BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

HOÀNG HẬU HAI TRIỀU VÀ CUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC HIẾM CÓ CỦA LỊCH SỬ - Minh Châu

Được xem là gương mặt nữ kỳ lạ nhất thế kỷ 10 và cũng là gương mặt nữ tầm cỡ nhất, đáng nhớ nhất trong lịch sử Việt Nam thời trung đại, thế nhưng, sử xưa ghi chép về Dương hậu hay hay Dương Vân Nga (gọi theo dân gian) lại rất nhạt nhòa.

Không chỉ là hoàng hậu của hai vị hoàng đế Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, Dương hậu còn có vai trò đặc biệt trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê

           Vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga. Ảnh Lê Hoàng. Nguồn: thanhnien.vn


HOÀNG HẬU HAI TRIỀU VÀ CUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC HIẾM CÓ CỦA LỊCH SỬ
                                                                                         Minh Châu

Người phụ nữ đầu tiên trong thế kỷ 10 lên tiếng

Theo sách Việt Nam thế kỷ X: Những mảnh vỡ lịch sử của nhà nghiên cứu Trần Trọng Dương (NXB Đại học Sư phạm, năm 2019), các sử thần Nho gia chép sử theo lối gia tộc phụ hệ nên chỉ cho biết bà hoàng họ Dương, không đề cập đến xuất thân và nói rõ tên bà (lịch sử thế kỷ 10 còn có một bà Dương hậu nữa đó là vợ của Ngô Quyền, con gái của Dương Đình Nghệ, em gái Dương Tam Kha, mẹ đẻ của Ngô Xương Văn). Cũng theo lối ghi chép ấy, sử sách xưa kiến tạo bà như một hình ảnh bị cuốn theo và phụ họa cho hình bóng của đàn ông. Dẫu vậy, Dương Vân Nga vẫn là người phụ nữ đầu tiên trong thế kỷ 10 lên tiếng và được ghi vào chính sử, hoặc chí ít các sử quan lần đầu tiên cho phái nữ được lên tiếng.

ÂN NGHĨA TIỀN KIẾP - Đặng Xuân Xuyến


                  
                           Tác giả Đặng Xuân Xuyến

                
                ÂN NGHĨA TIỀN KIẾP

Mơ. (Đêm: 21/05/2017, sáng 22/05/2017) Một giấc mơ thật lạ.

Lại lững thững vào ngôi nhà với những nét cổ xưa, có mấy bụi tre đằng ngà, nằm ở phía bên trái cổng ra vào, và xa xa, nơi giáp với con đường làng gồ ghề, phía bên tay phải, là mấy bụi cúc tần xanh mướt... Mệt mỏi, tôi ngả lưng xuống phản. Đang thiu thiu thì hắn, người thanh niên dong dỏng cao, khuôn mặt trái xoan, nước da ngăm ngăm, đánh thức tôi dậy. Đưa cho tôi cốc nước nghi ngút khói, giục uống nhanh kẻo “mẹ về bắt gặp là em không được uống đâu”. Định gạt đổ cốc nước, không uống, nhưng nghĩ sao tôi lại cầm, từ từ nhấp môi, uống. Thật lạ. Cốc nước nghi ngút khói mà uống vào lại thấy mát lạnh, rồi dương khí như chảy tràn khắp người, ấm nóng và sảng khoái. Hắn nhìn tôi, tủm tỉm:
- Biết nghe lời là tốt rồi. Không lo nữa. Cam lộ sẽ bảo vệ em. Chợp mắt tí đi rồi trở lại nơi đó, không ở lại đây được đâu, mẹ sẽ trị tội thêm nặng đấy.

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

ĐẠI CÁO BÌNH CÔ VÍT - Ái Nhân


     
                      Nhà thơ Ái Nhân


ĐẠI CÁO BÌNH CÔ VÍT

Diệt CÔ VÍT cốt ở lòng dân đồng tâm hiệp sức
Viêm phổi cấp trước sau rồi tận diệt
Như nền y học của ta thủa trước,
Vốn xứng nền Y Đức đã lâu
Thuốc Ta, thuốc Tàu, Tây…
Dân Nam ta từng có!

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

GIỠN CHƠI CÙNG CHỮ NGHĨA: VẠN TUẾ HỒNG QUẦN Nguyên Lạc





LỜI NÓI ĐẦU

Trước hết, tác giả bài viết xin được ghi ra đây vài ý chủ quan:
- Tiếng nói, chữ viết rất quan trọng, mất nó, chúng ta sẽ bị đồng hóa và mất nước.
- Chữ viết chắt lọc từ tiếng nói. Văn và nhất là thơ là tình túy của chữ. Nên cẩn trọng với CHỮ NGHĨA, phải dùng một cách chính xác. Hãy dùng nó đề truyền bá cái đẹp, cái hay, phục vụ nhân sinh. Đừng dùng nó như công cụ hạ thấp người khác, phổ biến điều xấu xa, giả dối. Đừng "hòa quá nhiều nước lã vào mực" như Goethe đã nói: "Modern poets mix too much water with their ink" Nghĩa là thi nhân phải LƯƠNG THIỆN.

BIỂN CỦA NGUYỄN THANH LÂM TRONG “RỪNG XANH MƯA” - Đặng Xuân Xuyến


                      
                                Tác giả Đặng Xuân Xuyến

BIỂN CỦA NGUYỄN THANH LÂM TRONG “RỪNG XANH MƯA”

Định viết bài cảm nhận về tập thơ RỪNG XANH MƯA của nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm nhưng tôi không đủ sự kiên nhẫn để đọc một mạch hết tập thơ, vì thú thật, để hiểu được thơ của ông, với tôi quả thật là không dễ, nên đành chọn phương pháp vài ngày đọc một bài, nghiền ngẫm từ từ, thật chậm để “ngộ” được “nỗi niềm thầm kín” ẩn trong những bài thơ mang mang hơi thở Thiền của ông. Hôm nay, đọc mấy bài thơ về biển, gặp những tứ thơ hay, lạ, tôi vội gõ đôi dòng theo mạch cảm xúc: BIỂN CỦA NGUYỄN THANH LÂM TRONG RỪNG XANH MƯA.

CHÙM THƠ “LỜI CÁM ƠN” CỦA LÊ VĂN TRUNG


       


LỜI CÁM ƠN

Xin cám ơn những con đường tôi đã đi qua
Những hàng quán, những vỉa hè buổi sớm
Những người đến, người đi không hò hẹn
Và cả nỗi buồn bỏ lại hay mang theo

Tôi cám ơn từng chiếc lá vàng bay
Bay cuống quýt trên tóc chiều bối rối
Xin cám ơn những con đường tôi chưa hề đi tới
Những bến bờ trong vạn nỗi chờ mong

Cám ơn suối nguồn và những dòng sông
Những bèo bọt của một thời dong ruổi
Những chuyến đò ngang tay chèo rã mỏi
Còn lênh đênh nghe sóng vỗ mạn thuyền

Xin cám ơn người dù nhớ hay quên
Tôi vẫn nguyện trải lòng mình trong vắt
Xin cám ơn những lở bồi còn mất
Những dòng sông và những cây cầu

Cám ơn cả nguồn hạnh phúc và nỗi thương đau
Giọt nước mắt long lanh và nụ cười rạng vỡ
Ôi cõi trần gian, cuộc hành trình dang dở
Tôi vẫn đi cho trọn kiếp con người.
                                  

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

TRUYỀN KỲ VỀ MỘT DÒNG VÕ VIỆT HUYỀN BÍ - Trung Hiếu, Đại Lâm


                                     Hình ảnh tập luyện môn Thất Sơn Thần Quyền.


   TRUYỀN KỲ VỀ MỘT DÒNG VÕ VIỆT HUYỀN BÍ
                                                                     Trung Hiếu - Đại Lâm

Đã lâu lắm rồi, giới “võ lâm” không còn nghe gì về một môn phái võ huyền bí bậc nhất Việt Nam có tên Thất Sơn Thần Quyền, còn được gọi là Quyền thề.

Bản thân tôi mấy mươi năm trước từng giao đấu với một võ sĩ Quyền thề. Đang còn lúng túng trước những chiêu thức lảo đảo như người say hay nhập đồng thì đã dính ngay một đòn vung tay bản năng của đối thủ, kết quả là ngực thâm bầm mất vài tuần lễ. Mang trong ký ức nỗi đau ấy, chúng tôi lần tìm về gốc tích, ngọn ngành dòng võ này.

Cuộc trò chuyện cùng những bậc cao thủ làng võ đã vén bức màn bí hiểm của môn công dường như đã thất truyền đó.

MƠ - Thơ Hạt Cát Diệu Sinh


       
Nhà thơ Hạt Cát Diệu Sinh Bùi Cửu Trường



Chuông cửa reo
Anh đứng đấy
tóc trắng cước
như bao lần vẫn vậy
nụ cười hiền bao dung

Vỡ oà em
nước mắt lưng tròng
mấp máy môi
nín lặng.
Bàn tay anh nắm tay em thật chặt
ấm, rất ấm
Anh rì rầm kể chuyện tháng ngày xa...

Em về bé thơ.
hương quyện thơm ngõ vắng
về với ngày hè oi nắng
phượng hồng rơi nón trắng ban trưa
về với thu vàng tơ
với đông gió bấc
với dặc dài mùa tiếp mùa chiến dịch
khuông trời xém đạn bom..

Em về em với phụng phịu giận hờn
với vùng vằng trách cứ
với vu vơ dấu thương vùi nhớ
cuộc chiến tranh đã xa...
....

Chợt còi xe
xé im lặng ngõ trưa rét buốt
mồ hôi đầm đìa ướt
choàng tỉnh em, giấc mơ tàn đông.

Anh về mênh mông
Hà Thành em cô lẻ .

                     Hạt Cát Diệu Sinh
                          11/03/2020

4 VÕ KHÍ QUÂN SỰ CỔ CỦA NGƯỜI VIỆT KHIẾN GIẶC NGOẠI XÂM KHIẾP SỢ

Trong lịch sử, nỏ thần Liên Châu, cọc Bạch Đằng, súng thần cơ… là những vũ khí do chính người Việt sáng tạo ra khiến thế giới phải nể phục.

NỎ THẦN LIÊN CHÂU

Nỏ Liên Châu do tướng quân Cao Lỗ chế tạo dưới thời Thục Phán An Dương Vương nhà nước Âu Lạc, đặt tên là Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ. Tương truyền, nỏ có thể bắn một lần được nhiều phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là: “Linh Quang Thần Cơ”. Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.


Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, quân Triệu đã bị các tay nỏ Liên Châu bắn tên ra như mưa, thây chết đầy nội và phải lui binh. Về sau, Triệu Đà sử dụng kế nội gián để cho con trai Trọng Thủy kết hôn với Mỵ Châu. Ý đồ muốn ăn cắp bí quyết chế tạo nỏ của ông cuối cùng cũng thực hiện được. Nhờ vậy mà ông đã chinh phục Âu Lạc thành công.

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

NGƯỜI CHÀM TRONG MẮT TÔI - Nguyễn Ngọc Chính

Nguồn:
https://www.nguoicham.com/blog/1920/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%C3%A0m-trong-m%E1%BA%AFt-t%C3%B4i/


      
                           Tác giả Nguyễn Ngọc Chính


          NGƯỜI CHÀM TRONG MẮT TÔI
                                              Nguyễn Ngọc Chính
      
  Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ
  Quay về xem non nước giống dân Chàm
                                         (Chế Lan Viên)

Ngoài tên gọi “Chàm” ta còn dùng các danh xưng như “Chăm”, “Hời”, “Chiêm Thành”… để chỉ một dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt.

LÊ THÁNH TÔNG, VỊ MINH QUÂN NƯỚC ĐẠI VIỆT - Trần Đình Ba

Vua Lê Thánh Tông được các sử gia từ xưa đến nay ghi nhận là vị hoàng đế kiệt xuất, đã lập nên một trong những giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến.

  Hình tượng vua Lê Thánh Tông trên bìa sách Kể chuyện lịch sử Việt Nam bằng tranh 
  - NXB Trẻ.


LÊ THÁNH TÔNG, VỊ MINH QUÂN NƯỚC ĐẠI VIỆT
                                                                                     Trần Đình Ba


Sử cũ cho hay, ngày 30 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1497), vua Lê Thánh Tông băng ở điện Bảo Quang. Nhân ngày giỗ của vị vua sáng nhà Lê sơ, chúng tôi có vài dòng gọi là tri ân công nghiệp trong 37 năm trị vì của vị vua giỏi nước Việt.

THẮP NẾN HƠ TÌNH ! - Thơ Lương Bút


    
                      Nhà thơ Lương Bút


THẮP NẾN HƠ TÌNH !
(Thập thủ liên châu)

1 – Trầm lắng mùa thay… gió chuyển sang
Hương em con gái lộng xuân ngàn
Nàng soi suối lệ mòn thiên lý
Ta cõng tương tư trải ngập đàng
Bến lạ dằm khua lay ảo ảnh
Sông quen nước chảy xoáy miên man
Bụi sương băng quánh hồn luân tái
Thắp nến hơ tình chong phố hoang

CHUYỆN XỨ ĐỘNG ĐỀN NGÀY XƯA CƠM MỚI - Đinh Hoa Lư


                
                          Tác giả bài viết Đinh Hoa Lư


    CHUYỆN XỨ ĐỘNG ĐỀN NGÀY XƯA CƠM MỚI
                   (Nhớ về Động Đền, Hàm Tân, Bình Thuận)
                                                                 Đinh Hoa Lư

Trong đêm thanh, trăng tàn canh,
bao tiếng ca theo tiếng chày nhanh nhanh
Dư âm xa, còn vang mãi trong ánh đêm trăng tà
                         (Gạo Trắng Trăng Thanh - HTT)

Đất ruộng Động Đền nổi tiếng hiếm hoi. Một dải đất cát ven biển Hàm tân chỉ ưu tiên dành cho người nào biết chăm chỉ làm lụng, chịu khó khai hoang vỡ đất, có thể nói từng tấc đất một !
Kỷ niệm ở đây tôi không thể nào quên được những năm sau 1980, thời gian tôi có mặt tại "XỨ ĐỘNG", cái tên của tay sáo có biệt danh là THÀNH TÍN, anh cũng người gốc phường Đệ tứ tỉnh Quảng trị năm xưa .

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

NGHĨA KHÍ NỮ VƯƠNG – Đức Hạnh & Thi Hữu

Những đóa hoa thơ thắm nở, kính dâng lên
Tưởng niệm ngày Khởi nghĩa, của Hai Bà Trưng 8/3

    


NGHĨA KHÍ NỮ VƯƠNG
                 (Thtk)
Quân Tàu khiếp sợ danh Vương Nữ
Nước Việt tươi cười cảnh Quốc Gia

QUÂN lệnh oai hùng trỗi tiếng ca
TÀU tham chiến bại hóa ma tà
KHIẾP cờ trận phất nòng khai hỏa
SỢ bóng voi chà giặc tẩu xa
Danh tướng điều binh gìn vạn ngã
VƯƠNG nhân diệt Hán giữ sơn hà
NỮ hoàng khởi nghĩa [*] tình cao cả
NƯỚC VIỆT TƯƠI CƯỜI CẢNH QUỐC GIA…

Đức Hạnh

[*] “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ (tương đương một phần Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay
Thắng lợi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”


BÀI HỌA:


ANH THƯ BẤT KHUẤT

Phong Châu nước Việt trỗi trường ca
Nghĩa khí trời Nam khử bọn tà
Lãng Bạc Phục Ba còn khiếp đảm
Biên thùy Tướng phỉ đã lùi xa
Kiên cường giữ nước xây thành lũy
Dũng mãnh trừ yêu tỏ hải hà
Sông Hát Anh thư hồn bất diệt
Muôn đời kính trọng Đấng Vương Gia.

Anh Hân


LỜI THÁNG BA, GÁI QUÊ, TINH KHÔI - Thơ Ái Nhân



ÁI NHÂN
Tên thật Bùi Cao Thế
Đt:0984470914
139- 399- Ngọc lâm – Long biên –Hà nội
TK Bùi cao Thế 10524096395016 Techcombank
Chi nhánh Chương dương – HN



LỜI THÁNG BA

Nồng nàn hương nhụy tinh khôi
Hoa ngan ngát nở thơm chồi búp xuân
Nụ cười em tuổi thanh tân
Ròn tan như nắng trong ngần quê hương

Phong trần gió bụi mười phương
Bao năm chinh chiến con đường gian lao
Em về trong giấc chiêm bao
Hân hoan hương bưởi hoa chào đón anh

Nỗi niềm chợt thức mong manh
Nhớ cô hàng xóm long lanh mắt cười
Rung rinh hoa nở hồn người
Câu thơ thơm nức xanh lời tháng ba

Chân trần nà nõn gái quê
Tóc thơm hương bưởi bùa mê hồn làng
Mạ xanh em dệt đồng vàng
Xóm thôn rộn rã mùa màng bội thu

Cánh cò vỗ nhịp lời ru
Trời cao ngơ ngác trăng lu hoặc huyền
Ơi em duyên dáng dịu hiền
Thơ yêu trượt ngã sang miền mộng mơ

Chắt vần chuốt chữ nạm thơ
Hồn lên Cung Quảng vu vơ lời trầm
Thoảng trong gió tiếng độc cầm
Run run phím nhớ thương thầm… gái quê

RA KHƠI - Thơ Nguyên Lạc


    


RA KHƠI

Mênh mông nước với trời
Nhấp nhô thuyền ra khơi
Trên đầu trăng nức nở
Sóng xô lụa vàng phơi

Thuyền lung linh mờ tỏ
Tay chạm hạt tình rơi
Câu biệt li mắt đỏ
Khôn cùng đường chia phôi

Thuyền viễn phương mờ ảo
Trăng dõi bóng lưng trời
Sông Tương dù hai ngả
Nước chỉ một giòng thôi

Hương tóc bay muôn thuở
Tiếng tình mưa thu rơi
Quỳnh mãn khai đêm vỡ
Nhan sắc hoài khôn nguôi!

Mênh mông nước chạm trời
Nhấp nhô thuyền xa trôi
Lung linh mờ... mờ... bóng
Môi mặn hạt tình rơi!

                        Nguyên Lạc 

THÁNG HAI - Thơ Đặng Xuân Xuyến


        
                  Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến
   

THÁNG HAI

Tháng Hai rét còn ngái ngủ
Lộc non hơn hớn nhú cành
Thẹn thùng hoa xoan tím cánh
Buông chiều xòa nắng lao xao

Ồ kìa nụ hồng kín đáo
Vươn cành đón giọt nắng xuân
Tần ngần đóa đào nở muộn
Tháng Hai phơn phớt nắng gài.

Hà Nội, Mồng 9 tháng 02 Canh Tí
      ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020

CÒN ĐÂY - Thơ Lê Ngọc Phái, nhạc Nguyễn Tất Vịnh, tiếng hát Xuân Phú


        


CÒN ĐÂY

Còn đây những tháng năm xưa
Cơn mưa trong trẻo nắng trưa ngọt ngào
Đường về ruổi bóng trăng sao
Bước chân du tử lạc vào rừng mai.

Còn đây đôi mắt khổ sai
Đèn khuya đổ bóng hiên ngoài tìm nhau
Thương ai thao thức đêm thâu
Màn thu trở gió mưa ngâu vỗ về.

Còn đây xao xác trưa hè
Xác hoa phượng đỏ tiếng ve xót lòng
Thương ai ấp ủ tình không
Ngồi hong nỗi nhớ cho đông ấm dần.

Còn đây nắng mới đầu xuân
Con tim rạo rực ngại ngần bên nhau
Còn đây cái buổi ban đầu
Tóc xanh giờ đã điểm màu tuyết sương.

Trăm năm cuộc lữ dặm trường
Dù cho vàng đá cũng thường mà thôi
Còn đây còn cả một trời
Quê hương yêu dấu lòng người bao dung.

                                           Lê Ngọc Phái




Thơ: Lê Ngọc Phái
Nhạc: Nguyễn Tất Vịnh
Ca sĩ: Xuân Phú               

BUỒN ƠI! TA VẪN... - Thơ Quang Tuyết


        
                           Nhà thơ Quang Tuyết


BUỒN ƠI! TA VẪN...

Sau cơn bão trời bỗng dưng êm ả
Sau ngày vui sao trống vắng lạ kỳ
Chị em mình kẻ ở người đi
Để lại những dư âm còn sóng sánh
Phút tạ từ tim mềm lời buồn thánh

Ừ! Sang năm....
Hãy nhớ trở về thăm
Dù mưa phùn gió bấc rét căm căm
Lòng cháy bỏng tâm tình người Quảng Trị
Ai đã được sinh ra từ đất lửa
Và lớn khôn theo ngọn gió nam Lào
Mềm như tre, bám vững cũng như tre
Và đẹp lắm trái tim mình bé nhỏ

Vừa rộn rã chừ răng nghe vắng quá
Mới bên nhau chưa kịp thấm đã xa
Vừa hát ca ngày tháng vội đi qua
Vừa hội ngộ
Chưa chi buồn lắm rứa!

                                            Quang Tuyết

BUỒN ƠI, TA XIN CHÀO MI... - Trần Mai Ngân


   
                             Tác giả Trần Mai Ngân


BUỒN ƠI, TA XIN CHÀO MI...

Có những tháng ngày ta cùng nỗi buồn đồng hành và chịu đựng nhau.

Những tháng ngày ấy thật dài và đen tối. Ta buông mình rơi sâu xuống vực ảm đạm tưởng chừng như đã tan ra thành từng mảnh vỡ từ khổ đau. Cứ thế, ta lăn trôi theo nỗi buồn dẫn dụ...
Lúc ấy, ta đã quên mất buổi sáng vẫn luôn còn có bình minh và tiếng chim hót. Không nhớ được những cơn gió nhẹ nhàng ban trưa và hoàng hôn vàng trên tóc khi đến chiều...
Ta đã quên, quên tất cả để đắm mình trong hơi thở muộn phiền. Nỗi buồn bây giờ như một đam mê, huyền bí làm ta lạc lối đời...
Cứ thế ta chìm sâu mê muội!

Đến một lúc, nỗi đau đã đủ, đã đầy... ta như chết đi. Chết đi để rồi hiện sinh lại ở một kiếp khác ngay trong kiếp này... ta thành một con người khác! Ta buông nỗi buồn và xa lánh nó ! Ta quên hết, quên hết!

Đúng vậy, khi nỗi đau đã đủ đã đầy ta tự khắc sẽ buông ra. Và ta sẽ mỉm cười.
Nỗi buồn ơi! Vẫy tay chào mi nhé !

                                                                                  Trần Mai Ngân

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

TRĂNG NẠ DÒNG - Thơ Ái Nhân


    


TRĂNG NẠ DÒNG

Hạ huyền
lu…
mảnh trăng treo

Nạ dòng
thương
gió lưng đèo
hoang vu

Lá vàng
nắng quái
tàn thu

Chạnh lòng
thảng thốt
chim gù… gọi yêu

               Ái Nhân

THĂM LẠI VƯỜN XƯA - Phạm Đức Nhì


   


SÀI GÒN ĐAU

Em yêu Sài Gòn, vì nơi đó có một người đau
một người mất những vàng son quá khứ…
sông cạn gió
đường cạn dần cây lá
mà mắt anh không cạn những mùa xưa!

Sài Gòn của anh
một thời Công Lý
một thời Tự Do
Sài Gòn của một thời Thương Xá
em bước qua, ngơ ngẩn mắt quê mùa

Một thời của anh – em chưa trải nắng mưa
chưa vào kho sách cũ
chưa nỗi nhớ thắt lòng
chưa vướng một niềm riêng
không có tình yêu, Sài Gòn như đất trống
như câu thơ lạc vận chẳng neo hồn (1)

Không giữ lại dáng hình xưa được nữa
Sài Gòn đau ngơ ngác buổi em về
anh ở đâu những ngày cây lá đổ
có đợi chờ bàn tay nắm sẻ chia?

Có chờ nghe em nói giữa ngàn khuya
xa xót lắm những thờ ơ đã lỡ
Sài Gòn đau … Sài Gòn đau … anh ơi, thêm một miền tiếc nhớ
thêm một lần lặng đắng để thầm thương…

                                                                    Đinh Thị Thu Vân