BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

TRĂNG GẦY - Thơ Lê Kim Thượng


        


TRĂNG GẦY

“Chiều chiều én liệng cò bay
Bâng khuâng nhớ bạn... bạn rày nhớ ai...”
Nắng chiều thoi thóp chờ ai
Nghiêng nghiêng chiếc bóng đường dài xa xăm
Ngày qua lần lữa tháng năm
Chưa về gõ cửa... ghé thăm quê nhà
Bây giờ chỉ có mình ta
Một mình ta với xót xa nghẹn ngào
Nhớ về quê cũ... chiêm ba
Túi thơ, bầu rượu, gốc đào, trăng treo...                               

Màu lam mái rạ quê nghèo
Trăng lên bóng xế ngã theo chân người
Ao thu lạnh lẽo lá rơi
Trăng thanh, lều cỏ... bóng đời đong đưa
Một thời côi cút nắng mưa
Cuốc đêm kêu mãi... đêm chưa hết buồn

Đêm nằm gối ánh trăng suông
Trong lòng chớp biển, mưa nguồn hôm mai
Nửa khuya chuông vọng bên tai
Sương đêm đọng nhẹ... Cánh Lài nở hoa
Bên hiên nhấm nháp tách trà
Nhâm nhi chén rượu... ngày qua nhẹ lòng...
                                  
Gánh đời... một gánh bán rong
Rưng rưng mắt đỏ... lòng vòng tả tơi
Xa quê... xa ánh trăng ngời
Cho tôi mắc nợ biển trời nước mây
Ngàn năm vẫn mảnh trăng gầy
Ngàn sau... sau nữa... lất lây một mình
Đêm nghe biển hát bên ghềnh
Rứt ray nỗi nhớ... mông mênh hương thừa
Thời gian trầm tích dấu xưa
Rêu phong cát bụi... nắng mưa rã rời
Cô đơn bên mái hiên đời
Tóc xanh đã bạc... một thời đã qua...
 “Dầu nên... cũng bởi mẹ cha
Dầu không... cũng nhớ cây đa, bến đò...”

                      Nha Trang, tháng  6. 2020
                            LÊ KIM THƯỢNG

“...” Ca dao

ĐẤT NƯỚC TÔI YÊU - Thơ Phạm Ngọc Thái

Bài thơ đã đăng trên một số trang mạng trước đây, nay tác giả sửa chữa cho đăng lại để xuất bản thành sách…

   


ĐẤT NƯỚC TÔI YÊU               
                     
Ta nằm xuống thảm cỏ quê hương
Hát một bài ca về Đất Mẹ
Sông, núi, bầu trời qua bao thế hệ
Vẫn ngọt ngào như câu ca dao

Mẹ đã nuôi ta trong mưa nắng dãi dầu
Ta lớn lên thành người con đất nước
Dân tộc tôi gặp nạn nhiều và cũng nhiều tủi cực
Nhưng rất giàu yêu thương bao la

Việt Nam ơi!
Ta gọi tên hai tiếng của ông cha
Qua 4.000 năm dân vẫn còn nghèo đói
Hết giặc ngoại xâm. Lại lũ quan tham giày xới...
Đánh thắng bao quân thù mà mãi chửa "tròn Nhân".

Ôi, đất nước ta yêu quí vô ngần
Thế kỉ XXI rồi, người ơi!
Chẳng lẽ cứ câu ca dao "ngày tám tháng ba" hát mãi
Hãy mở thật rộng cửa trời Mỹ, trời Âu
Vừa lấy thế chống giặc phương bắc tràn vào
Vừa mở mang kinh tế...
Cụ Phan Châu Trinh đã dậy rồi:
"dân trị tức pháp trị"
Không có gì bằng "khai dân trí"!

Ôi, đất nước tôi yêu!
Ta sống làm người của non sông. Chết làm ma đất nước.
Dẫu chưa theo được bước chân cường quốc
Hãy thương lấy ngọn cỏ quê hương
Đói khát, khổ nghèo lòng nguyện thủy chung
Không theo gót Tàu Bang hại giống nòi, dân tộc
Để con cháu muôn đời không ô nhục.

                                                   PHẠM NGỌC THÁI

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

DẤU VẠCH TÌNH - Thơ Trần Mai Ngân


   


DẤU VẠCH TÌNH

Em! Người đàn bà rất tệ
Chỉ biết mỗi làm thơ cho anh
Chỉ biết chập chùng loanh quanh nỗi nhớ
Muộn màng của tuổi vàng thu...

Em! Người đàn bà rất dại ngu
Giữa dấu vạch đời dừng lại để yêu
Dẫu biết rằng sẽ chẳng được bao nhiêu
Vẫn gìn giữ nâng niu như gia bảo

Em! Đàn bà của mùa hương cuối
Vẫn thơm nồng giữa những đám đông
Vẫn quyến rủ bởi nỗi buồn trên mắt
Đôi tay thon chia cắt dấu yêu rồi...

Em ! Đàn bà vương víu trên môi
Nụ hôn cũ cháy cả trời hạ đỏ
Để hôm nay đi về phố nhỏ
Thảng thốt mình... tình đã mãi xa

Em đàn bà... Em chỉ là đàn bà
Đứng dừng lại giữa dấu vạch tình... ôm mặt khóc
Cây yêu thương nhánh cành trỗ rêu mốc
Còn gì đâu như tro bụi đốt hôm qua!

                                                    Trần Mai Ngân

“BẮC NINH THI THOẠI”, LINH HỒN KINH BẮC – Hồng Minh




“BẮC NINH THI THOẠI”, LINH HỒN KINH BẮC                              (Tạp chí NGƯỜI KINH BẮC số tháng 6-2020)
                                                                       Hồng Minh

“Bắc Ninh thi thoại” là tác phẩm thứ 14 của Nhà văn Nguyễn Khôi (*), trước đó năm 1995 ông cho in tập thơ “Trai Đình Bảng”, gồm 30 bài thơ dành riêng nói về làng Đình Bảng quê hương ông, tuy không phải nơi ông sinh ra nhưng là nơi ông được gửi về quê “ở vú” (U nuôi) gắn bó với bao kỷ niệm thời ấu thơ: “Vượt biển, chơi hồ, trở quá giang/Bỗng dưng lại thấy nhớ Ao làng/Cái đêm hè ấy Ai ra tắm/Để cả bầu trời phải tắt trăng.”

VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH - Vũ Thị Hương Mai


                              Mẹ dạy con gái về giới tính (Ảnh minh họa)


 VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH                                 
Những hành vi tình dục ở tuổi mới lớn là một nhu cầu hoàn toàn tự nhiên mà chúng cần phải được tìm hiểu, được biết. Ở tuổi mới lớn, các em rất hăm hở tìm hiểu tất cả những gì có liên quan đến giới tính. Các em muốn biết và các em lúng túng, các em cần những câu trả lời thực tế và riêng tư. Khi có cơ hội được thảo luận về giới tính, các em rất sôi nổi và tỏ ra có ý thức về vấn đề đó. Các em mong tìm ra được ý nghĩa và những chuẩn mực của giới tính. Các ông bố, bà mẹ đừng nghĩ rằng con mình không như thế. Nếu không thuộc loại chậm lớn, còi cọc thì các cô các cậu tất sẽ có những biểu hiện và những nhu cầu tự nhiên nói trên. Đó đồng thời cũng là nhu cầu hiểu biết những cái mới của đời sống con người và hiểu biết về chính bản thân. Vậy các bậc cha mẹ hãy tìm những cơ hội thuận lợi, những thời điểm thích hợp, chủ động gợi chuyện với con mình một cách khéo léo và tế nhị. Đừng để chậm trễ, nếu cha mẹ làm việc đó kịp thời, thích hợp, chắc chắn sẽ có tác động tích cực đối với con cái về vấn đề giới tính, tình dục bằng những lời bảo ban, trao đổi như những người bạn. Lúc đó con bạn sẽ đền đáp lại bằng sự biết ơn sâu sắc và một niềm tin cậy ruột rà.

ĐẾN ĐỘNG HOA VÀNG GẶP “GÃ TỪ QUAN” - Lê Bá Lư


   
                          Tác giả bài viết Lê Bá Lư và nhà thơ Phạm Thiên Thư


ĐẾN ĐỘNG HOA VÀNG GẶP “GÃ TỪ QUAN”

Quán cà phê Hoa Vàng nằm ở một góc khuất trong cư xá Bắc Hải, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Đến đây, khách thường thấy một người đàn ông tầm thước, dáng vẻ nông dân, da ngâm ngâm, mũi lân, trán vồ, miệng rộng, tai dài, răng to, khi thì ngồi một mình cặm cụi viết trên cuốn sổ nhỏ bằng nửa bàn tay, khi thì ung dung chuyện trò với khách, đó là nhà thơ Phạm Thiên Thư, tác giả thi phẩm “Động Hoa Vàng”, đã được nhạc sĩ tài danh Phạm Duy phổ thành ca khúc nổi tiếng “Đưa em tìm động hoa vàng” được rất nhiều người yêu thích.

TRỞ LẠI VÙNG ĐẤT XƯA TÁNH LINH (BÌNH THUẬN) - Phan Chính


             

TRỞ LẠI VÙNG ĐẤT XƯA TÁNH LINH (BÌNH THUẬN)
                                                                                  Phan Chính

Lần theo chặng đường hình thành cư dân bản địa đầu tiên ở Tánh Linh sẽ nghĩ đến sự xuất hiện làng người Chăm Tánh Linh - Palei Pacame (Lạc Tánh), phía nam tỉnh Bình Thuận, từ thời Minh Mạng thứ 5 (1824). Trước đó, đất Tánh Linh thuộc tổng Nông tang (tức địa bàn hành chính vùng sơn địa làm nông, trồng dâu nuôi tằm), huyện Tuy Định, phủ Bình Thuận. Làng Chăm Tánh Linh đã có sắc phong Thần quản tế cho Pô Harum Cơk, lãnh chúa người Chăm. Bên cạnh đó cũng có nhiều nhóm người Kinh vùng lân cận đến đây định cư lập ấp (Lạc Hóa) sống nghề khai thác sản vật rừng. Địa bàn Tánh Linh ngày xưa gồm cả huyện Đức Linh và Tánh Linh hiện giờ. Phần đất huyện Đức Linh nằm phía tây - tây bắc Bình Thuận có ranh chung với Đồng Nai, Lâm Đồng dài nhất. Ngoài ra còn có thổ dân là người K’ho, Raglai, Châu Ro, Mạ...  

CHIỀU QUÊ TÍM ĐỢI CHUYỂN MÙA... - Chùm thơ Đặng Xuân Xuyến


         
                          Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


CHIỀU QUÊ...

Nắng đẩy mây dồn phía đằng tây
Mưa bụi lạnh thêm những gót giày
Ngõ nhỏ gió về luồn run rẩy
Nhao nhác lưng chiều cánh vạc bay.

Làng Đá, chiều 19.08.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


TÍM

Mưa bụi giăng đầy trong mắt em
Hoa Xoan rơi kín tím góc thềm
Lời yêu bỏ lửng từ đêm ấy
Xao xác đến giờ hương tím say.

Định Công, trưa 13.05.2019
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


ĐỢI...

Đợi xuân xuân chửa chịu về
Đợi tình tình lại mải mê xứ người
Nâng lên ly rượu tự mời
Uống đi cho cạn nụ cười nhếch môi?!

Hà Nội, 24 tháng 04.2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


CHUYỂN MÙA

Len lén heo may trườn khe cửa
Vồi vội nắng chiều cuộn trốn mưa
Ngơ ngác lá vàng bung vào gi
Lật đật mây dồn hong hóng mưa.

Làng Đá, chiều 13.10.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


HOA ĐÊM

Áo trễ vai trần rảo bước nhanh
Nhũ hồng e ấp áo mỏng manh
Gió khuya cong cớn từng cơn lạnh
Nhợt nhạt môi hường lúc tàn canh.

Giáp Bát, đêm 04.10.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

CÓ NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ NHƯ THẾ - Phạm Đức Nhì


                 
                              Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


MÓN QUÀ TRÊN FACEBOOK

Tôi kết bạn FB với Trần Thị Ngọc Hồng - giáo viên về hưu - được khoảng 1 tuần thì trong một lần trao đổi trên messenger chị có nhã ý gởi cho tôi mấy bài thơ để… đọc chơi. Tôi có tật mê thơ còn hơn mê gái nên ngừng trò chuyện là lấy ra đọc ngay. Và tôi hết sức kinh ngạc khi lướt qua đoạn đầu của Người Đàn Bà Trong Ngôi Nhà Có Đàn Ông. Tôi khoái bài thơ ngay sau lần đọc đầu tiên. Đọc đi đọc lại vài lần thì từ “khoái” chuyển thành “mê” lúc nào không biết.

HỘI GHOẠ, KHỈ VẼ, VOI DZẼ - Thơ Chu Vương Miện


       


HỘI GHOẠ

Dzẽ có chỉ đạo
Văn “2” hào Nhất Linh
Ngoài tài văn chương
Còn có tài hội ghoạ “hoa họạ, hoạt hoạ và biếm hoạ”
Cụ vẽ bức tranh một người đàn ông
đứng dưới cội cây lão mai
bà vợ nhìn thấy khen đẹp
rồi nói “sao anh không vẽ em vào thêm cho có cặp ?”
vẽ thêm bà vợ
sao anh không vẽ thêm thằng cu Tý nhà mình vào
không có nó sợ nó buồn ?
thêm thằng cu Tý
thằng cu Tý nói :
“có con mà không có con Bé thì em con sẽ khóc ? “
Thêm con Bé bồng con búp bê bằng nhựa
Bà vợ nói tiếp :
“vậy còn con Chó và con Mèo đâu ?
Thêm chó và mèo
Kết cục “bức tranh loạn xà ngầu, không có đít
 Và không có đầu, không có người và cũng không có vật”

NHỚ VỀ KỶ NIỆM HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG - Nguyễn Thị Thu Sương


              
                       Tác giả bài viết Nguyễn Thị Thu Sương


NHỚ VỀ KỶ NIỆM HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG

Năm 2017, gia đình tôi tổ chức một chuyến du lịch về Đà Nẵng. Chúng tôi nghĩ dưỡng tại Vinpearl resort &villas Đà Nẵng. Sáng hôm sau dậy sớm tôi cùng ba mạ và em gái ra bờ biển. Resort này nằm bên cạnh bờ biển Mỹ Thị, kéo dài đến gần núi Ngũ Hành Sơn. Đứng trên bờ biển, nhìn về hướng Sơn Trà, ngọn núi vẫn nằm hiên ngang hướng ra biển, mây vẫn bay lững lờ qua đỉnh núi. Sóng vẫn vỗ tung từng đợt trắng xóa vào bờ, mặt trời từ từ lên cao, mây ửng hồng cam trên bầu trời. Ánh nắng dần tỏa sáng trên khắp bãi biển, những ánh sáng chiếu lung linh trên mặt biển như những viên kim cương, mà có thời bạn tôi gọi là “chùm hoa nắng”. Thiên nhiên hình như vĩnh cữu, không hề thay đổi. Cảnh vật có nhiều khác lạ: những căn nhà gỗ ngày xưa của trại lính Mỹ để lại nay không còn, thay bằng những resort và vila sang trọng của các tổ chức du lịch trong nước và nước ngoài đầu tư. Nơi đây không còn là quang cảnh công cộng, ai cũng có thể đến thưởng ngoạn được như ngày xưa. Muốn vào đây, chúng ta phải bỏ ra rất nhiều tiền mới tìm lại cảm giác thưởng ngoạn như trước đây. Con người và thời thế đã làm thay đổi tất cả cảnh quan nơi đây. Tôi bùi ngùi thương tiếc và nhớ về dĩ vẵng của bốn mươi bốn năm về trước.

TRÀO LƯU “YÊU SỚM” CỦA CÁC CẬU ẤM CÔ CHIÊU - Vũ Thị Hương Mai



    TRÀO LƯU “YÊU SỚM” CỦA CÁC CẬU ẤM CÔ CHIÊU
                                                                           Vũ Thị Hương Mai

Phải chăng giới trẻ ngày nay đang quá dễ dãi trong tình yêu?
Yêu hết mình, chơi hết mình đang được xem là cách sống thời thượng của một bộ phận khá đông bạn trẻ. Nhiều cô cậu lao vào con đường "tình yêu" từ tuổi 15 mà không hề lường được những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

“ĐỘNG HOA VÀNG” CỦA PHẠM THIÊN THƯ - Yến Trinh, Tiến Long


                  Phạm Thiên Thư trong đêm thơ nhạc của ông và Phạm Duy năm 2011

TTO - Những ai say đắm bài thơ Động hoa vàng của nhà thơ Phạm Thiên Thư chắc sẽ bất ngờ khi biết nhiều ý tứ về “động hoa vàng” được ông lấy cảm hứng từ căn gác gỗ ở khu cù lao Phan Xích Long.
Khu vực cù lao còn là nơi cư ngụ của nhà thơ Trụ Vũ - tác giả bài thơ Quasimodo nổi tiếng. Quê ở Huế, ông vào Sài Gòn từ năm 1949, đến năm 1961 sống ở khu Phan Xích Long này.
Theo lời nhà thơ, khung cảnh, vị trí của Phú Nhuận khiến nhiều nhà thơ tìm đến cư ngụ vì thuận tiện để đi lên khu vực trung tâm, giá cả sinh hoạt lại rẻ.
Ngày xưa Phan Xích Long có xóm Mã Đen, nhiều mồ mả. Xóm này thuộc ấp Đông Ba, quanh xóm tre trúc mọc đầy.
Người nghèo, cả người tị nạn cũng rúc vào khu này sinh sống. Còn vùng cù lao (giờ là khu vực đường Hoa Sứ, Hoa Lan...) ngày trước cỏ lau mọc trải dài tới khu vực bờ kè.
Ông kể ngày xưa muốn tìm không gian yên tĩnh, ông thường ra đó. Ông còn kể rằng khi giao thiệp với nhà thơ Hoàng Cầm, có một lần nhà thơ Hoàng Cầm vào Sài Gòn chơi, Trụ Vũ nhờ người em kết nghĩa tên Diệu Tiên dẫn về nhà ông.
Nhưng họ bị lạc nguyên một ngày mới tìm ra nhà Trụ Vũ! Căn nhà của ông còn là nơi lui tới của Phạm Thiên Thư thời trẻ, của Sơn Nam, Thụy Long... và nhiều văn  nghệ sĩ, giới trí thức Sài Gòn.


“ĐỘNG HOA VÀNG” CỦA PHẠM THIÊN THƯ
                                                          Yến Trinh - Tiến Long

“Rằng xưa có gã từ quan/ Lên non tìm động hoa vàng ngủ say...”.

Có thể nói một cách nào đó, khu cù lao Phan Xích Long chính là “động hoa vàng” của Phạm Thiên Thư. Ở nơi đây, ông đã trải qua những năm tháng sáng tác rực rỡ nhất trong cuộc đời mình.

Khu cù lao còn là nơi cư ngụ của nhiều văn nghệ sĩ như Trụ Vũ, Thụy Long, cũng là nơi lui tới bàn chuyện con chữ thế sự của Phạm Duy, Sơn Nam...

Một người hàng xóm của nhà thơ Phạm Thiên Thư kể về khu xóm ngày xưa và “động hoa vàng” nay biến thành căn nhà ba tầng - Ảnh: Tự Trung

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

NHƯ TIẾNG TRỐNG TRƯỜNG, CON HÓI LÀNG - Thơ Văn Thiên Tùng




NHƯ TIẾNG TRỐNG TRƯỜNG

Đúng hẹn rồi chúng mình quay về nhé!
Những chim di lưu lạc khắp chốn phương
Bao môn sinh một thuở vốn chung trường
Đang nháo nhác ới đàn quay về cội

Từng mùa hạ đan xen-từng kỳ hội
Nơi sân trường chốn cũ rộn ràng thay
Tiếng mi tau chào hỏi tựa cái ngày
Màu áo trắng hồn nhiên hằng yêu mến

Về bên nhau lắm điều cần nhắc đến
Hình ảnh thầy cô - bè bạn năm nào
Không gian trường - phố thị của hôm nao
Mà vốn đã hằn sâu từ tấm bé…

Năm lần hội với mười năm rồi nhé!
Sáu lăm năm trường điểm nét vàng son
Bốn hai năm danh gọi vốn không còn
Trong tâm thức… tên trường luôn tồn tại

Nguyễn Hoàng tên… ngôi trường ta vốn lại
Được cha ông cân nhắc chọn đặt tên
Người khai sinh mảnh đất ấy Chúa Tiên
Khởi đầu Chúa… rồi bao vương triều Nguyễn…

Một dặm dài biết bao nhiêu là chuyện
Hãy mang theo dần trút cạn cùng nhau
Những buồn vui - sướng khổ vốn muôn màu
Từ cuộc sống chẳng ai nào biết được

Hẳn rồi đây có kẻ sau người trước
Khi chúng ta đồng ngả bóng qua chiều
Những mái đầu chuyển sắc ải muối tiêu
Tình thân ái vẫn hoài giang cánh rộng

San sẻ nhau điều hay từ lẽ sống
Sớt chia nhau những uẩn khúc xa gần
Từng vùng miền - khối lớp - nhóm bạn thân
Thành một mối đồng nối vòng tay lớn…

Bao kỷ niệm đâu đó hoài lởn vởn
Tình quê hương những khác biệt theo mùa
Mỗi cuối thu bão quét - gió-mưa hùa
Bao trận lũ đục ngàu cơn nước bạc

Độ đông sang hanh heo lùa xao xác
Rét quéo tay môi đánh nhịp liên hồi
Bấc phùn bay rỉ rả mãi không thôi
Đường lầy lội trợt trơn khắp nẻo lối

Xuân Hè tới gió độc giêng hai thổi
Mang theo bao mầm bệnh hiểm nguy thời
Mầm sống chưa kịp khởi dáng thởi mơi
Đã thấy nắng hạ thiêu - Nam Lào đến…

Tình thầy cô vẫn hằng luôn quý mến
Nghĩa bạn bè năm tháng chẳng hề lơi
Nếu nhằm khi trở gió hoặc trái trời
Đều ới ới… a a…  thăm - nhắn hỏi…

Hội gần kề chúng ta đồng tiếng gọi
Hãy về thôi ít nhất được một lần
Kẻo mai kia thầy… bạn vắng thưa dần
Đâu còn nữa… để mà thưa cùng hỏi…        

                         Quảng Trị, 28.6.2017
                     Mai Vân Văn Thiên Tùng

HÃY KHÓC LÊN ĐI PHƯỢNG - Thơ Nguyên Lạc




HÃY KHÓC LÊN ĐI PHƯỢNG

(Cảm tác khi được tin những cây phượng bị đốn hạ hàng loạt trong các ngôi trường ở Việt Nam) [*]

1.
Màu huyết phượng. màu máu tim tôi đó
Màu yêu thương tuổi thơ dại học đường
Ôi! màu hoa phượng đỏ ... rơi tóc em thương
Màu mực tím. màu giấy hồng. ngại ngùng thư ngỏ

Màu huyết phượng của một thời son trẻ
Đã theo tôi suốt cả kiếp đời
Đường đón đưa cánh phượng rơi rơi
Màu tim đỏ thắm tình tôi một thuở

Màu mực tím. màu hoa phượng đỏ
Tàn lá xanh che mát sân trường
Che mát ngại ngần thơ dại tay run
Trao lưu bút ép cánh hoa. kèm thư. hè nhung nhớ

Mãi trong tôi vẫn màu hoa đó
Vẫn phượng thẫm màu máu đỏ tim tôi
Vẫn tiếng ve reo. cánh phượng rơi nhung tóc mây người
Dù rất biết phôi pha tháng năm. tuyết sương màu điểm

2.
Sẽ còn không đỏ màu phượng vỹ
Sẽ còn không mượt mà hoa rơi tóc ai nhung
Vì mất lương tri nhỏ nhen ích kỷ
Vì những mưu toan tư dục. đoạn đành đốn gốc yêu thương

Thôi chắc sẽ rồi mù dấu thiên đường
Thiên đường tuổi thơ thư hồng mực tím
Khóc lên đi ngôi trường. phượng sẽ rồi mất biến
Bởi ai đó vô tâm muốn xóa bỏ tình người

3.
Rồi sẽ tìm đâu phượng đỏ ngôi trường?
Rồi sẽ tìm đâu điêp khúc ve thương?
Tàn lá xanh che những chờ đợi ngại ngần
Mực tím. thư hồng. tương tư tình ngỏ

Hãy khóc lên đi những người tuổi trẻ
Hãy khóc lên đi bụi phấn bạc đầu
Đường về tuổi thơ sẽ rồi cấm cửa
Phượng thắm sân trường ... cổ tích đời sau!
.
Không phượng. ngôi trường còn có gì đâu?
Mực tím. thư hồng. lưu bút? Tim đau!

                                                 Nguyên Lạc

………

[*] Mời đọc những đoạn văn này:
1. Người ta chặt Phượng không thương tiếc, biến nó thành phong trào. Coi việc chặt Phượng như là phong trào ba không đã từng rầm rộ diễn ra cách đây chưa lâu.
Thưa ông bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đồng kính thưa chính phủ cao quý. Nếu không ra tay ngăn chặn “phong trào” chặt Phượng, nếu vẫn hăng máu “đào tận gốc, đốc tận rễ” với Phượng, thì dòng tộc Phương chúng tôi sẽ bị tuyệt chủng. Dòng tộc Phượng chúng tôi, có đời sống như mọi loài vật, ngoài ra còn có tâm tính, có linh hồn của nó. Nếu nhẫn tâm hủy diệt dòng tộc Phượng, các ngươi phải trả giá, con cháu các ngươi cũng bị vạ lây. Trời không tránh được luật nhân – quả, chứ đừng nói kẻ phàm tục như các ngươi.
(Nguồn: Bá Tân - Báo Tiếng Dân)
2. Với việc các trường VN chặt cây phượng vỹ, xã hội hiện nay nói chung và nền tảng giáo dục nói riêng, cái tính vô trách nhiệm nó quá lớn, nó làm mất lương tri của những người đang đứng trên bục giảng và kể cả các cán bộ quản lý trong Bộ GD&ĐT.
Cây phượng nó là thơ, là nhạc, là tâm hồn học trò bao nhiêu thế hệ VN.
Tại nhiều trường học, cây phượng đang bị ‘thảm sát’ oan uổng vì bị coi là mối đe dọa đối với tính mạng học trò, chẳng lẽ một cây gãy đổ thì cả giống loài bị kết tội?
Tuy nhiên thay vì cắt tỉa, tìm phương pháp ngăn chận những cây nguy hiểm, nhiều trường học lại đốn hạ toàn bộ những cây phượng đang có. Nếu trường nào cũng áp dụng cách này, loài cây được mệnh danh là hoa học trò sẽ hoàn toàn bị trục xuất khỏi môi trường của học trò. Và khái niệm sân trường sẽ không còn gợi nhắc đến một nơi rợp bóng mát của cây xanh mà trở thành khoảng không gian trụi lủi chỉ có sàn bê tông và nắng gắt. (Chặt nhầm còn hơn bỏ sót - Báo Mới)

NGƯỜI MIÊU: LỊCH SỬ CỦA MỘT DÂN TỘC LƯU VONG - Trần Trúc Lâm

Nguồn:
https://nghiencuulichsu.com/2014/07/31/nguoi-mieu-lich-su-cua-mot-dan-toc-luu-vong/

Sắc tộc Hmong, mà ta hay gọi là Miêu tộc hay người Mèo, ước tính hiện có khoảng hơn 6 triệu dân trên thế giới, mà đại đa số lại sống ở Trung quốc. Số còn lại sống rải rác ở miền bắc các nước Việt, Lào, Thái và Miến điện. Có khoảng 80 ngàn người đã được định cư tại Hoa Kỳ.

                                 Phân bố nhóm ngôn ngữ Miêu-Hmong- Ảnh


NGƯỜI MIÊU: LỊCH SỬ CỦA MỘT DÂN TỘC LƯU VONG
                                                                                  Trần Trúc Lâm

Sắc tộc Hmong, mà ta hay gọi là Miêu tộc hay người Mèo, ước tính hiện có khoảng hơn 6 triệu dân trên thế giới, mà đại đa số lại sống ở Trung quốc. Số còn lại sống rãi rác ở miền bắc các nước Việt, Lào, Thái và Miến điện. Có khoảng 80 ngàn người đã được định cư tại Hoa Kỳ. Đã có khá nhiều sách báo Tây phương, nhất là Mỹ nghiên cứu về sắc dân này. Càng tìm hiểu thì chúng ta sẽ càng ngạc nhiên về lịch sử hùng tráng và lâu đời của một dân tộc kém may mắn, đã bị suy vong mai một mà trở thành một sắc tộc miền núi. Ôi thật là tang thương ngẫu lục với trò dâu biển ngậm ngùi.

RỪNG CÂY GỖ GIÁ TỴ (CÂY GỖ TẾCH) TRẦN LỆ XUÂN Ở ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI

Với diện tích gần 150ha trải dài trên địa bàn 2 huyện Tân Phú và Định Quán, rừng cây giá tỵ (cây gỗ tếch) trên đất Đồng Nai được trồng từ thập niên 1950s. Đây là rừng cây gỗ tếch cổ thụ (rừng cây giá tỵ) trồng lâu năm và lớn nhất cả nước hiện nay.

                                  Rừng cây giá tỵ mùa thay lá. Ảnh: Ban Mai


RỪNG CÂY GỖ GIÁ TỴ (CÂY GỖ TẾCH) TRẦN LỆ XUÂN Ở ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI

Cây giá tỵ có tên khoa học là Teektonafrandick, thường được gọi là gỗ tếch. Cây có nguồn gốc từ Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, sau đó phát triển ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại Đồng Nai, cây giá tỵ được trồng lần đầu là những năm 50 của thế kỷ trước trên vùng đất Tân Phú, Định Quán. Hiện tại, ngoài các lâm trường, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, nhiều hộ dân cũng trồng cây giá tỵ nhằm mục đích lấy gỗ bán. Ngoài giá trị về mặt kinh tế, việc phát triển loại cây này còn có ý nghĩa lớn đối với bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng hệ sinh thái rừng tự nhiên.

NẮNG… - Thơ Phan Quỳ


   


NẮNG…

Nắng như thắp lửa
Cháy cả khung trời
Nắng đầy trên cao
Nắng tràn xuống thấp
Nắng nhoà trong mắt
Nắng rát đôi tay
Người qua phố nhỏ
Hối hả cuối ngày

Nắng như cơn say
Qua chiều ngày hạ
Thiêu đốt lòng nầy
Thảng thốt trời mây.
Người qua phố nhỏ
Nghe lòng nhớ thương
Mưa xuân mùa cũ
Ướt mềm tóc sương.

Nắng ơi đừng nữa
Thắp lửa cả trời
Bỏng rát lòng tôi.


                   Phan Quỳ

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

HOÀNG LY - CÂY BÚT VÕ HIỆP ĐƯỜNG RỪNG KINH DỊ, ĐỘC ĐÁO CỦA VIỆT NAM


                    

Về truyện võ hiệp Việt Nam, các tác giả của loại văn học này chỉ đếm trên đầu ngón tay, và nhà văn Hoàng Ly đã nổi bật hơn tất cả với tiểu thuyết võ hiệp dã sử Một Thời Ngang Dọc (Thập Vạn Đại Sơn Vương), một thời nổi tiếng là truyện võ hiệp hay nhất của nước ta. Ông viết rất khỏe, liên tục cho ra đời hàng loạt feuilleton (truyện đăng nhiều kỳ trên báo) với các truyện Kỳ Nữ Sông Kỳ Cùng, Người Điên Áo Thụng, Hận Loa Thành, Tráng Sĩ Không Tên… Nhà văn Hoàng Ly đã được người ta đặt tên tuổi cho là Vua Feuilleton.

Nhà văn Vũ Bằng trong trong tác phẩm “Những cây cười tiền chiến” đã viết về nhà văn Hoàng Ly: “… tiêu biểu cho những nhà văn thơ trào phúng trong thời kỳ này là Trương Linh Tử, tên thật là Đỗ Hồng Nghi... Còn tên nữa là Thánh Sống, Hoàng Ly, tác giả nhiều tiểu thuyết mạo hiểm, ái tình, phiêu lưu, anh là người đầu tiên đã mở một mục trào phúng mới trên báo Liên Hiệp, mục Vấn Kế…”



HOÀNG LY, CÂY BÚT VÕ HIỆP ĐƯỜNG RỪNG KINH DỊ, ĐỘC ĐÁO CỦA VIỆT NAM

Nhà văn Hoàng Ly, tên thật Đỗ Hồng Nghi (1915- 1981), sinh tại Quần Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông là con cụ Đỗ Văn Phấn (thường gọi cụ Cả Phấn) và cụ bà Đỗ Thị Ngọc. Gia đình dòng dõi cụ Nghè Quần Anh – tức tiến sĩ Đỗ Tông Phát, người đã có công mở mang vùng duyên hải tỉnh Nam định vào Thế kỷ XIX, khi giữ chức Dinh Điền Chánh sứ dưới triều nhà Nguyễn.

Ngay từ niên thiếu nhà văn Hoàng Ly đã sớm bộc lộ thiên hướng về văn thơ, kịch nghệ và bắt đầu sang tác rất sớm. Song phải đến đầu thập niên 40 của thế kỷ trước, ông mới chính thức xuất hiện trên văn đàn miền Bắc dưới các bút danh HOÀNG LY, TRƯƠNG LINH TỬ, nhanh chóng tạo được sự chú ý.