BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

CHÙM THƠ " CẢM THÁN VỚI TÌNH YÊU" - Phạm Ngọc Thái


         
               Nhà thơ Phạm Ngọc Thái


TẠ TỘI TRƯỚC TÌNH YÊU
(Tặng người nữ sinh yêu dấu của đời tôi)
                                                     
Đã xa lắm ! Tình xưa bùng cháy lại
Thưở mơ màng đâu còn nữa, em ơi !
Tóc anh nay nhiều sợi bạc rồi
Em ở tận phương trời, biệt tích ...

Nhớ những đêm trăng cùng nhau dạo bước
Nụ hôn nào đang dính giọt sương đêm
Người nữ sinh ? Anh không thể quên
Dù đã yêu bao nhiêu lần khác.

Tình đổ vỡ. Trái tim anh tan nát
Tháng năm qua, hàn vá được đâu em ?
Đời trôi đi... trăm nỗi u phiền ...
Cuộc sống phong trần. Tình nhạt nhòa, tẻ ngắt.

Có lỗi lầm không sao xóa được
Là phút giây anh gạt bỏ tình em
Ánh mắt thơ xưa tha thiết nhìn anh
Vết thương cũ xiết mãi lòng đau nhói

Em hiển hiện, người thiếu nữ dịu dàng biết mấy
Bao áng thơ ta từng viết về em
Nhìn thấy không gái ơi ?
              Mảnh trăng khuyết bên thềm
Ta thao thức gọi tên nàng trong hoang vắng

Anh quì xuống giữa không gian sâu thẳm
Tạ tội với đất trời ! Vì đã bội phản cuộc tình em...

                                                           11.2.2019

VÀI KHÁI NIỆM VỀ VIỆC DÙNG CHỮ TRONG THƠ - Nguyên Lạc


         
                               Tác giả Nguyên Lạc

      VÀI KHÁI NIỆM VỀ VIỆC DÙNG CH TRONG THƠ
                                                                                  Nguyên Lạc
Lời nói đầu:
Trong bài viết CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY (http://vannghequangtri.blogspot.com/2019/02/cam-nhan-ve-bai-tho-nghieng-cua-la-thuy.html) được nhiều độc giả đồng cảm, tôi đã bị nhà bình thơ Châu Thach- Tran Trương Văn và fans tấn công bằng "ngôn ngữ văn hóa đường phố", tôi bắt buộc phải trả lời ông, nếu không thì "thất kính". Đây là vài lời của "văn hóa chửi, văn hóa đường phố" của ông:"Với lại những người dốt nát mà háu danh thì tự kiêu tự đại, diễn đàn có góp ý đúng cũng cho sai". (Trạn Trương Văn - Châu Thạch)
Để trả lời những "chủ quan" về phê bình của ông Châu Thạch, cũng như nói rõ tiêu chí của riêng tôi về thơ, giải thích thêm rõ về cảm nhận bài thơ "Nghiêng" của La Thụy tôi -  "người dốt nát" như ông CT đã chửi - post bài này lên các web trong và ngoài nước. Bài này đã được in trong tạp chí văn học nghệ thuật VĂN HỌC MỚI xuất bán tại California tháng nầy 2/2019. Đây là web side của VĂN HỌC MỚI (https://vanhocmoi.com/)
                                                                    Trân trng - Nguyên Lạc

MÌNH NGẮM TRĂNG ĐÊM NAY - Thơ Như Nguyệt, Nhạc Kiên Thanh, giọng hát Kim Khánh


        
                         Nhà thơ Như Nguyệt


        MÌNH NGẮM TRĂNG ĐÊM NAY

Anh làm thơ cho em
Ca tụng ánh trăng vàng
Anh làm thơ miên mang
Ví  em xinh mơ màng

Anh dường như cô đơn
Ngắm trăng đẹp một mình
Thơ anh làm trữ tình
Những dòng chữ nhẩy bay

Em nhìn trăng đêm nay
Trăng to tròn đẹp quá
Trời hôm nay xanh trong
Bỗng thấy mình nhớ mong

Hai ta hai phương trời
Nhìn trăng mà nhớ nhau
Anh ơi chỉ thế thôi
Nhìn trăng mà lệ rơi

Đêm nay trăng sáng quá
Nghìn sao trời  lung linh
Em có hoa với lá
Đâu ngắm trăng một mình

Một mình chỉ một mình
Nhưng chẳng thấy cô đơn
Một mình nhưng hạnh phúc
An bình, không gì hơn!

      Quách Như Nguyệt


       

Thơ: Quách Như Nguyệt
Nhạc: Kiên Thanh
Biểu diễn: Kim Khánh

LỤC BÁT XUÂN - Thơ Nhật Quang


        
                              Nhà thơ Nhật Quang

LỤC BÁT XUÂN

Tuổi già ngồi bấm đốt tay
Thu qua, Đông tận, thở dài…hết năm
Bé thơ múa hát, tung tăng
Khoe màu áo mới, lăng xăng vui cười

Dáng xuân tha thướt yêu đời
Cô em má thắm, mắt ngời đong đưa
Bên rèm e ấp…song thưa
Nhởn nhơ ong, bướm thêu thùa lời yêu

Xuân sang tóc mẹ nhuốm chiều
Vẫn dầm mưa nắng, liêu xiêu thân cò
Cha còn trĩu gánh âu lo
Mong con chắp cánh ước mơ…đẹp màu

Nghe thời gian vút bóng câu
Vần xoay vũ trụ phối vào huyền mơ
Đất trời dệt thắm duyên thơ
Cỏ hoa hong sắc, ươm tơ mượt mềm

Đông tàn đọng giọt chuông êm
Níu hồn hoang chốn cửa thiền nhân sinh
Trần gian niệm khúc tâm kinh
Ta nghiêng tâm lắng, gieo tình tụng Xuân.

                                             Nhật Quang
                                             (TP. HCM)

Tác giả: Nguyễn nhật Quang
ĐC: 69/16 KP 6, Đường TCH 36
P- Tân chánh Hiệp, Q12, TPHCM
Tel: 0975764469

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

TÔI HẠNH PHÚC - Trần Mai Ngân


        
                     Tác giả Trần Mai Ngân


          TÔI HẠNH PHÚC

Những tổn thương rồi sẽ qua đi theo ngày tháng năm. Những tổn thuơng tưởng có thật nhưng đi với thời gian thì lại không còn thật nữa. Nó trôi qua và tan theo.
Tôi đã quên và tôi để cho mình có quyền được hạnh phúc.
Tôi biết mình có hạnh phúc ít nhất là một khoảng ngắn ngủi nào đó trong suốt cả một cuộc đời khá dài lâu...
Hạnh phúc với tôi đơn giản là được cười tươi khi bắt gặp một ánh mắt cũ trong chiều xuân vàng cả hoa Mai... Hạnh phúc của tôi là khi qua đường thoáng nghe một mùi hương quen thuộc để ngỡ như bàn tay được người dắt qua dòng xe cộ chật đông...
Hạnh phúc cũng có khi là ngồi lặng im ngắm biển một mình nghe sóng vỗ như xin lỗi lời hò hẹn đã nhỡ, đã qua đi... dang dở...

Thôi ! Rộng lượng với tôi - với cuộc đời của tôi đi.
Còn bao lâu nữa. Còn bao mùa xuân nữa để tôi nhớ về người.
Rồi cũng phải đến lúc nào đó quên đi, quên tất cả. Không nhìn ra gương mặt dấu yêu vì đã nhạt nhoà theo năm tháng!
Nhưng chắc chắn tôi tin rằng đã có lúc tôi rất hạnh phúc, hạnh phúc cùng dấu yêu là điều có thật !

                                                                        Trần Mai Ngân
                                                                  Tết Nguyên Tiêu 2019

CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY, CÁI TÔI TRONG SÁNG TÁC THƠ VĂN - Nguyên Lạc


     
                                Tranh Nguyen Son


     CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY
     CÁI TÔI TRONG SÁNG TÁC THƠ VĂN
                                                                                Nguyên Lạc 

Theo quan niệm riêng tôi về thơ văn, trong con người có hai cái tôi: Cái tôi lý trí và cái tôi cảm xúc:
1. Cái tôi lý trí do lý trí chi phối, mang tính hơn thiệt, đúng sai, được thua vân vân... Trong cái tôi này có chứa cái tôi "teo chim", có nghĩa là cái tôi sợ hãi. Biết rằng mình không thích, biết rằng dối gian... nhưng vẫn phải làm, phải lèo lách... Đây là cái tôi không thực trong thơ văn.
2. Cái tôi cảm xúc: Đây là cái tôi thực sự, cái tôi nhân bản, cái tôi của thương yêu, cái tôi cảm nhận sự thua thiệt, không cần danh tiếng tiền tài ... vân vân và vân vân. Nhà thơ cần cái tôi này
Một bài thơ hay khi nào cái tôi cảm xúc lên làm chủ, đè cái tôi lý trí xuống. Do đó người ta thường nói: Tình yêu thường "mù quáng", nghĩa là lý trí "đi chỗ khác chơi". Thơ mà chỉ có lý trí, chỉ sắp xếp chữ, không có cảm xúc thì thơ chắc không gây một hiệu ứng nào đối với người đọc và chắc sẽ bị mau quên.

*
Tình cờ tôi đọc được một bài thơ tôi rất thích, một bài thơ đầy cảm xúc. Một bài thơ mà "cái tôi cảm xúc, cái tôi đích thực" lên làm chủ, dành quyền “đạo diễn”, đuổi "cái tôi văn hóa / lý trí" vào bóng tối. Bài thơ "Nghiêng" của La Thụy. Một bài thơ ngắn chỉ ba mươi chữ. Đây là bài thơ:

NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                                         La Thụy

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC... VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC - Đặng Xuân Xuyến


              


          THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC... 
          VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC

Thật sự là tôi không thích đọc những bài viết chuộng lối "tầm chương trích cú" nên ngày 14 tháng 02 năm 2019, khi nhà thơ La Thụy gửi qua email, ngó thấy tên tác giả bài viết là Nguyên Lạc, tôi liền nhấn chuột thoát ra để vào đọc thư khác. Sở dĩ như vậy là vì gần đây, vào cuối năm 2018, vô tình đọc 2 bài viết của tác giả Nguyên Lạc, cũng do nhà thơ La Thụy gửi qua email, tôi đã phát hãi khi phải đọc những đoạn "tầm chương trích cú" mà nhiều người đã biết hoặc không cần phải biết, được ông Nguyên Lạc sử dụng na ná kiểu "Sơn Đông mãi võ", “lên gân dạy đời” dành cho những nạn nhân không chỉ là nhà phê bình văn học Châu Thạch, nhà thơ Phạm Ngọc Thái hay Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại, Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền,... mà với tất cả những ai đọc 2 bài viết đó.

HOA MAI TRONG THƠ CỔ VN - Trần Ngọc Tính

Nguồn:
http://thovanhoangkim.blogspot.com/2008/02/hoa-mai-trong-th-vit-nam-c-in.html

          Mai vang ngay tet

           HOA MAI TRONG THƠ CỔ VN
                                                 Trần Ngọc Tính

Hoa mai trong thơ cổ nước ta và nhiều quốc gia khác ở Á Đông, chính là hoa mai màu trắng. Như giống mai mù u, tên khoa học là Ochrocarpus siamensis thuộc họ Guttiferae (họ măng cụt), hiện còn một cây trong chùa Gò ở Phú Lâm (Sài Gòn). Cây mai này đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ Minh Hương Trịnh Hoài Đức (1725-1825) và các cây bút cùng thời viết nên tập “Mộng mai đình”. Cây mai này cũng là biểu tượng của Thi xã Bạch Mai quy tụ nhiều tên tuổi “vang bóng một thời” ở Nam Bộ vào thế kỷ trước : Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường, Trần Thiện Chánh, Hồ Huấn Nghiệp, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thông,…

mai1

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

CỔ TÍCH ĐỜI THƯỜNG - Thơ Kha Tiệm Ly


        
                             Nhà thơ Kha Tiệm Ly


CỔ TÍCH ĐỜI THƯỜNG

Có loài cỏ lớn lên từ vùng biển mặn,
Nên luôn thèm vị ngọt hạt sương rơi.
Ta từng hớp ngụm rượu đời cay đắng,
Nên cũng thèm vị ngọt một bờ môi!

Giữa biển khơi, giữa muôn trùng sóng dữ,
Lại mơ về một bến đỗ bình yên.
Lỡ phận lỡ duyên suốt hành trình cô lữ,
Bao bến yêu không chấp nhận một con thuyền!

Đâu cần đợi tia nắng hồng rực rỡ,
Nụ cười em cũng ấm những ngày đông.
Đâu cần đợi hoa lục bình rộ nở,
Màu áo em cũng đủ tím dòng sông!

Chẳng chuyện thần tiên, mà chuyện tình rất thật!
(Cổ tích đời thường cũng đâu quá xa xôi).
Buổi hoàng hôn vẫn còn loài hoa tươi thắm,
Đủ sắc, thừa hương tô điểm cuộc đời!

Quên chuyện nhục vinh, quên câu thành bại,
Quên rượu rót một mình, quên những cơn say.
Lấy tình em, thay cho đời gió bụi,
Lấy chén ngọt ngào, thay chén đắng cay!

                                      KHA TIỆM LY

MẤY LỜI TÂM SỰ - Châu Thạch


         
                Nhà bình thơ Châu Thạch


          MẤY LỜI TÂM SỰ
          (Nhân nhà thơ Nguyễn Đăng Hành nói về Châu Thạch)

Vừa ăn Tết xong, mồng mấy Tết không nhớ, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến điện thoại cho Châu Thạch. Sau vài lời chúc tết, nhà thơ hỏi:
- Chú đã đọc bài “Tưng Tưng bảy chuyện cùng…Nguyễn Đăng Hành” chưa ạ?.
- Hả, mấy bữa nay bận lo Tết quá nên chú chưa đọc.
- Chú đọc đi, trong đó có nhắc về chú đấy ạ.
- Ừ, để chú đọc bây giờ.
Thế là tôi ngồi vào máy vi tính mở trang web dangxuanxuyen.blogspot.com và tìm đọc bài nầy. Bài nầy Đặng Xuân Xuyến chép lại những lần trao đổi giữa anh với nhà thơ Nguyễn Đăng Hành, bàn luận về các nhà thơ, trong đó tôi có biết vài người chớ chưa quen ai cả. Châu Thạch tôi cũng hân hạnh được đề cập đến hai lần. Lần thư nhất hai người nói về Châu Thạch như sau:

 “Mươi hôm sau, anh (tức Nguyễn Đăng Hành) điện cho tôi, vẻ rụt rè:
- Anh hỏi câu này, chú trả lời thật nhé. Bài "Ẩm trời" của chú, đáng mấy điểm.
Tôi có chút ngập ngừng:
- Tự chấm điểm thì em không biết cho điểm mấy nhưng bài đó cũng thường thôi, không thể là hay.
Anh ồ lên, lanh lảnh:
- Vậy mà bác Châu Thạch khen hết lời.
Tôi cười, nửa phân trần:
- Chú Châu Thạch khen hay ở phong cách tỏ tình mới lạ, bạo liệt chứ không khen bài thơ "Ẩm trời" hay.
Anh chậm rãi:
- Anh nghĩ bác Châu Thạch vì quý người mà quý thơ. Bác Châu Thạch nhiều bài bình rất sâu, rất hay, anh rất phục nhưng đọc mấy bài bình kiểu quý người quý thơ như thế không sướng.”

EM MAY MẮN CÓ ANH TRONG NỖI NHỚ - Thơ Quách Như Nguyệt


       
                             Nhà thơ Như Nguyệt       
    

EM MAY MẮN CÓ ANH TRONG NỖI NHỚ

Em may mắn có anh trong nỗi nhớ
Nhờ có anh mới hiểu được yêu đương
Chỉ nghe nói đến, đọc thơ, nghe nhạc
Xem movie…, ngoài ra rất mù mờ

Sống vì yêu, em ca tụng tôn thờ
Vì với em, tình yêu là lẽ sống
Biết làm thơ, sống trong mơ trong mộng
Gặp được anh, hạnh phúc đến không ngờ

Tình yêu à, ghê gớm hơn tưởng tượng
Khi gặp anh, em chỉ biết có anh
Tối thượng mà, tình yêu là tất cả
Tình mù lòa, tình dính mắc hoan ca 

Em may mắn được anh yêu, cưng ạ
Em may mắn anh yêu em thật dạ
Ngày hôm nay ngày lễ Valentine
Cảm ơn anh, cảm ơn mối tình này

                            Như Nguyệt
                      February 14th, 2019

ĐÁNG KIẾP - Thơ Nguyên Lạc


    


ĐÁNG KIẾP

Ta yêu em mắt liếc dao cau
Liếc một cái hồn ta chết điếng
Liếc nhiều cái đời ta mất biến
Để hiện tiền một kẻ cuồng si!

Ta yêu em!...  Sao vội vã đi?
Bỏ ở lại một đời hoang dại
Người ra đi chẳng thèm ngó lại!
Còn hăm he đừng gặp kiếp sau!

Khi yêu em... ta bị con dao
Đâm lút cán ngay tim ứa máu
Em tung tăng đường hoa chân sáo
Bỏ lại người...  cùng nỗi thương đau!

Bỏ lại người giấc ngủ chiêm bao
Những hoài niệm tình đầu đau buốt!
Những vần thơ sầu ai đứt ruột!
Mắt dao cau cứa cổ một người!

Ta yêu em khổ lụy một đời!
Và biết chắc khổ luôn hậu kiếp!

Hãy yêu đi!
Cho mày đáng kiếp!
Tôi tôi ơi!
Và... em em ơi!

Nguyên Lạc

THƠ VUI: “HÔM QUA - HÔM NAY” - Nguyễn Khôi

Lời thưa:
Chẳng biết có đúng hay không, mọi cái nhờ công cuộc “Đổi Mới- Hội nhập” - tự chuyển biến/ tự chuyển hóa mà thay đổi đến chóng mặt ? Nguyễn Khôi thử ghép đôi vần lục bát để chia sẻ cùng các Bạn thơ 


        
                      Nhà thơ Nguyễn Khôi


THƠ VUI: “HÔM QUA - HÔM NAY”
               
Hôm qua thứ nhất Đảng viên
Hôm nay thứ nhất túi Tiền anh to
Hôm qua thứ nhất Bác Hồ
Hôm nay Bác Trọng "đốt lò" chống Tham
                    
Hôm qua hòn ngọc Sài Gòn
Hôm nay Hà Nội, Vân Đồn đẹp hơn
Hôm qua Du lịch Thái Lan
Hôm nay Đà Nẵng , Nha Trang tuyệt vời
                    
Hôm qua sang Mỹ ( phải) luồn chui
Hôm nay về Nước dong chơi thỏa lòng
Mới vào “thời 4.0”
iphone, ipad, samsung ngập tràn...
                     
Hôm qua một vợ, một chồng
Hôm nay Đồng tính, đơn thân mới là...
Hôm qua Dưa muối tương cà
Hôm nay thịt, cá Basa ê hề...
                     
Hôm qua chân đất Nhà quê
Hôm nay (đã là) Dân phố đi về Ô tô
Hôm qua còn tắm ao hồ
Hôm nay nước máy, kem sờ dưỡng da
                    
Hôm qua "huynh đệ" Tàu, Nga
Nay Hàn, Nhật, Mỹ đã là Bạn buôn...
Hôm qua đá bóng trong vườn
Nay ra Châu lục tranh hùng tiếng tăm...
Hôm qua Mai Dịch là sang
Hôm nay về cánh đồng làng yên thân.
                    
Ngẫm xem mới mấy chục năm
Xã Hội Chủ Nghĩa chuyển sang Thị Trường
Tự chuyển biến... thật lạ lùng
Đời vui Đổi Mới... hùng cường Việt Nam.

                                   Hà Nội 15-2-2019
                                      Nguyễn Khôi

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

AN NHIÊN TRONG “TÂM SỰ NGƯỜI THƯƠNG BINH” THƠ TRANG Y HẠ - Lời bình Lê Liên


    
                        Tác giả Lê Liên


   AN NHIÊN TRONG 
   “TÂM SỰ NGƯỜI THƯƠNG BINH”  THƠ TRANG Y HẠ 
                                                                                           Lê Liên

Tôi được sinh ra và lớn lên ở ĐàLạt: Một Thành Phố rất đỗi bình yên!
Ngày nhỏ,
Tôi chỉ biết chiến tranh qua những câu chuyện do người lớn kể, hoặc qua những mẩu truyện mà tôi lượm lặt, hay đọc được lác đác ở đâu đó mà thôi!
Thi thoảng,
Tôi thấy những đoàn xe quân vụ dài lê thê hàng chục chiếc GMC bịt kín mít, nối đuôi nhau chạy dài trên phố; hoặc đêm đêm nhìn qua đồi pháo binh, tôi thấy có những tia ánh sáng, quét ngang bầu trời một vòng 360 độ …
…. Với tôi đó là HÌNH ẢNH của chiến tranh!
Rồi dần dà,
Tôi thấy men theo một đoạn của con mương nước chảy từ Hồ Xuân Hương dẫn ra thác Cam Ly, (bây giờ là đường Nguyễn Văn Cừ) và ven đồi trên phố, là những căn nhà nho nhỏ như những chiếc hộp quẹt lơn lớn dựng lên san sát, xập xệ bên nhau, trên con đường (bây giờ gọi là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa)…. Ba tôi nói đó là khu nhà của các anh Thương Binh
….. Với tôi, đó là DẤU VẾT chiến tranh

NHÂN NĂM HỢI - KỶ HỢI, NÓI CHUYỆN VỀ HEO (Phần 2) - Hoàng Đằng


        


        NHÂN NĂM HỢI - KỶ HỢI, NÓI CHUYỆN VỀ HEO
                                            (Phần 2)

Hiện nay, ngoài heo nuôi nhỏ lẻ ở từng gia đình, heo nuôi ở trang trại chiếm số lượng nhiều, nuôi heo xem như một ngành kinh doanh thu dụng nhân công cả nữ lẫn nam.
Ngày xưa, nuôi heo chỉ để kiếm thu nhập phụ, ngoài trồng trọt là sinh kế chính.
Trong mỗi gia đình nông dân, việc nuôi heo được phân công cho phụ nữ: “Heo, ca (gà) đàn bà; cửa nhà đàn ông”. Ở một xã hội trọng nam khinh nữ, việc phân công này chắc do nam giới bày ra. Tội nghiệp là nữ giới chỉ biết chấp hành, không so bì thiệt hơn, dù sự chia việc này không công bằng chút nào!

ANH NHỚ EM THÁNG HAI - Thơ Quách Như Nguyệt


   


ANH NHỚ EM THÁNG HAI

Thức dậy ba giờ sáng
Đọc thư anh.  Nhớ anh!
Không muốn đi ngủ lại
Nên làm thơ… mơ màng

“Chúc em Valentine”
Anh viết mail dễ thương
Nói nhớ và yêu em
Từng chữ ngọt như đường

Dẫu biết đời vô thường
Dẫu biết tình hư ảo
Nhưng em vẫn ước ao
Lòng tràn ngập yêu thương
Tình chẳng phải qua đường

Bên anh giờ buổi tối
Anh làm gì, ngắm trăng?
Nhớ người yêu tên trăng
Hay nhớ ai tên… Nguyệt?

        Quách Như Nguyệt

QUẠ KÊU 1-2 / Thơ Lê Kim Thượng


        
                Nhà thơ Lê Kim Thượng


QUẠ KÊU 1-2

1.

Tình quê chân chất, chân quê
Em sang... mang cả lời thề cùng sang
Em sang sương sớm vừa tan
Xanh non lối cỏ, ươm vàng màu hoa
Chung tình áo tím Bà Ba
“Một thương tóc thả đuôi gà...” giai nhân
Gót hồng nhẹ bước đôi chân
Nắng mai rơi nhẹ, bâng khuâng tơ vàng
Đen huyền đôi mắt mơ màng
Bay bay tóc gió, dịu dàng trời xanh
Những ngày quấn quýt em anh
Mùa yêu tha thiết... dỗ dành, đón đưa...
Cuối chiều... mây trắng rơi mưa
Trời mưa bong bóng... tình chưa muốn rời
Vòng tay nồng ấm bồi hồi
Ngọt thơm bầu ngực, núi đồi nguyên trinh
Buồn vui không dứt chuyện tình
Chiều đi... mình mãi với mình đắm say
Ru em giấc muộn cuối ngày
Trăm con chim mộng về bay chập chùng
Tơ tình con nhện giăng mùng
“Quạ kêu nam đáo nữ phòng...” hoan ca...

VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC BÀI BÌNH THƠ "THUYỀN THEO BẾN LẠ" - Nguyên Lạc


         
                         Nhà bình thơ Nguyên Lạc


VÀI SUY NGHĨ
KHI ĐỌC BÀI BÌNH THƠ "THUYỀN THEO BẾN LẠ"

Lời nói đầu:
Bài viết nầy viết ra với tấm lòng yêu thương thơ văn cùng với niềm trân trọng sự chính xác và trong sáng của tiếng Việt thân yêu. Chủ ý của tác giả chỉ góp ý, đưa ra vài suy nghĩ hoàn toàn chủ quan về tính đẹp, tính chính xác của thơ văn chứ không có ý gợi ra sự tranh luận, sự đúng sai. Mong các bạn hiểu cho - Nguyên Lạc