BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

NGUYỄN TRỌNG TẠO NÓI GÌ VỀ PHẠM DUY - Trịnh Sơn thực hiện

Nguồn :  

         
                           Nhà thơ trẻ Trịnh Sơn và nhạc sĩ Phạm Duy

          NGUYỄN TRỌNG TẠO NÓI GÌ VỀ PHẠM DUY
                                                                             Trịnh Sơn

Tapchitiengquehuong - Chiều 27.01.2013, ngay sau khi biết tin NS Phạm Duy qua đời, nhà thơ trẻ Trịnh Sơn làm ngay một phỏng vấn với nhạc sĩ- họa sĩ-  nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và mail ngay cho Tiếng Quê Hương nhưng do trục trặc đường truyền, đến chiều nay, 29.01 TQH mới nhận được.

Xin chào nhạc sĩ – thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo! Anh có nghĩ rằng mình sẽ tổ chức hoặc tham gia một sự kiện liên quan (thuộc về) âm nhạc mang tính chất dữ dội như đám tang Phạm Duy?
- Không bao giờ!

Anh có mặt ở đám tang Trịnh Công Sơn?
- Ngày anh Sơn mất, tôi ở Hà Nội, phải viết đến 3 bài báo về anh ấy. Khi người ta tiễn anh Sơn ở Sài Gòn thì tôi và Nguyễn Thụy Kha lo chuẩn bị làm đêm nhạc “Tưởng nhớ Trịnh Công Sơn” ở Hà Nội sau 1 tuần anh ấy mất. Đó cũng là một cách đưa tiễn vậy.

Anh có từng nghe những lời đánh giá của Phạm Duy về nhạc Trịnh, nhạc Lê Uyên Phương, nhạc Ngô Thụy Miên?
- Tôi đọc điều đó trong hồi ký của Phạm Duy.

Có lẽ, chẳng ai muốn tự đánh giá về mình nhỉ. Nếu Phạm Duy đánh giá về nhạc Nguyễn Trọng Tạo, theo kiểu như Trịnh thì “nhu nhược”, Lê Uyên Phương thì “dục tính cao”…, anh nghĩ nhạc sĩ của Bà mẹ Gio Linh rát bỏng này sẽ dành lời nào với mình?
- Chắc họ Phạm không bao giờ chấp đến tôi.

Ngoài lề một chút, anh có nghe Phạm Duy trước khi anh sáng tác các nhạc phẩm nổi tiếng như Khúc hát sông quê, Làng quan họ quê tôi, Đôi mắt đò ngang,…?
- Tôi không được nghe nhiều ca khúc Phạm Duy.

Anh có gặp gỡ Phạm Duy?
- Tôi gặp Phạm Duy từ khi chưa gặp, nghĩa là “gặp giọng nói” khi ông ấy gọi điện thoại từ Mỹ về cho tôi. Rồi sau đó thỉnh thoảng gặp họ Phạm những dịp ông ấy hẹn.

Tôi từng nghe anh ngợi ca rằng, nhạc Phạm Duy là thứ không thể thiếu trong kho tàng văn hóa Việt Nam? Như Truyện Kiều trong tiếng Việt?
- Tôi có nói thế à? Câu trả lời này có vẻ giống Phạm Duy, nhưng có lẽ không giống về chất.

Phạm Duy giỏi thoát hiểm?
- Tôi nhớ có lần Phạm Duy nói trên BBC (radio) đại ý chim đại bàng thì bay khỏi đất nước, chim ác là thì ở lại. Sau đó bị một số nhạc sĩ trong nước phản ứng. BBC đề nghị ông giải thích câu nói của ông thì Phạm Duy ngạc nhiên: Tôi có nói thế à?

Ấy là thời cuộc hay vì thiên tài của ông, đối với chính trị như với âm nhạc?
- Ông Phạm Duy có lần nói với tôi: Mình có làm chính chị chính em gì đâu.

Nhiều nhân sĩ trí thức yêu Phạm Duy. Ai không yêu có thể phải xem lại mình. Anh đánh giá thế nào về “hiện tượng” Phạm Duy?
- Đó là hiện tượng của thiên tài.

Vượt qua cả Trịnh Công Sơn? Trên phương diện nghe nhìn và cảm thụ để đạt được cái gọi là Bestseller?
- Không hẳn thế. Cùng lúc, tôi tìm trong Google “Phạm Duy” có 2.010.000 kết quả, “Trịnh Công Sơn” có 2.800.000 kết quả. Tìm “nhạc sĩ Phạm Duy” có 3.090.000 kết quả, “nhạc sĩ Trịnh Công Sơn” có 7.600.000 kết quả.

Nếu Phạm Duy không “dinh tê”, rồi không ra Hải ngoại, rồi không trở về Việt Nam?
- Thì không có Phạm Duy như đã có.

Tất nhiên, đều là ở chữ NẾU. Tôi từng đọc và biết chuyện anh “mở cửa” và “hậu thuẫn” cho nhạc sĩ Phạm Duy trở về nước? Chi tiết thế nào?
- Phức tạp lắm. Chi tiết ban đầu là thế này: “Mấy năm trước năm 2000, các tờ báo ở Việt Nam không hề được nhắc tên Phạm Duy từ sau khi ông Trần Bạch Đằng dẫn lời ông Tố Hữu nói về người nhạc sĩ này: “Với Phạm Duy thì bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc đuôi”. Khi làm Thư ký tòa soạn tạp chí Âm Nhạc của Hội Nhạc Sĩ Việt Nam, tôi hiểu rõ sự húy kị không văn bản đó. Nhưng rồi năm 1998, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đi Pháp có dịp gặp Phạm Duy và nghe nhạc của ông, tôi đã đặt anh viết một bài báo về cuộc gặp gỡ đó. Hoàng Phủ Ngọc Tường viết ngay bài “Đêm nghe Kiều ca cùng Phạm Duy ở Paris” khá hay, tôi định đưa in ngay, nhưng lại sợ báo mình bị “phạt” nên tạm để bài lại vào tệp bài chờ. Lúc đó tôi đang viết thêm cho mục “Thư ra hải ngoại” của báo Đại Đoàn Kết, và tôi quyết định đưa vấn đề Phạm Duy lên mục này của tờ báo bạn, qua bức thư gửi một người bạn Việt kiều. Trong lá thư đó tôi có nhắc chuyện Phạm Duy muốn về thăm đất nước bằng một lời mời từ Việt Nam, và tôi nhắc lại những bài hát cách mạng thời kháng chiến chống Pháp của ông cùng với kỷ niệm về “Bà mẹ Gio Linh” – một ca khúc nổi tiếng – Phạm Duy viết trong chuyến đi vào Quảng Trị thời bấy giờ. Cuối thư là một lời nhắn gửi chân thành: “Nếu nhạc sĩ Phạm Duy thực sự muốn về thăm quê thì ông hãy về theo lời mời của chính ông, nghĩa là có thể về theo con đường du lịch”. Bức thư được đăng lên báo, và phản ứng của A25 (CA bảo vệ văn hóa văn nghệ) lúc ấy là… đồng tình. Vậy là tôi cho đăng luôn bài viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường lên tạp chí Âm Nhạc.

Tháng sau, nhạc sĩ Hoàng Dương cho biết là ông đã phô-tô 2 bài báo đó gửi cho Phạm Duy. Rồi Phạm Duy gọi điện liên lạc với tôi rất vui vẻ và nói là ông sẽ về thăm quê. Và ông đã về nước theo con đường du lịch.

Và, chắc anh gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ có thể gọi là “bài-ngoại” ấy?
- Vấn đề là cái tâm phải trong trước những vấn đề phức tạp, nhưng cũng phải có cách làm thuyết phục.

Theo chuyên môn âm nhạc, anh có thể chỉ nói một câu về nhạc Phạm Duy?
- Tài.

Ai cũng biết, Phạm Duy nổi tiếng và thành danh hơn cả với những nhạc phẩm phổ thơ hoặc viết lời mới từ nhạc nước ngoài. Là một nhạc sĩ với hàm lượng ca khúc có ảnh hưởng lớn không thể chối cãi hiện nay, anh nghĩ gì khi một nhạc sĩ phổ thơ hoặc chuyển ngữ/viết lời mới cho một bài hát?
- Đó là bí mật của mỗi người – bí mật của vô thức.

Anh đối xử với nhà thơ – người sánh đôi cùng nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo trong các ca khúc phổ thơ thế nào?
- Khi thích, khi không.

Nếu phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên hoặc Du Tử Lê?
- Những bài hay của 2 nhà thơ này chắc người ta phổ nhạc cả rồi.

Nếu phổ thơ một tác giả “vô danh”?
- Nhạc sĩ phổ bài thơ chứ đâu phổ tên nhà thơ.

Có người nói, Phạm Duy làm chính trị giỏi như làm nghệ thuật. Anh thấy sao?
- Họ Phạm đã bảo “không làm chính trị” thì sao biết ông ấy/việc ấy giỏi hay không.

Anh có nghĩ Phạm Duy là một bài học hay? Về âm nhạc cũng như cuộc đời?
- Thích hoặc không thích thì có, nhưng bài học từ ông ấy có lẽ không phải dành cho tôi.

Kể cả chuyện giai nhân, bóng hồng mà nhạc sĩ “Đưa em tìm động hoa vàng” bị nhiều lời đàm tiếu?
- Và họ Phạm lại bảo: Tôi có thế à?

Kể cả “Mùa thu chết” ai cũng biết là nhạc Pháp nhưng bị cấm vì liên quan tới sự cố mùa thu nào đó?
- Đó là sự nhầm lẫn và suy diễn ngây ngô của những kẻ thích áp đặt lên số phận người khác.

Nếu đang thực hiện một show truyền hình, tôi sẽ xin anh hát một ca khúc của Phạm Duy. Tôi đã từng nghe anh hát rất hay một ca khúc của nhạc sĩ vừa ra đi này.
- À, đấy là hát karaoke, có chữ trên màn hình. Nhưng tôi là người không thích đi karaoke.

Nếu được cầm tay Phạm Duy vào giờ ông hấp hối, anh sẽ nói với ông những gì? Thật ngắn thôi.
- Anh không chết đâu.

Hoàng Cầm, Hữu Loan và rất nhiều thi sĩ còng lưng thơ trên cánh đồng bát ngát của Phạm Duy. Họ sẽ gặp nhau ở chốn xa xôi của “la si đô” nào đó?
- Họ gặp nhau trong lòng người đang sống.

Câu hỏi cuối cùng, nếu một mai này, có ai kia công bố một bản nhạc của Phạm Duy phổ thơ Nguyễn Trọng Tạo – phản ứng đầu tiên của anh sẽ như thế nào nhỉ?
- Không bao giờ!
Trân trọng cảm ơn Nhà thơ – Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo. Kính chúc anh mãi lãng mạn và vô tư mà đi giữa vạn điều “tin thì tin không tin thì thôi”.

                                                TẠP CHÍ TIẾNG QUÊ HƯƠNG                                                                    Bà Rịa, 27/01/2013

32 nhận xét:

HAT CAT DIẸUEI SINH nói...

Một bài trả PV không chê vào đâu được!

Unknown nói...

Nó cũng rất thích nhạc Phạm Duy , nhất là các bài Bình Ca ( Này em con trâu què , nằm im trâu nhai cỏ ...) khi Vn bắt đầu sử dụng máy cày cho mấy em trâu nghĩ ngơi .
Thích cái kiểu trả lời phỏng vấn của ông NNT hhiiii

Unknown nói...

Có một hế hệ Miền Nam, qua PD biết "yêu nướcc", như Nguyễn Đắc Xuân.

Khúc Thụy Du nói...

Một bài phỏng vấn thật tuyệt và những câu trả lời trên cả tuyệt vời.
MN chúc La Thụy và gia đình năm mới an khang thịnh vượng , gia đình hạnh phúc , vạn sự như ý.

Bâng Khuâng nói...

Cám ơn HẠT CAT ghé thăm và ghi cảm nhận nhé!

[img]http://i262.photobucket.com/albums/ii91/sundakib17/pcp_download_003-5.gif[/img]

Bâng Khuâng nói...

Mình cũng thích kiểu ghi còm của bạn!

[img]http://jigers.com/images/en/weekend/81.jpg[/img]

Bâng Khuâng nói...

Rứa à! Có lẽ nhà nghiên cứu NĐX trước khi vào chiến khu đã thấm đẫm tình quê hương qua bài TÌNH CA của Phạm Duy.
Chúc bạn vui nhé!

Bâng Khuâng nói...

Rất vui khi Khuc Thuy Du ghé thăm và ghi cảm nhận! Tặng hoa cho mỹ nhân nhé!

[img]http://farm3.static.flickr.com/2432/3885966215_332ea392c6_o.gif[/img]

Hoa sen vàng nói...

Tin thì tin mà không tin thì thôi!
[IMG]http://i1253.photobucket.com/albums/hh585/dattruong5863/3D_74_zpse032436c.gif[/IMG]

ngu ho nói...

Tuyệt! Thế hệ tụi mình lớn lên cùng âm nhạc của PD,bắt đầu là với Em Bé Quê, rồi Tình Ca, Tình Hoài Hương...,Khi trưởng thành là những bài tình ca Nghìn Trùng Xa Cách, Nha Trang Ngày Về...rất nhiều. Gia tài của Ông quá đồ sộ!!!

Bâng Khuâng nói...

VÂNG! ÔNG BÀ MÌNH ĐÃ NÓI RỒI MÀ : "LINH TẠI NGÃ, BẤT LINH TẠI NGÃ"
CHÚC BÁC HOASENVANG VUI HÍ!

Bâng Khuâng nói...

ĐÚNG! PHẠM DUY ĐÃ ĐỂ LẠI MỘT GIA TÀI ÂM NHẠC THẬT ĐỒ SỘ!
CHÚC BÁC NGŨ HỒ NGÀY MỚI VUI NHIỀU NHÉ!

Đăng Hùng nói...

Có bài thơ GỬI NGƯỜI BẠN HÔM QUA, trước đây tác giả được ghi là X.Y.Z. ( dạng khuyết danh), nhưng sau này trong tập thơ VỀ VIỆT BẮC ( đã xuất bản) , thì ghi tác giả là HUY PHƯƠNG (cũng là tác giả một bài thơ khác GỬI HOÀNG THI THƠ -in trong tập thơ này) .
Bài thơ viết cách đây hơn 60 năm khi Phạm Duy rời kháng chiến về thành.
Bài thơ này , theo lời Phạm Duy trao đổi với một số ngưới chính do Tố Hữu viết. xin nêu ra để quý bạn nào rõ hơn thì cho biết thêm nhé


GỬI NGƯỜI BẠN HÔM QUA
(Gửi Phạm Duy)

Đêm nay gió ngoài rừng heo hút
Chúng tôi sát lại gần nhau
Thì thầm chúng tôi hát
Bà mẹ Gio Linh
Bài hát năm xưa nào
Bài hát của anh:
Bài hát của anh còn đó
Như một dòng nước mắt long lanh

Chúng tôi biết bên kia có người anh thương
Có mái nhà anh bên đường phố nhỏ
Rủ cành hoa ti gôn
Nhưng nếu chỉ là có thế
Anh bỏ mà đi sao đành

Ở bên phía mình
Chia nhau miếng cơm độn bắp
Nhường nhau manh áo trời đông
Nhưng chúng ta giầu một niềm thương
Có bà mẹ hiền hiền
Có giọng hát trong lành em bé
Tình nhân dân bọc đùm như sóng bể
Dạt dào ấm một niềm tin

Anh bỏ mà đi sao đành
Chiều nào đây đoàn cán bộ áo mong manh
Dằng dặc Trường Sơn đường chiều mưa đổ
Kề vai nhau bên bếp lửa
Thì thầm bài hát cũ
Mỗi người một lượt nhắc tên anh
Nhớ những đêm vui
Trăng sáng mái đình
Ngày mai trên nội cỏ
Có chú chăn trâu nho nhỏ
Quên mưa trưa chiều gió
Huýt sáo mồm hát bài của anh

Anh bỏ mà đi sao đành!
Anh về chi bên nớ
Cốc rượu đầy vơi
Cung đàn năm cũ
Buổi truy hoan tiếng cười nghiêng ngả
Bọn lính lê dương với bầy gái chứa
Còn ai nghe tiếng hát của anh

Hà Nội những đêm dài
Sương trắng mông mênh
Ai biết những bàn chân âm thầm phố nhỏ
Lỡ bước sang sông
Đường về cách trở
Nhớ thương những tháng những ngày
“Xót xa sao như mất một bàn tay”

Đêm nay mưa ngoài trời
Tiếng hát lặng thầm, bếp nhỏ lều tranh
Nước mắt ngắn dài từng giọt long lanh
Bà mẹ già cầm tay tôi hỏi
- “Ai làm bài ni rứa các anh?”

Nói làm sao cho đành
Chúng tôi nhìn nhau, lời nghẹn
Thương anh thêm căm giận
Anh có biết không anh
Bên kia anh có biết không anh?
Huy Phương

Bâng Khuâng nói...

Bài thơ GỬI NGƯỜI BẠN HÔM QUA tôi cũng biết cách đây hơn 40 năm rồi, trong đó có thêm vài câu như:

"TRƯỚC MŨI SÚNG CHÚNG TÔI
BÂY GIỜ ANH LÀ THÙ ĐỊCH"

Và một số câu khác nữa (cũng không hay như câu vừa trích dẫn) nên được biên tập lược bỏ bớt như trong tập thơ mà bạn đề cập
Nếu là thơ Tố Hữu, thì tôi không hiểu tại sao phải dấu tên (ban đầu là XYZ , sau là Huy Phương). Mong có sự chỉ giáo của các bạn nhé!

Phaidau nói...

Ngày xưa , mọi quan hệ "ngoài luồng" đều bị cấm. Ví dụ như tất cả nhạc phẩm khai sinh trước 75 đều được gọi là nhạc vàng , nhạc đồi trụy .
Giờ thì vàng đã quay lại đúng nghĩa là vàng thật !
Chỉ nêu suy nghĩ thật , không có ý chính chị chính em !

Lê Xuân Hoa nói...

Cầu chúc cho cố nhạc sỹ PD yên nghỉ...Nhạc của ông mãi mãi được mọi người nhớ đến!

Bâng Khuâng nói...

Mình tán thành ý kiến của bạn, văn nghệ rất cần sự chân thật, vì đó là tiêu chí đầu tiên (CHÂN , THIỆN, MỸ) để tác phẩm nghệ thuật ( thơ, nhạc, họa,...) được thăng hoa. Chúc vui!

Unknown nói...

Em cũng là người hâm mộ Nhạc của Bác Phạm Duy ,Thầy ạ.

Bâng Khuâng nói...

Nhạc của Phạm Duy chắc chắn trường cửu cùng thời gian

Bâng Khuâng nói...


Rất nhiều người yêu thích nhạc Phạm Duy, bạn à.

HuyTHanh nói...

Chào bạn, bạn là La Thụy hả ? mình có nghe Nhã My nói về bạn . Bài
Phỏng vấn NS Nguyễn trong Tạo nói về nhạc sĩ Phạm Duy câu hỏi và câu
trả lời đều hay cả bạn ạ, Đầu năm chúc vui nha . Thân

Cỏ May nói...

Nhạc PD thì có một số bài Cỏ thích, nhưng không nhiều như TCS. Vì ông này danh tiếng đi cùng tai tiếng, tài đi cùng tật. Khoảng thời gian sau này PD sáng tác những bài hát ca từ nghe rất kỳ, có người bảo là "dâm ca". Hic có lẽ "già sinh tật" chăng?

Bâng Khuâng nói...

Đúng như Cỏ May nói, Phạm Duy là người có tài nhưng cũng lắm tật. Trong di sản âm nhạc ông để lại có trường ca, đạo ca,tâm ca , tục ca ... , gần đây ông sáng tác thêm KIỀU CA rất hay và cả DỤC TÌNH CA như Cỏ May vừa đề cập. Chúc vui nhé!

[img]http://i1178.photobucket.com/albums/x363/babesonice/2007051403faf243167ee36li2.gif[/img]

Bâng Khuâng nói...

Rất vui khi bác Huy Thanh ghé thăm và ghi cảm nhận nhé!

[img]http://calyne.c.a.pic.centerblog.net/qxdshfjf.gif[/img]

Võ Sĩ Qúy nói...

Ái Mộ Phạm Duy

Hồn thơ mộng nhạc lắng trầm sâu
Một thứ tình yêu ấp ủ đầu
Rung động tận vào lòng dạ thắm
Cảm hòa thấu đến trái tim au
Đâu cần phe nhóm hô hào hát
Chẳng lụy đảng bè lợi dụng thâu
Văn nghệ tự do hồn réo gọi
Tình người ngân vọng mãi trong nhau

Nha Trang,02.02.2013
Võ Sĩ Quý

Bâng Khuâng nói...

CÁM ƠN BÁC QUÝ ĐÃ XÚC CẢM ĐỀ THƠ NHÉ!

th@nh nói...

Rất muốn đọc lời bình của thi sĩ Phu Đoan về cuộc phỏng vấn này.

Bâng Khuâng nói...

“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ..." (TỐ HỮU)

Bạn đọc bình luận, chủ nhà chỉ biết lắng nghe và chắt lọc thôi chơ hè ...
Chúc vui nhiều hí!

[img]http://img1.123tagged.com/en/sunday/182.gif[/img]

Ái Hoa nói...

Về bản thân Phạm Duy thì còn có nhiều tranh cãi. Nhưng âm nhạc của ông để lại thì là cả một gia sản đồ sộ

Bâng Khuâng nói...

Rất vui khi bạn ghé thăm và để lại cảm nhận . Cuối tuần thanh thản nhé!

Bâng Khuâng nói...

Toàn văn bài thơ GỬI NGƯỜI BẠN HÔM QUA, mình sưu tầm được đây nè...

GỬI NGƯỜI BẠN HÔM QUA
(Gửi Phạm Duy)

Đêm nay gió ngoài rừng heo hút
Chúng tôi ngồi sát lại gần nhau
Thì thầm chúng tôi hát
“Bà mẹ Gio Linh”
Bài hát năm xưa nào
Bài hát của anh…
Bài hát của anh còn đó
Như một dòng nước mắt long lanh
Nhưng anh không còn với chúng tôi nữa
Anh đã về với kẻ thù chung
Chúng tôi giận anh chan chứa
Bên kia, anh có biết không anh ?

Chúng tôi biết bên kia có người anh thương
Có mái nhà anh bên đường phố nhỏ
Rủ cành hoa ti gôn
Nhưng nếu chỉ là có thế
Anh bỏ mà đi sao đành
Anh về chi bên nớ với một đoàn quỷ dữ
Buổi liên hoan tiếng cười nghiêng ngữa
Bọn lính lê dương với bầy gái chứa
Còn ai nghe tiếng hát của anh
Bây giờ anh là tên đào ngũ
Trước mũi súng căm thù của chúng tôi.
Bây giờ anh là thù địch

Ở bên phía mình
Chia nhau miếng cơm độn bắp
Nhường nhau manh áo trời đông
Nhưng chúng ta giàu một niềm thương
Có bà mẹ hiền hiền
Có giọng hát trong lành em bé
Tình nhân dân bọc đùm như sóng bể
Dạt dào ấm một niềm tin

Anh bỏ mà đi sao đành
Chiều nào đây đoàn cán bộ áo mong manh
Dằng dặc Trường Sơn đường chiều mưa đổ
Kề vai nhau bên bếp lửa
Thì thầm bài hát cũ
Mỗi người một lượt nhắc tên anh
Nhớ những đêm vui
Trăng sáng mái đình
Ngày mai trên nội cỏ
Có chú chăn trâu nho nhỏ
Quên mưa trưa chiều gió
Huýt sáo mồm hát bài của anh

Anh bỏ mà đi sao đành!
Anh về chi bên nớ
Cốc rượu đầy vơi
Cung đàn năm cũ
Hà Nội những đêm dài
Sương trắng mông mênh
Ai biết những bàn chân âm thầm phố nhỏ
Lỡ bước sang sông
Đường về cách trở
Nhớ thương những tháng những ngày
“Xót xa sao như mất một bàn tay”

Đêm nay mưa ngoài trời
Chúng tôi hát bài BÀ MẸ GIO LINH
Tiếng hát lặng thầm, bếp nhỏ lều tranh
Nước mắt ngắn dài từng giọt long lanh
Bà mẹ già cầm tay tôi hỏi
- “Ai làm bài ni rứa các anh?”

Nói làm sao cho đành
Chúng tôi nhìn nhau, lời nghẹn
Thương anh thêm căm giận
Anh có biết không anh
Bên kia anh có biết không anh?

Huy Phương

Bâng Khuâng nói...

Ông Vương Trí Nhàn - một học giả Hà Nội, cách đây khoảng hơn 10 năm có viết một bài về nhạc sĩ Phạm Duy, tựa đề là "Một bài thơ làm hơn 60 năm trước" có chép lại bài thơ "Gửi người bạn hôm qua" của tác giả khuyết danh XYZ. Trước đây trên mạng có, bây giờ tôi truy cập mãi mà vẫn không ra !!!