Nhà thơ Nguyên Lạc
NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA
Lời nói đầu:
Xuân về hoa Mai nở, thấy hoa Mai nở ta biết Xuân
về. Mùa
Xuân và hoa Mai liên hệ thấm thiết với
nhau. Ai mà không biết
hai câu
này của Thiền Sư Mãn
Giác trong bài kệ Cáo
tật thị chúng
của Ngài:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình
tiền tạc dạ nhất chi
mai.
(Thiền sư Mãn
Giác)
Chớ bảo
xuân tàn hoa rụng
hết
Đêm
qua – sân trước – một cành
mai.
(Thích Thanh Từ dịch thơ)
Nhân bàn về hoa MAI, Nguyên Lạc tôi xin tặng độc giả vài nụ cười có liên quan đến MAI
Trong bài viết của
ông
3 Tê (TTT): ĐỌC TẬP THƠ BẤT TƯƠNG PHÙNG, KHÔNG TIN CỦA PHẠM HIỀN MÂY có đoạn nầy:
[...Tôi coi Phạm Hiền Mây như một đóa hoa mai. Nhất sinh đê thủ, rồi. Tôi coi Phạm Hiền Mây là Bà Chúa, tôi nghĩ
Chúa Trịnh, Chúa
Nguyễn không
bắt lỗi tôi...
](TTT)[1]
(Ông 3 Tê là một nhà thơ và cũng là một nhà bình luận nổi tiếng)
Đọc xong những lời trên, ông Lê
Nghị, nhà
viết sử cho các
cháu, nhà nghiên cứu ngôn
ngữ và cũng là nhà thơ
gởi đến tôi
lời phản hồi:
-- Tôi suýt chết vì cười muốn bể bụng khi anh dẫn chứng nhà
phê bình sợ " đắc tội"
với " bà chúa thơ lục bát". Úi trời ơi là trời!
Ông bà ta thường nói: - Chiêm bao không sợ mà sợ thầy bàn!
Phạm Hiền Mây "vẽ " trong chiêm bao gặp ông thầy: Nhất sinh đê thủ bái "mu hoa",
tán đến " vô
cùng trăm năm"
(Lê Nghị)
Thấy bạn Lê Nghị dùng từ "ấn tượng"
"mu hoa", tui "hồ hởi
phấn khởi" trả lời ngay:
- "Thập
tải luân giao cầu cổ
kiếm": Kiếm thì tui có viết vài bài rồi, thí dụ như về Lao Ái trong "Phây Sơn Luận Kiếm"(Facebook)
- "Mu hoa"
thì tui chỉ có
bàn sơ sơ trong bài Quy/ Rùa. không dám "bàn
sâu" sợ u đầu. Nay thấy bạn
nhắc đến, tôi xin góp lời thêm cho vui.
VỀ CÁC CÂU THƠ
Trước khi "loạn bàn"
về "mu hoa", tôi xin sơ lược vài hàng về 4 câu thơ của Cao Bá Quát:
Trong những áng văn, thơ viết về mai hoa do người xưa để lại, nổi tiếng hơn cả phải là bài thơ bất hủ của Chu Thần - Cao Bá Quát
(1809-1855). Xin được trích
dẫn nguyên
văn:
Kinh thế hữu tài giai bách luyện
Độc thư vô
tự bất thiên
kim
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê
thủ bái
mai hoa
(Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia)
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê
thủ bái
mai hoa” - Người
anh hùng
có mười năm giao du trong thiên
hạ để cầu thanh gươm cổ / Một đời
cúi
đầu bái
phục hoa mai!
Có một số tài liệu cho rằng câu đối đang xét là hai câu sau của một bài tứ tuyệt của Cao Bá Quát (như Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia ghi
trên). Hai câu đầu là“Kinh
thế hữu tài
giai bách luyện/ Độc thư vô
tự bất thiên
kim", nghĩa là:
Người làm
kinh bang tế thế (muốn) có
tài phải qua trăm luyện/ Kẻ đọc sách
không (hiểu) chữ thì
không thành ngàn vàng.
Rõ ràng đây chỉ đơn thuần là một sự gán ghép. 4 câu nói trên không thể là một bài
thơ Đường luật hoàn
chỉnh, bởi nó
mắc hai lỗi cực kỳ quan trọng
trong luật thơ Đường luật: Thất vận (câu 2 không bắt vần với câu 4) và thất niêm (chữ thứ hai câu 2 không cùng thanh với chữ thứ hai câu 3).[2]
Theo Nguyễn Khôi, "Thập tải luân giao cầu cổ kiếm / Nhất sinh đê
thủ bái
mai hoa" là câu đối của Ngải Tuấn Mỹ (tri phủ Hán
Dương nhà Thanh TQ) tặng
Nguyễn Tử Giản.
Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tử Giản
vào năm 1868, trước đó
14 năm, Cao Bá Quát đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (Giáp
Dần 1854)... phải
chăng người đời do quá yêu Cao Chu Thần nên cứ thích tương truyền câu “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của ông như một giai thoại để đời?
Nghi án văn chương này để thế nhân hậu xét, nào mời các bạn cùng tui "loạn bàn"
hai chữ "mai hoa" mà bạn tui gọi là "mu hoa"
MAI/ MU
1.Hoa mai
"Mai
hoa" trước 1975 thì "cùng một lứa bên
trời lận đận" chúng tôi quá rành khi "xếp bút
nghiên theo việc đao cung". Các EM thường "đê
thủ bái"
hoa mai khi "tìm chồng
giữa chốn ba quân".
Hoa mai trên cổ áo các chàng "theo việc
đao cung" trước 1975
(VNCH) thường có 2 màu: trắng và vàng. Các nàng thường thích chọn trắng (bạc) hơn.
- Tại sao ngược đời vậy? Vàng phải quý, phải có giá trị hơn bạc chứ?
- Xin thưa: Hoa mai
vàng
chỉ là cấp úy, còn hoa mai bạc là cấp tá đó, và dễ lên tướng, thông chưa?
2. Mu hoa
Ngược trên, các ngài "tót vời" như
các
Bộ trưởng, dân
biểu...và
các chàng "phản
chiến", các
ngài "trí thức yêu nước" chạy sang Pháp du học không "đê
thủ bái
hoa mai".
- Vậy các ngài "đê thủ bái" cái gì?
- Dạ thưa "mu
hoa" như ngài
3 Tê mà bạn Lê
Nghị "suýt
chết vì
cười muốn bể bụng" trên.
- Tại sao gọi Mai hoa là Mu hoa?
- Dạ thưa: Mai Rùa cũng là Mu Rùa ý mà!
Này nhé người xưa có nói:
Văn chương chữ
nghĩa bề bề
Mu Rùa
ám ảnh cũng mê
mẩn đời
Ngài 3 Tê và các ngài Bộ trưởng, dân biểu, trí thức trên "văn chương chữ nghĩa bề bề, một bồ" chứ còn gì nữa.
Có người còn gọi Mu hoa là "sự đời", "thần bà"
hay "bướm"... tùy theo sở thích.
Thí dụ như câu ca dao nổi tiếng về Sự đời:
Sáng
trăng suông em tưởng
tối trời,
Em ngồi em để cái
sự đời em ra:
Sự đời như cái
lá đa,
Đen như mõm chó, chém cha sự đời...
Tặng các bạn bài thơ đầy "ấn tượng"
của Nguyễn Bảo Sinh:
Thơ một chữ - Vỗ một tay
Vợ tôi
nửa dại nửa khôn
Có lúc nó bảo dí l.. vào thơ
Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ
Có
lúc nó bảo dí
thơ vào l..
...
Thế là như kẻ mất hồn
Tôi
không phân biệt giữa l.. và
thơ
Thế là nửa tỉnh nửa mơ
Trông
đâu cũng thấy nửa thơ nửa
l..
...
Thế rồi vượt cả
dại khôn
Ngộ thấy tất cả từ l.. mà
ra
(Nguyễn Bảo Sinh)
BÀN
VỀ MU / MAI RÙA
Tặng các
bạn trích đoạn từ bài viết "Bàn
về Quy/ Rùa" của tôi vì nó có liên
quan đến mu / mai:
[... Khoan! trước khi vào chuyện, xin cho
tui được nhắc lại về cách bói Bốc để cho các bạn "hưng phấn" thưởng thức.
Bói
Dịch có 2 cách: Bốc và
Phệ
Phệ: Bói
bằng cỏ thi (nay thay bằng thẻ tre)
Bốc: Bói
bằng cách dùng bàn tay rà soát mu rùa, lần theo những chổ lồi lõm nứt ra rồi tùy
vết nứt có hình ra sao mà đóan quẻ tốt hay xấu.
Thông
chưa các cụ? Nào, chúng ta vào chuyện!
Có
hai ông trên bàn nhậu đang vấn đáp nhau:
- Con rùa không có
một bộ phận nào của nó
mà không được việc ông ạ. Cái
mu và cái yếm của nó đem phơi dùng
làm thuốc chữa cam phổi, cam gan, cam thận, cam tim của trẻ con;
mật nó
phơi khô trị chứng đau răng hay lắm, còn thịt nó
thì không thể nào nói xuể...
- Tui mạn phép
hỏi ngài,
cái bộ phận nào của con rùa
các ông chú trọng nhất?
- Cái
mu!
- Tại sao?
- Thì
ngài biết đấy, để bói Bốc!
Bói
quẻ Dịch để biết tương lai đời mình mà không quan
trọng bật nhất sao?
- Siêu
quá, thậm phải!...][Bàn
về Quy/ Rùa - Nguyên Lạc]
*
Xin thưa thêm các
bạn điều này: Trong tiếng Việt
Bốc và
Bóc
cùng âm:
Bốc quẻ: Gieo quẻ,
bói
quẻ, xem quẻ.
Bóc: Bóc hốt, sờ mó,
cọ quẹt, gỡ gạc...
Các "cụ" chàng thường chọc các
nàng: Để qua bóc quẻ cho em nhe? Con nhỏ đó
bị bóc
quẻ rồi bạn à! vân vân và vân vân.
KẾT
Câu
đối bạn Lê Nghị gởi đến tôi "Nhất sinh đê thủ bái mu hoa" rất "ấn tượng" tuy nhiên theo tôi nó "yếu cơ" hơn câu này "Nhất sinh đê thủ bái mai M" (Trăm năm cúi đầu bái
phục mai/mu M - Một đời là trăm năm)
- Tai sao?
- Xin thưa: Nhiều nghĩa hơn vì
M đọc là EM và cũng chữ đầu của chữ gì gì đó, tùy...
Tặng các bạn bài thơ tôi viết theo gợi ý của người bạn:
Thánh hiền dạy ta khiêm
cung
Sao ta danh háo
bung xung khắp làng
"Không
care" không sợ "đụng hàng"
Mà nổ ran bắp với nhan sắc "Kiều"
Tao nhân
mặc khách giành yêu
Những con hổ đói
sớm chiều nhào vô
Nhân danh bình
giảng luận thơ
Ta muốn đi chết yên mồ cho xong!
***
Qua trên
là những điều tôi giải thích
cho câu "ấn tượng" của bạn tôi,
mong các bạn "Mua vui
cũng được một vài trống canh"
Laughter
is the best medicine (Cười là
liều thuốc vạn năng)
Nguyên Lạc
......................
[1] ĐỌC TẬP THƠ BẤT
TƯƠNG PHÙNG,
KHÔNG TIN CỦA PHẠM HIỀN MÂY.
[2] Đà Nẵng online:
4 nhận xét:
Câu ca dao nổi tiếng về SỰ ĐỜI:
“Sáng trăng em tưởng tối trời,
Em ngồi em để cái sự đời em ra
Sự đời như cái lá đa,
Đen như mõm chó, chém cha sự đời...”
Có người “dịch” ra Hán văn như sau:
PHÔ THẾ SỰ
Minh nguyệt ngộ u dạ
Ngã tọa phô thế sự
Thế sự như đa diệp
Hắc như khuyển khẩu
Trảm phụ thế sự
Tác giả Nguyên Lạc có lẽ còn chưa phân biệt rạch ròi ĐƯỜNG THI và THƠ ĐƯỜNG LUẬT khi viết:
“Rõ ràng đây chỉ đơn thuần là một sự gán ghép. 4 câu nói trên không thể là một bài thơ Đường luật hoàn chỉnh, bởi nó mắc hai lỗi cực kỳ quan trọng trong luật Đường thi: Thất vận (câu 2 không bắt vần với câu 4) và thất niêm (chữ thứ hai câu 2 không cùng thanh với chữ thứ hai câu 3)...” (Nguyên Lạc)
ĐƯỜNG THI VÀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT KHÁC NHAU
- Thơ Đường hay Đường thi là toàn bộ thơ ca đời Đường được các nhà thơ người Trung Quốc sáng tác trong khoảng từ thế kỉ 7 - thế kỷ 10 (618 - 907). Các sáng tác của hàng nghìn nhà thơ đời Đường được bảo tồn trong cuốn Toàn Đường thi gồm 48.900 bài. Đời Thanh chọn 300 bài do Hành Đường thoái sĩ và Trần Uyển Tuấn bổ chú thành Đường thi tam bách thủ được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam...
- Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ đời nhà Đường ở Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ Đường bên cạnh cổ thể (cổ phong), từ, thơ Đường luật đã phát triển mạnh mẽ tại chính quê hương của nó và lan tỏa ra nhiều quốc gia lân bang với tư cách thể loại tiêu biểu nhất của thơ Đường nói riêng và tinh hoa thi ca Trung Hoa nói chung. Thơ Đường luật còn được gọi với tên thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể vốn không theo cách luật ấy.
Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng “thất ngôn bát cú” (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn; biến thể có các dạng: “thất ngôn tứ tuyệt” (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), “ngũ ngôn tứ tuyệt” (bốn câu, mỗi câu năm chữ), “ngũ ngôn bát cú” (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này.
Đa tạ Phú Đoàn, bạn chính xác.,tôi viết sai đoạn này:
"Rõ ràng đây chỉ đơn thuần là một sự gán ghép. 4 câu nói trên không thể là một bài thơ Đường luật hoàn chỉnh, bởi nó mắc hai lỗi cực kỳ quan trọng trong luật Đường thi" NL
Xin bạn chỉnh lại giùm cum chữ "luật Đường thi" thành chữ "luật Thơ Đường luật" . Cảm ơn nhiều. Lỗi của tôi là chỉ chú trọng đến "tiếu", quên xem lại cho chính xác
Đã sửa theo ý tác giả Nguyên Lạc.
Đăng nhận xét