BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

NGƯỜI VIỆT VÀ TRIẾT LÝ ‘GIÀU NHANH, ĐI TẮT, GỒM CẢ PHÁ HOẠI’ - Vương Trí Nhàn

Nguồn:
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-50425379

Bài đã đăng trên trang cá nhân, thể hiện quan điểm riêng của tác giả Vương Trí Nhàn, nhà nghiên cứu văn hóa ở Hà Nội.


      
                 Nhà nghiên cứu văn hóa, văn học Vương Trí Nhàn
           

NGƯỜI VIỆT VÀ TRIẾT LÝ ‘GIÀU NHANH, ĐI TẮT, GỒM CẢ PHÁ HOẠI’ 
                                                                         Vương Trí Nhàn

Qua câu chuyện 39 người thiệt mạng tại Anh, tôi thấy nổi lên nhiều vấn đề có liên quan đến đến toàn thể cộng đồng Việt hiện nay, trước tiên là câu chuyện cách kiếm sống của con người và triết lý ẩn sau cách kiếm sống đó.


        
           
Cụ thể là người Việt hiện rất kém về mặt nghề nghiệp để tạo nên năng suất lao động cần thiết trong khi đó nhu cầu có một cuộc sống tiện nghi lại quá mạnh mẽ và quyết liệt, khiến cho người ta sẵn sàng làm bậy kiếm tiền, những người vốn ngại ly hương thì sẵn sàng ra đi tìm cách kiếm ăn ở nước ngoài dù đôi khi phải đổi lấy mạng sống.


            Nhiều người dân Nghệ Tĩnh sẵn sàng bán đất để kiếm đủ tiền đi nước ngoài, 
            và gửi tiền về cho người thân mua những căn biệt thự nguy nga.

VĂN MINH CÁI ĐÒN GÁNH - Tuệ Chương Hoàng Long Hải




  VĂN MINH CÁI ĐÒN GÁNH 
                                                                Hoàng Long Hải


Trong thơ thì có: “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” (Ca dao), trong nhạc thì có “Gánh, gánh, gánh… Gánh lúa về…” (Gánh Lúa – Phạm Duy và Lê Yên). Về địa lý, người ta ví đồng bằng sông Nhị và đồng bằng sông Cửu Long như hai thúng gạo, miền Trung là cái đòn gánh. Phạm Duy viết: “Gạo Nam, gạo Bắc, đòn miền Trung, gánh đừng để rơi.”

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

LỤC BÁT MỖI NGÀY - Thơ Nguyễn Lâm Cẩn


       
                          Nhà thơ  Nguyễn Lâm Cẩn


LỤC BÁT MỖI NGÀY

1
Trông theo một chấm mờ dần
Lòng như gió đục mây vần đổ mưa.
Như bào như cắt như cưa
Nỗi cô như thể người thừa trần gian

2
Trông theo nào thấy đâu nào
Một mình một bóng ra vào ngẩn ngơ
Còn chi mà đợi mà chờ
Heo may gió rụng lá thơ thớt vàng

3
Trông theo một giải nông sờ
Thuyền cô gác mái đôi bờ lau thưa
Chợt lòng nhớ cảnh buồm xưa
Bến chia đôi ngả như vừa đâu đây

4
Trông theo ngọn cỏ dầu dầu
Nỗi sầu nhân thế trên đầu bạc phơ
Niềm riêng ứa cả giấc mơ
Có còn chi nữa mà chờ chiêm bao

5
Trông theo người chẳng thấy người
Trở về ôm lấy nụ cười mà mơ
 Đường trắng lối hẹn ngấn ngơ
Gót sơn ngơ ngác động hờ chiêm bao
Vừng trắng xế đĩa dầu hao
Mặt tơ tưởng mặt lao xao tiếng gà
Giá như người chẳng nuột nà
Thì đâu đến nỗi trăng già rụng đêm

                       Hà nội 22-11 – 2019
                         Nguyễn Lâm Cẩn

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (2) - Nguyên Lạc


              
                              Nhà thơ Nguyên Lạc


               VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (2)
                                                                   Nguyên Lạc

Đây là phần tiếp nối theo bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng  Trong Thơ” (1) đã đăng trên Blog [*] 
Phần này bàn về:

THỦ ĐẮC THƠ VÀ CĂN BẢN TRIẾT LÝ

Trong bài “Vài Khái Niệm Về Việc Dùng Chữ Trong Thơ” [**] tôi có nêu ra ý riêng:

“Là thơ Việt, người làm thơ / thưởng lãm / phê bình thơ phải thủ đắc một số thơ của tiền nhân, căn bản triết lý Đông Phuơng để dùng nó khám phá những hàm ẩn, “ý tại ngôn ngoại” của bài thơ.

ĐỌC “TIỀN KIẾP” CỦA NGUYÊN BÌNH - TẬP THƠ NGÀN NĂM BÂNG KHUÂNG - Châu Thạch


               
                                  Nhà thơ Nguyên Bình


ĐỌC “TIỀN KIẾP” CỦA NGUYÊN BÌNH - TẬP THƠ NGÀN NĂM BÂNG KHUÂNG 
                                                                                       Châu Thạch


“Tiền Kiếp” là tập thơ của nhà thơ Nguyên Bình vừa xuất bản. Nguyên Bình còn là một nhà bình thơ, một nhà giáo, cư trú tại Bà Rịa- Vũng  Tàu.
Vì sao tôi gọi “Tiền Kiếp” của nhà thơ Nguyên Bình  là tập thơ ngàn năm bâng khuâng? Thật vậy, ta hãy đọc khổ thơ đầu cúa bài thơ “Tiền Kiếp” đươc đăng ở trang 51 thì sẽ có khái niệm về tập thơ nầy:

Nợ em cái nhìn từ tiền kiếp                    
Tôi đã vay về một sáng xuân                    
Nghìn năm thương nhớ chưa trả hết                    
Nay còn vương lại chút bâng khuâng

VẤN VƯƠNG - Thơ Lê Kim Thượng


       
            Nhà thơ Lê Kim Thượng


VẤN VƯƠNG                                                

Hôm qua em đến tìm tô
Vẫn dung nhan ấy… vẫn đôi mắt huyề
Dù cho chẳng trọn tơ duyên
Tình ta sau trước trinh nguyên vẹn mười…                       

 Môi xinh chúm chím khẻ cười
Nụ hôn ngày cũ… trao người tình xưa
Mắt buồn nhớ buổi tiễn đưa
Ngày mong tháng đợi nắng mưa thất thường
Nắng vàng soi mắt người thương
Rèm mi khép kín, môi hường hồn nhiên
Tình xa mấy chặng ưu phiền
Lệ sầu rơi xuống bình nguyên mưa nguồn
Lao lung tóc xõa sợi buồn
Tay em mười ngón dài suôn xanh gầy
Tình đầu dù đã xa bay
Còn thơm chăn gối… ngất ngây bồi hồi…
“Chẳng thà không gặp thì thôi…”
Tình xưa duyên cũ thề bồi biển dâu
Em ơi… lỡ hái trái sầu
Thì nay đành chịu Mưa Ngâu quan hà
Trăng về rồi lại trăng qua
Để cho gió cuốn hồn hoa thở dài
Lặng lờ bến đợi chờ ai
Sông khuya chở nỗi u hoài tha hương
Vườn yêu giờ đã nhạt hương
Trăng thề lỗi hẹn buồn vương ánh tà
Mối tình xưa cũ thiết tha
Còn đâu em… mộng dưới hoa yêu kiều…                         

Gần thương… xa cũng thương nhiều
Nhớ mai nồng ấm... nhớ chiều say mê
“Mình về sao được mà về…
Mảnh trăng còn đó… lời thề còn đây…”               

               Nha Trang, tháng 11. 2019
                    LÊ KIM THƯỢNG

 *
“...” Ca dao

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

ĐÀO HOA VÀ MẪU NGƯỜI ĐÀO HOA - Đào Anh Dũng


           


             ĐÀO HOA VÀ MẪU NGƯỜI ĐÀO HOA
                                                                    Đào Anh Dũng

Từ xưa tới nay trong dân gian người ta thường ám chỉ những người có cá tính hào hoa phong nhã hoặc đàn ông đa thê, phụ nữ yêu nhiều v.v... thì đều thuộc loại có số đào hoa. Người ta thường nói với nhau là ông nọ, bà kia số đào hoa, tức là ám chỉ tỉnh tình lẳng lơ, thiếu đứng đắn trong quan hệ nam nữ. Trong quan hệ xã hội vì 1 lý do công việc chung nào đó mà bắt buộc người đàn ông phải tiếp xúc với nhiều người phụ nữ, hoặc người phụ nữa phải tiếp xúc với nhiều đàn ông thì dư luận xã hội cũng gán cho họ là có số đào hồng.

LÊ THIÊN MINH KHOA! - Thơ Châu Thạch


        
            Nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa


LÊ THIÊN MINH KHOA!

Mái tóc bồng bềnh mây xoắn
Quặn nghìn vạn sợi suy tư
Mắt buồn sau đôi kính trắng
Nhìn đời sương khói thật, hư

Trán như khung chiều mặt biển
Nhọn cằm đỉnh núi đầy sương
Tâm hồn lộ ra hiển hiện
Thi tài trên khuôn mặt xương

Người từ trăm năm với rượu
Thơ từ trăng xuống đầy chung
Văn từ ngàn be lóng lánh
Tình thi đẹp đến vô cùng!

Túy lúy men đời men nhạc
Ngã nghiêng lối mộng tìm em
Hồn bay theo đường trăng tỏa
Nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa!

                            Châu Thạch

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

CHÙM THƠ THỦY ĐIỀN


    


GIỌT BUỒN RƠI THEO LÁ

Rơi... rơi từng chiếc lá
Xạc xào chạm vào tai
Trơ con chim ngủ dài
Giấu mỏ quên trời sáng

Những hạt sương lành lạnh
Đọng quanh lớp lông dầy
Trắng xóa một màu mây
Im lìm nằm bất động

Đêm tàn thu gió lộng
Gieo rét cả lòng người
Nỗi nhớ kẻ tha hương
Dâng tràn như sóng biển

Mẹ quê xa triền miên
Em thơ nơi ngàn dặm
Người tình giờ cách ngăn
Giọt buồn rơi theo Lá.

        Thủy Điền
       17-11-2019

VÀI CẢM NHẬN KHI ĐỌC: “GỌI ĐÊM TRỞ GIÓ” CỦA BÙI CỬU TRƯỜNG - Đặng Xuân Xuyến


                
                     Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


VÀI CẢM NHẬN KHI ĐỌC: “GỌI ĐÊM TRỞ GIÓ” CỦA BÙI CỬU TRƯỜNG 
                                                                Đặng Xuân Xuyến

Tôi thích “Gọi đêm trở gió” của nhà thơ, bác sĩ Bùi Cửu Trường vì bài thơ được viết như trải lòng, rất thật mà câu chữ lại sáng, đẹp, thanh thoát. Đọc đi đọc lại, tôi càng thích bài thơ hơn. Và dù đã rất buồn ngủ, tôi cũng cố ngồi viết vài cảm nhận về bài thơ hay, nhưng buồn mà đẹp này.

DÂN TỘC HUNG NÔ TẠI TRUNG QUỐC BÂY GIỜ RA SAO?


    
                                          Người Hung Nô ở Trung Quốc


DÂN TỘC HUNG NÔ TẠI TRUNG QUỐC BÂY GIỜ RA SAO?

Nguồn:
http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/ket-cuc-cua-dan-toc-hung-no-tai-trung-quoc-ra-sao-1026960.html

Về dân tộc Hung Nô tại Trung Quốc lâu nay vẫn có người cho rằng sau khi dân tộc này bị nhà Tây Hán Trung Quốc đánh bại, một bộ phận trở thành “đế quốc Hung Nô” của châu Âu sau này. Thế nhưng gần đây thông qua phân tích DNA mấy chục thi thể người Hung Nô cổ, người ta đã chứng minh bằng khoa học được rằng, người Hung Nô châu Âu và người Hung Nô Trung Quốc không hề có liên quan gì hết!

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (1) - Nguyên Lạc


           
                           Nhà thơ Nguyên Lạc


   VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (1)
                                                                                         Nguyên Lạc

Hãy cùng nhau xét ý nghĩa và cách dùng vài chữ sau đây trong thơ

MIÊN DU

1. Kết hợp MIÊN DU có thể hiểu trên cơ sở lắp ghép nghĩa của các thành tố tạo nên nó: MIÊN và DU
-- DU là "đi, đi xa, đi chơi"
-- MIÊN có nhiều nghĩa:
- MIÊN bộ Mục là "ngủ". Theo kiểu nói bồi trong tiếng Việt MIÊN DU nghĩa là "ngủ đi ". Nếu theo cấu tạo từ tiếng Hán, thì  DU là thành tố chính: "đi"; còn MIÊN là thành tố phụ: "giấc ngủ, trong tư thế ngủ". Nghĩa của cả kết hợp:  Đi vào giấc ngủ, đi trong tư thế ngủ. Nếu nghĩa "đi trong tư thế ngủ " thì mộng du chăng? Tên bệnh trong y học (tiếng Anh: Sleepwalking; còn gọi là ngủ đi rong hoặc chứng Miên hành)
- MIÊN bộ Mịch 綿 là kéo dài, dằng dặc không dứt. Vậy "miên du" là đi đi hoài.
Nên biết, tiếng Hán Việt cùng giống tiếng Anh, tính từ đứng trước danh từ, ngược với tiếng Việt. Thí dụ; White horse (A), Bạch mã (H), ngựa trắng (V)

HUYỀN THOẠI BOLERO: CA SĨ, NHẠC SĨ DUY KHÁNH

Nguồn:
https://nhactrinh.vn/co-ca-si-nhac-si-duy-khanh-huyen-thoai-bolero/?fbclid=IwAR0kOp4TwGfwShMFGdyzD7QiH30HTqko2Bnd2wm9o27c_URncUb2jLTmdVU


   HUYỀN THOẠI BOLERO: CA SĨ, NHẠC SĨ DUY KHÁNH


         
                                     Ca sĩ Duy Khánh


Âm nhạc của Duy Khánh đậm dấu ấn âm hưởng dân ca miền Trung. Ngay từ khi sớm nổi tiếng với những ca khúc của Phạm Duy, ca sĩ Duy Khánh đã định hình cho mình một phong cách âm nhạc dân gian…

Giọng hát Duy Khánh (1936-2003) sớm có sức cạnh tranh một thời với các giọng ca Hùng Cường, Nhật Trường và Chế Linh. Tuy mỗi người một màu sắc khác nhau nhưng Duy Khánh có làn hơi khỏe và ngân dài khó ai địch nổi. Hơn nữa, Duy Khánh lại chuyên hát dòng nhạc quê hương tạo nên “đặc sản” cho riêng mình.

Cả cuộc đời Duy Khánh chỉ hát về quê hương với âm sắc ngọt ngào trong sáng pha chút u buồn nhưng không ủy mị.

ĐÂU KÊNH LÀNG TÔI - Võ Cẩm


        

        ĐÂU KÊNH LÀNG TÔI
                                                                   Võ Văn Cẩm    

Tôi rất vui được xem và nghe phóng sự của Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Trị về “Nét đẹp làng quê” giới thiệu Làng Đâu Kênh của tôi.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2019

NẾU CÓ TẦM NHÌN, CHÚNG TA NÊN ĐỨNG VỀ PHÍA ANH, LẬT ĐỔ NHÀ THANH – Phùng Học Vinh

Nguồn:
https://soha.vn/bai-viet-khien-du-luan-trung-quoc-day-song-neu-co-tam-nhin-chung-ta-nen-dung-ve-phia-anh-lat-do-nha-thanh-20191009142859437.htm


Phùng Học Vinh là tác gia đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông sinh năm 1979 tại Dương Giang, Quảng Đông, tốt nghiệp Học viện Pháp luật, Đại học Ngoại ngữ Quảng Đông, hiện đang sinh sống tại Hồng Kông.
Ông có nhiều tác phẩm khiến dư luận Trung Quốc dậy sóng vì quan điểm phê phán mạnh mẽ những điều chướng tai gai mắt trong xã hội. Bài viết “Vì sao tôi coi thường các nhà sử học Trung Quốc” là một ví dụ.

Bài viết khiến dư luận Trung Quốc dậy sóng:

NẾU CÓ TẦM NHÌN, CHÚNG TA NÊN ĐỨNG VỀ PHÍA ANH, LẬT ĐỔ NHÀ THANH 
                                                                               Phùng Học Vinh

“Các nhà sử học Trung Quốc là một nhóm những người giảo hoạt, họ hiểu được nhân quả của việc cắt gọt các sự kiện lịch sử để phù hợp với thị hiếu của độc giả”, học giả Phùng Học Vinh viết.

Các nhà sử học Trung Quốc là một nhóm những sự nực cười. Hôm nay chúng ta cùng thảo luận xem họ là loại người như thế nào.

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

MƯA HUẾ - Trần Kiêm Đoàn

Nguồn:
http://www.trankiemdoan.net/van/taptruyen/chuyenkhao/ckvh_muahue.htm


MƯA HUẾ

 Hơn hai mươi năm tôi mới được nhìn lại một cơn mưa tầm tã đầu mùa của Sài Gòn.

Mưa Sài Gòn đến và đi hối hả với vẻ tất bật, rộn ràng và tình cờ ghé lại. Hiền như mưa trên phố ! Cứ đi với mưa, sẽ nghe được tiếng mưa vui trong lòng, mưa reo rào rạt bên hè phố, mưa xao xác trên mái ngói, mưa lách tách trên mái tôn. Những sợi mưa chiều Sài Gòn chênh chếch, bạc trắng giữa không gian, xanh mờ qua cây lá và vàng nhạt, long lanh quanh ánh đèn đường.

Ý NGHĨA BÀI ĐỒNG DAO “CHI CHI CHÀNH CHÀNH”

Nguồn:
https://tintuc.vn/tuoi-tho-ai-cung-biet-chi-chi-chanh-chanh-nhung-co-ai-hieu-y-nghia-bai-dong-dao-nay-post1234544

Thuở thơ bé, chắc hẳn đã nhiều người từng chơi trò “Chi chi chành chành” và thuộc lòng bài đồng dao này nhưng lại không nhiều người biết được ý nghĩa thực sự của nó.


        


Ý NGHĨA BÀI ĐỒNG DAO “CHI CHI CHÀNH CHÀNH”

Sở dĩ vì sao ý nghĩa của bài đồng dao này không được nhiều người biết đến là do trong quá trình truyền miệng, “Chi chi chành chành” đã có có sự biến tấu về nội dung khá đa dạng và gần như hoàn toàn khác so với bản gốc.

Phiên bản mà có lẽ nhiều người từng nghe nhất là:

Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vươn bú tí
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

MƯA – Thơ Phan Quỳ


    


MƯA 

Mưa xa từng hạt rớt,
Mưa gần từng hạt rơi,
Mưa che mờ khung cửa,
Mưa xóa dấu em tôi.

Mưa đan từng sợi nhớ,
Mưa dệt từng sợi thương,
Mưa xây thành hồ mộng,
Mưa đầy thành biển mơ.

Mưa giăng đầu ngọn núi,
Mưa rải xuống sông sâu,
Mưa ơi đừng mưa nữa,
Bước ai buồn về mau.

Trong muôn trùng nỗi nhớ,
Mưa trắng xóa khung trời,
Mưa ngàn hạt chơi vơi.

Mưa ơi đừng mưa nữa ,
Mưa ướt áo em tôi.
Mưa bao giờ cho dứt,
Thôi ướt áo em ơi ???

                      Phan Quỳ

NHỮNG BÀI THƠ TỨ TUYỆT CỦA NGUYÊN LẠC


   


1. TRẦM TƯ ĐÊM BÊN SÔNG

Tóc rồi sương điểm theo năm tháng
Sắc cùng tàn phai theo tuổi đời
Ai xui trăng rụng trên dòng lắng
Một kiếp người thôi thế nhân ơi!


2. NGÀY CŨ

Biết tìm đâu quê hương ngày cũ
Thời đã qua con nước xa nguồn
Khóc sương điểm tóc đời cô lữ
Nỗi tàn phai lạnh buốt hư không!


3. HƯ KHÔNG

Trăm năm dâu bể điêu tàn
Ngàn năm mây trắng trên ngàn vẫn bay
Chuông chiều tám sải gọi ai?
Giật mình lữ thứ thở dài hư không!


4. ĐÊM ĐỢI CHỜ

Chong đêm đầy mắt đợi người
Đôi tay ta dụi kẻo rồi mờ sương
Thấy chi? Tích tắc đêm trường
Quỳnh hương nở đóa còn vương đến giờ!

                                              Nguyên Lạc

TẢN MẠN 5 KHÚC THƠ GỬI GÃ KHỜ - Thơ Nguyễn Khôi


        
                Nhà thơ Nguyễn Khôi 


TẢN MẠN 5 KHÚC THƠ GỬI GÃ KHỜ
(Cảm đọc Đặng Xuân Xuyến)
                 
*1- Sao em không mọc "chân dài" nhỉ
Quặp lấy "đại gia" tỷ phú "chơi"?

*2- Trong mơ quờ thấy "em yêu dấu"
Tỉnh giấc: em đang ở Mỹ rồi!

*3- Đọc "gã khờ" soi mọi góc đời
vào thời "mạt pháp" thế cả thôi
Xưa nay không hiếm hoi "nghịch lý":
-Tin mẹ: mẹ đem con bỏ chợ
-Tin cha: cha bán khách làng chơi...

Chao ôi,
Thời buổi "tiền trên hết"
"tình nghĩa" xem ra cạn kiệt rồi
Thôi thôi còn chút "thiên lương" hẻo
Về góc sông quê câu Trăng trôi...

*4- Ai về xứ Nhãn/ Hà thành nhỉ
Còn sót thời nay một "gã khờ"
Gà trống nuôi con "cày" trang Web
Ngồi xem phong thủy/ thả trời Thơ...

Chao ôi,
sao lạ kỳ như thế?
Hưng Yên sinh thêm "gã dị nhân":
Một thân "đi bụi", xe tàng rách
Thả thơ câu gái... khối "ai" cần...     
                                                    
Chao ôi,
thời thế ra như thế
"Sóng ở đáy sông" bất lực... đành
Không là Quan chức/ không tham nhũng
thì cứ "vô vi" giữ cái "nhân".

*5- Đọc "gã khờ" xong... nước mắt ràn
Đời còn tình nghĩa chốn Dân Gian
để ta muốn sống, yêu cuộc sống
Dòng chảy "bình dân" vạn đại còn.

Hà Nội, ngày 12.01.2017
NGUYỄN KHÔI
Địa chỉ: P12A05 nhà 17T, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội
Email: khoidinhbang@gmail.com
Điện thoại: 097.955.62.05 

SUY NGHĨ VỀ BÀI THƠ HAY “ĐỪNG VÔ CẢM” CỦA THÁI BÌNH DƯƠNG – Bùi Cao Thế


       
                         Nhà thơ Ái Nhân


SUY NGHĨ VỀ BÀI THƠ HAY “ĐỪNG VÔ CẢM” CỦA THÁI BÌNH DƯƠNG
                                                                                      Bùi Cao Thế

“Sống trên đời giữ cho mình lương thiện đã là quá dũng cảm!” (lời một nhà lãnh đạo Thụy Điển), nhưng chỉ lương thiện thôi mà bàng quan trước sự đời thì chưa hẳn là người dũng cảm!
Trước cuộc sống mà những “người lớn thật đáng thương!” (Trần Nhuận Minh) không dám nói những điều mình nghĩ, không cả dám bênh vực lẽ phải, luôn “dĩ hòa vi quí”…thì thật buồn!
Mà có nói lên sự thật rồi bị số phận vùi dập như thày giáo ở Hà Tây kia (…) thì thật là đắng cay cho sự thật!
Đọc bài thơ của bạn Biển Xưa lòng tôi chợt thoáng ngượng ngùng, ngượng cho mình, ngượng cho thơ…ngượng cho những “người lớn” trong xã hội người chặt chội “thị phi” này!