BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

CHUYỆN DÒNG SÔNG QUÊ TÔI – Thơ Nguyên Lạc

 
  
                             Nhà thơ Nguyên Lạc


CHUYỆN DÒNG SÔNG QUÊ TÔI
 
Quê hương đoài đó chiều nghiêng bóng
Khói sóng sầu vương mắt đoạn lòng
 
1. Chuyện Thứ Nhất
 
Quê mình có gì lạ không em?
Mai anh về thăm lại bến xưa
Anh về lại dòng sông thương mến
Hai bờ bần đom đóm rực sao
 
Anh tìm lại dòng đời xa vắng
Sông lụa vàng xuồng thả mái xuôi dòng
 
Hò ơ ớ ơ ơ
Đâu đây cá đớp bông bần
Nhặt thưa câu hò đối ơ ơ...
Nhặt thưa câu hò đối... Bạn nỡ đành xa tôi!
 
Hò ơ ớ ơ ơ
Bạn ơi hãy nhớ quay về
Trời trong trăng tỏ... ớ ơ ơ
Trời trong trăng tỏ... lời thề chớ quên!... ơ ơ
 
2. Chuyện Thứ Hai
 
1.
Ta sẽ về thăm lại dòng sông
Của thời xuân mộng cũ!
Em đứng đó môi cười hết nụ
Mây sẽ rồi... gió cuốn bay đi
Em của tôi dáng nhỏ xuân thì
Dòng của đời
Trôi...  trôi... trôi mãi!
 
2.
Ta có nên về thăm lại dòng sông
của thời hồn nhiên cũ?
Mây đã bay... có bao giờ trở lại?
Nước xuôi dòng... có quay lại bến xưa?
 
3.
Ta sẽ không về thăm lại dòng sông
của thời tan tác cũ!
Em đứng đó bóng rầu dáng mỏng
Thuyền ra khơi...
đâu hứa quay về!
Người ra đi... rồi...
chắc mãi không về!
 
4.
Ta sẽ không về thăm lại dòng sông
của thời hung bạo cũ!
Xác em nổi trôi theo dòng bão lũ
Được tin người… tim nhé cố an!
Và đêm dài… đêm nhé hãy ngoan!
Ai rồi cũng về miền miên viễn!
 
5.
Ta sẽ không về thăm lại dòng sông
của thời quá vãng!
Quên đi nhé... quên đi 
quên đi nhé!
Đã xa rồi... quên nhé...
Xa lắm xa!
Nhớ làm gì?
Thời gian sẽ phôi pha
 
6.
Đã biết thế
Nhưng cách nào quên hở?
Khi đông về làm sao không trăn trở?
Tuyết rơi đầy giá lạnh luồn tâm
Nhức nhối vết thương mưng mủ trong lòng
 
Chỉ tôi cách để quên đi nỗi nhớ
Chỉ tôi cách để quên đi một thuở...
Và dòng sông... chảy mãi trong hồn
Thiên thu. Nghìn trùng... Người ơi có biết không?!
 
                                                         Nguyên Lạc
 

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2020

CẢM NHẬN NGẮN VỀ BÀI THƠ “ĐOM ĐÓM TUỔI THƠ” CỦA KIÊN DUYÊN – Đặng Xuân Xuyến

 
Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến

 
Đọc “Đom Đóm Tuổi Thơ” của Kiên Duyên, tôi thích 2 câu thơ:
 
“Mẹ chong đèn đan sợi cói bao giờ
Vài đồng lẻ mua mắt mờ trước tuổi...”
 
Sự vất vả bởi cuộc sống khốn khó nơi thôn quê được Kiên Duyên tạc bằng tượng hình MẸ với những hình ảnh gần gũi, đậm chất quê, xưa như cảnh làng quê Việt Nam đã tồn tại bao đời.
 

NĂM NGÓN TÌNH LONG ĐONG – Thơ Lê Văn Trung

 
   

 

NĂM NGÓN
TÌNH LONG ĐONG
 
Em có về đêm nay
Mà hồn tôi khuya quá
Chờ suốt một mùa thu
Lòng đã vào đông giá
 
Em có về đêm nay
Mà hồn tôi sương muộn
Chờ suốt một mùa trăng
Chờ đau mùa nguyệt lặn
 
Xòe bàn tay tôi đếm
Năm ngón tình lao đao
Năm mươi năm lỗi hẹn
Tình úa vàng xanh xao
 
Xòe bàn tay tôi ngắm
Ngón chỉ về phương em
Chỉ hoài vào xa vắng
Lạc mối tình trăm năm
 
Chỉ phương người quên lãng
Chỉ phương mình long đong
Chỉ hoài mà không thấy
Năm ngón tình hư không.
 
                   Lê Văn Trung
 

PHIÊN KHÚC MÙA ĐÔNG – Thơ Trần Mai Ngân


  

PHIÊN KHÚC MÙA ĐÔNG
 
Có mùa đông đi qua đi qua
Có tình yêu bay xa bay xa
Có con chim thật thà thôi hót
Trời chẳng xanh mây xám một màu vương...
 
Và em dường như dường như
Không còn tha thiết nữa... không còn...
Chẳng hiểu vì sao tất cả không còn!
 
Bây giờ, bây giờ và ngày mai
Em mang hư vô thả về trời
Lời xưa, lời xưa không còn thanh âm nữa
Đã im rồi... cung bậc của tình yêu!
 
                                         Trần Mai Ngân

 

BẾN VẮNG – Thơ Lê Phước Sinh


  

 
BẾN VẮNG
 
Tình cờ, xuống rửa chân
vướng nhánh rong phiêu dạt 
nghe âm ấm nhồn nhột
như vướng sợi tơ hồng.
 
Ngày xưa, Em nhớ không ...
 
               Lê Phước Sinh

 

LẠI THÊM MỘT GIẢ THUYẾT MỚI TÌM MỘ QUANG TRUNG – Hoàng Hương Trang


Tượng vua Quang Trung
 
Từ giữa thế kỷ XX đến giờ đã có nhiều giả thuyết về mộ vua Quang Trung, do những nhà nghiên cứu sử, do những nhà nghiên cứu Huế, do câu hỏi: Mộ vua Quang Trung ở đâu? Tất cả cuộc tìm kiếm hơn nửa thế kỷ qua đều hướng về địa thế Thừa Thiên Huế và cũng chỉ hạn hẹp có chừng ấy thôi. Thật may mắn cho tôi, tuy không phải nhà nghiên cứu sử, cũng không phải nhà Huế học, nhưng tôi tự nhận mình là một người ngưỡng mộ vị Anh hùng dân tộc áo vải cờ đào.
 

HƯƠNG XƯA, NẮNG LỤN, TÀN ĐÔNG – Thơ Phạm Ngọc Thoa

 
  
                   Nhà thơ Phạm Ngọc Thoa


HƯƠNG XƯA !
 
Gió thốc ngang làn tóc rối
Giũ sợi buồn phủ chân mây
Rạch làm hai
nẻo đêm ngày
Hơi người xưa cũ
ấm hoài hương xưa
 
Vỗ về đêm thương bóng núi
Một đời cứng sượng cô đơn
Chải buồn
chưa hết nỗi buồn
Để ngày vội vã
ngậm nguồn chân không
 
Gió đông đùa trên phiến lá
Một thời hoang dại duỗi rong
Mây đùn
đậu nhánh sầu đông
Khuất ngôi sao lạc
giữa dòng nhớ quên
 
Mưa lất phất ngày nhạt nắng
Biển trầm mình sóng bạc đầu
Thức mơ tưởng
bóng hình nhau
Bước chân trĩu nặng
quảy sầu hai vai.
 

NẾU... – Thơ Lê Đình Hạnh


   

 

NẾU...
(Thương gởi nhóm Hoa cỏ)
 
Một mai facebook không còn nữa
Hỏi những mùa trăng đã rụng chưa ?
Hỏi con dế gáy bên bờ suối
Có xót thơ ta đã lỡ mùa...?
 
Một mai facebook không còn nữa
Nhớ người ta biết hỏi ai đây,
Nhớ ta em đứng ngay đầu gió
Mà thả hương nồng con gái... bay.
 
Một mai facebook không còn nữa
Ta chửi thề lên những đám mây,
Ta vất niềm tin vào sọt rác
Chã cần ai cả... chỉ cần say.
 
                             Lê Đình Hạnh

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2020

CẢM NHẬN NGẮN VỀ BÀI THƠ “NÓI VỚI MẸ, MÙA XUÂN” – Đặng Xuân Xuyến


  

 
NÓI VỚI MẸ - MÙA XUÂN
 
Chiều nay về con cùng ngồi với Mẹ
Con nói nhiều mà Mẹ chỉ lặng im
Khói hương bay qua năm tháng nỗi niề
Con không khóc cho Mẹ vui trọn vẹn
 
Trong di ảnh mắt Mẹ nhìn xa lắm
Như mông mênh... con ở lại thế nào
Dẫu đắng cay xin vẫn lấy ngọt ngào
Trên mây trắng Mẹ yên tâm siêu thoát
 
Chiều nắng tắt chẳng muốn rời xa Mẹ
Đôi mắt con, đôi mắt Mẹ vẫn nhìn
Sao dưng không con lại khóc một mình
Năm sắp hết... chín Xuân liền vắng Mẹ!
 
Con về nhà đây - đường buồn quạnh quẽ
Dáng đơn côi con bước nốt cuộc đời
Năm sắp hết nhà mình sẽ đón Tết
Hoa đầy nhà hương tỏa mãi ngày xưa!
 
                                    Trần Mai Ngân
 

ĐI TÌM KHÚC ĐỒNG DAO – Thơ Tịnh Bình


  


ĐI TÌM KHÚC ĐỒNG DAO
 
Nắng và gió...
Cánh đồng xưa hoang hoải
Cánh chuồn bay vệt ký ức xa mờ
Chân đất đầu trần tuổi thơ mê mải
Chấp chới bên trời con diều giấy ngây thơ
 
Lạc về đâu sợi khói vu vơ ?
Chái bếp quê mùi cơm sôi thầm lặng
Lá tre khô rơi xoay phiến nắng
Bà lom khom gom lá đốt sau vườn
 
Trôi về đâu tản mác mấy dòng thương
Sông quê mẹ phận phù sa bồi đắp
Chợt ngơ ngác giữa dòng đời tấp nập
Khúc đồng dao con mãi đi tìm...
 
Mùa gió cũ lang thang trong hoài niệm
Bờ ao xưa hoa khế rụng khẽ khàng
Xa lắc mãi một thời tuổi dại
Trắng vườn chiều mưa ướt tiếng chim loang...
 
                                                     Tịnh Bình
                                                    (Tây Ninh)

 

NỖI NHỚ DÃ QUỲ – Thơ Nguyên Lạc


 


NỖI NHỚ DÃ QUỲ
 
Sợi khói lam bay vướng hồn cô lữ
Đã bao năm rồi không thấy hoa xưa
Cali phố người đèn xanh đèn đỏ
Tôi nhớ Quỳ vàng Đà Lạt mộng mơ
 
Bao năm lưu đày chiều nay muốn khóc
Mà khóc làm sao nước mắt đã khô?
Góc vắng cà-phê khói cay đôi mắt
Tôi nhớ người ơi Đà Lạt sương mù!
 
Tôi nhớ người ơi vàng rực Dã Quỳ
Màu hoa tôi yêu màu áo tình si
Mùa đã đến rồi em ơi có nhớ?
Đà Lạt biệt li, nụ hôn Cam Ly *
 
                           Nguyên Lạc
……… 

     * Thác Cam Ly, Đà Lạt

NỖI QUÊ – Thơ Nguyễn Khôi


                          

                          Nhà thơ Nguyễn Khôi

 
NỖI QUÊ
(Tặng Đặng Xuân Xuyến, Nguyễn Thị Vinh)

Mình về trải lại Nỗi Quê
Người xưa đã vắng, trưa hè bỏng mưa
Lối xưa mình bước như thừa
Bướm ong vắng bặt, bóng dừa còn đâu?
 
Mình về tấy lại nỗi đau
Tình xưa phơ phất mấy tàu cau khô
Giàn trầu thoáng hiện trong mơ
Mẫu đơn mọc cạnh nhà thờ chờ ai?
 
Mình về ngày rộng tháng dài
Gió mưa chừng cũng đã phai lời thề
Đêm tàn rớt mảnh trăng khuya
Giấc Nam Kha mộng đê mê cõi lòng
 
Nỗi Quê vương gót phiêu bồng
Theo hồn du tử vút trong mây trời.
 
Quê, 31-03-2018
NGUYỄN KHÔI
Địa chỉ: P12A05 nhà 17T, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.
Email: khoidinhbang@gmail.com
Điện thoại: 097.955.62.05 
 

THÁNG MƯỜI - Thơ Louise Glück, Nguyễn Đức Tùng dịch

                 

       

                                 Nhà thơ Louise Glück

Louis Glück sinh ở thành phố New York năm 1943, lớn lên ở Long Island, theo học tại Sarah Lawrence College và Columbia University. Bà được xem là một trong những nhà thơ Mỹ lớn nhất hiện nay, với một bút pháp điêu luyện, khắc khổ, nhạy cảm. Thơ nói về tình yêu gia đình, về nỗi cô đơn, các bi kịch hôn nhân, ly dị, cái chết. Bà là tác giả của mười ba tập thơ, từ First born, Sinh đầu lòng, tập thơ đầu, đến The Garden, Khu vườn, 1976, từ Ararat 1990 đến The wild iris, Diên vĩ hoang dại, 1992, tác phẩm được giải thưởng Pulitzer. Năm 2003, bà trở thành thi sĩ công huân của Hoa Kỳ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thơ của bà đen tối, cô đọng, nối tiếp truyền thống từ Emily Dickinson đến Elizabeth Bishop. Tập thơ A village life, Đời sống làng quê, là một sự chuyển đổi từ khuynh hướng tối thiểu đến những câu thơ dài, theo lối kể chuyện, tươi tắn hơn, được xem là một thành công nổi bật. Ngoài sáng tác, bà cũng là một nhà phê bình, như hầu hết các nhà thơ đương đại tài năng ở Hoa Kỳ. Tập tiểu luận Proofs and Theories, Bằng chứng và lý thuyết, 1994, theo tôi là một tác phẩm đặc sắc. Tập thơ mới nhất của bà, Faithful and virtuous night, Đêm trung thành và cao quý, đầu năm 2020, được độc giả nồng nhiệt đón nhận. Tháng Mười, 2020, bà nhận giải thưởng Nobel văn học, về điều mà Hàn Lâm Viện Thụy Điển gọi là "một tiếng nói thơ ca không thể nhầm lẫn về cái đẹp khắc khổ khiến cho những kinh nghiệm tồn tại cá nhân trở thành phổ cập ".
Bài thơ October, Tháng Mười, dài như một trường ca, gồm sáu phân khúc, được viết vài năm sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, là phản ứng và suy tư của nhà thơ về sự kiện bi thảm này của nước Mỹ và của nhân loại.
Glück đứng ở trung tâm của thời gian không phải với một xúc cảm thô ráp hay với sự bỏ rơi ngôn ngữ, mà với một câu hỏi khẩn cấp không bao giờ tàn lụi về tâm hồn.

                                                                               Nguyễn Đức Tùng
 

EM BIẾT MÀ… - Thơ Quách Như Nguyệt

 
 
           Nhà thơ Quách Như Nguyệt


EM BIẾT MÀ…
 
Em biết mà, có hoa nào chẳng úa?
Có lá nào mà chẳng sẽ rụng rơi?
Có mây nào ngừng mãi ở chân trời?
Có tình nào chẳng chơi vơi, anh hỡi…    
 
Em biết mà, yêu anh là sẽ khổ
Nên không yêu, không nhắm mắt lao vào
Tình là chi mà sao mãi nghẹn ngào?
Thương mà chi, khóc hoài con mắt đỏ!
 
Em biết mà…  nên lời yêu chẳng tỏ
Nên lặng im, nên yêu rất âm thầm
Anh không hiểu nên anh hoài trách cứ
Trách em rằng sao lạnh lẽo, vô tâm?
Để trong tim, tình yêu dấu mặn nồng
Nhưng ngoài mặt, lạnh lùng cho anh nản
 
Em biết mà, rượu nồng rồi cũng cạn 
Nắng sẽ tàn vào mỗi cuối hoàng hôn 
Trăng khuyết tròn, khi ảo mờ khi sáng
Ngàn sao trời lịm tắt, mộng rồi tan 
 
Em biết mà... ai chống được thời gian?
Sống giữa đời ai tránh được gian nan?
Tay kiêu sa rồi cũng sẽ héo gầy
Nhan sắc rồi cũng tàn theo năm tháng  
 
Em biết mà, anh đầu môi chót lưỡi
Giọng ngọt trầm, cười quyến rũ thật tươi
Em biết mà, nên dại gì cảm động
Em biết mà.... rốt cuộc cũng là không!
 
Vì biết thế nên suốt đời từ chối
Lòng rất yêu nhưng thôi thế, thôi đành!
Đã biết trước tình cuồng si bão nổi
Thì dại gì yêu đắm? khổ thân thôi!
 
                         Quách Như Nguyệt
 

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2020

NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC HOÀI THANH TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoai-thanh/

 
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh


Tôi được tiếp xúc với Hoài Thanh nhiều lần.
Hồi công tác ở một cơ quan của Tỉnh đảng bộ Thái Nguyên, tôi đã được nghe ông nói chuyện về thơ kháng chiến, tại một địa điểm ở thị trấn Phúc Trìu. Tiếp đó tôi học ở trường sư phạm trung cấp trung ương (đóng ở Chợ Ngọc, Tuyên Quang). ở đây tôi lại được nghe ông nói về đề tài ấy một lần nữa. Cả hai lần đều vào năm 1949.
 

CHÙM THƠ “NẮNG” CỦA LÊ VĂN TRUNG


  

NẮNG
 
Sáng hôm nay, trời trong, rất trong
Lòng tôi như một dải mây hồng
Bay trong sương nắng, vương trên lá
Nhuộm xuống vườn xanh, hoa ngát hương
 
Sáng hôm nay, trời xanh, rất xanh
Lòng thơm như một đóa hoa quỳnh
Nhà ai nở mấy nhành lan tím
Hồn tôi ai vẽ mà nên tranh
 
Hình như mùa đông chưa trở về
Hình như tình thu còn đâu đây
Tôi nghe gió hát lời thơ ngọc
Tôi nghe lá reo nghìn âm giai
 
Ai giăng đầy tơ vàng như lụa
Phất phới bay trong nắng lụa là
Em về Áo mỏng Chìm trong mộng
Giọt nắng mùa xưa cũng nở hoa.
                          

VÀI CẢM NHẬN KHI ĐỌC BÀI THƠ “BẠN QUAN” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN – Đỗ Huy Tấn

 
  


BẠN QUAN
 
Bạn cũ lâu ngày gặp lại
Chén rượu quê đưa đẩy tẩy trần
Tao ruột ngựa hỏi câu ngớ ngẩn
Mày làm quan chắc kiếm bộn tiền
Chức ấy rẻ mà sinh lắm lãi
Mày học ngu nhưng thủ đoạn tài
Tao học giỏi nhưng mù thủ đoạn
Mãi long đong chức phó dân quèn
Mày nhăn mặt chửi tao thằng đểu
Quá nửa đời mãi chửa hết ngu...
 
Rượu tới tầm
Mày ghé tai tao
Nói thật nhỏ
Căng tai mới rõ
Làm người khó
Làm quan càng khó
Chốn quan trường chó vịt giống nhau
Mày than đời chỉ rặt những thau
Quan càng lớn chữ nhân càng nhỏ
Ví miệng quan giống trôn trẻ nhỏ
La liếm quen rồi nào biết bẩn nhơ.
 
Tao gật gù giả bộ ngớ ngơ
Khen các quan vì dân vì nước
Nghe nửa câu mắt mày trợn ngược
Chửi tao khùng hệt “lũ dân ngu”
Mày chửi thề đặc giọng quân khu
Đời đã chó
Quan trường càng chó
Rồi nhăn nhó
Than đời mày nhọ
Mấy tháng trời bổng lộc hụt xơi...
 
Rượu mày mời
Tao uống khó trôi
Thịt mày gắp
Tao nhai khó nuốt
Trời nhiều gió
Hay lòng tao nổi gió
Rượu đầy vò
Tao ngất ngưởng vờ say.
 
Hà Nội, trưa 18-03-2016
          Đặng Xuân Xuyến
 
 
   
            Người bình thơ Đỗ Huy Tấn


VÀI CẢM NHẬN KHI ĐỌC BÀI THƠ “BẠN QUAN” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
                                                                                   Đỗ Huy Tấn
 
Bạn thân xa nhau lâu ngày gặp lại, người ta thường ôn lại những kỷ niệm vui buồn nhưng trong sáng và đẹp đẽ về một thuở gắn bó bên nhau. Nhưng lại có một tình bạn thân giữa hai người, mà thằng học giỏi không sống thủ đoạn thì làm dân quèn, thiếu cơm rách áo. Thằng học ngu, biết nịnh nọt cúi luồn nhờ có tiền mua được chức tước lên quan mà kiếm bổng lộc bạc vàng, trở thành người gọi là “quyền cao, giầu có”, thành ra cuộc gặp gỡ của họ nơi chôn nhau cắt rốn lại là cái cớ để nổ ra cuộc vạch mặt chỉ tên những bất công xã hội đang ấm ức trong lòng mỗi kẻ. Những tưởng chỉ kẻ thua thiệt mới buồn, mới đau, mới mượn rượu để nói ra lòng mình cho thỏa. Nào ngờ kẻ nhờ làm quan mà giầu có, nói có người phải nghe, đe có người sợ, thế mà cũng mượn hơi men “giả tỉnh giả say” để có cớ lôi tuột những mưu mô giả trá của một xã hội đang thịnh hành, đang phân hóa, đang làm đảo lộn hết đạo đức, nhân cách làm người, dù chỉ giới hạn bằng những lời bộc bạch, tâm sự của họ:
 
“Làm người khó
Làm quan càng khó
Chốn quan trường chó vịt giống nhau
Mày than đời chỉ rặt những thau
Quan càng lớn chữ nhân càng nhỏ
Ví miệng quan giống trôn trẻ nhỏ
La liếm quen rồi nào biết bẩn nhơ.”

GỌI CỬA MÙA ĐÔNG – Thơ Tịnh Bình

 
 

 
GỌI CỬA MÙA ĐÔNG
 
Những buổi sớm vùi đông vào chăn ấm
Mặc rộn ràng khăn len lối phố
 
Phảng phất mùi hương đơn độc từ khu vườn
Mặc bông hoa vô thức nở
Loài sâu cố chợp mắt trong chiếc kén ấm áp của riêng mình
 
Chạm vào gió mỏng
Tiếng phong linh gọi cửa mùa đông vắng
Thanh âm trầm khàn đứt quãng
Cất buổi sáng vào trưa im ắng
Rụng mơ hồ một tiếng chim rơi...
 
                                 Tịnh Bình
                                 (Tây Ninh)