BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

MỘT SỐ THƠ NHẠC THỦ BÚT CỦA THI SĨ PHẠM VĂN BÌNH - Hoàng Gia Độ

Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc về  một số thơ, nhạc qua thủ bút của nhà thơ Phạm Văn Bình (đồng tác giả với nhạc sĩ Phạm Duy của các bản nhạc CHUYỆN TÌNH BUỒN, MƯỜI HAI THÁNG ANH ĐI). Anh Hoàng Gia Độ vừa gửi email đến chúng tôi:

Anh Đoàn Phú thân,
Đây là những bài thơ chính anh Phạm Văn Bình lúc trước đã tự viết tay tặng tôi làm kỷ niệm. Sắp đến giỗ đầu của Phạm Văn Bình, tôi gởi anh để có thêm chút tài liệu giới thiệu cho đồng hương, đồng môn biết qua trang web của anh.
                                                                             Chúc anh an lành.
                                                                               Hoàng Gia Độ


     

     


     

     

     

     

     

     

     

              
                      Tang lễ nhà thơ Phạm Văn Bình tại CA - USA

MỘT MÌNH - Thơ Tịnh Đàm


       
                          Nhà thơ Tịnh Đàm


MỘT MÌNH
(Viết theo tâm sự bác G.T. Điệp)

Đêm sương lạnh, chỉ mình anh
Co ro chiếc bóng phong phanh thuở nào !
Bước đi còn vọng âm hao,
Lòng như đã cũ... Tím màu thời gian !

Đời qua, trong những ngỡ ngàng
Tìm đâu thấy mối sầu mang theo người !
Tình riêng, rồi cũng ngậm ngùi
Thôi ! Anh ở lại bến đời quạnh hiu !
Tháng năm, mộng vẫn chắt chiu
Tóc xan, giờ đã ra chiều phôi pha !
Tâm giao mấy kẻ mặn mà,
Sẻ chia cùng nỗi xót xa phận người ?!

Trăm năm... Đâu chỉ khóc, cười
Với bao mộng hão đầy vơi giữa đời !
Thà như... Một thoáng mây trôi
Nhớ, quên... trả hết cho người trần gian !

                                          TỊNH ĐÀM
                                           (TP. HCM)

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

THĂM NGÔI NHÀ CỦA CỤ TAM NGUYÊN YÊN ĐỔ NGUYỄN KHUYẾN - Quang Lê

Năm tháng trôi qua, nơi ra đời 3 bài thơ THU bất hủ vẫn giữ được vẻ đẹp hương đồng cỏ nội của vùng đồng quê chiêm trũng.



              THĂM NGÔI NHÀ CỦA CỤ 
              TAM NGUYÊN YÊN ĐỔ NGUYỄN KHUYẾN

Trải qua nhiều năm, ngôi nhà của Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến (đỗ Tam Nguyên năm 1864 – 1865) một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc, vẫn giữ được nét đặc trưng của vùng đồng quê chiêm trũng. Nhà của cụ Nguyễn Khuyến ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam nay đã trở thành Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

       

TRĂNG KHUYẾT - Thơ Nguyên Lạc


   


TRĂNG KHUYẾT

Trăng khuya khuyết chỗ ai nằm
Nên không soi sáng trăm năm tình người!
Với tay kéo đám mây trời
Che chi cho khuyết tình tôi muộn phiền?!

Ru tôi một bóng cô miên
Hình như tiếng lá trở mình sương khuya!
Dáng ai áo mỏng quỳnh mơ
Phù vân nghiêng bóng tôi chờ kiếp nao?!

Mong manh khuyết ánh trăng nào
Làm sao lấp được nỗi đau tình này?!?

                                   Nguyên Lạc

“CÒN YÊU”, THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Bùi Đồng


          
                        Tác giả Bùi Đồng


          CÒN YÊU” - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN
                                                                          Bùi Đồng

Lâu lắm rồi mới vui vì tác giả cũng yêu... khùng như mình.
Ừ, còn yêu đấy, đã sao
Một cách nói tỉnh khô, bất chấp, mặc kệ ở cái tuổi trẻ chưa qua, già chưa tới.
Tình yêu nó là thế, nó luôn dẫn dắt người ta thêm liều lĩnh, phớt lờ hoàn cảnh ra sao.
Mình cứ thấy gã yêu đó, tay đút túi quần, miệng huýt sáo, vẻ bất cần đời để buông câu:

Khó khăn chi một tiếng chào, để quên!

Nói thì vậy nhưng tình lại khác, tác giả tình ranh lắm, cái mùi thính sặc lên vẻ ngạo mạn để che nỗi đau khắc khoải bên trong.
“Chín Hè” rồi lại đến “Chín Đông”, nỗi đau chín mõm được gạn chắt đến giọt cuối cùng của nỗi nhớ mà nhớ không tên mới làm con người không thể hoá giải. Tâm trạng ấy trộn lẫn với tiếng mưa đêm ngõ quê vắng vẻ.

Ráng chiều đỏ quạch triền đê
Người đi người dụi câu thề vào mây

Thỉnh thoảng tác giả hay có những câu thơ vượt trội mà hình ảnh này không bịa ra nổi.
Ai đã từng nhớ, từng yêu từng đi trong cái mầu đỏ của ráng chiều mới cảm được nỗi buồn đến tê tái, nhất lại là người mới yêu lại.
Đến đây tác giả lộ nguyên hình sự đa cảm, nặng tình. Nhưng với người kia thì tình chưa đủ sức nóng để hạ lòng, tình như một chiếc đóm mong manh, chỉ cần dụi cái là tắt ngấm, mà dụi vào mây phù vân bay mất.
Bài thơ chỉ có vài khổ nhưng chứa đựng, ngầm nói rất nhiều ẩn ngữ. Thú vị thật.
Nguy hiểm! Đặng Xuân Xuyến thật nguy hiểm.

*.
Nam Định, 02 tháng 06.2019
BÙI ĐỒNG
Địa chỉ: 3/176 Phan Đình Phùng, t/p Nam Định.
Email: hatbuinhangian.db@gmail.co
Điện thoại: 0902191804

ƯƠM TÌNH - Thơ Lê Kim Thượng


       
           Nhà thơ Lê Kim Thượng


ƯƠM TÌNH

Ta về… trải nắng, ươm tìn
Gieo mầm hạt nhớ… mơ hình bóng xưa…
                    
Sông quê rợp mát bóng dừa
Em đi xa vắng, bến xưa nhuộm sầu
Chiều xưa nắng tắt trên cầu
Bằng Lăng nhuộm tím tình đầu vấn vương
Chiều xưa Hoa Sữa nhả hươn
Áo em thơm ngát, người thương diễm kiều
Em đi, bỏ lại quê chiều
Bờ tre, ruộng lúa... cánh diều, cò bay
Gió đồng man mác hương say
Ao xưa, Sen nở nhớ ngày vui chơi…                        

Khuya về nhẹ tiếng lá rơ
Bờ sông sóng vổ, thay lời nói yêu
Gió đưa cành Trúc xiêu xiêu
Che vành trăng tỏ, cho nhiều lả lơi
Thềm xưa, gió lạnh, hoa rơi
Đồng xa tiếng Cuốc buông lơi, hững hờ
Em đi, thề hẹn mong chờ
“Chiêm bao thấy bậu… dậy sờ chiếu không…”
                                 
Mai kia em có lấy chồng
Nhớ dành ta… chút rượu hồng giao bôi
Nhớ dành ta… một chỗ ngồi
Theo con thuyền cưới bồi hồi sang sông...
Đưa nhau, đổ chén rượu hồng
Mai sau, em có theo chồng đất xa
Qua đò, gõ nhịp chèo ca
Nước xuôi, làm rượu quan hà chuốc say...                        

                   Nha Trang, tháng 06. 2019
                         LÊ KIM THƯỢNG

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

EM VÀ TÔI - Thơ Trần Mai Ngân


   
                            Nhà thơ Trần Mai Ngân


EM VÀ TÔI

Em chẳng về và tôi chẳng đi
Ở đây con sóng vỗ lưng chừng
Lời chia tay sao còn lấp lửng
Mà đã xa rồi... xa từ khi

Em chẳng về tôi cũng chẳng đi
Ngàn mây lơ lửng nói điều gì
Đã xa từ khi còn ở cạnh
Những mắt môi cười câu biệt ly

Em đã về rồi tôi phải đi
Hôm qua chum rượu thốt phân kỳ
Đôi tay thừa thải như ai trói
Những ngón nằm im thôi xa thôi

Em và tôi rồi phải về nhà
Con đường ngược lối xa hun hút
Mà lòng ở lại chẳng chịu đi
Em chẳng về và tôi chẳng đi...

             TRẦN MAI NGÂN
                    14-6-2019

BẢN NHẠC “BẰNG LÒNG” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN – Đoàn Vị Thượng

Hồi đó, trước năm 1975 mấy đứa học sinh trường Quốc Học - Huế chúng tôi cứ tan học là đi theo mấy o nữ sinh Đồng Khánh hát bản nhạc BẰNG LÒNG của Trịnh Công Sơn để làm quen:
"Chân có bằng lòng cho chân theo với. Tóc có bằng lòng xe một sợi thôi. Mắt có bằng lòng trông nghiêng chờ đợi. Tim có bằng lòng giữ hộ tình tôi. Là la la la la là là. Tay có bằng lòng cho tay nắm với. Vai có bằng lòng cho quàng nhẹ ngang. Tim có bằng lòng cho tim gần lại. Môi có bằng lòng cho một nụ hôn...".
Có một thời gian khi trao đổi email với thầy Cao Hữu Điền, thầy Trần Kiêm Đoàn và một số anh văn nghệ sĩ khác (nhận chung cùng nhiều người), thì anh Hoàng Thi Thao (cháu ruột, đồng thời là con nuôi của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ) đã cho biết hoàn cảnh sáng tác và lời bản nhạc BẰNG LÒNG. Nhưng Yahoo mail  của tôi bị hack, nên rồi cũng quên theo thời gian
Tình cờ lướt web đọc bài viết này của nhà thơ Đoàn Vị Thượng, nên hôm nay post bài viết của anh đăng trên phunuonline.com.vn như là lại ôn kỷ niệm cũ
                                                                                               La Thụy




BẢN NHẠC “BẰNG LÒNG” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN 
                                                                              Đoàn Vị Thượng

Những năm 1970 - 1975, tôi cùng bạn bè có nhiều dịp hát nhạc Trịnh Công Sơn, trong đó có một ca khúc mà nay không mấy người nhớ hoặc biết đến. Tôi ngờ rằng, bài hát đó ông viết cho những dịp sinh hoạt tập thể. Xin nói luôn, đó là bài BẰNG LÒNG với những lời ca dễ thương: “Chân có bằng lòng cho chân theo với. Tóc có bằng lòng xe một sợi thôi. Mắt có bằng lòng trông nghiêng chờ đợi. Tim có bằng lòng giữ hộ tình tôi. Là la la la la là là. Tay có bằng lòng cho tay nắm với. Vai có bằng lòng cho quàng nhẹ ngang. Tim có bằng lòng cho tim gần lại. Môi có bằng lòng cho một nụ hôn...”.
Bài hát có hai đoạn, xen giữa là những “hư từ” là la la... như một cách giúp nhóm người dễ hòa nhập với nhau, cùng vỗ tay khi hát. Những câu nhịp bốn dễ hát “Chân có bằng lòng/cho chân theo với..”. đã mau chóng lôi cuốn chúng tôi trong sinh hoạt và cả cái khoảnh khắc... “tỏ tình” với ai đó.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019

TÌNH XƯA, TỰ VẤN... - Thơ Tịnh Đàm


        
                           Nhà thơ Tịnh Đàm


TÌNH XƯA

Đời người ước muốn bao phen,
Cũng thành sương khói bên rèm cửa giăng.
Cũng sầu như gió cùng trăng,
Mải mê chìm đắm mộng... rằng về đâu ?!

Nhớ nhau từ thuở ban đầu,
Vòng tay vẫn đợi... sợ nhàu áo quen .
Những hò hẹn cũ chưa quên
Bể đời mấy chặng người chen theo người !

Chiều hôm, chiếc bóng bên trời
Buồn đưa con nước đầy vơi bến nào ?!?
Thôi đành trả lại trăng sao
Tình xưa, xin gửi câu chào biệt nhau !

CÔ GIÁO TÔI : NGUYỄN THỊ MỸ ANH - Phan Dương Thy


     
       Cô giáo Mỹ Anh và học sinh cũ  Phan Dương Thy


CÔ GIÁO TÔI - NGUYỄN THỊ MỸ ANH

Ấn tượng của tôi về cô là nụ cười hiền và chất giọng Quảng Ngãi dịu nhẹ. Chẳng ai biết cô là gái Huế chính tông... Tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn Năm 1971, cô ra trường và được phân công về dạy tại trường Trần Quốc Tuấn... Sau năm 1975, cô theo gia đình vào Bình Tuy và dạy tại trường THPT Hàm Tân. Năm 1980, cô chuyển ra dạy học tại Phan Thiết. Năm 1990 cô vào Sài Gòn làm trợ lý cho một công ty nước ngoài. Năm 2017 cô về hưu và lên núi rừng Suối Tiên lánh xa cõi tạm, tu thiền. Con gái tuổi Canh Dần, sang số, lận đận đường tình, gian nan phận người, đa mang, chỉ phát triển sở học, không vượng đường quan.(Coi giùm cô một quẻ)

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

CHUYỆN CU TỐ LÀNG TÔI - Truyện ngắn Đặng Xuân Xuyến


           
                         Tác giả Đặng Xuân Xuyến


              CHUYỆN CU TỐ LÀNG TÔI
                                         Đặng Xuân Xuyến

Cu Tố vừa đi vừa khóc, một tay kéo quần, một tay lau nước mắt. Thật tội cho thằng bé, mới tý tuổi đầu mà phải hứng chịu quá nhiều đau khổ. Bằng tuổi nó, con nhà khác thì được học hành đến nơi đến chốn, còn nó, đang học dở cấp 2 phải bỏ học vì hoàn cảnh gia đình. Mẹ nó bỏ làng ra đi dễ đến sáu, bảy năm rồi, còn bố nó là kẻ nát rượu nhất vùng, mỗi khi quá chén lại thượng cẳng tay hạ cẳng chân, trút lên đầu nó tất cả sự hận thù về mẹ nó. Nghe đâu, mẹ nó sau một cuộc mây mưa tình ái với gã hàng xóm, nó được hình thành từ bận ấy. Không phải lão Phục - bố nó - có vấn đề về chuyện chăn gối, mà cái chính để mẹ nó ngoại tình đẻ ra nó là do hoàn cảnh …. Vâng, thì hẳn là do hoàn cảnh, chứ mẹ nó vốn là người nổi tiếng hiền thục nhất làng, đâu muốn lão Phục phải nuôi con người khác. Ngay cả thằng cu Đấu, lão Phục cũng thừa biết là con của lão Q, nhưng vẫn quyết cưới, vẫn hì hì cười: “Cá vào ao ta, ta được”, chứ đâu phải mẹ cu Tố chủ tâm lừa dối. Người làng Trúc Xuân vốn rộng lượng, nhất là trong hoàn cảnh gia đình cu Tố, nên nhiều người có vẻ bênh mẹ cu Tố ra mặt, tất tật mọi chuyện đều đổ lỗi cho hoàn cảnh nó trớ trêu, nó oan nghiệt, không chịu chiều theo ý người …. Vì thế, thượng vàng hạ cám, người làng Trúc Xuân đổ tuột lên đầu lão Phục! Thật tội cho lão, nghe mọi người bóng gió, mỉa mai, lão chỉ biết gượng cười. Lão không thích phân trần, vì đấy không phải bản tính của lão, hơn nữa, nếu có nói, cũng không ai chịu nghe, càng không ai chịu tin. Xưa tới nay, ở cái làng Trúc Xuân này, có ai coi lão ra cái thá gì? Trước mặt thì cười cười nói nói, ra vẻ thân tình, thương mến lắm, nhưng vừa đi khỏi dăm ba bước là những cái bĩu môi, những lời châm chọc chạy theo lưng lão.

NGHỀ THẦY XƯA VÀ NAY - Hồ Ngọc Thanh


            
                     Thầy Hồ Ngọc Thanh


NGHỀ THẦY XƯA VÀ NAY

Sự nghiệp giáo dục nước Việt Nam ta bắt đầu hình thành và phát triển từ thời nhà Lý, khi việc học được coi trọng, được đặt làm nền tảng cho việc tuyển chọn nhân tài để kinh – bang – tế - thế. Triều đình đã cho lập Quốc tử giám để đào tạo, mở khoa thi tam trường để chọn người chăm lo việc nước, việc dân. Nối tiếp nhà Lý, các đời vua Trần, Lê, Nguyễn đã lập Văn Miếu, Văn Thánh,... ở kinh đô của các triều đại như Hà Nội, Huế để dựng bia đá khắc tên nhằm tôn vinh hiền tài, khuyến khích việc học và lưu danh hậu thế.

ĐỘC THOẠI - Thơ Phan Quỳ


       
                   Tác giả Phan Quỳ


ĐỘC THOẠI

Vì ta đợi mong
Nên người không đến.
Vì lá úa màu.
Nên xuân chẳng tươi.
Vô niệm vô cầu.
Thì duyên về đâu
Bao giờ sẽ khởi
Lúc nào tan mau???
....
Vô thủy vô chung
Ta, người thơ thẩn
Giữa cõi nhân gian
Mơ chốn địa đàng
Về trong cơn mộng
Kiếp nào vạn trước
Kiếp nào muôn sau
Bao giờ có nhau
Mái lầu phong nguyệt
Hoa bướm nghiêng chao???

                       Phan Quỳ


HOA GIÓ - Thơ Lê Hứa Huyền Trân


       


HOA GIÓ

Chưa bao giờ con sóng kia thôi ngừng vỗ
Chưa bao giờ có nỗi buồn nào thăm thẳm đáy lòng nhau
Tình cợt đùa hoa gió
Tóc bay rối từng sợi nắng mong manh
Biển mù cát chạy…

Em nép mình bên ly cà-phê rớt giọt lặng lẽ
Bên ly cà-phê gõ tiếng lanh canh ấy
Đã một thời từng có người ngồi ngắm long lanh
Hai đứa bên nhau trốn học đội mưa chung
Nhà cách nhau chỉ có hàng dương reo lời của gió
Tình mươn mướt lên xanh bên rừng chắn cát

Rồi một mai khi ngày tháng vui đùa đã mất
Hàng dương trơ gốc thẩn thờ
Trái tim tan hoang lỗi nhịp
Lời tỏ tình vỡ đắng giọt cà-phê
Chấm hết những năm tháng trong lành
Chấm hết luôn bài tình ca đang dang dở của con sóng an nhiên
Chấm hết những gì đã thành những ký ức dịu dàng
Chỉ có mình hoa gió
Chưa bao giờ thôi bay...

                                                             Lê Hứa Huyền Trân

THẦM LẶNG - Lê Nguyên Tuấn

Bài viết này như những lời tâm sự của tôi dành cho người mẹ thân yêu của mình, không trau chuốt văn chương vì tôi không có năng khiếu đó. Tôi chỉ biết viết bằng con tim của một người con yêu thương mẹ.
Hôm nay khi cơn bệnh alzheimer quái ác đang làm cho mẹ mất đi nhiều trí nhớ, tôi chỉ ước mong khi nghe hay đọc bài nầy mẹ sẽ cảm nhận được một phần trong những gì tôi ấp ủ là tôi thật sự hạnh phúc lắm rồi.
                                                                                 Lê Nguyên Tuấn




THẦM LẶNG

Người ta hay cảm tác thơ chứ ít ai cảm tác đoạn văn hay là bút ký, nay tôi lại làm chuyện lạ lùng đó .Chung quy là tôi đang “feeling”, đang cảm nhận rất sâu lắng từ bài viết của người con gái nhà văn Doãn Quốc Sĩ viết về mẹ mình.
Thật là một sự khập khiễng khi so sánh với sự nghiệp của nhà văn Doãn Quốc Sĩ, nhưng ba mẹ tôi vẫn có những sáng ngời trong nhân cách sống và dấn thân với xã hội.
Tôi viết bài này để dâng tặng người mẹ yêu thương của tôi, đồng thời thể hiện sự đồng cảm với con gái của nhà văn Doãn Quốc Sĩ khi cả hai bà đang lâm vào căn bệnh alzheimer quái ác. Hôm nay, tôi viết với tất cả thổn thức, đau nhói trong trái tim và cay xè trên đôi mắt. Nước mắt chỉ chực trào ra khi những kỷ niệm của hàng chục năm về trước chợt tràn về.


Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

KHI MẸ VỀ VỚI BA... - Thơ Trần Mai Ngân


   


KHI MẸ VỀ VỚI BA...

Khi mẹ về với ba
Nhà mình thênh thang lạ
Cái góc võng mẹ nằm
Tiếng đưa không còn nữa...

Khi mẹ về với ba
Vừa qua ngày Đoan Ngọ
Nơi đâu cũng đầy hoa
Cứ như hoa ngày cưới

Con tưởng tượng nụ cười
Mẹ và ba tái hợp
Thiên đường giờ chỉ một
Miên man một góc trời

Khép lại trang cuộc đời
Mẹ về cùng với ba
Riêng con buồn ở lại
Thương nhớ mãi không phai...

Khi mẹ về với ba
Nhà mình sao vắng lạ
Mênh mông biết dường nào
Khi mẹ về với ba....

         Trần Mai Ngân
    Tết Đoan Ngọ 2019 - Giỗ Mẹ

“GIÓ NAM NON…” - Hoàng Long Hải


               
                          Tác giả Hoàng Long Hải


“GIÓ NAM NON…”

“Gió Nam non thổi lòn hang cóc…”

Tôi yêu Quảng Trị của tôi vì tôi sinh ra và lớn lên ở nơi ấy, dù ở đó cảnh sắc có đẹp hay không.
Dù không đẹp, nhưng vì nó là nơi tôi chôn nhau cắt rốn, nơi tôi lớn lên cùng với gia đình, cha mẹ, anh chị, bà con xóm làng, học hành vui chơi cùng bạn bè, thì không đẹp, quê hương tôi cũng cứ đẹp vô ngần. Tôi yêu quê hương tôi là tôi yêu cảnh sắc nơi ấy, tôi yêu người dân ở nơi ấy, không cần biết ai giàu ai nghèo, ai bần cùng, ai sang trọng. “Chốn quê hương đẹp hơn cả”, sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư nói vậy đấy!
Người dân quê tôi càng nghèo, tôi càng thấy yêu họ hơn, mà Quảng Trị tôi thì nghèo nhất trong các tỉnh nghèo của miền Trung. Miền Trung nghèo vì miền Trung chỉ là cái đòn gánh, oằn lên vai chị, vai mẹ, như câu tục ngữ “đòn gánh đằn vai”. Hai đầu Nam Bắc mới giàu, hai đầu là hai thúng gạo: “Gạo Nam, gạo Bắc, ấy đòn miền Trung”. Phạm Duy viết như thế.
Miền Trung nghèo vì “đất cày lên sỏi đá”. “Quê hương anh, nước mặn đồng chua, quê hương tôi đất cày lên sỏi đá”. Đất ấy chỉ có thể trồng khoai sắn. Dọc miền Trung, tỉnh nào cũng nhiều khoai sắn, ăn khoai sắn thay cơm. “Bên nồi khoai mới luộc, ngát thơm vườn ngâu thưa...” Phan Lạc Tuyên viết như thế khi theo Quân Đội Quốc Gia “tiếp thu” Bình Định năm 1954.

TÌNH DÂNG - Đức Hạnh & Thi Hữu


    


TÌNH DÂNG
‘Thủ nhất thanh,Thủ vĩ ngâm’

Tình dâng biển nhớ trỗi đêm ngày
Tình trổ hoa hồng ước vọng bay
Tình nghĩa chân thành không biến đổi
Tình yêu giả dối sẽ phơi bày
Tình non sáng tỏ ngời sông mộng
Tình nước công bình đẹp cảnh mai
Tình nở tâm hồn luôn hạnh phúc
Tình dâng đất Mẹ trỗi đêm ngày.

Đức Hạnh
11 06 2019


CÁC BÀI HỌA:


VẪN MONG NHƯ VẬY
“Tnt Tvn”

Tình ngự trong ta chiếm cả ngày
Tình nhòa phố thị thoáng rồi bay
Tình sông chẳng cạn đâu dời đổi
Tình biển không lung dẫu hóa bày
Tình đến trời nam tầm bến mộng
Tình vào đất mẹ thỏa nhành mai
Tình luôn thúc đẩy người nhân thế
Tình của non sông đẹp mọi ngày.

 Lan Tím
11 06 2019

XIN MÃI CÒN NHAU, - Thơ Hồng Thúy, nhạc Nguyễn Tuấn, ca sĩ Ngọc Mỹ, video clip Hùng Đặng


  
  

XIN MÃI CÒN  NHAU

Chiều lặng bước chân biệt ly.
Dạ sầu héo hon người đi
Nghe bao gió mưa tơi bời
Nghẹn ngào sương khói trắng chơi vơi…

Nhạt nhòa tháng trôi, ngày qua
Một thời dấu yêu vội tan
Dư âm tiếng khuya muộn màng
Chạnh lòng ai giữa đêm dài sâu

Kỷ niệm gợi mãi hoa nắng giấc mơ hồng
Dịu dàng ngọt thắm hương sắc mắt môi người
Tình yêu ngỡ xuân nồng
Nào đâu ta biết trước phong ba.

Ngoài trời lạnh giá, đông đến xám mây ngàn
Từng lời hạnh phúc theo cánh tuyết bay tàn
Người sao nỡ vô tình…
Ngậm ngùi riêng nỗi đau mình ta.

Đợi chờ, nhớ thương, người hay?
Cuôc tình mãi xa tầm tay.
Trong tim khát khao sum vầy
Vườn tình xanh lối ta còn nhau.

                              Hồng Thúy


     

Thơ: Hồng Thúy
Nhạc Nguyễn Tuấn
Ca sĩ: Ngọc Mỹ
Hòa âm: Đỗ Hải
PPS: Hùng Đặng

CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ - Truyện ngắn Đặng Xuân Xuyến


         
                           Tác giả Đặng Xuân Xuyến


            CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ 
                               Đặng Xuân Xuyến

Hắn không biết bây giờ đã mấy giờ, càng không nhớ hắn đã nốc bao nhiêu ly rượu. Hắn không nhớ mà cũng chẳng cần nhớ điều đó làm gì. Mọi người nhìn hắn như nhìn một quái vật. Không sao, chẳng nghĩa lý gì với hắn. Đời mà. Phù thịnh chứ ai phù suy. Hắn đã từng vụt sáng, chói lóa trong mắt mọi người, và bây giờ, hắn tiều tụy, thảm thương còn hơn mèo đi kiết. Hắn không nuối tiếc thời vàng son oai liệt, cũng chẳng ân hận những việc đã làm. Với hắn, cuộc đời như một manh chiếu bạc, người thắng kẻ thua là chuyện thường tình. Thằng nào ngu thì chết. Vậy thôi. Hắn ngu thì phải thua cuộc. Trách ai? Hận ai? Giờ đã là kẻ thất thế, có nói cũng chẳng ai tin, chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ. Hắn không thích phân trần, càng không thích nhận ở thiên hạ lòng trắc ẩn, sự ban ơn, thương hại. Hắn còn nhiều việc phải làm, đâu rảnh rang mà ngồi oán thán thiên hạ...