 
Mưa đồi Tây ướt tóc người
Áo hay sương mỏng bên trời vàng thu
Có con chim lạ bay từ
Thiên thu về gọi sa mù đồi trăng
 
Mưa đồi trăng! Mưa đồi trăng!
Miền HIU QUẠNH với CÕI IM LẶNG người
Mưa còn rơi! Mưa còn rơi!
Là tôi giọt lệ trên môi rượu nồng
 
Mưa đồi KHÔNG ướt lòng KHÔNG
Người từ IM LẶNG về hong tóc buồn
Mưa trăm năm mưa nghìn năm
Mưa từ thiên cổ lạnh căm cõi người.
                           

MỘT ĐỐM LỬA – Thơ Nguyên Lạc


  


MỘT ĐỐM LỬA
 
Ta chợt ngộ môi em là rượu độc
Nhắp một lần say khướt cả trăm năm
Hồn chếnh choáng đi tìm tim đánh mất
Thấy hư không lạnh buốt một dòng
 
Em đã đến đã đi như định mệnh!
Một người ngồi tiếc nuối tuổi thời gian
Chiều cổ độ mây trắng bay thăm thẳm
Môi son nồng rượu độc nỗi hoài mong
 
Cuộc trăm năm chỉ là giấc mộng
Ta còn chi ngoài em phiến môi hồng?
Một đốm lửa có đủ soi hy vọng?
Cuối đường hầm đủ hong ấm đời không?!
 
                                               Nguyên Lạc