BÂNG KHUÂNG
Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020
ĐÔNG VỀ - Đức Hạnh cùng quý thi hữu
Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020
NHỮNG BÀI THƠ CUỐI ĐỜI CỦA THI SĨ VŨ HOÀNG CHƯƠNG: “ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA” – Hoàng Hương Trang
BẾP LỬA BÀ TÔI, LÒNG BIỂN, BÀ ƠI...! - Thơ Tịnh Bình
PHẬT GIÁO VỚI QUAN NIỆM PHÙ HỘ ĐỘ TRÌ - Đặng Xuân Xuyến
Việt Nam là một dân tộc lấy đạo hiếu làm đầu nên tín ngưỡng thờ cúng, nhất là thờ cúng gia tiên được dân gian tín trọng.
Với người Việt, cái chết chỉ chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của thể xác con người còn linh hồn người chết sẽ luôn hiện hữu và có “mối liên hệ vô hình” với các thành viên trong gia đình, theo dõi và bảo trợ cho người thân tránh rủi ro, bất trắc, gặp được điều may mắn. Vì quan niệm như thế nên người Việt lập bàn thờ để cúng lễ tổ tiên, làm nơi trú ngụ cho linh hồn người chết, đồng thời cũng cầu mong sự phù hộ độ trì của người đã chết cho những người còn sống; coi đấy như là thước đo về đức hiếu - nghĩa của con người.
VẦN QUẨN TRONG TRUYỆN KIỀU – Phạm Đức Nhì
Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
Đọc kỹ Truyện Kiều vài lần tôi ghi nhận được 121 đoạn vần quẩn. Đoạn
ngắn nhất 7 câu, đoạn dài nhất 15 câu. Tổng Cộng 937 câu.
Vậy vần quẩn là gì?
Mở Đầu Bằng
Một Đoạn Kiều Có Vần Quẩn
Nghe ra
ngậm đắng nuốt cay thế nào
Lựa chi
những bậc tiêu tao
Dột lòng
mình cũng nao nao lòng người
Rằng:
Quen mất nết đi rồi
Tẻ vui
thôi cũng tính trời biết sao!
Lời vàng
vâng lĩnh ý cao,
Họa dần
dần bớt chút nào được không!
(Câu 490 đến 496)
Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020
XÓT XA - Thơ Phan Thạch Nhân
CHIỀU - Thơ La Thụy
CHIỀU TƯỞNG NHỚ- Thơ Hoàng Hương Trang, nhạc Lan Đài, ca sĩ Minh Châu, ca sĩ Lệ Thu trình bày
Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020
CHÙM THƠ "BÓNG..." CỦA LÊ VĂN TRUNG
Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020
ĐỌC “ÂN TÌNH XỨ HUẾ” THƠ BÍCH TRẦN - Châu Thạch
Nhà thơ Bích Trần
ĐẾN VÀ ĐI - Trần Mai Ngân
Có những người đến với ta và rời đi chỉ vô tình như
đám mây bay qua bầu trời.
Cho dẫu cách đến và đi như thế nào thì ít nhiều cũng để
lại lòng ta những điều quên nhớ...
Ta nhớ một người cũ bằng cả sự quý thương. Vì hoàn cảnh
người và ta phải đôi đường. Những điều người để lại cho ta là kỉ niệm đẹp. Ta nhớ người bằng sự tiếc nuối và giọt nước mắt...
Ta hay nhớ một người khi ùa đến bên ta luôn đem lại
cho ta nụ cười, niềm vui . Ta yêu mến biết chừng bao. Bây giờ xa rồi mà nghĩ lại,
nhớ lại nụ cười vẫn còn vương đọng trên đôi môi. Ta gọi tên người và nói lời cảm
ơn...
Cũng có người chỉ đem lại phiền muộn nước mắt cho ta.
Ta bỏ quên người và tha thứ. Cuộc đời muôn màu, con người cũng lắm mặt, lắm
lòng! Thôi ta không trách...
Cũng có khi ta hết một lòng nhưng người toan tính từng
một bước chân. Cuối cùng ta cũng hiểu ra. Rời xa là đương nhiên. Thỉnh thoảng
người ấy cũng đi ngang trí nhớ của ta.
Ta chỉ mỉm cười cho sự không xứng đáng...
Và đến lúc nào đó... như bây giờ đây. Trong ta không
còn điều chi quan trọng giữa đối xử và nhớ quên với người.
Ta chỉ ơn ai đã thật lòng bên cạnh và chia sẻ. Ta xin
trân trọng để trong một ngăn tim dù người ở xa hay gần gũi...
Và với những người như đám mây đen bay qua bầu trời ,
ta cũng mỉm cười khi nhớ lại... Rồi họ cũng qua đi với sự giả dối và trả lại
cho ta một màu trời trong xanh thật đẹp!
Cảm ơn cuộc đời những đến và đi!
Trần Mai Ngân
CHÙA XƯA KỲ VIÊN TỰ, XÃ TÂN THÀNH, HUYỆN HÀM THUẬN NAM, TỈNH BÌNH THUẬN – Phan Chính
Theo lịch sử địa phương xã Tân Thành (huyện Hàm Thuận Nam) đây là vùng đất hình thành vào khoảng thập niên 70- 80 thế kỷ 18. Cư dân ban đầu là những người dân phiêu tán từ miền Trung vào trong thời kỳ Gia Long thống lĩnh quyền lực đánh trả nhà Tây Sơn. Đất Tân Thành được coi là nơi ẩn chứa nhiều dấu tích xưa với những câu chuyện huyền thoại khá ly kỳ.
MẪU ĐÀO NƯƠNG: VỊ SƯ TỔ CỦA MÔN HÁT CHÈO - Đặng Xuân Xuyến
Lễ hội Đào Nương
Đền Mẫu hay còn gọi là đền Đào Nương, nằm bên đường 39B, thuộc địa phận xã Đào Đặng, tổng Cao Cương, huyện Tiên Lữ, phủ Khoái Châu, nay là làng Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên.
Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020
TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 5) – Nguyên Lạc
LOẠI
TRÀ – DANH TRÀ (tt)
III. Các loại trà khác
1. Việt nam
Trước khi nói đến trà Việt, tôi xin nhắc lại sơ
lược quan niệm về nguồn gốc trà.
Theo Đỗ Ngọc Quỹ: “Từ tài liệu khảo cứu của Uỷ ban Khoa học Xã hội thì người ta đã tìm thấy dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Xa hơn nữa, họ còn nghi ngờ cây chè có từ thời kỳ đồ đá Sơn Vi (văn hóa Hòa Bình). Cho đến nay, ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn-Nghĩa Lộ-Yên Bái), trên độ cao 1.000 mét so với mặt biển, có một vùng chè hoang khoảng 40.000 cây chè dại, trong đó có một cây chè cổ thụ lớn nhất, ba người ôm không xuể.” (Webside Đặc Trưng). Một chứng cứ tư liệu khác: Thiền Uyển Tập Anh, mục Tăng thống Huệ Sinh (?-1064) có nói đến một địa danh gọi là Núi Trà ở Bắc Ninh, như sau: “Năm 19 tuổi, Sư bỏ đời, cùng Pháp Thông chùa Hạc Lâm thờ Định Huệ chùa Quang Hưng làm thầy. Học thiền mỗi ngày một tiến. Định Huệ vỗ về mến chuộng. Từ đó, Sư dạo khắp tòng lâm, hỏi hết thiền chỉ rồi đến đỉnh Bồ Đề núi Trà trác tích. Mỗi lần vào định, trải qua năm ngày mới dậy. Người bấy giờ gọi Sư là Đại sĩ nhục thân”. Tiến sĩ Lê Mạnh Thát chú thêm: Núi Trà “Tức núi Nguyệt Thường hay núi Bạch Sắc ở huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Đại Nam Nhất Thống Chí, tỉnh Bắc Ninh, mục Sơn xuyên nói: “Núi Nguyệt Thường, tại phía tây nam huyện Tiên Du ba dặm, một tên là núi Bạch Sắc, cũng gọi là núi Trà. Tương truyền Lý Thánh Tôn đến chơi núi đó và cho tên Nguyệt Thường. Núi hơi cao, đá đất lẫn lộn. Trên núi có liu, dưới núi có đền Cao Sơn. Năm Tự Đức thứ 3 (1850) triều ta liệt vào hạng danh sơn, chép vào sách cúng. Núi này hiện có đỉnh Bồ Đề không, chưa thể biết được.” Khả năng núi này là núi có cây trà hoang mọc nhiều là điều không phải không thể tin. Lê Quý Đôn dẫn Trà Kinh của Trung Hoa viết: “Trà là một loại cây quý ở phương Nam, cây như cây qua lô, lá như lá chi tử, hoa như hoa tường vi trắng, quả như quả tinh biền lư, nhị như nhị đinh hương, vị rất hàn” (Vân Đài Loại Ngữ – Phẩm Vật). Vậy cây trà lúc đó người Việt gọi là qua lô, giống như cư dân vùng Vân Nam gọi là đồ (sau người Trung Hoa thêm một vạch ngang và đọc là trà). Sách Trung Hoa cũng thừa nhận cây trà vốn có trong tự nhiên tại Việt Nam, cuốn Nghiêm Bác Tạp Chí, Đào Hoằng Cảnh, người san định lại Thần Nông Bản Thảo, mượn lời Lý Trọng Tân viết: “Trà ở Giao Chỉ như rêu xanh, vị cay gắt gọi là trà đắng”. Như vậy trà là cây bản địa Việt Nam được người Trung Hoa đánh giá cao, nên việc tiến cống trà thời Đinh là điều không phải là khó hiểu”.
PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ TƯỢNG TRƯNG ĐIỂN HÌNH – Trần Đức
Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020
HOANG CHIỀU – Thơ Đặng Xuân Xuyến
NHÀ THƠ KHA TIỆM LY ĐOẠT GIẢI NHẤT VIẾT VĂN TẾ NGUYỄN DU: VĂN CHƯƠNG RẺ HƠN BÈO - Châu Thạch
Hiện nay trên đài Truyền hình Thành Phố Hồ Chí Minh thường chiếu một trò chơi gọi là “Thách Thức Danh Hài”. Trong trò chơi này, thí sinh ra đứng trước mặt danh hài Trấn Thành và Trường Giang, họ chỉ cần làm hề cho một trong hai người nầy cười là được tiền. Cười lần 1 lảnh 2 triệu, cười lần 2 được ngay 10 triệu và nếu chọc cho họ cười đến lần thứ 5 thì thí sinh ôm về cho mình trọn 100 triệu. Đã có nhiều thí sinh trong vòng 5 phút, lãnh gọn số tiền lớn ấy.
NHỚ XƯA - Thơ Nhã My, nhạc Nguyễn Hữu Tân
LÀNG CHÀI - Thơ Trần Mai Ngân
Nhà thơ Trần Mai Ngân
Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020
ĐÊM RẰM TRĂNG TỎA SÁNG - Thơ Quách Như Nguyệt
Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020
BẤT NGỜ, TẤU KHÚC - Thơ Lê Phước Sinh
NIỀM VUI BUỔI SÁNG - Truyện ngắn Hoàng Hương Trang
Tôi có thói quen từ thuở nhỏ là phải tìm cách tập thể dục hằng ngày để có sức khỏe. Lúc ấy còn ở Huế, tuổi tiểu học, tôi thích chạy bộ. Lên trung học, tôi thích nhiều bộ môn hơn, nào bơi lội trên sông Hương, bơi từ bến nhà tôi qua bên Cồn hái trộm vài quả bắp, vài trái ớt (gởi lời xin lỗi những vườn cây năm xưa đã từng bị tôi và các bạn hái trộm) rồi bơi về cười đùa ầm ĩ trên sông rất khoái chí. Mặc dù tôi không giỏi bơi lội, phải bơi bằng phao ruột xe hơi cho an toàn. Có khi là chèo thuyền lên tới chùa Thiên Mụ rồi chèo về, mỗi thuyền hai đứa, một đứa chèo đi, một đứa chèo về. Nếu bữa nào có tiền thì ghé khu vườn cạnh chùa Thiên Mụ ăn bánh bèo rồi mới chèo về.
CHÙM THƠ "BỎ..." CỦA LÊ VĂN TRUNG
Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020
CHÙA CHUÔNG, ĐỆ NHẤT DANH LAM PHỐ HIẾN - Đặng Xuân Xuyến
Cổng tam quan chùa Chuông
Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự, được xây dựng từ thời Hậu Lê và trùng tu quy mô lớn vào năm 1707, được mệnh danh là "Phố Hiến đệ nhất danh thắng".