Tác giả Lê Nghị
Bài
1:
MỘT CÁCH NHÌN VỀ HỌC THUẬT CỦA MỘT “TÍN ĐỒ THANH TÂM TÀI NHÂN CHỦ NGHĨA”
(Nhân
đọc 2 bài : “Học Thuật Tay Ngang” và “Cái họa của học thuật tay ngang” của giáo
sư tiến sĩ Đoàn Lê Giang)
Phần
1 : Đôi điều về học thuật.
Tôi đọc 2 bài này trên fb của ông cách đây 2 ngày.
Trong đó “người học thuật tay ngang”
mà giáo sư nói đến đó là tôi với nick fb: Li Li Nghệ. Cũng xin thưa rằng tên thật
của tôi là Lê Nghị, chẳng qua trên fb để nick nữ tính cho vui, chứ tôi không việc
gì giấu tên, ai từng kết bạn với tôi đều biết tên thật và ảnh mặt thật của tôi.
Các bạn trẻ còn tặng tôi cái tên: ông già lẩm cẩm!
Rất thú vị lần đầu tiên nghe hai khái niệm tay dọc tay
ngang trong học thuật do giáo sư ngôn ngữ học Đoàn Lê Giang đặt ra. Thú vị hơn
nữa khi giáo sư nâng tôi lên hàng học thuật mặc dù là tầm tay ngang.
Tóm tắt rất đơn giản:
Năm 1995, Giáo sư nêu rằng có cuốn Kim Vân Kiều Truyện
của Thanh Tâm Tài Nhân từ Trung Hoa, được dịch sang tiếng Nhật năm 1763. Sau đó
Benoit năm 2015 lại nói Cuốn sách Tàu được dịch đầu tiên năm 1763 ở Nhật là cuốn
Song Kỳ Mộng Truyện khuyết danh. Tôi không thấy giáo sư đính chính và phản biện
nên có thể dễ dẫn tới hiểu rằng giáo sư áp đặt, bẻ cong sự thật. Rất mong giáo
sư có bài đính chính hoặc phản biện Benoit.
Nếu tôi đạt tầm “tay
dọc” như giáo sư, lẽ ra đọc được bài này, với tư cách là một trưởng khoa ngữ
văn của một trường đại học, người mà tôi đã nói các bài viết sẽ được sinh viên,
phụ huynh, giáo viên tra cứu rộng rãi, giáo sư phải cám ơn tôi đã nhắc nhở. Tôi
nhắc nhở phản biện là phản biện với Benoit. Nếu không biết Benoit ở đâu thì viết
bài đăng rồi báo tôi đọc. Nhưng giáo sư vào trang cá nhân tôi bảo tôi “đọc sách mà hàm hồ, không nên”. Tôi làm
ngơ, giải thích tóm tắt câu hỏi khi có mâu thuẫn giữa hai học giả nêu trên,
giáo sư không trả lời câu hỏi, lại nói lòng vòng. Có lẽ giáo sư lo học tiếng
Hán, tiếng Nhật, dạy những điều cao xa nên không hiểu câu hỏi của người tay
ngang viết bằng tiếng Việt. Cuối cùng lại bảo tôi không biết giáo sư là ai!?
Quyển sách ĐẠI THI HÀO DÂN TỘC DANH NHÂN VĂN HÓA NGUYỄN DU
Kỷ
niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du, do nxb Đại Học, Quốc Gia TP HCM, do Đoàn Lê
Giang, Huỳnh Như Phương tuyển chọn
Chẳng lẽ lúc đó tôi lại đốp chát một cách vô văn hoá:
anh là cái đinh gì mà tôi phải biết!? Anh là thầy của cháu tôi chứ có phải là
thầy của trương lứa tôi đâu mà tôi phải tìm hiểu!?
Nhưng không! tôi đã lịch sự nói: anh thông cảm, tôi chỉ
quan tâm tới bài viết của anh để hiểu biết thêm về kiến thức, chứ biết thêm nhiều
về anh để làm gì! Khi tranh luận về học thuật thì tôi nói trung thực những hiểu
biết tới hạn của mình, chứ tôi và anh có quen biết, thù oán gì đâu!? Anh đừng
quan tâm chuyện cá nhân. Rồi tôi lặp lại lần thứ 3 câu hỏi tôi cần mà giáo sư
quên trả lời. Tôi đang chờ chứng cứ.
Thiển nghĩ tinh thần học thuật là con đường tiếp cận sự
thật, xuất phát từ cái tâm tìm hiểu sự thật để phục vụ xã hội. Trước hết, không
hẳn như những lời răn đe: “biết thì nói
biết, không biết thì nói không biết mới gọi là biết” của những đầu óc nhiễm
hủ Nho từ Tàu. Học thuật khoa học, cái giúp cho xã hội tiến bộ là xem như không
có chân lý tuyệt đối. Những người lớn tuổi, những chuyên gia trong từng lĩnh vực
cần khuyến khích những người trẻ tuổi, người không chuyên biết tới đâu nói đến
đó, miễn là nói phải có căn cứ. Trong bài C. Benoit và Đ.L. Giang căn cứ tôi
nêu ra là sự mâu thuẫn giữ 2 người tại một thời điểm và tên một cuốn sách Tàu dịch
sang tiếng Nhật. Tôi đã đưa chứng cứ từ hai phía để thấy mâu thuẫn cần giải quyết.
Tinh thần học thuật không cho phép vị nể cá nhân. Người
học hàm, học vị xưng là giỏi Hán - Nôm, tài liệu phong phú, cần thuộc lòng bài
học đầu tiên trong câu chuyện ví von Hạng Thác chặn xe Khổng Tử. Cần hiểu là đã
chận học thuyết của Khổng tử, cái ông được Tàu tôn là vạn thế sư biểu đã phải
la làng: hậu sinh khả uý, phải tìm đường khác mà đi. Thành nhỏ vẫn là thành,
người học thuật khoa học cần nhìn nhận những trở ngại nhỏ nhặt nhất để tìm cách
giải quyết.
Khác với học phiệt, học thuật khoa học là học thuật
dân chủ. Xã hội tiến bộ là nhờ sự thay đổi cách nghĩ dẫn tới đổi cách làm. Tiến
bộ xã hội không hề nhờ giữ chặt cái cũ. Nhất là khi các vị được trang bị duy vật
biện chứng các vị đã thuộc làu: chân lý chỉ mang tính cụ thể, không có chân lý
bất biến, không có lời dạy của ai muôn năm. Lạ thay, quá nhiều người luôn rao
giảng điều đó lại làm trái với lời mình nói!
Học thuật khoa học cần giữ thái độ dũng cảm bảo vệ
quan điểm của mình song song với bình tĩnh lắng nghe để đi tới chấp nhận ta hay
người ai hợp lý hơn.
Thái độ trong học thuật khoa học không như học phiệt,
phân ra tay dọc tay ngang. Học thuật khoa học tính dân chủ đã bao hàm tính bình
đẳng, cho phép lập thuyết, suy diễn, tranh luận, miễn là trước hết phải có căn
cứ, thứ đến là lập luận logic. Thực tế xuất phát không có căn cứ chả ai nghe.
Cho nên điều sơ đẳng ai cũng nêu căn cứ để xuất phát tìm hiểu vấn đề.
Quan trọng là chỗ lập luận. Cùng một hiện tượng hai
người có thể nhìn nhận bản chất khác nhau. Hiện tượng là chỉ là một, nhưng công
chúa hay phù thủy là từ góc nhìn và một trong hai người đã chọn nhầm góc nhìn.
Do đó quá trình lập luận còn tuỳ thuộc góc nhìn. Trong lập luận nếu chọn tiền đề
là một tiên đề thì mọi lập luận không còn ý nghĩa. (Tiên đề là cái không thể chứng minh.) Bởi vì kết đề đã được quy định
trong tiên đề rồi. Nhiều người mặc nhiên áp đặt cho mình một tiên đề, rồi dẫn
chứng lẩn quẩn trong tiên đề đó, họ không biết rằng kết luận đã được họ quy định
sẵn rồi. Một ví dụ: Người học thuật mà mở đầu cho rằng “Ai cũng biết Nguyễn Du viết truyện Kiều dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều
của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Hoa” là đã tự chọn tiên đề “ai cũng biết” là một chân lý. Thanh Tâm
Tài Nhân là một nhân vật không thể chứng minh. Thì sau đó bất cứ ai có cái nhìn
khác thì vội cười người khác có ý tưởng điên rồ. Họ dựa vào chút bằng cấp nhiều
khi được xã hội thừa nhận ở lĩnh vực học thuật khác, buộc mình và người khác phải
tin vào tiên đề mình chọn. Cho nên học thuật khoa học cho phép lập thuyết khi
thấy hiện tượng chứ không cho phép chọn tiên đề.
Tinh thần học thuật khoa học còn ở chỗ chưa thông thì
hỏi tiếp. Truy cho đến tận cùng. Đừng vội nghĩ cái họ chưa thông là do dốt, mà
đôi khi họ sáng suốt hơn mình, gài bẫy cho mình sập hầm trong đống mâu thuẫn của
mình.
Trong tranh luận những vấn đề xã hội cho phép mĩa mai,
châm biếm quan điểm ai đó một cách bình đẳng chứ không hề nhằm vào con người đứng
trên quan điểm đó. Đó mới là tinh thần thượng tôn học thuật, như tinh thần giữa
hai võ sĩ lên đài, họ tận dụng mọi sơ hở của đối thủ để tấn công. Nhưng trước
khi bước xuống bục bởi ngã ngũ kẻ thắng người thua, họ ôm hôn nhau.
Vài điều trình bày trên là suy nghĩ của người mà giáo
sư đã gọi là học thuật tay ngang.
Không hiểu giáo sư nghĩ sao lại viết hai bài liền nói
trên. Giáo sư chê bai cười ngạo tôi nhiều chuyện, tôi không quan tâm nhưng vu
khống tôi đã nói giáo sư giả mạo tài liệu là sai sự thật. Tôi có thấy tài liệu
của ông đâu mà điên khùng nói ông giả mạo? Tôi nói rằng tài liệu ông công bố 85
triệu dân Việt chẳng ai có điều kiện đi Nhật thẩm tra. Ông xem như chắc ăn. (ngầm nói ông chủ quan rằng không có ý kiến
trái chiều). Mà ông chủ quan thật, vì chính ông nói ông có sách của Benoit
mà ông không đọc. Phải chăng có tật giật mình mà phản ứng? Hay là giáo sư đánh
giá một luận văn tiến sĩ Harvard chẳng là cái đinh gì so với trình độ của một
tiến sĩ Việt Nam.?
TỪ SỰ KIỆN LỊCH SỬ TRUNG HOA ĐẾN KIỆT TÁC VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM
(của Charles Benoit. Nguyễn Nam, Trần Hải Yến, Nguyễn Đào Nguyên, Mai Thu Huyền dịch)
(của Charles Benoit. Nguyễn Nam, Trần Hải Yến, Nguyễn Đào Nguyên, Mai Thu Huyền dịch)
Tôi có khen ông Benoit với tính tự trọng, liêm sĩ của
người cầm bút khi viết luận văn đã chịu khó thẩm tra, dù đó là việc của một nước
nhược tiểu. Phải khen ông Bemoit vì ông ấy là người nước ngoài lại vì yêu thơ
Kiều của Việt Nam mà phải cố công. Mặc dù quan điểm của Benoit có chỗ căn bản
tôi không đồng thuận.
Ông giáo sư tự suy diễn là tôi ám chỉ ông uốn cong
ngòi bút, bẻ lái học thuật chứ tôi chỉ nói : nếu ông không đính chính hoặc phản
biện thì người khác trong đó có tôi, có thể nghĩ như vậy.
Tôi có nói bên nào đúng đâu?, tôi viết cả 2 chữ “Rất mong” Tiến sĩ Đoàn Lê Giang đính
chính hoặc phản biện cơ mà!? Đính chính nếu ông sai, phản biện nếu ông đúng. Đó
mới là tinh thần học thuật khoa học. Thôi thì tôi tay ngang, viết ông hiểu
không ra, cũng chẳng sao. Nên tôi phải 3 lần lặp lại câu hỏi. Ngoài chuyện ruồi
bu kể trên, ông dùng bài của tiến sĩ Nguyễn Nam để trả lời, làm như bài đó tôi
chưa từng đọc. Chắc như ông nói, mới dạo mạng copy dán lên, nên chưa đọc kỹ. Vì
ông không thấy trong đó tiến sĩ Nguyễn Nam đã nhấn mạnh : “Từ sự kiện lịch sử ở Trung Hoa đến kiệt tác văn chương ở Việt Nam”
bảo vệ thành công tại Đại học Harvard từ năm 1981của Charles Benoit vẫn là công
trình nghiên cứu tường tận nhất về cội nguồn văn-sử liệu của Kim Vân Kiều truyện
cũng như của Truyện Kiều (Benoit 1981). Tôi nghĩ rằng vì trong cuốn này có điểm
chống lại giáo sư ĐLG, về Kim Vân Kiều ở Nhật nên ông không đề cập. Việc ông
ĐLG trưng bằng chứng bổ sung chưa đủ thuyết phục. (điều này sẽ đề cập riêng ở bài tiếp theo vì bài này quá dài)
Giáo sư khoe mình học bài bản, giỏi Hán Nôm nhưng hình
như quên câu tiên lễ hậu văn trong giao tiếp. Quên câu tinh thần học thuật: Tam
nhân đồng hành tất hữu ngã sư. Mà quan trọng nhất là tinh thần khoa học nói có
chứng cứ. Ngay trong bài viết của tôi nói về ông mà ông còn dẫn trật, vu khống
thì đã làm giảm lòng tin rồi. Trong bài viết của ông tôi thắc mắc một nơi ông dẫn
chứng một ngã. Nhưng không sao, nếu giáo sư có thiện chí thì xem bài viết tiếp
theo.
Nhưng tôi cũng không quan tâm lắm ba cái chuyện tự
cao, tự đại đó. Những người tin và học trò bênh thầy tiếp tục thọt lét tôi là lẽ
thường. Quả thật tôi cũng có cười nhưng không phải vì nhột. Đời ai chẳng đôi lần
bị xúc phạm, hiểu lầm. Nhưng bên cạnh đó cũng nhiều người ủng hộ là vui. Họ có
quen biết gì tôi mà ủng hộ tôi. Họ ủng hộ quan điểm thông tin đa chiều đấy
thôi. Đó chính là tinh thần của học thuật.
Với lại tôi thấy lời bình luận của nhà nghiên cứu đứng
tuổi và có tên tuổi, anh Lại Nguyên Ân. Anh em tôi khi nói về anh thường đùa
cái đầu ông này là một kho sách. Chúng tôi luôn kính trọng dù đôi chỗ không đồng
thuận, có tranh luận. Đó là tinh thần học thuật. Tôi nghĩ những lời của anh là
đủ dạy cho ai đó cần tỉnh táo, tôi không nên can dự vào thêm. Anh Lại Nguyên Ân
góp ý như sau:
“Tôi
nghĩ nói nhà nghiên cứu tay ngang - dễ xúc phạm những nỗ lực can dự và phản biện
các kết quả nghiên cứu chuyên nghiệp của người không chuyên. Vấn đề là các nghi vấn
kia có lý đến mức nào, và giới chuyên nghiệp phải hóa giải các nghi vấn ấy, chứ
chỉ kết người ta là tay ngang thôi, thì lại là học phiệt rồi! Đặt ra phân biệt
tay ngang là lối đặt barier lập độc quyền tiếp cận các vấn đề học thuật, và
gián tiếp sẽ tạo cớ cho những ai có mấy chữ Ts. Gs. PGs. tự mặc định mình là
tay dọc, là chuyên nghiệp. Đặt tay ngang là tôn xưng, tôn vinh các nghiên cứu
quan phương, xem thường xem khinh mọi nỗ lực tiếp cận can dự học thuật từ các
phía khác. Nên nhớ, các sự thật học thuật, theo dòng thời gian, cũng ở tình trạng
đứt nối, lầm lạc, không bao giờ được chế tạo chỉ một lần là sẽ nguyên vẹn ngàn
năm !”
Đã vậy, dù có góp ý của vài bạn đọc và anh Lại Nguyên
Ân. Đoàn Lê Giang viết bài tiếp, phân tích thế nào là học thuật tay ngang để khỏi
mất lòng các nhà nghiên cứu đàn anh. Đại để chỉ chú trọng vào những người mục hạ
vô nhân thôi! Tất nhiên hiểu ngược lại người được khẳng định cao nhân phải là
chính giáo sư.
Nhưng thôi, nói thế cũng quá nhiều, lẩm cẩm rồi. Bạn
nào tò mò muốn đối chứng thì cứ vào trang fb Đoàn Lê Giang cũng như trang Li Li
Nghệ ngày 4/9/19 đọc thêm sẽ thấy văn hoá đối đáp của tôi và giáo sư cho khách
quan. Riêng tôi luôn nhủ lòng: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Điều tôi quan tâm là việc chung, là vấn đề bảo vệ văn
hoá dân tộc. Qua cách trả lời và cách viết, mặc dù trước đây tôi đã thấy nghi
ngờ khả năng hiểu về Truyện Kiều của vị học thuật tay dọc này rất lớt phớt. Bởi
vì ông chẳng có mấy bài về Kiều. Trong khi cuốn luận văn 400 trang của Benoit
được tiến sĩ Nguyễn Nam đánh giá là tác phẩm nghiên cứu về nguồn gốc truyện Kiều
giá trị nhất. Giáo sư có mà không thèm đọc. Chắc ông xem đó cũng chỉ là học thuật
tay ngang.
Các công trình ngoài truyện Kiều tôi không bàn. Ai
cũng là chuyên gia lĩnh vực nào đó, lại là tay ngang một lĩnh vực nào đó. Giáo
sư nên nhìn lại ông có riêng mấy đầu sách bàn về Kiều? Tôi chỉ thấy ông có chủ
biên một cuốn sách: Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá Nguyễn Du. Cuốn sách
với 78 tác giả, 1000 trang, có trang ông viết chung với Huỳnh Như Phương, nên
không biết ai thực chủ công. Riêng ông có bài viết 7 tờ, so sánh truyện Kiều với
truyện Kim Ngư nữ, đến nay tôi thấy là đóng góp lớn nhất của ông về truyện Kiều
mặc dù xuất phát và căn cứ của ông từ bài viết của một giáo sư Nhật trong thập
niên 1950. Từ đó ông kết luận là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đã
dịch sang tiếng Nhật từ 1763. Nhận định, đánh giá bài viết đó tôi xin dành lại
phần tiếp theo bài này. Chỉ nói thêm với những nghiên cứu độ dày như trên ông tự
xếp mình học thuật tay dọc về Kiều khiến tôi nghi ngờ.
Những lĩnh vực ngôn ngữ chuyên ngành của ông, ngoài
lĩnh vực liên quan tới Kiều, tôi không bàn. Trên lĩnh vực Kiều, Tôi đặt cho ông
một cái tên là tín đồ của chủ nghĩa Thanh Tâm Tài Nhân. Cũng như trước đây tôi
từng vừa phản biện vừa công kích 2 ông giáo sư u mê: Bùi Hiển cải cách đánh vần
và giáo sư sử học Phạm Hồng Tung cải cách dạy sử ở học đường. Tư duy sùng bái
chủ nghĩa Thanh Tâm Tài Nhân trong quan hệ với truyện Kiều là một hình thức đội
Hán như hai vị trên, là một nguy cơ cho văn hoá dân tộc.
Tại sao tôi nhấn mạnh đến hai từ kép “tín đồ” và “chủ nghĩa”. Bởi vì ông Đoàn Lê Giang thừa nhận sử sách Trung quốc
cũng không biết TTTN là ai, chỉ là bút danh. Nhưng ông vẫn tin bút danh đó người
Tàu. Đó không phải là niềm tin tiên đề của một loại chủ nghĩa sao? Nói như nhà
nghiên cứu Lại QuangNam là: mặc khải!
Phần
2: Một cách nhìn mặc khải khó chấp nhận.
Hôm nay tôi chỉ nói đến một nội dung học thuật quan trọng
mà trong bài “Cái họa của học thuật tay
ngang” mà Đoàn Lê Giang viết. Ông cho là tôi đưa ra một luận điểm “động trời”
rằng:
1. Nguyễn Du không hề dựa vào Kim Vân Kiều truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu để viết Truyện Kiều.
2. Thậm chí
không có Thanh Tâm Tài Nhân nào cả, chỉ có Thanh Tâm Tài Tử là người Việt Nam
diễn thơ Kiều thành Kim Vân Kiều truyện thôi!
Đúng hoàn toàn, cám ơn giáo sư. Luận điểm của tôi là
như thế! Nhưng xin thưa không có gì “động
trời”. Vì luận điểm đó có từ 200 năm nay. Còn luận điểm khiến giáo sư trở
thành tín đồ, giáo sư chỉ mới học được từ 40-50 năm nay thôi, mà theo chúng tôi
là cực kỳ sai lầm, gây hại trước mắt và lâu dài cho văn hoá dân tộc.
Bởi vì chứng cứ mà tôi thấy:
1. Nguyễn Du đã nói về nguồn gốc Truyện Kiều rồi. Mộng
Liên Đường cũng đã nói rồi. Phạm Quý Thích cũng đã đồng ý như thế, từ lúc cuốn
Đoạn Trường Tân Thanh được ông đem ra giảng cho học trò. Học giả Phạm Quỳnh từ
1919 đã chứng minh xong.
Không lẽ là một người nghiên cứu Kiều mà giáo sư không
đọc :
- Nguyễn Du viết đoạn mở đầu:
Phong
tình có (cổ) lục còn truyền sử xanh.
- Mộng Liên Đường viết đề từ trong bản Phường Phạm Quý
Thích đem in: “truyện Thuý Kiều chép ở lục
phong tình, lục phong tình cũng đã cũ rồi...”
- Phạm Quỳnh năm 1919 đã dịch truyện Vương Thuý Kiều
trong lục phong tình.
Tôi tin rằng nếu sách giáo khoa in kèm Truyện Kiều với
phần tham khảo bài đề từ của Mộng Liên Đường, bài dịch truyện Vương Thuý Kiều,
bài thuyết trình của Phạm Quỳnh thì chẳng một em nào thắc mắc nguồn gốc Truyện
Kiều nữa cả. Mặt khác khi so sánh giữa truyện Vương Thuý Kiều của Dư Hoài và tập
thơ Kiều 3254 câu của Nguyễn Du các em tự thấy tự hào dân tộc, tự thấy thiên
tài sáng tạo của Nguyễn Du. Không như ngày nay các em ngơ ngác thế giới ca ngợi
thơ lục bát mà chỉ người Việt thẩm thấu ư?
Ngày nay, ta xem xét lại các bản cổ văn còn lưu, đó là
căn cứ là bằng chứng. Cần phải như một phiên toà, trọng chứng chứ không trọng
cung. Xét nguồn gốc ĐTTT tức truyện Kiều hoàn toàn đủ: lời khai của tác giả trong truyện Kiều, nhân chứng Phạm Quý Thích và Mộng
Liên Đường, vật chứng Phạm Quỳnh đưa ra đầu tiên và đủ. Tôi, người tay
ngang phục lăn Phạm Quỳnh. Chẳng những ông có óc điều tra logic mà còn tiên tri
rằng thế giới sẽ cấp sở hữu trí tuệ cho Nguyễn Du, và chứng nhận non sông đất
nước này đã trước bạ cho truyện Kiều. Ông còn tiên đoán rằng di sản này có khả
năng phục quốc tại thời điểm còn nô lệ, cũng khả năng bị cướp mất trong tương
lai. (tham khảo bài diễn thuyết Phạm Quỳnh
1924). Chúng ta nên vui mừng mới phải, sao lại xem đó là chuyện ngược ngạo
động trời!?
Cái động trời mà tay ngang này nghe và đọc là trường
phái của giáo sư không tin vào lời tiền nhân Việt, có khác gì tiền nhân nói
láo! Xét hoàn cảnh cụ thể, ở đây không có chuyện nói đúng và nói sai. Chỉ có
nói thật và nói láo thôi. Các vị hàm hồ vô lễ với tiền nhân là chỗ ấy. Xem lại
các vị đó có phải là “mục hạ vô nhân”
chăng? Rất mong quý vị đó suy nghĩ lại.
Đừng nói cho xa xôi: các vị muốn bác bỏ chúng tôi theo
nhận định của Phạm Quỳnh, các vị phải khẳng định 3 điều cho logic trước khi các
vị đi tìm một nguồn gốc mới:
- Nguyễn Du không hề nói có phong tình lục
- Mộng liên đường không hề nhắc tới phong tình lục.
- Không hề có truyện Vương Thuý Kiều trong Phong tình
lục.
Đồng thời các vị có quyền bào chữa cho cái tội hỗn rằng:
Nguyễn Du nói chưa rõ, các vị hiểu khác, quý vị phải chứng minh Mộng Liên Đường
và Phạm Quý Thích ngu ngơ hiểu cái chữ lục phong tình sai rồi. Điều này thú thật
tôi chưa thấy các vị nêu lên. Hay là các vị chưa từng đọc!
Nếu các vị giả định như tôi nêu ở trên các vị cần phải
chứng minh 2 điều:
- Có những cuốn tương tự kết cấu và nội dung đi sát cốt
truyện của thơ Kiều như A953 tại Việt Nam. Những cuốn đó xuất hiện trước khi
Nguyễn Du qua đời. Xin các vị trưng ra cuốn đó. (để bảo đảm rằng Nguyễn Du đã từng đọc cuốn tương tự A953 nên dịch chứ
không phải sáng tác. Nếu không thì các vị buộc phải tin rằng cuốn A953 là bình
giảng thơ Kiều vì nó chỉ xuất hiện từ 1884, sau khi Nguyễn Du qua đời 64 năm)
- Vị nào cho rằng A953 là truyền bản của cuốn Kim Vân
Kiều truyện tác giả Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu, các vị hãy trưng cuốn bên Tàu
có bằng chứng niên đại trước 1884. Đồng thời các vị phải chứng minh quốc tịch
người Hoa của Thanh Tâm Tài Nhân. (để bảo
đảm rằng không phải cuốn sách người Việt lọt sang bên Tàu). Các vị phải
trưng ra chứ không phải dẫn lời từ sách nọ sách kia. Vì sách cũ nhất của Tàu
nói đến dù có nhắc 100 lần đều mới biên soạn từ 1926, sau khi Nguyễn Duy Ngung
dịch cuốn A953 năm 1925.
- Tôi nghe giáo sư nói: Thanh Tâm Tài Nhân còn gọi là
Thanh Tâm Tài Tử. Nghĩa là nhân thay
tử đều được. Tôi thấy hơi tức cười,
vì nếu thay được từ nay học sinh có viết Khổng Phu Tử thành Khổng Phu Nhân, từ
một người đàn ông biến thành đàn bà, giáo sư đừng trách.
Điều mà “học giả
tự xưng là tay dọc” thì tay phải đủ dài để sờ từ đầu Đoạn Trường Tân Thanh
đến thọc tận đáy của Kim Vân Kiều truyện, nhằm móc ra chứng cứ : Đây ! Mẹ đẻ của truyện Kiều đây!
Còn người tay ngang chỉ cần rút từ túi áo ngang quả
tim đưa ra 5 chứng cứ là đủ.
Ngoài 3 chứng cứ về nguồn gốc Truyện Kiều nêu trên,
đây là 2 chứng cứ về sự ra đời và có mặt cuốn bình giảng truyện Kiều của Thanh
Tâm tài tử:
- Minh Mạng 1830 có tổng thuyết : Thanh Tâm Tài Tử cổ kim minh
lương đề tập biên. (VN V 240)
- Cuốn Kim Vân Kiều truyện của Việt Nam 1884 ghi tên
Thanh Tâm Tài Tử (A953)
Giáo sư vui lòng chỉ giáo đây có là bằng chứng để xem
xét không? Nếu không, thì bắt đầu từ bằng chứng bằng chứng phong phú nào xa hơn
nữa? Giáo sư có thể trưng bằng chứng Kim Vân Kiều Án của Nguyễn Văn Thắng năm
1830 và tổng thuyết của Tự Đức, chúng tôi cũng sẽ có bài : Hoá giải nọc độc của Kim Vân Kiều Án và tổng thuyết Tự Đức 1871
sau. Những vấn đề phát triển Kim Vân Kiều truyện ở nước ngoài gồm công trình của
nhiều tác giả, kể cả những hạn chế của Benoit chúng tôi lần lượt đề cập sau.
Chúng tôi có thể chưa đầy đủ nhưng không hề phiến diện như giáo sư khuyên đừng
nên giữ “huyền thoại” Thanh Tâm Tài Tử.
Lược hết các tác phẩm gán cho Thanh Tâm Tài Nhân thì ông này ít nhất thọ 132 tuổi.
Còn xem tên Thanh Tâm tài tử thì sống không tới 64 tuổi. Chính Thanh Tâm Tài
Nhân mới là bút danh “huyền thoại”.
Chúng tôi đã khẳng định ngay từ đầu chìa khoá để mở lại hồ sơ: “Đại án đạo văn” chính là hai chữ Tử và Nhân.
Kẻ tay ngang này không biết đọc chữ Hán xin hỏi các vị
tay dọc có cuốn sách nào của Tầu nói Thanh Tâm Tài Nhân: “còn gọi là Thanh Tâm Tài Tử” như giáo sư ĐLG nói, trước 1820 quá
tuyệt! hoặc cho dễ hơn trước 1884 chưa? Xin vui lòng trưng ra. Trong khi bản
A953 ghi chữ Thanh Tâm tài tử.
Hiện nay kẻ tay ngang này chỉ thấy quý vị gán Thanh
Tâm Tài Tử là Thanh Tâm Tài Nhân. Đoàn Lê Giang cho rằng Minh Mạng tổng thuyết là tổng thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân bên Tàu chứ không phải tổng kết việc biên soạn Truyện Kiều. Thử hỏi
mục đích tổ chức là gì? Minh Mạng là ông vua chăm lo việc nước mà huy động các
quan bình phẩm một cuốn truyện mà thời điểm đó người Tàu không hề biết, xem có
hài hước không? Có lần nào các vua tổ chức bình phẩm một tác phẩm nổi tiếng của
Tàu ví dụ: Tam quốc Chí, Hồng Lâu Mộng chưa?
Tiếp đến chỉ cho ra trong: Thanh Tâm tài tử cổ kim
lương minh đề tập biên thượng tập có chữ : Kim Vân Kiều truyện và Thanh Tâm Tài
Nhân! Trong khi chúng tôi cho rằng nội dung bản tổng thuyết Minh Mạng là tổng kết đợt bình giảng thơ Kiều và chỉ thị
biên soạn tiếp. Từ đó hoàn chỉnh cuốn Kim Vân Kiều truyện có tên đúng là Thanh
Tâm Tài tử. Văn bản của vua và tiểu thuyết ta đều đọc được nội dung, còn các cuốn
mà các vị dẫn các vị đã đọc nội dung chưa? Hay chỉ biết Tàu nói thì ta tin.
Xét về logic hình thức, trước mắt các vị không áp dụng
một phép suy luận nào cả. Trước hết các vị ám ảnh đã là cuốn viết bằng chữ Hán
là sách Tàu, quên rằng 100 năm sau Nguyễn Du quy tiên Đại Nam mới chấm dứt dùng
chữ Hán.
Tiếp đến các vị tự xoá mâu thuẫn khi áp đặt niềm tin “không còn tranh cãi”, “ai cũng thừa nhận”
vào một ông thánh Thanh Tâm Tài Nhân vô hình đã viết cuốn tiểu thuyết mà chính
tiền bối và cả quý vị chê là dở ẹc. May mà các vị không được phép ngồi xử án
tranh chấp tài sản. Nếu các vị khẳng định đó là tiên đề, là mặc khải, cho chúng
tôi đầu óc trần thế tay ngang sao mà hiểu được, thì tay ngang này rút lui cuộc
tranh luận với quý vị.
Bài quá dài, chúng tôi dành riêng một bài cho chủ đề:
đằng sau việc giành cho được Kim Vân Kiều truyện là của Tàu là điều gì, đến nỗi
Đồng Văn Thành phát biểu: khi nghe tìm ra cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân ở Thư Viện Đại Liên tôi vui mừng đến nghẹn lời! Mừng còn hơn cha
chết rồi sống lại! Các vị có đặt ra nghi vấn hắn đã hoàn thành nhiệm vụ phá hoại
văn hoá được giao không? Có bao giờ quý vị nghi vấn cuốn mà Lý Chí Trung tìm ra
là trau chuốt lại cuốn A953 không? Việc này sẽ đòi hỏi thêm thời gian và công sức
mới sáng tỏ. Nhưng có dấu hiệu và trước mắt không nên tiếp tay hợp thức hoá.
Ở đây chỉ xét rằng năm 1981 Tàu mới công bố tìm ra được
cuốn Kim Vân Kiều truyện hệt nội dung cuốn A953 mà năm 1926 lại ghi vào sách
Văn học sử của họ rồi. Đó là căn cứ để tìm hiểu. Các vị không thấy đó là làm giấy
khai sinh trước rồi 64 năm sau mới đẻ không? Giáo sư lại viện dẫn sách Từ Điển
Văn học mới soạn của Tàu ghi là tin. Tay ngang đòi là sách của nhà Thanh ghi rõ
Thanh Tâm Tài Nhân viết Kim Vân Kiều truyện kìa. Có điều này các vị nên tin:
vài năm tới Tàu sẽ cho ra một nguồn cổ thư nào đó, niên hiệu đầu Thanh có ghi nội
dung trên thậm chí còn chứng minh được Thanh Tâm đẻ ở đâu, hoàn cảnh nào mà viết
Kim Vân Kiều truyện, các vị ráng qua đó mà xác minh. Chứ cho đến năm 1925, chẳng
ai nghe, chẳng ai thấy nói ở Tàu có cuốn KVKT nào! Lỗ Tấn cũng chẳng đề cập.
Riêng xét tại Việt Nam cho đến thời điểm này, Tại sao
giữa 2 tác phẩm thơ và văn xuôi giống nhau đến từng tình tiết, giáo sư buộc người
khác phải hiểu từ văn xuôi diễn thơ mà không cho phép hiểu ngược lại. Xin hỏi từ
lúc đi học đến lên hàng giáo sư có khi nào nhà trường bắt giáo sư phải dịch một
truyện ngắn ra thơ chưa? Hay là chỉ thấy đề là một bài thơ đưa ra phải giảng
nghĩa thế nào cho hiểu câu thơ, hiểu tâm lý nhân vật hoặc tác giả, dài dòng
thêm thắt cả vài trang giấy mà thường là sai và dỡ hơn nguyên bản.? Giữa truyện
Kiều và A953 tương tự, cũng là cơ sở để suy luận. Sắp tới chúng tôi sẽ chứng
minh Kim Vân Kiều truyện đã chôm thơ Nguyễn Du như thế nào, tương tự ta trích một
câu thơ tiếp ý thay vì phải diễn một đoạn văn. Kim Vân Kiều truyện đã lấy lời
và ý từ sách nào ở Việt Nam để dẫn truyện. Ví dụ mở đầu hồi một, lấy ý và lời mở
đầu truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự mà làm lời dẫn.
Sao chưa ai đặt vấn đề: Truyện Kiều nổi tiếng ở Việt
Nam đã lan tỏa ra các nước dùng chữ Hán từ 1820, người ta cũng phóng tác theo.
Các nhà truyền giáo đọc được chữ Nôm thì đôi học giả nước khác cũng có thể biết
chữ nôm đọc Kiều vậy. Cũng có thể người ta cũng có truyền bản A953 bằng Hán văn
để khi đọc dễ hiểu.
Ví dụ Kim Ngư nữ tại Nhật xuất bản 1829. Sau Nguyễn Du
mất 9 năm, đoạn đầu cho đến khi gặp Từ Hải khá giống nhau, chứ không hoàn toàn
giống, nhưng sau đó có khác nhiều hơn trước. Trước Kim ngư truyện là Thông tục
Kim Kiều truyện nguồn gốc không rõ ràng. Nội dung chưa được biết. Hai bản
cách nhau 60 năm. Lại có tác giả nghi ngờ thời điểm phát hành.
Hoặc thậm chí ở Trung Hoa, trong đó có Quảng Tây thời
đó có một huyện thuộc Việt Nam, sau Pháp cắt giao cho nhà Thanh. Chữ Nôm và Hán
ắt có người cùng đọc được. Truyện Kim Trọng-
A Kiều xuất hiện ở vùng này, kể cả truyền miệng trong dân tộc Kinh vùng
này. Cho nên tất cả đến nay còn mơ hồ. Thế mà 40-50 năm trước đã có người cho
là chân lý thì khó mà nghe được.
Cuốn A953 và trên 300 tác giả khác, trong 100 năm đã
sáng tác đủ các thể loại, thơ, phú, hát, chèo, đóng phim… kể cả vài cuốn truyện
văn xuôi đều cùng một mục đích bình giảng Kiều như A953. Nhưng ở Tàu 500 năm,
chỉ có chưa quá 30 tiểu phẩm quanh chuyện bà Vương Thuý Kiều chính sử. Một nỗ lực
truy tìm nguồn gốc từ 1957 đến nay cũng chỉ vậy, nhưng không có cuốn nào phù hợp
hoàn toàn với cốt truyện Kiều. Trừ cuốn mà Lý Chí Trung công bố, giống hệt cuốn
A953 đến 99%. Kết luận đó là cuốn F2, thậm chí là F3, tức là truyền bản của
A953.
Phần
3: Học thuật là lĩnh vực vô tận. Động cơ của chúng tôi.
Hiện nay, giáo sư ĐLG và nhiều người có trọng trách giảng
dạy văn hoá, văn học sử, Việt Nam học ...chỉ có niềm tin, không có chứng cứ tồn
tại nhân thân Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu, chính giáo sư đã khai Tàu cũng chẳng
biết Thanh Tâm Tài Nhân là ai? Vậy niềm tin đó vững chắc tới đâu mà các vị đem
vào giảng dạy và khẳng định trên học đường? Lẽ ra những gì còn mơ hồ các vị phải
đứng về phía dân tộc. Từ 1957 người Hoa biến không thành có, biến dỡ thành hay.
Họ ra quân ào ạt, còn chúng ta tách rời văn học với lịch sử - chính trị.
Nghe trình bày trên, có người sẽ cười mĩa hoặc còm
mĩa: Tay ngang này là người theo chủ nghĩa yêu nước cực đoan! Hơi đâu mà nghe
làm nhiễu học thuật hàng dọc.
Xin thưa, chúng tôi không làm nhiễu học thuật mà khẳng
định đang lật ngược vấn đề độc quyền học thuật của các vị. Các vị cứ tiếp tục
mĩa mai nếu thấy các vị có lý, cũng như chúng tôi đang mĩa mai ai đó. Chúng tôi
đã hình dung trước và chấp nhận đó là lẽ thường. Các vị thông cảm hợp tác thì
còn gì quý bằng.
Chúng tôi nhận thức học thuật không tự một ai dựng lên
nổi mà từ sự đóng góp liên tục của xã hội. Chúng tôi không phải là người đầu
tiên, chỉ góp phần khơi mào việc lật ngược, sẽ tiếp tục và tin tưởng sẽ có người
hỗ trợ, nếu thế hệ này chưa kịp thành, sẽ có lớp hậu sinh kế tục để làm sáng tỏ
sự thật và dập tắt âm mưu xâm lược văn hoá. Đó là lý do vì sao chúng tôi chống
lại việc khôi phục dạy chữ Hán cho học sinh. Đồng thời chúng tôi góp chút tài
hèn sức mọn, quét mọi mầm độc văn hoá dù vô tình hay cố ý. Có đụng chạm ai nếu
không thông cảm, phản ứng thì đâu có gì lạ?
Mục tiêu đầu tiên là góp phần đấu tranh loại cái tên
Thanh Tâm Tài Nhân ra khỏi sách giáo khoa học sinh Việt Nam.
Trên mặt trận bảo vệ văn hoá chúng tôi xem nó quan trọng
còn hơn bảo vệ lãnh thổ. Nước ta đã mất lãnh thổ 1000 năm, còn giành được một
phần. Mất văn hoá là mất tất cả và mất vĩnh viễn.
(còn tiếp)
Lê Nghị
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét