Vì bài hát “Đi
chơi chùa Hương” mà Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức dám mượn danh Giáo sư Trần
Văn Khê để qua mắt Hội đồng nghệ thuật của Nhà hát vào thập niên 80.
Bản gốc bài hát "Đi chơi chùa Hương" ký tên tác giả Trần Văn Khê. Ảnh chụp lại từ báo Văn nghệ
Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, “Đi chơi chùa Hương” là một ca khúc có đời sống rất rộn ràng nhưng
lai lịch lại cực kỳ bí ẩn. Từng có một thời, nhiều người đi tìm tác giả đã phổ
nhạc lời thơ của Nguyễn Nhược Pháp thành bài hát nổi tiếng nhưng đều không thể
tìm ra nổi. Và sự thật cuối cùng đã khiến mọi người… "ngã ngửa".
Ca
khúc nổi tiếng nhưng không thể tìm ra bản nhạc gốc
Trước hết, bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp có tên
"Chùa Hương" với 34 khổ, theo thể ngũ ngôn trường thiên (mỗi câu 5 chữ,
4 câu/khổ). Theo nhà văn Nguyễn Giang, thời điểm ấy, Nguyễn Nhược Pháp "thầm yêu trộm nhớ" một tiểu
thư khuê các, lúc ấy được coi là "mỹ
nhân đất Hà Thành" (Hoa hậu Đỗ Thị Bính, ở số nhà 67 Nguyễn Thái Học,
Hà Nội) nên đã sáng tác bài thơ này để tặng "nàng thơ". Hôm nào, Nguyễn
Nhược Pháp cũng lặng lẽ đi qua số nhà 67 Nguyễn Thái Học để mong được gặp người
trong mộng. Tiếc rằng, số phận nghiệt ngã đã khiến ông sớm qua đời khi còn rất
trẻ, tài năng đang ở độ chín nên đến khi mất ông vẫn chưa được gặp tiểu thư Đỗ
Thị Bính dù chỉ một lần.
Chia sẻ với Dân Việt, Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng cho biết,
năm 1991, khi được giao thực hiện chuyên san Lễ hội chùa Hương cho tuần báo Văn nghệ, ông rất cần bản nhạc gốc
bài "Đi chơi chùa Hương" của
tác giả Trần Văn Khê phổ thơ Nguyễn Nhược Pháp để tiện so sánh với bài hát hiện
hành. Nhận nhiệm vụ này, ông gõ cửa Hội Nhạc sĩ Việt Nam để xin bản nhạc đó.
Tuy nhiên, tất cả các nhạc sĩ có trách nhiệm đều lắc đầu "không có".
"Tôi
vẫn nhớ, nhạc sĩ Hoàng Vân khẽ nhún vai tròn xoe mắt: "Tôi chưa được nhìn
bản nhạc ấy bao giờ mặc dù tôi nghe bài hát ấy rất nhiều".
Một người bạn thương tôi vất vả, chỉ về phía gác hai của Hội Nhạc sĩ mà rằng: "Hãy tìm ca sĩ Quốc Đông, thế nào cũng
có, mà nếu không có thì nghe băng ký âm lại". Trời ơi! Một ca khúc để
in trang bìa báo Văn nghệ mà lại ký âm, rất có nguy cơ bị tác giả kiện.
Tôi lại lóc cóc tìm ca sĩ Quốc Đông và nhận được câu
trả lời phũ phàng như sau: "Không
bao giờ có. Lý do vì các ca sĩ đều truyền miệng cho nhau để biểu diễn. Ông đến
nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Oánh may ra thì có".
Một ca khúc đang được bà con ưa thích, nghe rất mùi mẫn,
đã được vô tuyến truyền hình và Đài Tiếng nói Việt Nam dàn dựng công phu phát
cho hàng triệu khán thính giả xem, nghe mà; một tiết mục mà bất cứ một ban nhạc
nào nếu muốn ăn khách đều phải có trong chương trình biểu diễn thế mà không hề
có bản nhạc. Chuyện lạ mà có thật!
Thế là tôi quyết tâm tìm đến nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Oánh.
Sau khi nghe tôi trình bày ý đồ của bản báo, ông hứa sẽ giúp tôi sau 24 tiếng đồng
hồ nếu ông tìm thấy trong "kho" âm nhạc của ông… Và nếu thấy, ông sẽ
phát biểu một số ý kiến của mình để minh chứng là ca khúc ấy không còn giống
như bài hát bây giờ, mặc dù tên tác giả vẫn là… Trần Văn Khê.
Đúng hẹn, tôi gõ cửa, ông Oánh reo lên báo tin mừng là
đã tìm thấy. Trước mắt tôi là bản phổ thơ Nguyễn Nhược Pháp của nhạc sĩ Trần
Văn Khê. Phía dưới cuối bản nhạc có dòng chữ: "Bản đi chơi chùa Hương do Nhà Xuất bản Tinh Hoa ấn hành lần thứ
hai. Ngoài những bản thường, còn in bản nhạc đặc biệt đánh dấu từ I đến XX TH.
I đến X đều có chữ ký của tác giả và đóng triện son TH để tặng".
Hóa ra nguyên bản ca khúc "Đi chơi chùa Hương" là có thật. Nhưng so với bài hát
đang thịnh hành hôm nay thì đã "tam
sao thất bản". Bài hát ra đời gần nửa thế kỷ, khi ấy Giáo sư - Tiến sĩ
Trần Văn Khê còn là một cậu sinh viên, một tác giả không chuyên, ta có thể
thông cảm bởi kỹ thuật còn vụng về khi phổ nhạc bài thơ dài của Nguyễn Nhược
Pháp.
Về nhạc điệu, cả phần đầu và phần thân bài được viết
trên điệu tính Fa trưởng. Sau đó chuyển sang điệu tính thứ (Rê thứ) và kết bằng
hai câu sa mạc. Bản nguyên thuộc điệu trưởng với tiết tấu ¾. Trong khi đó các
ca sĩ đang hát hiện nay là thuộc điệu thứ với tiết tấu Rumba Boléro (thường viết
ở nhịp 4/4).
Chính nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Oánh đã bị bất ngờ trên sàn
diễn khi ông đệm cho một ca sĩ hát bài này. Ông băn khoăn và đi tìm tác giả mới
của bài hát này và được biết đó là ca sĩ Trung Đức.
Ông hỏi vì sao tác phẩm không mang tên anh mà lại lấy
tên là Trần Văn Khê, Trung Đức trả lời:
"Vì muốn cho tác phẩm có chỗ đứng trong quần chúng nên bước đầu tôi làm
như vậy. Còn khi được phổ biến rồi, tôi mới nghĩ đến bản quyền tác giả".
Tiến
sĩ Mỹ học Thế Hùng thời trẻ. Ảnh: NVCC
Nghệ
sĩ Nhân dân Trung Đức thời còn ở đỉnh cao. Ảnh: TL
Nghệ
sĩ Nhân dân Trung Đức từng rất nhiều lần thể hiện ca khúc "Đi chơi chùa
Hương". Ảnh: TL
https://danviet.vn/nghe-si-nhan-dan-trung-duc-tung-mao-danh-giao-su-tran-van-khe-de-qua-mat-hoi-dong-nghe-thuat-20240919102859554.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét