BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

CHÙM THƠ “NĂM MƯƠI NĂM…” CỦA LÊ VĂN TRUNG


   

NĂM MƯƠI NĂM NGỒI UỐNG MỘT MÌNH
 
Năm mươi năm ngồi uống một mình
Rượu giang hồ chén nhớ chén quên
Chén đợi trăm năm bầm nước mắt
Chén gọi thiên thu mù cổ nhân
Ta rót tràn ly! Sao mãi ly không
Cho ta rót cạn cả tấm lòng
Cho ta rót hết từng cơn mộng
Ai uống cùng ta cạn nỗi buồn
Ta rót tràn ly hay ly vỡ tràn
Rót về đâu hỡi! Giấc mơ tan
Sao ta chưa uống mà say khướt
Sao ta không khóc mà lệ tràn
Ta vẫn rót và mời ta hãy uống
Rượu giang hồ là rượu của thương đau
Ồ không! Rượu của hồn thiên cổ
Chảy xuống đời ta cuộc bể dâu
Rượu ta rót? Sao ta buồn quá đổi
Rượu của người chảy suốt cõi hoang vu
Em ơi rượu cháy hồn khuê nữ
Sao em không về, rượu có đầy vơi
Rượu chưa uống mà lòng sầu muôn hướng
Lệ của nghìn thu chảy quặn lòng
Lệ của em vàng cơn huyển mộng
Lệ của ta tràn cả chiếc ly không!
 
                                  21/6/2017

 

BÁNH VẼ, CHỖ ANH NGỒI, BÀI TÍNH SAI, GIAM THUYỀN, BIỂN VÀ CÁT – Thơ Hoàng Hương Trang


   

BÁNH VẼ
 
Mèo mẹ dắt mèo con dạo phố
Ngắm ngựa xe, lố nhố cửa nhà
Phố phường rộn rịp người ta
Bán buôn tấp nập thật là đông vui.
Mèo con bỗng đánh hơi thơm phức
Tự cửa hàng bánh mứt bay ra
Vội vàng vòi mẹ mua quà
Mẹ mèo dừng bước ngó qua tủ bày
Bánh giò, bánh nướng, bánh dầy
Bánh gai, bánh dẻo… xếp đầy bên trong
Con chọn mãi vẫn không vừa ý
Mẹ xoa đầu – con quý con yêu
Bánh nào con thích mẹ chiều
Hàng này quả thực có nhiều bánh ngon.
Mẹ ơi, bánh cỏn con nho nhỏ
Ăn nó vào chã bỏ bèn chi
Mẹ nhìn lên vách đằng kia
Bánh to hơn cả cái nia cái bồ
Mua bánh ấy khỏi lo mẹ ạ
Một chiếc thôi no đến cả đời
Mẹ cười – Con mẹ lầm rồi
Đó là bánh vẽ dối người đấy thôi
Hãy suy cho kỹ con ơi
Trót nhầm một phút, đi đời nhà ma!
 
 

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

THU THA HƯƠNG – Thơ Nguyên Lạc


    


THU THA HƯƠNG
 
Sao trăm năm vẫn huyền mắt sâu?
Mây tóc em sao không nhạt màu?
Chiều nay nghiêng nắng rơi lá đỏ
Đầy mắt thu ơi một bóng sầu
 
Sao li tan mãi hoài li tan?
Sao trong ta nguyệt vẫn không tàn?
Thu chi cho sáng vầng trăng đó?
Soi rõ làm chi nỗi điêu tàn?!
 
Sao xuân thu vẫn hình bóng ai?
Muôn trùng âm điệp khúc tình hoài
Đêm tha hương trăng thu trắng quá
Soi rõ hồn xanh huyễn mộng dài!
 
Sao mùa thu không là mùa thu?
Một mùa thu môi má ai nồng
Đêm thu cô lữ rơi lệ đỏ
Se sắt thu phong nỗi hư huyền
 
Sao trong tâm vẫn hoài cố nhân?
Kiếp lưu vong một kiếp sống mòn
Xuân thu sương điểm sầu dài tóc
Khóc nỗi tàn phai tuổi xuân hồng! 
 
                                  Nguyên Lạc

NHÀ THƠ HOÀNG CẦM TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”


Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoang-cam/

Những tư liệu riêng của tôi về Hoàng Cầm, tôi đã đưa cả vào bài chân dung: “Hoàng Cầm người và thơ”.
Giờ tôi chỉ chép lại hai câu chuyện Hoàng Cầm kể tôi nghe mà tôi chưa có dịp viết ra:

 1. Chuyện tiết mục quan họ bị đả đảo

Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ. Hoàng Cầm lúc đó phụ trách đoàn văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục chính trị. Ông được giao tổ chức một cuộc liên hoan văn nghệ mừng chiến thắng trong rừng Việt Bắc. Trong chương trình biểu diễn hôm ấy, Hoàng Cầm bố trí xen vào một tiết mục hát giao duyên quan họ.
 
Đang diễn thì ở một góc hội trường, bỗng có một đám bộ đội đứng dậy hô đả đảo. Chỉ huy đám bộ đội này là một sĩ quan nổi tiếng anh hùng lúc bấy giờ tên là Thái Dũng. Tây rất nể nhân vật này, gọi anh là Capitaine manchot (đại uý cụt tay). Thái Dũng hô lớn: “Trong quân đội không được hát hỏng trai gái nhảm nhí. Đi xuống!”.
 

BÀN VỀ “ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA, BÀI 2”, THƠ VŨ HOÀNG CHƯƠNG – Châu Thạch


Thi sĩ Vũ Hoàng Chương

ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA  2
 
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”
                             Phạm Ngũ Lão
 
Đại công ngoài mãi tầm tay
Thẹn nghe lời nhắc rồng mây Vũ hầu
Non sông riêng họ Trần đâu
Mà trăm trận đánh công đầu về ai
Để ta thương một chàng trai
Giáo cầm ngang tiếng thở dài mấy thu
Kìa trên dòng sử hoang vu
Tầm tay ai vượt sương mù trỏ lên
Thẳng băng ngọn giáo mũi thuyền
Nuốt sao Ngưu lệnh còn xuyên trăng tà
Chàng trai cười ngất Đông A
Hơi văn nhọn mãi chính là đại công.
 
                          Vũ Hoàng Chương
 
 
I - Sơ lược về nhà thơ Vũ Hoàng Chương
II - Sự Kiện của thơ
 
Phần I và phần II tôi đã viết ở “Bàn Về Đọc Lại Người Xưa, Bài 1” đăng trên trang mạng nên nay xin lướt qua. Mời quý vị có thể đọc ở đường link sau đây: 

https://phudoanlagi.blogspot.com/2020/11/ban-ve-oc-lai-nguoi-xua-bai-1-tho-vu.html
 
III - Tóm lược tiểu sử Phạm Ngũ Lão
 
“Đọc Lại Người Xưa, bài 2” nhà thơ Vũ Hoàng Chương viết về tướng Phạm Ngũ Lão.
Phạm Ngũ Lão (1255–1320) là danh tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người góp công rất lớn trong cả hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1288.
Phạm Ngũ Lão, người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay là làng Phù Ủng xã Phù Ủng huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), Việt Nam

 

CHUYỂN MÙA – Thơ Lê Phước Sinh


   

 

CHUYỂN MÙA
 
Em thay áo mỏng
Quàng chiếc Khăn Len
Suýt xoa,
hí hửng
hồn nhiên
Lạnh về ...
 
Lê Phước Sinh


Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

TẢO TẦN – Thơ Trần Mai Ngân


   


TẢO TẦN
 
Em tảo tần vun đắp
Giấc mộng xanh hai mươi
Mười năm rồi thêm mười
Mộng héo gầy chết non...
 
Em tảo tần chăm bón
Cây tình đẹp như 
Lời anh nói tựa thơ
Cho người ta phổ nhạc
 
Riêng chúng mình lợt lạt
Hoa trái vị đắng cay
Tảo tần cũng chia hai
Còn chi vun vén nữa...
 
Lạy Chúa Phật... đổ thừa
Chẳng may là duyên kiếp
Hồng nhan phải nắng mưa
Kiêu sa mấy chẳng vừa!
 
Em tảo tần vun đắp
Giấc mộng xanh hai mươi
Mười năm rồi thêm mười
Mộng héo gầy chết non...
 
             Trần Mai Ngân

TỐ HỮU TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”


             
                                            Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/to-huu/

Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930, là nhà giáo, giáo sư văn chương, nhà phê bình văn học Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh không ngừng hoạt động trên hai lãnh vực đào tạo sinh viên và nghiên cứu văn học trong hơn nửa thế kỷ qua. Ngay từ những năm 1987-1990, trong thời kỳ đổi mới văn học, ông đã đưa ra những biện pháp giáo dục và nghiên cứu mới, tách rời chính trị ra khỏi văn học, về Hồ Chí Minh, về Nguyễn Tuân, v.v…, đồng thời ông cũng nhấn mạnh đến việc cần phải nhận định lại các giai đoạn văn học sử, định vị lại giá trị tác phẩm theo tiêu chuẩn văn học chứ không theo đòi hỏi chính trị nữa. Những công trình nghiên cứu của ông về Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, v.v… nói lên phong cách phê bình độc đáo của Nguyễn Đăng Mạnh.
Một đời sống với văn học và thế giới nhà văn như thế, đã được ông ghi lại trên những trang hồi ký.


Nhà thơ Tố Hữu


TỐ HỮU TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”
 
Nhớ lại ba, bốn chục năm về trước, vào những năm 60, 70 của thế kỷ vừa qua, biết bao thế hệ đã từng mê thơ Tố Hữu. Mê thật sự. Đọc những bài như Bài ca mùa xuân 61 mà chảy nước mắt. Hồi ấy ông rất xứng đáng với danh hiệu “Lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam”. Để phục vụ cách mạng và kháng chiến, thơ ca hồi ấy bám rất sát từng nhiệm vụ chính trị, nên thường viết chung một số đề tài: anh bộ đội, anh giải phóng quân, Bác Hồ, anh Trỗi, mẹ Suốt, chị Trần Thị Lý, miền Nam thành đồng Tổ Quốc, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội… Ngẫu nhiên mà thành ra những cuộc thi thơ toàn quốc. Trong những “cuộc thi” như thế, Tố Hữu hầu như đều chiếm giải nhất.

 

CHÙM THƠ CỦA THI SĨ TIỀN CHIẾN NGUYỄN XUÂN SANH



Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh - đại diện cuối cùng của phong trào Thơ Mới - vừa qua đời ở tuổi 100 vào sáng 22-11, tại Bệnh viện Hữu Nghị ở Hà Nội vì tuổi cao, sức yếu.

Năm 1939, khi đã thành danh trên văn đàn, Nguyễn Xuân Sanh cùng 5 văn nghệ sĩ (Phạm Văn Hạnh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Đỗ Cung và Nguyễn Xuân Khoát) chung chí hướng sáng tạo thành lập nhóm “Xuân Thu Nhã tập” với mơ ước xây dựng một đôi công trình tốt đẹp cho văn chương nghệ thuật và cho đời.

Tên Xuân Thu Nhã Tập là tổng hợp trí tuệ tập thể “Xuân Thu, theo cổ tự: Cỏ hoa nở dưới ánh mặt trời, và bông lúa chín… Sắc xuân và hương thu. Hai mùa quá độ, uyển chuyển trong khoảng cao, trong, nhẹ…”



Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết Nguyễn Xuân Sanh không chỉ là đại diện của phong trào Thơ Mới mà còn là người cách tân Thơ Mới ngay từ khi phong trào này vẫn còn rất mới với thi sĩ Việt.

Nhóm Xuân Thu Nhã Tập (thành lập năm 1939) mà ông là thành viên chính là một nhóm đầy ắp trăn trở tìm hướng phát triển thi ca, cách tân Thơ Mới. Nguyễn Xuân Sanh là người bắc nhịp cầu từ Thơ Mới sang thơ hiện đại, người khởi động cuộc chạy tiếp sức của thơ Việt vào hiện đại với tác phẩm Buồn xưa, theo nhận định của nhà phê bình Đỗ Lai Thúy.

Trong tiến trình của văn học Việt, hiếm có nhóm sáng tác nào lại độc đáo như Xuân Thu Nhã Tập. Độc đáo về chủ thể sáng tác, về đặc điểm thể loại và độc đáo về lịch sử số phận tác phẩm. Xuân Thu chỉ tồn tại trong vòng mấy năm (1942-1945), và chỉ gồm mấy tác giả, nhưng lại hội tụ đầy đủ cả “đại gia đình” nghệ thuật: Thơ ca, âm nhạc, hội họa. Số lượng sáng tác cũng rất “khiêm tốn” nhưng lại rất đa dạng về thể loại: thơ, văn xuôi, tiểu luận. Mục đích sáng tác cũng khá độc đáo: Dưới bóng Xuân Thu sẽ thực hiện: TRÍ THỨC - ĐẠO ĐỨC - SÁNG TẠO.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

EM CÓ HAY? – Thơ Phan Quỳ


     


EM CÓ HAY?
 
Em có hay rằng ta đã quên.
Quên trăng bóng nhỏ chiếu qua thềm.
Quên sao mờ tỏ trên trời mộng
Quên hết cơn mưa với ước nguyền?
 
Em có hay rằng ta đã tin
Tin trong cuồng dại những êm đềm
Ai mang nồng ấm ngày rét buốt.
Ai về lồng lộng buổi chiều lên?
 
Em có hay rằng ta đã mơ
Mơ ngày đan dệt mấy vần thơ.
Mơ đêm thắp sáng bao nguồn sống
Mơ đời tiếp nối những non tơ ?
 
Em có hay rằng ta đã đau
Ngày xuân mòn mỏi với hư hao.
Ngày đông lành lạnh làn mây phủ,
Thu về man mác nỗi cô liêu?
 
                                     Phan Quỳ

ĐÊM CUỒNG SAY, NGÕ LẠ, ĐỜI “HOA”... - Chùm thơ độc vận của Đặng Xuân Xuyến


                  

                                 Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


ĐÊM CUỒNG SAY...
 
Em nhé, một lần quậy cùng ta
Một đêm giả khướt lướt Ngân Hà
Một đêm vịn cớ vì ta đã
Mà hứng đêm cuồng say với ta?
 
Ừ, giả lần thôi, đâu chết a
Người ta thiên hạ vẫn thế mà
Thì bởi ả Hằng lả lơi quá
Mà dáng ai kia cứ nõn nà...
 
Thôi, ngả vào ta, cuộn vào ta
Để đêm thánh thót rót trăng ngà
Để làn gió thoảng loang hương lạ
Để trộn vào ta, nghiến nát ta.
 
Hà Nội, 2g45 ngày 01-07-2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

DÁNG XƯA ! – Thơ Phạm Ngọc Thoa



   


DÁNG XƯA !
(Viết tặng anh trai B Đ)
 
Ba mươi năm một cuộc tình
Dài như một cuộc trường chinh ấy mà
Khép lòng anh với người xa
Chờ khi nắng trở hong tà huy em

Em về từ độ đông lên
Mùi hương tóc thả bồng bềnh dáng xưa
Nửa mơ nửa thật như vừa
Muộn màng tóc cũ trắng mùa phai thu
Những là sương khói khuất mù
Ba mươi năm nhốt ngục tù đời nhau

Giá mà còn có kiếp sau
Vết thương lỏng vẫn thấm màu thời gian
Tóc xuân, em những dịu dàng
Chỗ em ngồi trước khảm vàng phía anh
Lối xưa khói trắng xây thành
Ước lên ngõ mộng ngày xanh đẫm hồn

Trong mơ thấy dáng em buồn
Tình cờ gặp lại vô ngôn tỏ bày
Tay cầm chưa ấm bàn tay
Nghe dòng sông cũ trải dài trong nhau.
 
                                   Fountain Valley
                                  Phạm Ngọc Thoa

BUỔI SÁNG NGỦ TRÊN RỪNG – Thơ Lê Văn Trung


   

BUỔI SÁNG NGỦ TRÊN RỪNG
 
Sớm mai nằm ngủ trên rừng
Tôi nghe như đến chín tầng mây cao
Thiên nga lạc tiếng năm nào
Hay ai về giữa chiêm bao gọi mình
Lạc rồi trăm cõi u minh
Cho tôi với niềm linh hiển này.
 
                                  Lê Văn Trung
 
………
 
(Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến, Tập I, Thư Ấn Quán 2007)

“ẤY VÀ MÌNH”, CÁCH GỌI NHAU CỦA PHỤ NỮ HUẾ - Hoàng Hương Trang



Cũng lạ cho cái xứ Huế của tôi, cái chi cũng khác hơn thiên hạ. Nắng thì nắng cháy da phỏng trán, mưa thì mưa thúi đất thúi đai, dầm dề không dứt. Vài ba năm lại một trận lụt, trận bão to đùng. Đường phố Gia Hội, nơi tôi ở, trở thành sông, đò chèo từ Bãi Dâu lên tới đường Trung Bộ (nay là Tô Hiến Thành). Nghe tới bão năm Thìn là ai cũng kinh hãi. Mùa lụt, người lớn lo đến sốt vó, không buôn bán làm ăn gì được, nhưng tụi con nít thì rất khoái lụt, rủ nhau đi lội chơi suốt buổi (vì lụt to được nghỉ học) lội lụt cho đã, đói bụng, về ăn cơm mắm cà, ăn vét đến thủng nồi.

SÁNG NGHE THU KHẼ, THU NHỚ CẦN THƠ ĐÊM GIÃ TỪ - Thơ Nguyên Lạc

 
   


SÁNG NGHE THU KHẼ
 
1.

Sáng nay hiu hắt thu phong
Ngồi nghe thu khẽ nỗi lòng thu xưa
Cạnh bên có một tách trà
Mình tôi ngồi uống sao mà không em?
 
Cô đơn đời chắc đã quen
Sáng nay sao lại ưu phiền mênh mông?
Có ai chia với tôi không?
Sớm thu cô lữ nỗi lòng tha phương
 
Em ơi tôi nhớ mùi hương
Trầm ngon môi ngải ngoan thương thu nào
Hôm nay không biết tại sao?
Thu phong se lạnh lại trào môi xưa!
 
Thì ra tôi vẫn mãi chưa
Quên đi kỷ niệm mộng mơ thiếu thời
Làm sao quên được người ơi?
Cái thời huyết phượng chung đôi đường tình
 
2.

Có ai chia với tôi không?
Sớm thu se lạnh nỗi lòng sương rơi
Bao năm thu vẫn một tôi
Thu phong lạnh lắm sao ngồi chi đây?
 
Vời chi lá đỏ mắt đầy?
Mở chi ngăn nhớ để bay hương người?
Ngồi đây tôi với riêng tôi
Tách trà. Nỗi nhớ. Một đời buồn tênh!
 
Dặn lòng đừng nhớ ... hãy quên!
Cách nào quên được thân thương một thời ... ?
Thu về tôi lại một tôi
Nghe hồn lá khẽ ... Một đời tan hoang!
 
Hồn tôi chùng một cung đàn
Mùa thu cùng với điêu tàn lưu vong!

 

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

TÔI TRỞ VỀ - Thơ Phan Quỳ


    


TÔI TRỞ VỀ
 
Tôi trở về thăm tuổi thơ tôi
Mơ làm thiếu nữ giữa xuân tươi
Mơ đem ánh trăng lên màu má
Mơ lấy tơ trời giăng mắt vui.
Tôi trở về thăm mộng trôi xuôi
Mảnh hồn lưu lạc giữa chơi vơi
Mỏng manh tay nhỏ làm sao níu
Ước vọng tan đi mấy cung trời.
Tôi trở về thăm quãng đời tôi
Chiều nao hoa thắm nở trên môi
Gió lùa qua tóc niềm thao thiết
Tôi bước chân vui giữa vạn lời.
 
Tôi trở về thăm quán tôi xưa
Lòng tôi nương náu đã bao mùa
Ai đem hoa gấm lên tà áo
Ai gởi hương nồng những đêm mưa?
Ai người đã gọi có tôi thưa
Tôi vẫn về thăm mỗi sớm trưa
Đường trần thêu nắng hay trơn ướt
Có bước chân tôi giữa bốn mùa.
 
                                  Phan Quỳ

ƠN THẦY – Thơ Bùi Thị Minh Loan


   


ƠN THẦY
 
Yêu hình ảnh những người thầy
Trong vai ông lái ngày ngày đò đưa
Chẳng quản sương gió nắng mưa
Bao nhiêu lượt khách cũng vừa đôi tay
Gừng càng già tháng càng cay
Tóc thầy càng bạc, tình thầy càng cao
Mỗi bài giảng thầy gởi trao
Thấm vào cuộc sống chở bao ân tình
Mượn gương thầy soi bóng mình
Chắp thêm đối cánh cho tình bay xa
Ơn thầy!
 
                          Bùi Thị Minh Loan


    

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

TRÊN BỤC GIẢNG NGÀY NÀO – Thơ Lãng Uyển Châu


    


TRÊN BỤC GIẢNG NGÀY NÀO
 
Dù nhắm mắt lại thật lâu đi nữa
Vẫn dáng tôi trên bục giảng ngày nào
Của một thời mơ lá gió xôn xao
Của hoa cỏ đầu thu còn khép nép
 
Tôi đứng đấy thuở mộng đời ngoan đẹp
Nét thanh xuân làm bạn áo trắng quen
Thu đã về bên bảng phấn bao phen
Cơ hồ tiếng giảng bài quanh cửa lớp
 
Nhắm mắt lại… ôi, một mùa nắng ngợp
Vẫn chói chang cánh phượng vỹ sân trường
Xuân đã về bao tim rợp yêu thương
Đông se lạnh ôm trùm muôn nỗi nhớ !!!
 
                                 Lãng Uyển Châu 
                                     (Vĩnh Long)

TÂM SỰ NGƯỜI HỌC TRÒ CŨ – Thơ Đoàn Giang Đông


                                                                             Nhà thơ Đoàn Giang Đông


TÂM SỰ NGƯỜI HỌC TRÒ CŨ
(Kính dâng quý thầy cô nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 /11)
 
Khi những đám mây bay về từ phương xa.
Khi muà Đông thiếu từng cơn nắng
Là lúc lòng em bâng khuâng lắm
Nghĩ về thầy về bạn về cô
Về con đường ngày tháng đã đi qua
Hàng phượng vỹ hè về ngôi trường cũ
Dãy bàn dài những chồng sách vở
Vào lớp đầu giờ gọi sổ điểm danh
Viên phấn trắng với chiếc bảng đen
Những buồn vui cùng bạn chung lớp học
Người bạn gái dáng hiền vai xoã tóc
Áo bay bay chung lối buổi tan trường
Đã lâu rồi kí ức vẫn còn vương
Ôi! Tất cả một thời thương nhớ mãi
Vẫn còn đây lời thầy cô dạy bảo :
“Học để biết. Học để làm Người”
Nghĩ đến đó lòng cảm thấy tự hào
Nuôi chí lớn miệt mài theo đèn sách
Chữ nhân nghĩa lương tâm tri thức
Sống trên đời phải biết yêu thương
Tâm niệm vậy nên dẫu xa trường
Em vẫn dặn lòng: Sống đừng lỗi ĐẠO.
        
                              Đoàn Giang Đông

NIỀM VUI NGHỀ GIÁO! – Thơ Võ Bích Phượng

 

   


NIỀM VUI NGHỀ GIÁO!
 
Cô học trò nhỏ ngày xưa
Giờ là đồng nghiệp tình cờ ghé thăm...
Ra trường đã mười sáu năm
Mà như vẫn tuổi trăng rằm...vậy thôi!
Vẫn duyên dáng lắm nụ cười
Hồn nhiên cắp sách một thời mộng mơ...
Đã là cô giáo (ai ngờ !)
Mười hai mùa phượng... đưa đò sang sông
Lặng thầm viết những ước mong
Làm người khai sáng ươm mầm tương lai...
Vững lòng tin đến ngày mai
Yêu nghề tháng rộng năm dài nhé em!
 
                                      Võ Bích Phượng

“NGHIÊNG BẬC CỬA ĐÊM”, MỘT KHỐI TÌNH THU – Vũ Hồng

 


Nghiêng bậc cửa đêm là tập thơ in cùng năm với tập Nắng trao mùa (2017), sau tập Hoa cau (2015) của nhà thơ nữ Ngọc Tình, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

THU VÀNG – Đinh Hoa Lư



THU VÀNG
(Viết tặng Bà Xã tôi – Đinh Hoa Lư)

Mùa thu vẫn tới, vẫn dịu dàng một màu vàng thu của những hàng phong hai bên con đường vắng. Vợ chồng tôi vẫn còn may mắn rảo bước vào những buổi sáng sớm như hôm nay.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

ĐỐ KIỀU – Nguyên Lạc

 


SƠ LƯỢC ĐỐ KIỀU

Truyện Kiều càng được đông đảo người đọc say mê thì thuộc Kiều cũng là niềm tự hào của người Việt. Dân Việt thường đố nhau xem ai thuộc kỹ cuốn truyện, nghĩa của từng chữ, tình ý của từng câu. Lại còn đố nhau về vị trí của chữ này, số lượng của chữ kia trong toàn bộ Truyện Kiều…
Đố Kiều là một hình thức tiếp nhận Truyện Kiều sinh động và độc đáo. Đố Kiều có thể có hai loại: mượn Kiều để đố và đố về Truyện Kiều.

GIẾNG LÀNG – Đoàn Giang Đông

 

   


GIẾNG LÀNG
 
Giếng làng xưa ấy nay còn lại
Mang dấu ấn xưa của một thời
Mưa gió bão giông thêm vững chãi
Nghĩa tình sâu đậm với đời người
 
Gạch đá bên nhau tình giữ trọn
Nghệ nhân ngày ấy mất hay còn.?!
Và cơn nắng gắt Chiều vào Hạ
Vọng tiếng mo cau giếng nước trong
 
Bao đêm trai gái vui hò hẹn
Dưới ánh trăng thề kết nợ duyên
In bóng diều Chiều vào đáy giếng
Muà về mát rượi lúc nồm lên
 
Trải qua năm tháng bao dâu bể
Dấu vết hao mòn bởi chiến tranh
Hồn giếng vẫn còn vương vấn để
Chạnh lòng thương nhớ thưở cha anh
Giếng Làng vẫn mãi ngọt ngào
Như lời non nước hoá vào ca dao
 
                        Đoàn Giang Đông
                              (Thu 2018)