BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

SÁNG CHỦ NHẬT MƯA PHÙN – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Đỗ Hải, ca sĩ Thanh Hà trình bày


    


SÁNG CHỦ NHẬT MƯA PHÙN
 
Sáng Chủ Nhật mưa phùn ảm đạm
Em nhìn mưa, nhớ anh, buồn hiu!
Sáng Chủ Nhật mùa thu lãng đãng
Thu về rồi tháng Chín mưa rơi
 
Anh xa xăm, xa tầm tay với
Anh nghìn trùng chẳng thể gặp anh ơi!
Mưa rơi rớt mùa thu làm nhớ quá
Người xưa giờ trong ký ức phôi pha
 
Mớ ký ức lúc mù mờ khi đậm nét
Hai mươi năm mà em ngỡ hôm qua
Hai mươi năm trôi nhanh như gió thoảng
Sáng hôm nay tình cũ bỗng lại về
 
Ngỡ đã quên nhưng hôm nay nhớ lại
Những ngày mưa như ngày hôm nay
Em nhớ lắm những khi mưa rơi rớt
Tình thắm nồng hơn, lãng mạn, dễ thương hơn  
 
Sáng Chủ Nhật mưa phùn ảm đạm
Sáng Chủ Nhật bầu trời mầu xám
Bắt đầu ngày bằng một bài thơ nhớ
Bài thơ nhớ, thơ cho người trong mộ
Mộ của anh em chẳng biết nơi nào?
 
                         Quách Như Nguyệt


      

Nhạc: Đỗ Hải
Thơ: Như Nguyệt
Ca sĩ: Thanh Hà

TRI ÂN THẦY CÔ – Thơ Nhật Quang


  

 
TRI ÂN THẦY CÔ
 
Gió Thu nhè nhẹ rung rinh
Bên khung cửa sổ lung linh nắng hồng
Lật trang vở mới thơm nồng 
Con ngồi nắn nót đôi dòng vần thơ
 
Tấm lòng gửi đến Thầy, Cô
Người nâng đôi cánh ước mơ… vào đời
Tri ân công sức cao vời
Cho con kiến thức rạng ngời tương lai
 
Bên trang giáo án miệt mài
Thầy, Cô tâm huyết đêm ngày tháng qua
Tận tình lời dạy thiết tha
Cho thế hệ trẻ tiến xa… thành người
 
Con đò thầm lặng êm trôi
Chở bao khát vọng... rạng ngời hôm nay
Vào đời cuộc sống vui say
Hành trang kiến thức Cô, Thầy nào quên
 
Đoá hoa hương ngát dịu êm
Vần thơ trìu mến đây niềm biết ơn
Tình Cô, Thầy mãi sắt son
Ngàn đời ghi khắc lòng con nhớ hoài.
 
                                        Nhật Quang
 

CHÙM THƠ 20-11 CỦA ÁI NHÂN




ÁI NHÂN
Tên thật Bùi Cao Thế
Đt:0984470914
139- 399- Ngọc lâm – Long biên –Hà nội
TK Bùi cao Thế 10524096395016 Techcombank
Chi nhánh Chương dương – HN




THẦY TÔI
(Kính tặng nhà giáo ưu tú, nhà thơ Lê Xuân Hương)
 
Thầy tôi quê ở Xứ Thanh
Bén duyên đất nhãn ngọt lành nở hoa
Cuộc đời dâu bể phong ba
Phấn vương trên tóc, chàm pha da mồi
 
Niềm tin gieo hạt nụ cười
Thày như cánh hạc giữa trời mê say
Thả hồn rong ruổi thơ bay
Cạn dòng sông Mã, cháy tay gió Lào
 
Trắng đầu mây ngủ chiêm bao
Bừng trong khóe mắt… khát khao học trò!
 

ĐÔI UYÊN ƯƠNG LÊ UYÊN PHƯƠNG VỚI CA KHÚC CHIỀU PHI TRƯỜNG - Chiêm Lưu Huy


                                   

1  
Lê Uyên Phương là nghệ danh chung của đôi vợ chồng nhạc sĩ Lê Minh Lập (1941 - 1999) và ca sĩ Lê Uyên Lâm Phúc Anh (sinh 1952). Lê Uyên Phương nổi tiếng bởi việc sáng tác và trình diễn những tình khúc ca ngợi tình yêu nồng nàn, lãng mạn tại Sài Gòn trước năm 1975.
  

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

KHÓI – Thơ Trần Mai Ngân


  


KHÓI
 
Đông về đốt lá trên sân
Có vài sợi khói tần ngần chẳng bay
Vương vào đôi mắt mi cay
Khói thương tro hiểu những ngày là đây...
 
                                       Trần Mai Ngân

ĐỌC “TÒ HE” THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Châu Thạch


   

 
TÒ HE 
(Tặng 1 người em)
 
Phút trải lòng đăng ngắt
Điếng lòng người lặng nghe
Thương nửa đời nén chặt
Nhốt hồn trong xác ve.
 
Chiều cuối ngày nắng quắt
Dụ hồn nhập Tò He.
 
Hà Nội, chiều 14 tháng 9.2021
Đặng Xuân Xuyến


 
ĐỌC “TÒ HE” THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN
                                                         Châu Thạch
    
Tò He (còn từng được gọi là con giống bột) là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn Tò He là một nét văn hóa dân gian chẳng biết có còn hay không, vì các nơi đô thị không thấy nữa Nặn Tò He xuất hiện không rõ từ lúc nào nhưng có lẽ là do các nghệ nhân miền nông thôn sáng tạo.
 

ĐIỂM ĐẶC BIỆT TRONG CÁCH BÌNH THƠ CỦA THI SĨ VŨ QUẦN PHƯƠNG – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
                                                                                                        
Đọc bài thơ Đợi của thi sĩ Vũ Quần Phương với lời bình của Trần Đăng Khoa trong tập Bình Thơ Từ 100 Bài Thơ Hay Thế Kỷ XX (tập hai) tôi thấy một điểm rất lạ: Người bình chỉ bình tán ý tứ chứ không bàn đến thi pháp, kỹ thuật thơ. Tôi cũng đọc lời bình của vài người khác (Phạm Văn Chữ, Hoàng Dân, Nguyễn Thị Lan… mời xem link ở cuối bài) và cũng thấy hiện tượng giống y như vậy.
 

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2021

CHÚT NỮA SẼ KHÔNG CÓ BÀI THƠ HAI SẮC HOA TI GÔN!




Cuối mùa thu năm 1937, tòa soạn báo Tiểu thuyết Thứ bảy nhận được bài thơ nhan đề Bài thơ thứ nhất, rồi sau đó ít ngày, nhận được một bài thơ nữa, nhan đề Hai sắc hoa ti gôn, đều của một tác giả ký tên TT Kh. Sau đó, tòa soạn không nhận được bài thơ nào nữa của TT Kh, cũng không biết tác giả này ở đâu.
 

CHUYỂN MÙA – Thơ Tịnh Bình


 

            
CHUYỂN MÙA
 
Long lanh như hạt nắng
Vui đùa cùng ban mai
Hát ru cùng sương trắng
Vỡ òa miền heo may
 
Bước chân thu nhè nhẹ
Đã đi xa dần xa
Mùa chuyển mùa khe khẽ
Chưa thật đông đâu mà...
 
Bầy chim vừa đập cánh
Chiều buông muôn lá mềm
Tiễn thu vào quá vãng
Vàng hoe mắt phố đêm
 
Hững hờ dư hương cũ
Quán vắng thưa người qua
Khăn voan mờ lối phố
Chút tình nào phôi pha...
 
               TỊNH BÌNH
                (Tây Ninh)

CHÙM THƠ ‘HƯƠNG” CỦA LÊ VĂN TRUNG


  

 
HƯƠNG ĐÊM
 
Em về sáng một vành trăng
Hồn thu tôi cũng đang rằm vàng ươm
Quỳnh hương! Ồ dạ lan hương!
Hay mùi da thịt chìm sương lụa hồng?
Em về? Ồ không! Ồ không!
Chỉ là mơ, chỉ là mong, ảo huyền!
Chỉ là mây quyện vào đêm
Chỉ là gió nhẹ lay mềm câu thơ
Chỉ là sợi khói giăng tơ
Chỉ là men ủ từ hồ rượu thu
Em về? Về đâu? Về đâu?
Mà thơ tôi trải nghìn câu ngọc ngà
Bước chân em nhẹ như là
Mùi hương cổ tích mượt mà vườn đêm.
   

THƠ CỦA VUA THÀNH THÁI – Đỗ Chiêu Đức


Vua Thành Thái

Vua Thành Thái 成泰 (1879-1954) tên thật là Nguyễn Phước Bửu Lân, là vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1889 nhưng vì có khuynh hướng chống Pháp đô hộ nên bị truất phế năm 1907, đưa vào giam lỏng ở Vũng Tàu, đến năm 1916 thì bị đày qua đảo La Réunion (ở châu Phi) cùng một lần với vua Duy Tân. Mãi đến năm 1947, vua Thành Thái mới được về nước, nhưng chỉ được chính quyền thực dân cho phép sống tại Sài Gòn. Năm 1953, vua có ra thăm lại cố đô Huế, rồi mất vào năm sau.

NHỚ NGÀY MẤT CỦA NGUYỄN TẤT NHIÊN, 3/8/1992 – Khanh Truong

 

 
Người ta tìm thấy Nguyễn Tất Nhiên chết trong xe hơi, ở khuôn viên một ngôi chùa thuộc thành phố Westminster, Nam Caliufornia, USA. Bên cạnh xác Nhiên là một ống thuốc ngủ rỗng ruột. Nhiên đã tự kết liễu đời mình, một cuộc đời đầy ắp khổ đau.

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

MÌ QUẢNG CỦA BÙI GIÁNG – Mặc Thu

Mặc Thu là nhà văn, nhà báo tên thật Lưu Đức Sinh, là một kiện tướng góp phần tạo nên sinh hoạt văn chương báo chí của miền Nam Việt Nam. Năm 1954, sau khi di cư từ Hà Nội vào Nam, ông là chủ nhiệm nhật báo Tự Do. Cùng với những nhà văn, nhà báo lỗi lạc cùng thời với ông. Sau đó, ông làm giám đốc nhật báo Thách Đố, tuần báo Phụ Nữ Mới. Sau 1975, nhà văn Mặc Thu bị cầm tù 12 năm, phong cách của ông luôn là tấm gương sáng, được bằng hữu và bạn tù nể trọng.

Nhà báo Mặc Thu


Nhà thơ Bùi Giáng

Lần đầu tôi gặp Bùi Giáng vào năm 1957, tại Sài Gòn. Khi ấy, mỗi chiều tối, gần như thường lệ, Đinh Hùng và tôi gặp nhau ở Câu Lạc Bộ Văn Hóa, đường Tự Do (Catinat cũ) để uống bia. Quán này của anh chị Phạm Xuân Thái, thường tụ họp khá đông giới văn nghệ sĩ của thủ đô miền Nam. Anh Phạm Xuân Thái lúc ấy đã rời chức bộ trưởng Bộ Thông Tin. Anh đại diện giáo phái Cao Đài trong chính phủ Ngô Đình Diệm.
 

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

THANH TẨY Ý TƯỞNG VƯỚNG TRONG CỔ HỌNG – Thơ Khaly Chàm


 


thanh tẩy ý tưởng vướng trong cổ họng
 
“tôi đẹp như hình tôi
như cuộc đời như mọi người… có thể (?)”
 
chớp bể mưa nguồn nơi chốn của thiên thu
trong mắt rất gần sao phải đo chiều dài giọng nói
nắng nghẹn quên xanh trong lòng tay đen ngòm màu bóng tối
ta nuốt chửng hồn thơ ngửa mặt đẫm sương mù
 
ừ, thì ta đã biết rồi em là sợi khói mộng du
viền quanh nhịp dừng khiến nốt đen ái tình đang âm mưu tự tử
em đã kẽ khuôn nhạc tật nguyền nhốt thời gian nên ca từ thơ ta luôn dị ngữ
nó chẳng biết ẩn trú vào đâu đành rú lạnh một hơi dài
 
chỉ cái nhếch môi cười sòng phẳng ấm ớ dọc hàng cây
chờn vờn lễ nghi, vồ vập giao hoan dưới ngọn đèn đường thành phố không con mắt
ôi! loài mèo thật dễ thương cứ quất mạnh vào ta ngọn roi cô đơn nồng nàn lấp lánh
ký ức mãi thơm lừng cùng với hàng triệu tinh trùng trôi tuột vào bóng đêm
 
khaly chàm
hanoi mua he 2017
 

CHỮ VIỆT GỐC PHÁP - Nguyễn Hữu Phước




CHỮ VIỆT GỐC PHÁP TRONG VẤN ĐỀ ĂN UỐNG
 
Ăn phở uống cà phê
 
Ăn uống là nhu cầu căn bản đầu tiên của tất cả các dân tộc. Do đó khi giao tiếp với người Pháp, những chữ liên quan đến thực phẩm được dùng đến nhiều. Trước hết có chữ “cà phê.” Già trẻ, từ nam tới bắc, từ đông sang tây (quốc nội hay hải ngoại) đều biết từ nầy. Nó do chữ café của Pháp. Cây cà phê đã góp một phần quan trọng vào đời sống của dân Việt từ thời Pháp thuộc cho đến ngày nay. Cách đây ba, bốn năm, VN đã đứng đầu thế giới trong việc sản xuất và xuất cảng cà phê loại “Robusta.”<!>
 
Liên quan tới cà phê, có “cà phê phin” (filtre: lọc). Cà phê phin có một độ còn có biệt danh “cái nồi ngồi trên cái cốc.” Đó là sự “tả chân” về cái phin cà phê của các bộ đội ngoài Bắc vào Nam. Phải công nhận một điều là khi trời lạnh, vào quán gọi một ly cà phê sữa nóng, ngồi nhìn cái nồi thảnh thơi ngồi trên cái cốc, nhỏ từng giọt cà phê xuống cái ly (cái cốc), là một sự chờ đợi lý thú. Khi nhắp chút cà phê sữa từng hớp nhỏ, hưởng cái vị đắng-ngọt “đã” cái lưỡi không thể tả được. Nhưng chưa hết. Hãy gọi một bát phở tái, chín, nạm, gân, sách nữa.
 

NGUỒN GỐC CỦA CÁCH NÓI "NAM TẢ NỮ HỮU" - An Hòa

Nguồn:
https://trithucvn.org/van-hoa/nguon-goc-cua-cach-noi-nam-ta-nu-huu.html


Quan niệm "nam tả nữ hữu", người nam bên trái, người nữ bên phải vẫn thường được lưu truyền trong dân gian. Nó có nguồn gốc như thế nào và có mối liên hệ gì với những ý niệm truyền thống?

Ngày nay, quan niệm "nam tả nữ hữu" vẫn còn được lưu truyền trong văn hóa người Việt, tại một số nghi lễ, hội họp dòng họ, hay cách sắp xếp bàn thờ. Tập tục này có liên quan rất mật thiết với ý niệm của người xưa.
 
Từ rất xa xưa, các hình thức tu luyện Đạo gia khác nhau đã giảng rằng, vạn vật trong vũ trụ đều có hai mặt đối lập là âm và dương. Chẳng hạn sự vật trong tự nhiên là có lớn bé, dài ngắn, trên dưới, trái phải, cứng mềm, v.v.. Hơn nữa bên trong mỗi sự vật cũng đều có tính được và mất, gốm dễ vỡ nhưng chôn xuống đất thì không suy suyển, sắt cứng rắn nhưng chôn xuống đất thì dễ bị sét rỉ, v.v.. Tất nhiên đây chỉ là một loại tính chất, với các cấp độ đối lập, tương sinh tương khắc, tương phụ tương thành khác nhau, không phải là sự đối lập tuyệt đối.
 

LÒ GẠCH NGÓI TRƯƠNG KẾ Ở QUẢNG TRỊ - Đinh Hoa Lư



Xe Huế ra, qua trạm kiểm soát Long Hưng sẽ qua lò gạch ngói Trương Kế mới về bến xe Nguyễn Hoàng. Con đường mang tên cố Trung Tá Lê Huấn chỉ có lò gạch ngói này là ngôi biệt thự làm khách trên xe để ý mà thôi. Các lò đúc nằm sau nhường mặt trước cho chủ nhân xây căn lầu với kiến trúc tân thời hơn bên căn nhà ngói xây đã nhiều năm trước.
 

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

HỒI SINH – Thơ Tịnh Bình


  
                 Nhà thơ Tịnh Bình


HỒI SINH
 
Hoang vu góc trời mây trắng thênh thang
Đợt trầm lạnh cuối cùng trước khi bầy mưa đi vắng
Lũ ve hạ trốn vào giấc mơ cổ tích
Trên lối xa xăm phảng phất nét thu về
 
Những ban mai ngồi bệt xuống khu vườn
Ngơ ngác chùm sương long lanh lệ ngọc
Mở lồng ký ức phóng sinh bầy chim trắng
Tiếng đập cánh bay lên của chúng
Nguôi ngoai cánh cửa lòng đang chật chội
 
Mùa ném vào ánh nhìn thiêu đốt
Mùi khói đồng không thơm như ai đó hằng mường tượng
Cánh đồng ho khan thương giọt mồ hôi
Gốc rạ còm cõi phận đời phèn mặn
Trên cao kia màu chiều lóe vòm mây ngũ sắc đầy hứa hẹn
Nuốt chửng đường bay lũ thiên di
 
Mùa tiếp mùa đợi chờ những đắng đót tự hồi sinh
Đám mây đi loanh quanh cũng chở mưa về chốn cũ
Tia nắng hình trái tim gieo mùa hân hoan
Những thiên thần tự bay trên đôi cánh của mình
Rải xuống trần thế những bông hoa hình ngôi sao
Và ngàn lời chúc phúc...
 
                                                           TỊNH BÌNH
                                                             (Tây Ninh)
 

VÔ ĐỀ – Thơ Nguyên Lạc


  

 
VÔ ĐỀ
 
1.
Thương biết mấy huyền nhung dài mây tóc
Sáng xuân hồng tha thướt áo hoa bay
Mắt em liếc khiến nhân gian chết điếng
Phúc phần ta hay là một thiên tai?
 
2.
Chiều thu phong lòng ta thương biết mấy
Nhu mì em và thuở ấy sao quên?
Góc phố xưa ta vội vàng hôn lén
Nên một đời nhớ mãi cái không tên!
 
3.
Trăm năm dâu bể điêu tàn
Ngàn năm mây trắng trên ngàn vẫn bay
Chuông chiều tám sải gọi ai?
Giật mình lữ thứ thở dài hư không!
 
                                   Nguyên Lạc

PHẢI KHÔNG ANH – Thơ Trần Mai Ngân


  
 

PHẢI KHÔNG ANH
 
Anh!
Sáng nay bên cửa sổ còn sót lại nhánh Cúc vàng
Nói với em mùa thu luẩn quẩn đâu đó
Nói với em mùa đông đừng đến vội
Để cây cành khô trụi nhánh yêu thương
 
Anh!
Mùa cũ qua đi còn vương, còn vương
Vương trên mắt trên môi nụ cười xa lắc
Nhưng đầm ấm tràn đầy buộc chặt
Tuổi hai mươi hay ở tuổi năm mươi…
 
Anh!
Rồi cũng tiễn mùa đi - dẫu biết
Hẹn chu kỳ mùa quay trở lại
Chỉ nhánh Cúc vàng sẽ trở thành hoang dại
Rã xác hoa tàn chăm bón đất hôm nay…
 
Anh!
Tất cả còn đó không phai, không phai
Như vẹn nguyên trái tim em nóng hổi
“Phải không anh…” mãi là câu em hỏi
Mà trả lời sao chỉ một thinh âm!
 
                         Trần Mai Ngân

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

VÀI TRANG PHÁC THẢO TRONG TẬP "DI CẢO THƠ" CỦA THẦY GIÁO LÊ VĂN HỘ

Xin phép được giới thiệu vài trang phác thảo trong tập Di cảo thơ  của thầy giáo Lê Văn Hộ (1945 - 1994) từng dạy học trường Trung Học Bình Tuy để tưởng nhớ một người thầy giáo tài hoa.





Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021

MẤY DÒNG TIỄN BIỆT – Thơ Văn Công Toàn





  MẤY DÒNG TIỄN BIỆT
  (Vô cùng thương tiếc thầy Lê Đình Loan)
 
   Đã bao lần chúng ta chưa tìm thấy nhau
   Tuổi học trò qua đi mỗi người một hướng
   Bao kỷ niệm dù không cùng ý tưởng
   Vẫn đậm đà tình cảm bền lâu...
 
   Có một ngày chúng ta không còn bên nhau
   Học trò chia tay thầy cô, bạn bè rời xa bằng hữu
   Mỗi lần hội ngộ khắc ghi niềm vui thân ái
   Mỗi hoàn cảnh cuộc đời nhớ mãi mai sau...
 
   Rồi sẽ đến lúc chúng ta tiễn biệt nhau
   Kẻ về trên nước Chúa, người theo lên cõi Phật
   Không còn ai đong đếm tháng ngày được mất
   Không còn tính giàu nghèo, chẳng còn kể cao sang...
 
   Hôm nay chúng ta tưởng nhớ thầy Lê Đình Loan
   Hương Thuỷ một thời mái trường xưa yêu dấu
   Thầy Hiệu trưởng nặng sâu tấm lòng nhân hậu
   Từng dẫn dắt chăm lo bao thế hệ học trò ...
 
   Tưởng nhớ thầy dù tận phương trời xa
   Hương Thuỷ vẫn còn đây mỗi bức tường mái ngói
   Dãy hành lang, cây bàng, hàng phượng thắm
   Đã trở thành ký ức chẳng mờ phai...
 
   Tiễn biệt thầy đâu còn hẹn tương lai
   Suốt 83 mùa xuân thầy ở lại
   Hết 83 tuổi đời thầy đi mãi
   Dù không tấm Huân chương, cánh cửa mở thiên đàng...
 
   Thành kính tiễn biệt thầy Hiệu trưởng Lê Đình Loan !
    
                                                           Huế 4/11/2021              
                                                      VĂN CÔNG TOÀN

*

         NHỮNG HÌNH ẢNH LƯU NIỆM  CỦA THẦY TRÒ




SÀI GÒN CHUYỆN XƯA: NHỚ MÃI CHƯƠNG TRÌNH “ĐỐ VUI ĐỂ HỌC”

Giữa thập niên 1960, trên Đài truyền hình Sài Gòn có chương trình “Đố vui để học” được học sinh đô thị xem nhiều và rất say mê. Đến giờ, nhiều người ở lứa tuổi trên dưới 60 vẫn hào hứng khi được nghe nhắc lại chương trình này.

Giáo sư Lê Văn Khoa - MC “Chương trình đố vui để học” trên Đài truyền hình Sài Gòn giữa thập niên 1960

Chương trình này bắt đầu phát năm 1966, do Trung tâm Học Liệu thuộc Bộ Giáo dục (miền Nam) thực hiện. Những người tham gia điều hành chương trình là: các thầy cô dạy trung học như Đinh Ngọc Mô (dạy Pháp văn, có biệt tài về kịch nghệ), Lê Thanh Hoàng Dân (Phó giám đốc Trường Quốc gia Sư phạm), Cao Thanh Tùng (dạy Việt văn), Huỳnh Kim Quế (đã qua một khóa huấn luyện về vô tuyến truyền hình tại Đài Loan) và các ông bà Nguyễn Văn Đồng, Huỳnh Độ, Nguyễn Tú Anh, Đặng Ngọc Hương, Dương Thủy Ngân.
Chương trình được mô phỏng tiết mục truyền hình của Mỹ Quiz Show và tiết mục Quitte ou double của Pháp, vừa có tính giải trí, vừa có tính giáo dục, tạo tinh thần thi đua học tập của học sinh, tập cho các em bình tĩnh, phản ứng nhanh, ăn nói mạnh dạn và lưu loát trước công chúng, khuyến khích các em ưu tú, tạo tinh thần học hỏi cho học sinh nói chung.

Quang cảnh buổi thu hình chương trình Đố vui để học cá nhân kỳ thứ 78 tại phim trường Đài truyền hình Sài Gòn – Ảnh: Báo TGTD tập XVII số 12

Ở giải cá nhân, học sinh nam hay nữ các lứa tuổi từ trung học trở xuống đều có thể ghi tên dự thi, có chứng minh bằng thẻ học sinh hay căn cước. Ban tổ chức ưu tiên cho học sinh các tỉnh xa, nhất là khi thí sinh được ban giám hiệu trường tiến cử đi thi. Mỗi thí sinh sẽ trả lời 9 câu hỏi từ dễ đến khó, thời gian cho mỗi câu là 30 giây. Tiền thưởng tăng từ thấp đến cao, từ câu đầu đến câu cuối, bắt đầu từ 5 đồng, sau đó gấp đôi ở câu sau cho đến khi trả lời cả 9 câu là 1.280 đồng.