Tác giả Ugno Vn
THÂN
PHẬN CON RÙA
Văn chương dân gian lúc nào cũng là tiếng nói bày tỏ
tâm tình, thái độ của quần chúng. Ngày xưa, người dân đen thấp cổ bé miệng, ở
đâu cũng bị chèn ép, áp bức, phải phục vụ cho bọn ăn trên ngồi trước. Người nghệ
sĩ nhân dân đã mượn hình tượng con rùa để nói lên tiếng nói tập thể cảm thông
cho số phận của đại đa số quần chúng trong vòng khổ lụy trần ai:
Cám
thương thân phận con rùa
Ở
đình đội hạc, lên chùa đội bia.
Nhưng thời thế đã thay đổi. Rùa đã thấy được vai trò
và giá trị của mình, không còn để kẻ khác lợi dụng. Kẻ đáng thương không phải
là rùa. Rùa đội hạc là niềm hạnh phúc của rùa. Rùa không có hạc cắm chân thì đời
rùa không còn là rùa nữa. Vì thế rùa cố giữ riết hạc không để hạc bay đi. Đau
khổ không phải là kẻ bị cắm chân mà là về phía người có chân cắm vào mu rùa. Hạc
kia đã biết điều đó:
Thương
thay con hạc trên chùa
Muốn
bay lên cực lạc nhưng bị cái mu rùa chôn chân.
Thật thế, thời mạt pháp, giá trị đổi thay, vóc dáng
thanh tao, chân dài, cánh rộng, quanh năm suốt tháng thấm đẫm câu kinh, tiếng
mõ mà hạc cứ chết dí với cái mu rùa, không bay lên được. Hay là hạc không muốn
bay sợ phải xa mu rùa? Phải vậy! Miền cực lạc mà không có mu rùa để hạc chôn
chân thì sao gọi là cực lạc được!
Trở lại chuyện con rùa. Gì thì gì đi nữa rùa cũng là
con vật khờ dại. Có thân không biết giữ, có của không biết xài rồi cứ óan
trách, than thân:
Thương
thay thân phận con rùa
Có
mu không biết giữ, đem lên đình chùa để hạc cắm chân.
Dại hay không dại đây? Anh khư khư giữ lấy cái mu làm
của riêng thì được gì nào? Sinh ra cái mu rùa là để đội bia đá, để cắm chân hạc.
Bia đá chê mu rùa, hạc không cần mu rùa nữa thì phỏng mu rùa có tí giá trị nào?
Biết thế là hạnh phúc cho rùa lắm lắm! Hạnh phúc là cho. Mà cho cũng là một
cách để nhận:
Thân
tui đã kiếp làm rùa
Không
bia, không hạc lên đình chùa phỏng có ích chi?
Thời nay, chùa chiền nhiều thầy, lắm sãi, hạc không
còn linh vì đã có phi thuyền bay cao, bay nhanh hơn; bia không cần nữa vì đã có
máy tính lưu giữ số liệu vĩnh cửu, nhẹ nhàng hơn. Rùa trở nên lạc lõng? Không!
Vẫn có nhiều thầy gắn bó với câu kinh tiếng mõ nhà chùa chỉ vì không muốn lìa
xa chốn tu tập lâu ngày với hình ảnh cái mu rùa đội bia, chôn chân hạc quen
thuôc đã ăn sâu vào tâm trí từ những ngày còn bé thơ, trai tráng. Nghĩ thế tôi
đã ngộ được câu ca dao “Ba cô đội gạo lên
chùa…”
Ugno Vn
Tháng 6.2009
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét