BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

CHIỀU THU PHONG - Thơ Nguyên Lạc


    


CHIỀU THU PHONG

1.
Tiễn người chiều thu phong
Vàng lá rơi... rơi đầy
Dõi trông... mờ... mờ bóng
Hắt hiu buồn nắng phai!

Ta tiễn người ra đi
Chiều thu phong lá bay
Mắt nhòa lời từ biệt
Nhân ảnh tan sương đầy!

Dáng người khuất chân mây
Gió khẽ... tiếng thở dài
Thôi chắc rồi vĩnh biệt
Nhói lòng người có hay?

2.
Chiều vàng lá thu phong
Tiếng thu động trong hồn
Có người đầu sương điểm
Đứng lặng vời thu không!

Chiều lá đổ thu phong
Đầy mắt vời vô vọng
Ra đi là vĩnh biệt
Đã biết rồi sao mong?

3.
Rót thêm một ly đầy
Nhòe mắt hương rượu cay
Chiều thu xưa lá đổ
Tiễn người hay hồn tôi?

Thu phong mây trắng bay
Tà huân tiếng thở dài
Cố nhân? Này ly đắng
Mời bóng ta cùng say!

Chiều tàn... Ly rượu nầy
Rót thêm mời ai đây?
Biệt li chiều thu ấy
Cố say...
Nhưng sao không?!

                  Nguyên Lạc

GIÁNG VÂN, NHỮNG ĐÓA SEN CỦA NÀNG RỪNG RỰC ĐỎ - Nguyễn Đức Tùng


                   
                                Tác giả Nguyễn Đức Tùng


Giáng Vân là một trong những tiếng nói quan trọng của thơ Việt thời hậu chiến, với một ngôn ngữ nhiều hình ảnh, trong những câu thơ trữ tình hàm chứa ý thức xã hội. Được chiếu sáng bởi suy nghĩ lý tính, tứ thơ của chị mạnh mẽ, sắc sảo, đầy tính phản biện, thông minh. Phía sau một phong cách có phần lãng mạn, là một tình cảm sâu sắc, sự quả quyết đầy nữ tính, sự phẫn nộ xã hội, sự tỉnh thức.

Không thể nhìn thấy
Không thể nghe thấy
Những đứa con đang kêu cứu
Không ai cứu con của chúng ta
Và ta chìm xuống
Chìm xuống sớm mai này
Một sớm mai không còn mặt trời
Chúng ta – Những kẻ chưa chết nhưng không còn sống
Không thở, không thể cả vật vã
Kiếp này sang kiếp khác
Đớn hèn,
Tội lỗi,
Nhục nhã
Ăn và uống
Và đói và khát…

SAY GIẤC MƠ MỀM- Thơ Phạm Ngọc Thoa, giọng ngâm Mai Lê


   
                       Nhà thơ Phạm Ngọc Thoa

SAY GIẤC MƠ  MỀM   !

Một lũng nhớ lún sâu chiều Thiên Mụ
Đêm kinh thành nghe gió thở Hương Giang
Em khép nép qua khúc chiều của Huế
Vịn tà huy mà nương lối thu sang

Huế trong em những bàng hoàng xao xuyến
Trăng thượng tuần dõi bóng bước thi nhân
Phá Tam Giang cơn mưa lùa qua chậm
Sau cao tầng biền biệt khách tri âm

Em ngồi đợi nơi cấm thành nắng rám
Anh hững hờ, ướt mắt kẻ tình si
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Nhưng chưa từng rớt hạt lệ chia ly

Em thức trắng với cành thu xứ Huế
Lá là đà vừa chạm giấu chân em
Như cứ ngỡ bước chân anh vừa đến
Cho mùa thu say khướt giấc mơ mềm

                       Phạm Ngọc Thoa
                Fountain Valley, 17/8/2019


       

VIẾT CHO NGÀY THÁNG CŨ - Phan Quỳ

   
           
                                  Tác giả Phan Quỳ

Rồi cũng đến một ngày tất cả đã là kỷ niệm. Rồi cũng sang một hôm mùa hạ về với lòng mình đầy ngẩn ngơ nuối tiếc. Một mùa thu không còn rộn ràng may tà áo mới để cùng tựu trường với bao bạn bè, với các em thân yêu. Màu phượng vĩ màu luyến lưu gợi nhớ, hạt mưa thu sao đong đầy hoài niệm rưng rưng ???
Rồi một lần chia tay cho những ngày thôi không còn ở lại. Con đường xưa thôi hết bóng ai về.
Rồi tất cả chỉ còn trong chuyện kể, rằng ngày xưa ... , cô ... trẻ hơn bây giờ!
Rằng ngày xưa chúng em ngồi chỗ ấy, bao ngày vui rộn rã tuổi ấu thơ.
Rồi cũng đến những sáng mai thênh thang tĩnh lặng. Thời gian mênh mông, không gian tịch nhiên im ắng. Thôi không còn vội vã gấp gáp để kịp giờ. Ta chợt thấy mình lẻ loi trong ngày tháng rộng, bước trên đường bỗng là bước vu vơ.
Rồi đã qua đi bao âu lo trăn trở, mỗi mùa thi em cùng ta tất bật ôn bài, rồi òa vỡ bao lần vui xếp hạng, và nước mắt buồn bã những dở dang!
Rồi đời ta là những lần gặp mặt, em chợt đến chợt thăm không báo trước. Và buồn vui em mang tới mang về. Ta ở lại nhìn em xa song cửa. Đợi mùa sau... em có nhớ đường quê?
Giọt nước mắt trên mi, giọt thầm thì nỗi nhớ. Nỗi nhớ em cùng bảng đen phấn trắng, nhớ quãng đường quen và khung trời hoa nắng. Tuối thơ em và định mệnh của đời ta.
Xin từ giã những hành lang, lớp học. Bước chân xưa, ta đến với bao người. Bước chân nay sao dặm buồn lẻ loi? Tà áo đẹp thôi cũng đành xếp lại. Đến hôm nao ta mặc một ngàỳ vui?
Thôi ta về, em hãy còn ở lại... Một mai em đi, chân có bước ngập ngừng? Em có nhớ những ngày xưa thơ dại, sân trường quen và hình bóng ta không?
Ta gởi em chút tình ta trong gió, đến bên em ta mong thấy em cười. Ta chờ em một ngày em trở lại , về bên ta ríu rít những chuyện vui.
Chuyện ngày xưa chuyện bây giờ muôn nỗi. Líu lo hoài, em gọi mãi cô ơi....

                                                                                Phan Quỳ
                                                                    Những ngày tháng rộng
                                                                               20-8-2014

THƠ THÁNG 9 CỦA NHÓM SÔNG QUÊ - Nguyễn Thị Vĩnh Phước, Phan Thạch Nhân, Nguyễn Thị Liên Hưng




THÁNG CHÍN VỀ

Tháng Chín về mang theo nỗi nhớ
Đã xa rồi, xa quá tuổi hoa niên
Thuở mây trời áo trắng, nắng ngoài hiên
Nón lá nghiêng nghiêng che khung trời mộng
Tháng Chín ngày xưa xa rời viễn vọng
Thả tóc sương nghe khói thoảng qua hồn
Tháng Chín về. Mưa vẫn còn tuôn
Nắng thu lạnh đôi bờ xa ngái
Gió thu ướt lưng chiều hoang hoải
Chở ngày xưa vào nỗi nhớ khôn cùng
Nhớ thầy cô kính mến, bao dung
Nhớ trường lớp, bạn bè… Ôi nhớ!
Tháng Chín về,
Thời gian đi. Lòng ở
Tưởng đâu đây hồi trống tựu trường
Ngước mắt tìm đâu đó chút dư hương
Khung trời cũ
Tháng Chín ơi!
Mấy mươi năm…
“Lá ngoài đường rụng nhiều
và trên không có những đám mây bàng bạc…”

                            Nguyễn Thị Vĩnh Phước

TIẾT CANH 'MỤ THẦY', CỬA TẢ - Đinh Hoa Lư

Thân gửi các bạn xưa Đường Lê văn Duyệt (Cửa Hậu - Góc Bầu), đường Duy Tân (Cửa Tả - Ngã ba về Quy Thiện - Quảng Trị)
                                                                                      Đinh Hoa Lư

                      
                                     Tác giả Đinh Hoa Lư

Tôi hay viết về chuyện 'ăn hàng', bạn bè có lẽ biết. Nói như ai do tâm hồn tôi là 'tâm hồn ăn uống' nên mới hay kể lể  'độc' một chuyện là ăn hàng? dĩ nhiên, so sánh thời nay làm sao bằng được, nhưng tôi lại nghĩ rằng khó lòng tìm lại huơng vị ngày xưa. Cũng vì khó lòng tìm lại huơng vị ngày xưa nên tôi mới hay nhắc lại năm ba câu chuyện ăn hàng 'một thời Quảng trị'. Có người thắc mắc, thời buổi này thiếu gì, ngày xưa làm gì có hay so đặng? thế mà tôi (hay bạn bè) tìm lại không ra. Hương vị bị pha chế, nhầm lẫn ba miền, mới mất đặc thù, mất hương vị từng nơi. Đó là chưa kể thời nay, tính thuơng mãi, cạnh tranh, chụp giựt hay ham lợi nhuận đã pha trộn, nhầm lẫn khá nhiều bản sắc từng món ăn địa phương.

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

NHỮNG BÔNG CẢI NỞ GIỮA MÙA VU LAN - Hoàng Văn Ân


     

Buổi sáng thức dậy muộn, dư âm của một đêm bù khú cùng vài người bạn còn vương mãi trong đầu. Giấc ngủ đã tan biến để nhường cho cái cảm giác xa vắng, man mác buồn nhớ một điều gì đó chợt đến.

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

NGƯỜI VỀ TÌM LẠI MÀU HOA - Thơ Nguyên Lạc


   


NGƯỜI VỀ TÌM LẠI MÀU HOA

Tường vy mùa đến tôi về
Thấy tôi đứng giữa bộn bề tàn phai
Giáo đường "chuông gọi hồn ai"?
Tìm đâu mỏng mảnh trang đài tôi thương?

Đường xưa lạ lẫm bước chân
Phố xưa hiu hắt bâng khuâng góc sầu
Quán xưa đâu? Cố nhân đâu?
Cà-phê giọt đắng rơi câu nhạc buồn

"Mười năm không gặp tưởng quên" *
Bao năm cách biệt dặn lòng hãy thôi ...
Về chi? Hụt hẫng tình tôi!
Người giờ mắt lạ biết rồi có quen!

Tường vy sắc tím buồn tênh
Người về tìm lại cuộc tình đã qua
Đã qua có nghĩa mù xa
Làm sao giữ được ánh tà huy phai?

Tường vy hoa có khóc ai?
Sao màu biếc thẫm?... Thở dài chỉ tôi!
Thôi tôi đã mất người rồi
Về tìm chi? Để khóc đời hư không!

                                    Nguyên Lạc
..............

* Lời nhạc Mười Năm Không Gặp (Mười Năm Tình Cũ) - Trần Quảng Nam

TÌNH THƠ THÁNG CHÍN - Thơ Tịnh Bình


    


TÌNH THƠ THÁNG CHÍN

Mùa hạ khuất tiếng ve sầu câm lặng
Lá mơ phai reo đón gió thu về
Anh ngồi viết bài tình thơ dang dở
Tháng Chín dỗi hờn như tỉnh như mê

Trên lối vắng tràn lên loài hoa dại
Con đường thu biêng biếc sớm mai trong
Tha cọng nắng đàn chim về xây tổ
Ta vẩn vơ ngồi hát khúc bềnh bồng

Gieo yêu thương bầy ong đi làm mật
Tháng Chín mùa thu quyến rũ đóa hoa yêu
Ta trộm ngắm nàng thu đang say ngủ
Áo hoàng hoa hờ khoác vẻ yêu kiều

Nhòa góc phố gọi tên mình quên lãng
Ngỡ bước ai về dáng nhỏ liêu xiêu
Đành ngưng viết bài tình thơ dang dở
Tháng Chín mưa đàn giọt nhớ xanh rêu...

                                             Tịnh Bình
                                            (Tây Ninh)

CHÙA LÁNG (HÀ NỘI) THỜ THIỀN SƯ TỪ ĐẠO HẠNH


                                 Cổng tam quan ngoài của chùa Láng

Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền tự, thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, tọa lạc ở cuối phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

CHÙM THƠ "BÊN..." CỦA LÊ VĂN TRUNG


       


BÊN BỜ SINH TỬ

Thôi bỏ lại bên này bờ sinh tử
Phận đời ta rơm rạ có ra gì
Bỏ lại hết cả nghìn sầu thiên cổ
Xót thương chi bèo giạt bến sông này
Lòng nhân thế, lòng mịt mù mưa nắng
Còn gì nhau mà muối mặn gừng cay
Khi đã biết đời nhau là hữu hạn
Còn gì nhau mà nghĩa trả tình vay
Ta đứng giữa trần gian mà bật khóc
Thương phận người tro bụi chảy về đâu
Ai thấy được thiên đường trong địa ngục
Ai thấy màu xanh qua cuộc bể dâu
Khi bỏ lại đời ta không tiếc nuối
Ta thắp câu thơ truy niệm kiếp người
Ta thắp câu thơ xưng lời thú tội
Cuộc tình người niệm khúc của chia phôi
Lòng dâu bể - tình em là dâu bể
Ta bỏ đi, tàn tạ, xác thơ buồn
Ai biết được ánh hào quang sự chết
Vẫn rực ngời trong sóng gió tang thương.
                                    

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

TRANH VẼ CỦA HỌA SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG (4)


       
                              Thiếu nữ và hoa (lụa)


       
                                    Múa đèn (lụa)


       
                                   Chim ơi bay đi (lụa)


       
                                      Tắm ao (lụa)


      
                                    Tiếng đàn (lụa)


   
                                 Chiều (1960, sơn dầu)


    
                 Đường Cường Để - Hội An 1958 (sơn dầu)



                               Sách và hoa (sơn dầu khổ 100x100)



                                           Ngọ môn Huế (lụa)



                                          Múa cung đình (lụa)



                                               Ca trù (lụa)



                                      Tranh gà (màu nước)

NGƯỜI ĐÀN BÀ THÁNG CHÍN - Thơ Trần Mai Ngân


   


NGƯỜI ĐÀN BÀ THÁNG CHÍN

Chào tháng Chín nồng nàn hương biển
Người đàn bà đi về phía không anh
Không gian lạ và những âm thanh
Trong gió, trong tiếng sóng và trong tận cùng tuyệt vọng...

Ở đâu, tìm đâu những ngày hoa mộng
Chẳng để làm gì chỉ để cố quên đi
Người đàn bà tháng Chín khép đôi mi
Giọt nước mắt lăn tràn lên má thắm

Tháng Chín về mà sao xa thăm thẳm
Một nghìn trùng một ngăn cách ngày xưa
Miên man nào... miên man mãi nụ hôn trưa
Người đàn bà khuỵu xuống... dấu chân trần bấu sâu vào cát...

Tháng Chín biển vỡ oà trong cơn khát
Áo mỏng khăn voan tất cả lạnh lùng
Người đàn bà cố níu kéo tương phùng
Nhưng như nước... trôi qua bàn tay lạnh

Tháng Chín ơi... về đâu không bất hạnh
Một cuộc tình cứ thế mãi mong manh
Biển nghìn năm con sóng khát an lành
Sao thương quá người đàn bà tháng Chín!

                                         Trần Mai Ngân

MƠ MÙA XA LẮC - Phạm Thoa cùng quý thi hữu


   


MƠ MÙA XA LẮC
(Xa luân nhị bộ, Lưu thủy đối)

Rồi đến bao giờ ta có nhau
Trăng khuya vườn mộng lá lay sầu
Ai khơi trầm tích đùn lên mắt
Cho mảnh trăng hờn lặn biển sâu
Tình đã hoài thai chưa hóa kiếp
Nên đành ốm nghén vạn ngày sau
Ta nâng niu miết mùa xa lắc
Dù ải nhân gian có chuyển màu…

Dù ải nhân gian có chuyển màu
Cạn dòng lệ đá chạnh ngàn sau
Cho hồn thơ ấm tràn xuân mộng
Và gió heo may ấm vực sâu
Không lẽ đêm về khuya khoắt đợi
Chờ ngày mai thức giũ cơn sầu
Lá thu mình lại chơ vơ để…
Gói cả ngàn sao rọi bóng nhau

Thoa Phạm
(27/8/2020)


BÀI HỌA:


VŨ ĐIỆU TÌNH YÊU
[Nhị khúc, Ngũ độ thanh]

Phong trần bão tố chẳng rời nhau
Rạng rỡ tình duyên hết khổ sầu
Bến đổ dòng khai nào đã cạn
Hoa cười mộng trổ mãi còn sâu
Thuyền yêu cập bến ngời muôn ngã
Biển hát vờn trăng đẹp những màu
Yểu điệu đêm hồng Thu kết nghĩa
Chan hòa hạnh phúc tỏa nghìn sau

Chan hòa hạnh phúc tỏa nghìn sau
Biển mộng thuyền hoa mãi thắm màu
Lẽ sống ân cần thương nghĩa trọng
Tâm hồn sáng tỏ đọng nguồn sâu
Tình yêu thiết thực hoài tươi trẻ
Quý bạn thành tâm hổng rũ sầu
Phấn khởi nàng Thu mời vũ hội
Tưng bừng nhảy múa hợp lòng nhau…

Đức Hạnh
28 08 2020

CHUYỆN TÌNH CỦA BIỂN ! - Thơ Võ Bích Phượng


   


CHUYỆN TÌNH CỦA BIỂN !

Sóng khơi xa thì thầm với Biển
Chuyển hộ lời yêu đến Cát vàng
Như nỗi lòng đứa con xa xứ
Khát khao Bờ... Sóng vỗ miên man !

Biển thương tình, nhận lời Sóng cậy
Gọi Gió về đẩy Sóng thênh thang
Nước đồng điệu hiểu lòng Sóng cuộn
Ào ạt dâng mà rất dịu dàng!

Sóng chạm Bờ lần nào cũng vội
Chưa đủ gần để nói lời thương
Nên cứ mãi ngàn năm khao khát
Người xa quê nhớ lắm cội nguồn!

                    Biển Lagi, 31.8.2020
                       Võ Bích Phượng

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

ĐỌC SÁU BÀI THƠ THƠM HƯƠNG THIỀN THỜI TRAI TRẺ CỦA THI SĨ TRẦN THOẠI NGUYÊN - Châu Thạch


           
                              Nhà thơ Trần Thoại Nguyên

    Trước khi bàn đến những bài thơ thơm hương thiền của Thi sĩ Trần Thoại Nguyên, xin hãy nghe tác giả tâm sự:

  “Tiểu luận về tổ sư thiền tông Bồ Đề Đạt Ma”, một cuốn sách nhỏ mỏng manh của chàng trai trẻ tóc xanh Phạm Công Thiện, xuất bản năm 1964, nhưng có sức nặng nghìn cân, có sức khai mở rộng khắp ghê gớm cho người học Phật tâm tịnh thiền tông Việt Nam thời hiện đại, làm thay đổi hồn thơ tôi năm 18, 20 tuổi! 

Hàng loạt 5 bài thơ thơm hương Thiền của Thi sĩ Bụi Đời Trần Thoại Nguyên đăng trên tạp Chí Tư Tưởng của ĐH Vạn Hạnh năm 1970, 1971 trong đó có bài thơ Đêm Trăng Leo Lên Mái Chùa” được rất nhiều bạn yêu thơ yêu thích thuộc lòng!"

NHẬN XÉT VỀ LUẬT VÀ VẦN TRONG BÀI THƠ “BIỂN ĐÊM” CỦA NGUYÊN LẠC - Phạm Đức Nhì


      


BIỂN ĐÊM

Biệt ly từ cuộc bể dâu
Mất nhau từ thưở ba đào quê hương
Người về tìm lại mùi hương
Người về tìm lại thân thương đã rồi...

Biết rằng sương khói mà thôi
Thịt da trên cát hằn tôi nỗi sầu
Biển chiều trời vội trốn mau
Cô đơn lặng nhớ tình đau một thời

Biển xưa bãi cũ tôi ngồi
Hồn nghe sóng vỗ đôi mươi tình nào
Tay ôm thân ngất quyện nhau
Môi thơm ngực ngải cho nhau lần đầu

Đêm nay biển vắng người đâu?
Vầng trăng khuyết tật trên đầu đưa tang
Rì rào lớp sóng kêu than
Gió ngàn thông réo gọi oan khiên về

Cát luồn tuôn sợi tay mơ
Tình luồn ngăn nhớ hương mê thân nào
Thịt da nhung mượt đêm nao
Hằn trong ký ức biết làm sao đây?

Biển ơi có biết tình tôi?
Sóng ơi sao xóa dấu người tôi yêu?
Bãi xưa còn lại gì đâu?
Về chi nghe tiếng khóc gào sóng đau?

Vời kia một bóng trăng sầu
Nghìn trùng xa cách biết đâu dõi tìm?

                                        Nguyên Lạc


          Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


NHẬN XÉT VỀ LUẬT VÀ VẦN TRONG BÀI THƠ “BIỂN ĐÊM” CỦA NGUYÊN LẠC

Đây không phải là bài bình thơ mà chỉ là vài nhận xét về “kỹ thuật” được thi sĩ áp dụng trong lúc sáng tác bài thơ. Mà trong phần “kỹ thuật” cũng chỉ bó gọn trong 2 điểm: Luật (bằng trắc) và vần.