BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

HỘI NGỘ LIÊN TÔN GIẢI THOÁT NHÂN SINH - Đức Hạnh và Thi Hữu


  


HỘI NGỘ LIÊN TÔN GIẢI THOÁT NHÂN SINH
[Dĩ đề vi thủ - Bát vận đồng âm]
 
HỘI lễ thành công đượm biển tình
NGỘ hoa bác ái nở muôn tình
LIÊN đoàn kết hợp ngời thiên tính
TÔN chỉ yêu thương rạng ngãi tình
GIẢI cứu trần ai rời dịch bịnh
THOÁT li vị kỉ nở ân tình
NHÂN hòa đạo lý đời tươi tỉnh
SINH trưởng từ tâm thắm nghĩa tình.
 
Đức Hạnh
28 10 2021
 
 
 HỘI NGỘ LIÊN TÔN GIẢI THOÁT NHÂN SINH
(Khoán thủ, bát vĩ đồng âm)
 
HỘI tâm hiệp lực dậy sông tình
NGỘ lẽ hòa an mãi đượm tình
LIÊN hợp lương tri, cao bản tính
TÔN vinh đạo lý, thậm ân tình
GIẢI trừ họa hiểm, xua trùng bịnh
THOÁT tục sân si, trọng ý tình
NHÂN đức khai hoa, đời thức tỉnh
SINH sôi vạn phước nặng thâm tình!
 
Nguyễn Huy Khôi
28-10-2021

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021

QUÁN CƠM BÀ CẢ ĐỌI, NƠI LƯU DẤU CHÂN NHỮNG LÃNG TỬ SÀI GÒN - Hoàng Phương Anh


Bà Cả Đọi khi còn sống và con cháu. Ảnh: Người lao động

Quán cơm Bà Cả Đọi vẫn được các thực khách kể lại trên bàn tiệc với nhiều thêu dệt. Và đọng lại trong đó, ta biết được sự tương kính, tôn trọng nhau giữa vị khách và người chủ ngày ấy, nét ứng xử nhân văn của người Sài Gòn xưa.
Những cư dân sống lâu năm ở Sài Gòn thích ẩm thực hương vị đồng quê Kinh Bắc với thịt kho, dưa chua, trứng đúc, cà bung… thì Tiệm cơm ĐỒNG NHÂN - Cơm Bà Cả luôn được nhắc đến. Nhiều người đi xa mấy chục năm trở về cũng được bạn bè nhắn: “Nhớ ăn giùm tôi bát canh cua rau đay của Bà Cả nha”.
 
Bà Cả được nhiều người biết đến không chỉ do tài nấu nướng khéo léo của bà. Thương hiệu Quán cơm Bà Cả Đọi được các lãng tử, thành viên các ban nhạc trẻ ở Sài Gòn truyền tai nhau cách đây 53 năm, rồi lan rộng ra nhiều giới đã trở thành huyền thoại đối với những người sành ẩm thực Sài Gòn.
 

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2021

BÀI THƠ “MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC MÌNH” CỦA TRẦN VÀNG SAO ĐƯỢC TRAO GIẢI THƯỞNG SÁCH QUỐC GIA - Thiên Điểu

Nguồn:
https://tuoitre.vn/bai-tho-cua-mot-nguoi-yeu-nuoc-minh-cua-tran-vang-sao-duoc-trao-giai-thuong-sach-quoc-gia-20211102001115655.htm
 
 


Giới văn nghệ vừa đón nhận tin vui với nhiều nỗi cảm động: tập thơ 'Bài thơ của một người yêu nước mình' của người thơ lận đận Trần Vàng Sao được trao giải B giải thưởng Sách quốc gia năm 2020.
Thông tin được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - xác nhận với Tuổi Trẻ Online tối 1-11.

THĂM THẦY CÔ VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC HUẾ - Vĩnh Chánh


Thầy cô Lê Thanh Minh Châu và vợ chồng Vĩnh Chánh

- Anh nè, Thầy Cô Lê Thanh Minh Châu dạo này sức khỏe ra sao?? Lần trước anh nói chuyện với Thầy Cô hồi nào vậy??
- Anh nghĩ khoảng 2 tháng trước, gặp lúc Thầy Cô đang đi thăm con gái đầu ở Salt Lake City.
- Anh lo điện thoại với Thầy xem Thầy Cô đã về lại Palm Spring chưa và khi nào thì tiện cho Thầy Cô để mình đến thăm. Thầy Cô lớn tuổi rồi, mà lại là chỗ thân quen với cả 2 bên gia đình mình, vợ chồng mình nên tìm đến thăm sớm…
- Thưa Thầy, em là Chánh đây Thầy. Lần trước em nói chuyện với Thầy khi Thầy Cô đang ở chơi với cô con gái đầu tại Salt Lake City. Thầy có cho em biết là khoảng thời gian này Thầy Cô trở về lại Palm Spring. Vậy Thầy Cô trở về lại CA chưa? …
- Ồ, Dạ Thầy. Thầy Cô nay đã về CA, nhưng không ở nhà riêng tại Palm Spring nữa mà qua ở chung nhà với BS. Khôi, con trai Thầy Cô tại Rancho Mirage. Dạ, em hiểu. Hai 2 thị xã Palm Springs và Rancho Mirage chỉ cách nhau khoảng 10 miles thôi. Có gì thì Thầy text cho em sau cũng được, cho em biết địa chỉ mới và ngày nào Thầy Cô rảnh cho vợ chồng chúng em đến thăm Thầy Cô…

WHISKY CŨ… - Thơ Trần Mai Ngân


   


WHISKY CŨ…
 
Có lúc em đã say
Ba mươi mốt tháng mười - say hương thu cuối
Em đã say, say anh đắm đuối
Chếnh choáng như say men Whisky
 
Có lúc em đã chạy đi, chạy đi
Về ngoại ô nơi chỉ có màu xanh của lá
Và những con nước mười bảy * tràn về
Mùa lũ ủ ê… ngập úng đôi chân tình ẩm mốc…
 
Có lúc tuyệt vọng chừng như em đã khóc
Nước mắt không rơi nhưng nghẹn cả lời
Có lúc… có những lúc là như thế
Em đã say và đã chạy đi…
 
Em biết chẳng để làm chi
Chỉ là say men nồng chai Whisky cũ!
 
                                  Trần Mai Ngân
 
* Con nước 17 là con nước lớn nhất trong tháng 9 Âl

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

PHIẾM LUẬN “CHỮ LÒNG TRONG TRUYỆN KIỀU” (3) – Đỗ Chiêu Đức


Học giả Đỗ Chiêu Đức
 
                                                                           
Thệ sư kể hết mọi lời,                                
LÒNG LÒNG cũng giận, người người chấp uy. (101)
         
 

  
THỆ SƯ 誓師 : là Lễ tế cáo trời đất trước toàn quân khi xuất chinh; là Quân lính thề liều mình đánh giặc trước khi ra trận. Ở đây "THỆ SƯ kể hết mọi lời" là Từ Hải họp hết quân lính lại để nghe Thúy Kiều kể về tội lỗi của Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh... trước khi điều quân đi bắt hết những người kể trên về cho Thúy Kiều báo ân báo oán.
 

ĐIỆU LÝ XA NHAU - Thơ Huỳnh Tâm Hoài, nhạc Nguyễn Hữu Tân, ca sĩ Cát Tiên trình bày.


          
                     Nguyễn Hữu Tân và Huỳnh Tâm Hoài


     

ĐIỆU LÝ XA NHAU
 
Thơ Huỳnh Tâm Hoài.
Nhạc Nguyễn Hữu Tân.
Hòa âm Quang Đạt.
Ca sĩ Cát Tiên trình bày.

CHÙM THƠ TÀN THU – Ái Nhân




ÁI NHÂN
Tên thật Bùi Cao Thế
Đt:0984470914
139- 399- Ngọc lâm – Long biên –Hà nội
TK Bùi cao Thế 10524096395016 Techcombank
Chi nhánh Chương dương – HN




DÙNG DẰNG
 
Dùng dằng nắng còn ở lại
Võ vàng hoa cải ven sông
Rau răm cuối mùa đắng đót
Ào ào bấc giục vào đông
 
Mấy mùa người đi biền biệt
Mấy mùa thấp thỏm em mong
Thầy u nóng lòng giục giã
Dùng dằng buồn bã… long đong
 
Dùng dằng sông trôi về biển
Thuyền quyên biết ngược bến nào?
Người sao không về lại nữa
Gió lùa buốt giá… chiêm bao
 
Dùng dằng nôn nao giã bạn
Trầu têm cánh phượng, môi hồng
Mắt răm thương người dạo ấy
Dùng dằng lần lữa… sang sông
 

Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021

CHÙM THƠ “HỒN TÔI” CỦA LÊ VĂN TRUNG


   

 
HỒN TÔI CHIẾC LÁ VÀNG THU
 
Hồn tôi chiếc lá mùa thu cũ
Một hôm vàng rụng dấu chân người
Em về qua lối tình xưa ấy
Nhặt lá tình xưa có ngậm ngùi
 
Xác lá thơm nồng năm ngón tay
Thơm cả mùi rêu đã úa phai
Và mắt tình ơi xin đừng lệ
Rơi trên xác lá giọt sương gầy
 
Hãy gói vào trong vuông áo lụa
Cho từng gân lá cũng vang ngân
Lời trăm năm chép thành kinh nguyện
Tim người thánh lễ sẽ rung chuông
 
Xin ướp vào lòng em ngát hương
Xác lá còn in ngấn lệ vàng
Nghìn năm hồn lá xanh như ngọc
Réo rắc đàn ơi khúc nguyệt cầm
 
Nghe chăng chiếc lá mùa thu cũ
Rơi chạm vào thơ đã thắm vàng
Em về qua lối tình xưa ấy
Cúi nhặt giùm tôi những lãng quên.
 

SAO TÌNH MÌNH LONG ĐONG – Thơ Quách Như Nguyệt


  

 
SAO TÌNH MÌNH LONG ĐONG
 
Đôi khi em thắc mắc
Sao tình mình long đong?
Đang đậm sâu vững chắc
Sao đổ vỡ giữa dòng?
 
Em hỏi em, tự hỏi
Em hỏi trăng hỏi sao
Chỉ thấy trăng mờ ảo
Sao lấp lánh trời cao
 
Em hỏi em trong nắng
Em hỏi mây, mây trắng
Anh tặng em hoa tí
Hoa có hình trái tim
Anh tặng em hồng vàng
Mầu vàng mầu phản bội
Em hỏi hoa, hoa héo
Em hỏi anh, em khóc
“Sao tình mình long đong?
 
Em hỏi em trong gió
Gió chẳng chịu trả lời
Tình tưởng không mà có
Yêu anh, tình thênh thang
 
Dẫu yêu anh thiết tha
Vẫn là tình hoài vọng
Anh mãi là người tình
Người mà em mong ước
 
Mãi mãi là tình nhân
Số phận đã an bài
Mình có duyên không phận
Nên tình mình long đong
 
Quách Như Nguyệt

PHIẾM LUẬN "CHỮ LÒNG TRONG TRUYỆN KIỀU" (2) - Đỗ Chiêu Đức


Học giả Đỗ Chiêu Đức


Này con thuộc lấy NẰM LÒNG, (51)                                  
Vành ngoài bảy chữ vành trong tám nghề.   
     
         
       
Thuộc NẰM LÒNG, làm cho ta nhớ đến những bài HỌC THUỘC LÒNG hồi nhỏ, mà mãi cho đến hiện nay đã bảy tám chục tuổi rồi ta vẫn còn nhớ rõ như in. Nên THUỘC NẰM LÒNG là ghi vào lòng, tạc vào dạ như thành ngữ "GHI LÒNG TẠC DẠ" xuất phát từ câu chữ Nho là "MINH TÂM KHẮC CỐT 銘心刻骨". MINH TÂM là "Tạc vào tim", KHẮC CỐT là "Chạm vào xương" mà cụ Nguyễn Du dịch là CHẠM XƯƠNG CHÉP DẠ để chỉ việc Thúy Kiều ghi lòng tạc dạ cái ơn của Từ Hải đã giúp nàng báo ân báo oán:
                                
CHẠM XƯƠNG CHÉP DẠ xiết chi,                                 
Dễ đem gan óc đền nghì trời mây !

HALLOWEEN - Tùy bút Nguyễn Đức Tùng



Halloween nhằm ngày cuối tháng Mười, cũng là ngày cuối của mùa thu. Thời tiết chuyển giao, người ta tin rằng có một thế giới siêu nhiên hiện ra khi mùa màng thay đổi, lúc con người có thể chạm được vào thế giới thần linh. Đêm nay trong cảnh đất trời mờ ảo, vật chất và tinh thần giao hòa nhau, người sống và người chết nhìn thấy nhau. Ma quỷ không sợ hãi con người như mọi khi, cũng không làm con người sợ hãi bằng họ sợ hãi nhau. Tối nay, bạn đi ra đường, nếu sẵn sàng đón nhận thế giới vô hình bạn sẽ nhìn thấy những điều ngày thường không thấy được. Đêm nay bạn đặt mấy chiếc đèn lồng trên lối vào nhà, nhiều kẹo trước cửa, trong một cái giỏ ngay ngắn, ghi một tấm giấy nhỏ bên cạnh "take one", lấy một cái, "take two", lấy hai cái. Những đứa trẻ sẽ lấy đúng như thế. Đôi khi cũng có một thằng bé sáu hay bảy tuổi quay lại, thò tay lấy thêm một cái nữa, vì không cưỡng nổi cám dỗ. Thằng bé ấy là Tony. Hay chính bạn thời bé.
 

TIẾNG CHIM TRÊN NGÓI CŨ, PHẬN KIẾN – Thơ Tịnh Bình


  


TIẾNG CHIM TRÊN NGÓI CŨ
 
Này hỡi chùm lau trắng xóa
Thả gì vào gió đông?
Ta chợt thấy cánh thiên di run rẩy
Trên những lọn khói mềm...
 
Đêm qua nằm mơ thấy mình thành đứa trẻ
Chạy băng qua cánh đồng
Chạy mãi về phía đường chân trời màu tím
Theo tiếng gọi của hoàng hôn từ từ khuất lịm
Trượt ngã vào đám cỏ may và bừng thức
Chẳng còn tung tích gì từ bàn chân của một thời thơ dại
Chỉ vết cỏ xước dấu thời gian
 
Biết nói gì cùng mùa đông ?
Khi đám lúa chét gục chết trên lưng cánh đồng
Mặc lũ chim trời ăn vạ
Giọt mồ hôi lã chã
Vẫn khát thèm một mùa xanh sinh sôi
 
Biết nói gì cùng gió đông?
Cọng hoa lau không còn trẻ nữa
Mùa nhuộm sương tóc mẹ
Tiếng chim về đậu trên ngói cũ
Thả từng hồi rêu phong...
 

VIẾT CHO CON, TÌNH ẢO – Thơ Đặng Xuân Xuyến


  
 
VIẾT CHO CON
(Với con yêu Đặng Tuấn Hưng)
 
Ừ bố già. Bố hay nhắc chuyện xưa
Hay cảnh giác ẩn phía sau mạng ảo
Hay nhắc lỗi để con dần hoàn hảo
Ừ bố già. Bố khác bố người ta.
 
Rồi một ngày bố cũng phải đi xa
Không bên con để chở che bảo bọc
Con đã lớn phải tự làm tự học
Chữ ĐẠO NGƯỜI con phải khắc trong tim.
 
Cuộc đời này không phải những thước phim
Diễn chưa tốt thì bỏ đi diễn lại
Con phải nhớ thành công từ thất bại
Biết đứng lên từ chỗ đã sai lầm.
 
Con thật thà. Con nghĩa trọng tình thâm
Con nào biết thói đời nhiều cạm bẫy
Lời trái tim không bao giờ bóng bẩy
Sự chân thành không tẩm ướp vị hương!
 
Bố dân thường. Bố chỉ có tình thương
Có nếp sống của Ông Bà để lại:
Biết khiêm tốn, biết cảm thông, nhẫn nại
Biết lắng nghe những ý kiến trái chiều
 
Bố đã già, bố không nghĩ cao siêu
Không ham hố con giật giành danh lợi
Chỉ mong đợi trên bước đường đi tới
Con vững chân bằng tâm thế chính mình!
 
Hà Nội, 30 tháng 10-2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021

HUYỀN THOẠI TT KH VÀ HAI SẮC HOA TY GÔN – Thụy Khê

Nguồn:
https://tchanhpb.violet.vn/entry/huyen-thoai-ttkh-va-hai-sac-hoa-ty-gon-thuy-khue-3733226.html
 

Trong những bài thơ tác giả ẩn danh hoặc ký tên nhưng không biết rõ người ấy là ai, Hai sắc hoa ty gôn và TTKh là một huyền thoại lãng mạn đã gây mối trắc ẩn cho nhiều thế hệ yêu thơ.
 
Câu chuyện bắt đầu cách đây 70 năm, ngày 27/9/1937 trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy, số 174 xuất bản tại Hà Nội, có đăng truyện ngắn Hoa ty gôn của Thanh Châu, nội dung kể lại mối tình tan vỡ của đôi trai gái ngày trước đã hò hẹn dưới giàn hoa ty gôn. Ít lâu sau, có người đàn bà trẻ, dáng dấp bé nhỏ, nét mắt u buồn, mang đến tòa soạn Tiểu Thuyết Thứ Bẩy một phong bì dán kín, gửi cho ông chủ bút, trong có bài thơ Hai sắc hoa ty gôn, ký tên TTKh. Bài thơ Hai sắc hoa ty gôn được đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bẩy số 179, ra ngày 30/10/1937, và sau đó còn ba bài nữa cũng ký tên TTKh được gửi bằng đường bưu điện đến tòa soạn: 

- Bài thơ thứ nhất, Tiểu Thuyết Thứ Bẩy số 182 (20/11/1937),
- Đan áo cho chồng, đăng trên Phụ Nữ Thời Đàm,
- Bài thơ cuối cùng, Tiểu Thuyết Thứ Bẩy, số 217 (23/7/1938).

Bài thơ thứ nhất xuất hiện sau Hai sắc hoa ty gôn gần một tháng, và Bài thơ cuối cùng đăng tám tháng sau.
 
Ngay khi Hai sắc hoa ty gôn ra đời, giới văn nghệ sĩ đã xôn xao, thi sĩ J. Leiba, người cùng tâm sự với TTKh và là tác giả hai câu thơ nổi tiếng "Người đẹp vẫn thường hay chết yểu. Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai", chép lại nguyên văn bài Hai sắc hoa ty gôn trên Ngọ Báo với lời mở đầu:
 
Anh chép bài thơ tự trái tim
Của người thiếu phụ lỡ làng duyên
Lời thơ tuyệt vọng ca đau khổ
Yên ủi anh và để tặng em.
 
Nguyễn Bính sau khi đọc Bài thơ thứ nhất đã viết bài Dòng dư lệ để tặng TTKh, in lại trong tập Lỡ bước sang ngang và Thâm Tâm có ba bài Màu máu ti gôn, Dang dở và Gửi TTKh, và nhiều thế hệ sau còn có những bài thơ khác sụt sùi thương cảm cho số phận TTKh. Vậy TTKh là ai ?
 

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

CHỈ TẠI CHIỀU THU, SÁNG NGHE THU KHẼ - Thơ Nguyên Lạc


  


CHỈ TẠI CHIỀU THU
 
Chỉ nhạt nhòa nghiêng nắng
Sao se sắt chiều tà?
Chỉ là một chiếc lá
Sao nỗi niềm trong ta?
Chỉ là một chiếc lá
Dĩ nhiên... chuyển mùa qua
Chỉ là một nỗi nhớ
Có gì đâu xót xa?
 
Chiếc lá nào vương tóc?
Nhan sắc nào lìa xa?
Môi thu nào hương quế?
Mùa thu nào thiết tha?
 
Đời bạo cuồng lốc xoáy
Chim thiên di người là
Tình mong manh sương khói?
Thời gian màu phôi pha
 
Ngàn năm đời vẫn thế
Biệt li ai không sầu?
Ngàn năm thu vẫn thế
Tiếng thu gọi nhớ nhau
 
Bao năm rồi vẫn thế
Từ ngày cuộc ly tao
Tha hương đời vẫn thế
Thu về nhạc thơ đau!
 
Chiều thu hồn cô lữ
Sầu theo tiếng lá ru
Trăm năm dài có đủ?
Quên cuộc tình phù du!
 
"Chỉ là một chiếc lá
Sao thấy cả mùa thu"? (*)
Chỉ sợi chiều rất mảnh
Sao ngất sầu thiên thu?
 
                Nguyên Lạc
............
 
(*) Mượn ý thơ cổ
 
 

PHIẾM LUẬN “CHỮ LÒNG TRONG TRUYỆN KIỀU” – Đỗ Chiêu Đức


                              Học giả Đỗ Chiêu Đức                                
            
                                                          
Đầu LÒNG hai ả tố nga,                                       
Thuý Kiều là chị, em là Thúy Vân.
 

Đó là hai câu thơ trong phần mở đầu của Truyện Kiều giới thiệu về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. "Sanh đôi ?""đầu lòng" mà đến "hai ả tố nga" lận ! Về tuổi tác thì "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê".  Tuổi cập kê 及笄" là tuổi cài trâm, là tuổi mười lăm, tuổi thành niên của các cô gái ngày xưa đã có thể xuất gía (lấy chồng) hợp pháp; nói theo tâm lý tình cảm, là tuổi đã biết rung động, biết yêu. Cho nên khi nghe Vương Quan kể về ca nhi Đạm Tiên, rồi kết luận là:
                                         
Trải bao thỏ lặn ác tà,                                  
Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm !
 
thì Thúy Kiều đã...
                                        
LÒNG đâu sẵn mối thương tâm,                                  
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.
         
Chữ LÒNG trong ĐẦU LÒNG là chữ PHÚC , là cái Bụng; còn chữ LÒNG trong câu thơ trên là chữ TÂM , là trái tim, là tấm lòng. Đến khi Đạm Tiên hiển linh cho xem thì Thúy Kiều lại:
                                        
LÒNG THƠ lai láng bồi hồi,                                    
Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.
         
LÒNG THƠ ở đây là cái HỒN THƠ của Thúy Kiều. Kịp đến khi về lại nhà "Một mình lặng ngắm bóng nga", nhớ đến Đạm Tiên, nhớ đến Kim Trọng, nên chi ...
                                     
Ngổn ngang trăm mối bên LÒNG,
  

BOLERO TÍM – Thơ Hồng Thúy, nhạc Phạm Mạnh Cương, ca sĩ Ngọc Mỹ trình bày


  


BOLERO TÍM
 
Xin nỗi buồn chỉ còn là mây khói
Cho quên đi dư lệ của thời gian
Bao yêu thương ước mơ tình mê đắm
Bão giông nào mưa phủ xám trường giang
Cà phê đắng như cuộc tình chợt vắng
Nghe bồi hồi lá rụng úa trời xa
Mộng tàn phai trái tim sầu đông giá
Áo phố dài chờ ai giữa mùa hoa
Mang tâm tư chơ vơ… từng bước về
Chiều theo chiều sương lạnh ướt hoàng hôn
Nửa vầng trăng tiễn đưa mù mịt gió
Nửa u buồn soi mắt biển mầu khuya
Sao không đến nắng vàng hong tay ấm
Để bờ môi không tím giọt lời ru
Chẳng còn nhau chuyện xưa giờ đã cũ
Hẹn hò nhau… nên muôn kiếp nợ thiên thu…
                                       
                                                   Hồng Thúy


       

Thơ: Hồng Thúy
Nhạc: Phạm Mạnh Cương
Ca sĩ: Ngọc Mỹ
Hòa âm: Đỗ Hải
PPS: Hùng Đặng