BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2023

NHỮ DƯƠNG VƯƠNG PHỦ - Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Đây nói về Nhữ Dương Vương phủ, một bộ phận công cụ tối cần thiết cho chính quyền nhà Nguyên thời vua Thuận Đế, tài liệu về cá nhân của Nhữ Dương Vương cũng rất là sơ sài, chỉ biết ông là bà con xa trong hoàng tộc Mông Cổ, dù rằng cũng mang giòng họ Thiết Mộc Nhĩ, ở đây cũng xin nói vòng vo một chút kẻo người mến mộ văn tài Kim Dung ít hiểu lầm hơn. Về âm chữ cuả người Hán, chữ thì nhiều nhưng âm thì ít, đôi khi lại trùng âm trùng nghĩa nữa là đằng khác, chả hạn:
- Hãng [Xưởng], Hàng [Ngân Hàng], Hành [bộ Hành], Hạnh [Đức hạnh] cũng chỉ đều là một chữ
- Cố Nhằn, Cù Lẻng, Cu Lờ cũng đều là Cô Nương [姑娘]
 
Mông Cổ không có chữ viết , khi chiếm nước Nam Du Lý thì dùng chữ của Nam Du Lý, lúc chiếm nhà Tống thì dùng chữ Hán, các nước chiếm được như Đông Bắc Âu, Nga La Tư thì dùng ngay tiếng và chữ của nước đó, chỉ ngay trong vùng đại mạc Mông Cổ cũ thì chỉ có tiếng nói, tuy nhiên cả 100 bộ tộc Mông Cổ thống nhất, chung với các dân tộc du mục Hung và Thổ, nên cũng cùng một âm nhưng chia ra vùng trên vùng dưới, vùng đông vùng tây nói lơ lớ nhau, ngay giòng họ của vua Mông Cổ tuỳ theo cuốn sách, sách vị học giả này khác với sách của vị học giả kia, chả hạn vua Mông Cổ thuộc bộ tộc “Bột Nhĩ Chỉ Cân” tên ở giữa là Thành Cát Tư Hãn họ Thiết Mộc Chân, nhưng qua các đời sau có vị lại là Thiết Mục Nhĩ, có vị là Thiếp Mộc Nhĩ, có vị là Thác Đát Đạt Mục Nhĩ, có vị là Thát Đát Đặc Mục Nhĩ, hoặc Các Các [tức Công chúa] có khi là Cách Cách, có khi lại là Cát Cát. Theo ý kiến riêng của chúng tôi chẳng qua là phiên âm khác nhau trong sách và trong phim bộ do những ngườì chuyển âm mà thôi, chứ cùng một chữ một nghĩa cả. Tên nhân vật trong truyện Kim Dung thì khác chút đỉnh với sử Trung Quốc, sử Trung quốc thì tên lại khác với Tự Điển Trung Quốc! Vậy trong phần viết này tên các nhân vật căn cứ vào tiểu thuyết cuả nhà văn Kim Dung cho nó phù hợp với truyện kiếm hiệp, gia phả cuả Nhữ Dương Vương ngắn gọn như sau:

Tên thật là Sát Hãn Đặc Mục Nhĩ chức Thái Uý tước Nhữ Dương Vương thiên hạ nguyên soái toàn quân, tên Hán là họ Lý, do lập được nhiều quân công mà được phong tước Vương. Ở đây cũng xin nói thêm về các cấp bậc trong quân đội nhà Nguyên, vốn là dân du mục thừa thắng xông lên làm càn, làm bậy dù có chiếm lãnh và cai trị nhiều lãnh thổ, đất đai cuả nhiều quốc gia, nhưng cung cách quân đội thì cũng chả khác gì thời bộ lạc, cấp thấp nhất là lính, trên lính là Thập phu Trưởng [là người coi 10 người lính, tương đương chức Tiểu Đội Trưởng] Bách Phu Trưởng là người coi 100 người lính tức là chỉ huy 10 vị Thập Phu Trưởng tương đương chức đại đội trưởng, trên nữa là Thiên và Vạn, đứng đầu một bộ tộc là Bối Lạc, con cuả Bối Lạc là Bối Tử. Dù có cai trị toàn bộ Trung Nguyên, nhưng trong Hoàng Thân Quốc Thích không có người nào được nhà vua phong Vương, phong Hầu người nào nắm binh quyền hay làm quan, tuỳ theo chức vụ và khả năng mà ban thưởng, chỉ riêng có con ruột cuả nhà vua tên ở nhà là A Thái Thoát Hoan, cầm quân đánh Việt Nam tước phong là Trấn Nam Vương, các người con khác không có ai được phong Vương, người con cả là Khố Khố Đặc Mục Nhĩ thiên hạ lấy lòng kêu là Tiểu Vương Gia, có tên Hán là Vương Bảo Bảo đi theo cha cầm quân, [không có chức tước gì tuy nhiên theo ý cuả vua Thuận Đế thì sau này sẽ tập ấm nối chức của cha], còn người con gái tên là Mẫn Mẫn Đặc Mục Nhĩ thì có công dẹp Lục Đại Môn Phái võ lâm Trung Nguyên cho triều đình nên được đặc cách phong làm Thiệu Mẫn Quận Chuá, là một chức vụ hẳn hòi chứ không phải là con gái một vị Vương gia mà được goị là quận chuá, danh từ thông thường này trong chế độ nhà Nguyên không có, do vậy mà Thiệu Mẫn mới đặt tên Hán cho mình là Triệu Mẫn. Nhữ Dương Vương phủ đặt ngay tại Đại Đô tức Bắc Kinh ngày nay, ngoài quân đội chính qui mà Vương gia quản lý khoảng bao nhiêu quân thì không được rõ, chỉ thấy là hai cha con thường xuyên phải đánh nhau với kẻ địch. Phụ lực với Vương thì có Khố Khố Vương Bảo Bảo, lực lượng thường trực bảo vệ Vương phủ thì có “Đội Cung Tiễn và Thập Bát Kim Cang “đội cung tiễn là người Mông Cổ”, và Thập bát kim cang là những Phiên Tăng người Sắc Mục, mười tám vị này chia ra làm bốn bộ phận riêng rẽ:

1/ Ngũ Đao tức là có năm cao thủ cầm Đao [Đao trận].  
2/ Ngũ Kiếm tức là có năm cao thủ dùng Kiếm [Kiếm trận].
3/ Tứ Bạt tức là có bốn vị hai tay cầm hai cái Bạt [gọi là Bạt trận, có nghĩa là khi đụng trận thì dùng hai chiếc Bạt vỗ vào nhau cho ồn lên nhằm làm rối loạn tinh thần kẻ địch].
4/ Tứ Trượng là có bốn vị cầm Trượng [Gậy] gọi là Trượng trận.
Tuy nhiên trong lúc khẩn cấp thì 18 vị trong Kim Cương thập bát này có thể dàn ra một đại trận cực kỳ lơị hại, chạy vòng tròn để bảo vệ chủ nhân.
 
*
Cơ ngơi cuả Thiệu Mẫn quận chuá tại Tây An [tỉnh Thiểm Tây] ngay ở đại sảnh có viết bốn chữ đại tự “Lục Liễu Sơn Trang”. Ngay tại chính giữa treo một bức tranh “Bát Tuấn Đồ” do Triệu Mạnh Phủ vẽ, tám con ngựa mỗi con một vẻ không con nào giống con nào, nhưng con nào cũng ra vẻ thần mã. Bên trái treo một bức đại tự, nội dung viết:

Bạch hồng toà thượng phi,
Thanh xà hạp trung hống.
Sát sát sương tại phong,
Đoàn đoàn nguyệt lâm nưũ.
Kiếm quyết thiên ngoại vân,
Kiếm xung nhật trung đẩu.
Kiếm phá yêu nhân phục,
Kiếm phất nịnh thần thủ.
Tiềm tương tịch lị mị
Hốt đãn kinh thiếu phụ
Lưu trảm hoàng hạc giao
Mạc thí nhai trung cẩu.
 
Dưới bài thơ đề một hàng chữ nhỏ “Dạ thí Ỷ Thiên bảo kiếm, tuân thần vật dã, tạp lục Thuyết Kiếm thi dĩ tán chi. Biện Lương Triệu Mẫn”.
Và trong cơ ngơi này thường trực có “Thần Tiễn Bát Hùng” theo họ Bách Gia Tính (tức họ cuả 100 họ) bảo vệ.

1- Triệu Nhất Thương.
2- Tiền Nhị Bại.
3- Tôn Tam Hủy
4- Lý Tứ Thôi.
5- Chu Ngũ Thâu.
6- Ngô Lục Phá
7- Trịnh Thất Diệt.
8- Vương Bát Suy.
 
Khi quận chúa Triệu Mẫn dẫn quần hùng đi chiêu dụ phái Võ Đang ở quận Tương Dương tỉnh Hồ Bắc thì Thần Tiễn Bát Hùng làm phu khiêng kiệu, phái đoàn tiền hô hậu ủng, nghi trượng cờ quạt hoành tráng, ba vị đại hán đi trước là lão Đại nguyên là Bát Tý thần kiếm Đông Phương Bạch trưởng lão Cái Bang, lão Nhị lão Tam là hai Võ lâm cao thủ Thiếu Lâm Tây Vực, lão Tam chuyên dùng “đại lực kim cương chỉ” là sở trường cuả lão, kèm theo hai bên kiệu là hai đại cao thủ lừng danh giang hồ là Lộc Trượng Khách [tức con dê già mê gái chuyên dùng một cây gậy sừng hươu] và Hạt Bút Ông [tức con Hạc già chuyên dùng hai cậy bút mỏ Hạc chỉ mê rượu]. Hai ngươì này cùng học một thầy, sở trường là Huyền Minh thần chưởng, khả năng ngang nhau, không vợ con. Lại còn một vị nữa goị là Khổ đầu đà [tức là một vị đại hiệp câm, nguyên là Quang Minh hữu sứ Minh Giáo Phạm Dao giả trang] với khả năng cuả sáu vị đại hiệp này thì chỉ có thua Cọp Rừng xanh mà thôi! Với lực lượng hùng hậu như thế, đi đến đâu cũng rất là dễ dàng, thế như chẻ tre. Khi quận chúa ở tạm Đại Đô để chăm nom săn sóc sức khỏe cho Lục Đại môn phái thì trong Vạn An Tự tại toà bảo tháp 13 tầng phiá sau luôn luôn có các vị phiên tăng Sắc Mục đi theo hầu việc quận chúa Triệu Mẫn là:

1/ Ma ha ba Tư.
2/ Ôn Ngoạ Nhi.
3/ Hắc Lâm Bát Phu.

Chuyện kể đến đây coi như là tạm đủ.
 
                                                                             Chu Vương Miện

3 nhận xét:

Bâng Khuâng nói...

BA LẦN KIM DUNG SỬA ĐỔI Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ
1. Trong phiên bản đầu tiên, Triệu Mẫn ban đầu có tên gọi Triệu Minh.
2. Trong phiên bản này, thủ lĩnh của Minh giáo là Dương Đỉnh Thiên dạy cho Tạ Tốn 3 chưởng đầu của Hàng Long thập bát chưởng.
3. Nhờ đó, Trương Vô Kỵ mới được cha nuôi Tạ Tốn dạy cho 3 chưởng đầu trong Hàng Long Thập Bát Chưởng
4. Khi sống trên Băng hỏa đảo, Trương Vô Kỵ làm bạn với con ngọc diện hỏa hầu. Khi Trương Thúy Sơn và vợ con quyết định quay về Trung Nguyên, con ngọc diện hỏa hầu cũng quyết định đi theo. Tuy nhiên vì khí hậu - thổ nhưỡng không phù hợp, nó đành quay trở lại đảo làm bạn cùng Tạ Tốn. Cuối cùng bị Kim Hoa bà bà hạ độc.
5. Khi Trương Tam Phong đưa Trương Vô Kỵ đến Thiếu Lâm để xin học Cửu Dương Công, một vị cao tăng đã bí mật truyền môn thần công này cho Vô Kỵ.
6. Phụ thân của Chu Chỉ Nhược là Chu Tử Vượng - một thủ lĩnh của Minh giáo, không phải người lái đò trên sông Hán Thủy.
7. Khi Trương Vô Kỵ lấy được Cửu Dương Chân Kinh, anh cũng tình cờ nhặt được một con huyết oa. Nhờ đó, Vô Kỵ chữa khỏi Minh hàn độc bằng con huyết oa này.
8. Trương Vô Kỵ hết lòng trả thù, là kẻ lắm mưu nhiều kế, hay chửi thề.
9. Vương Bảo Bảo bị Trương Vô Kỵ bắt được khi tấn công Thiếu Thất Sơn.
10. Triệu Minh có một ngón tay bị mất, người trong giang hồ gọi cô là "đoạn chỉ mỹ nhân".
Ở phiên bản đầu tiên xuất bản trên tờ Minh báo, Triệu Mẫn có tên Triệu Minh.
Cái kết của Ỷ Thiên Đồ Long ký trong phiên bản này được người hâm mộ quan tâm nhất. Ở phiên bản đầu tiên, Chu Chỉ Nhược cắt tóc thành ni cô và giao phái Nga Mi cho Trương Vô Kỵ. Vô Kỵ tiếp nhận ngôi chưởng môn của phái Nga Mi và viết bức thư dài nhường vị trí giáo chủ Minh giáo cho Dương Tiêu. Vô Kỵ cũng giữ lời hứa thứ 3 với Triệu Mẫn, ngày ngày bên cạnh, kẻ lông mày cho cô.

Bâng Khuâng nói...

Năm 1999, Kim Dung tiếp tục dành thời gian để chỉnh sửa lại Ỷ Thiên Đồ Long ký lần thứ 3. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2002, Kim Dung tuyên bố đã hoàn thành những điểm sửa đổi mới so với lần 2. Phiên bản mới được sửa đổi có nhiều mô tả chi tiết hơn về nhiều nhân vật và Cửu Dương thần công.
Những điểm được sửa đổi trong lần 3:
1. Tiểu thuyết có nhắc đến nhân vật Quách Tương và cho biết cô ở trong cổ mộ hơn 3 ngày.
2. Người sáng tạo ra Cửu dương thần công là một hòa thượng.
3. Tình cảm giữa Trương Vô Kỵ và Tiểu Chiêu thân thiết hơn, coi nhau như anh em.
4.Ỷ Thiên kiếm và Đồ Long ký không giấu bí kíp võ công mà chứa 2 miếng sắt có vẽ bản đồ chỉ đường đến Đào Hoa đảo, nơi cất giấu bản viết tay Cửu Âm chân kinh và Vũ Mục di thư.
5. Cốt truyện Chu Chỉ Nhược có thay đổi, phái Nga Mi chuyển đến Định Hải, còn Chu Chỉ Nhược đi tìm bảo vật.
6. Minh giáo có thêm 4 điều luật chính và 5 điều luật phụ.
7. Đoạn Vương Bảo Bảo bị Trương Vô Kỵ bắt được bị xóa bỏ.
8. Ân Tố Tố không tham dự Chân Võ Thất Tiệt Trận của phái Võ Đang.
9. Phiên bản sửa đổi cho biết Gia Luật Tề học được Hàng Long Thập Bát Chưởng.
10. Tống Thanh Thư không bị Trương Tam Phong giết. Ngược lại hắn chết trên núi Võ Ðang vì bị thương quá nặng. Trong hai lần sửa đổi trước, Tống Thanh Thư chết dưới tay Trương Tam Phong

Bâng Khuâng nói...

Đoạn kết của Minh giáo và Trương Vô Kỵ cũng được sửa đổi. Ở lần sửa thứ 3, Vô Kỵ không bị Chu Nguyên Chương giăng bẫy và bắt nhốt lại.
Chu Nguyên Chương cũng không phải kẻ quỷ kế. Thay vào đó, ông lập được nhiều chiến công. Khi đăng cơ, Chu Nguyên Chương không quên ơn nghĩa của Minh Giáo đồng thời lấy chữ "Minh" đặt tên cho triều đại ông cai trị (Chu Nguyên Chương là vị hoàng đế khai quốc của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc).
Về phía Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn, cả hai đi tới Mông Cổ sinh sống. Vô Kỵ hứa ngày ngày sẽ vẽ lông mày cho nàng. Trước khi phiêu bạt giang hồ, Chu Chỉ Nhược yêu cầu Trương Vô Kỵ không được cử hành đám cưới với Triệu Mẫn, chàng chỉ được phép làm vợ chồng và cùng Triệu Mẫn sinh con.
Ở lần sửa thứ 3, Kim Dung đã viết rõ hơn về lời hứa của Vô Kỵ đối với Chu Chỉ Nhược.
Trước lời đề nghị này, Vô Kỵ đã đồng ý. Không những thế, Trương Vô Kỵ lúc này luôn nghĩ tới bốn cô gái từng đối xử tốt với mình. Hắn sẵn sàng quên đi những khuyết điểm hay lỗi lầm của họ và cho rằng, cả bốn cô gái đều dễ thương, đối xử với hắn vô cùng tốt.
*