BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

CHÌM, HOA BỒ CÔNG ANH BAY..., QUÀ QUÊ - Thơ Trần Mai Ngân


   


CHÌM

Chìm trong khói, chìm trong hương
Chìm trong quên lãng vô thường tôi ơi
Hằng đêm Bát Nhã nghẹn lời
Bóng - tôi đối diện với đời vô ngôn...


HOA BỒ CÔNG ANH BAY...

Gió đưa chiều muộn hoa bay
Lời kinh sám hối những ngày trần gian
Bồ Công bám áo nâu vàng
Ghim con tim nhỏ một hàng cô đơn !


QUÀ QUÊ

Từ quê chồng gửi lên thành
Nải chuối chín bói để dành mấy hôm
Nhãn xuồng đầy đặn dày cơm
Nghe trong tháng bảy hương thơm đủ điều...

Gửi tôm, gửi thịt... gửi nhiều...
Toàn là những món vợ yêu ưa dùng
Gửi đầy, gửi hết riêng chung
Gói trong quà ấy mông lung vợ à...

Nhớ lắm... chồng chẳng nói ra
Chỉ mong vợ sớm về nhà mà thôi!

                            Trần Mai Ngân

Ừ THÌ TỰ TÌNH SÔNG TRĂNG... - Chùm thơ của Đặng Xuân Xuyến


   


Ừ THÌ...

Ừ thì ngưng nửa cuộc chơi
Ừ thì chấp chới nửa vời chữ yê
Ừ thì quánh đặc cô liêu
Ừ thì chát mặn niềm đau... Ừ thì...

Hà Nội, chiều 23 tháng 06-2013


TỰ TÌNH

Và em ngúng nguẩy dưới thềm
Và lim dim mắt để đêm phập phồng
Và mênh mông gió ven đồng
Và tôi cùng với bến sông chòng chành.

Hà Nội, đêm 05 tháng 01-2014


SÔNG TRĂNG

Vâng, từ độ ấy đến giờ
Sông trăng dẫu cạn vẫn chờ đò xưa
Cầu trời đổ một trận mưa
Cho sông trắng nước đò xưa trở về.

Hà Nội, ngày 26 tháng 06-2013

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

KIM ĐÂU, CHỢ SÒNG: LÀNG TÔI ! (tt) - Hà Huy Hoàng


                  
                              Tác giả bài viết Hà Huy Hoàng

Cứ thế cứ thế, tôi lớn dần theo những tháng ngày thơ, tôi cứ tưởng xóm Bún là làng của mình cho đến một hôm tôi được ông nội dẫn vào làng thực sự, nơi cách xa xóm nhỏ chừng hơn cây số, mà sao lúc đó xa quá là xa, phải băng qua một khoảnh rừng lúp xúp cây chồi, gọi là rú như người quê mình thường nói, khoảnh rừng toàn cát với cát là một trở ngại khá lớn đối với bàn chân nhỏ xíu của tôi lúc đó, ông nội có lúc phải chờ tôi một chặp, rồi có khi phải ẳm tôi lên.

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

MINH OAN CHO GIAI THOẠI “TRUYỆN TÌNH TRẦN KHẮC CHUNG VÀ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA” - Hoàng Hương Trang




MINH OAN CHO GIAI THOẠI TRUYỆN TÌNH TRẦN KHẮC CHUNG VÀ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA

Từ xưa đa số người Việt mặc nhiên cho rằng Trần Khắc Chung và Huyền Trân công chúa là một mối tình. Họ kể truyền miệng đời này qua đời khác thành ra vô tình đã “Đóng Đinh” đó là một mối tình như có thực. Chính tôi từ mấy chục năm qua cũng tin như vậy. Cứ cho là trước khi đi làm vợ vua Chiêm Chế Mân, Huyền Trân công chúa đã có ý tình dang díu với Trần Khắc Chung, nên khi Chế Mân chết, vua Trần sai Khắc Chung đi cứu con gái khỏi bị hỏa thiêu chết theo chồng theo phong tục của hoàng gia Chiêm Thành, thì hai người “Tình cũ” lại được “tái hợp”, cuộc cứu hộ công chúa thành công và hai người lênh đênh trên biển một thời gian khá dài có đến hàng năm, mới về tới Thăng Long.

KÍ ỨC TUỔI THƠ - Hoàng Hữu Chiểu





Đời người …

Có lẽ ai cũng nghĩ rằng thời thơ ấu là cái thời đáng nhớ nhất, cái thời mà sự vô tư, hồn nhiên, trong trẻo luôn luôn ngự trong tâm hồn; để rồi, khi thời gian làm bạc mái đầu, da hằn sâu những dấu chân chim, con người ta còn nhớ mãi về những kỉ niệm thuở ấy. Và ngậm ngùi hoài niệm !....
Tuổi thơ của tôi gắn liền với những lũy tre làng, những ao cá, cây đa, bến nước, sân đình, đặc biệt những cánh đồng của làng ...

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

BAY LÊN NHỮNG MẶT TRỜI - Thơ Phan Quỳ


   


BAY LÊN NHỮNG MẶT TRỜI

Tôi ru giấc ngủ cho riêng tôi
À ơi mấy bận, khép mi rồi
Cơn mộng đưa tôi về viễn xứ
Đưa hồn phiêu lãng những xa xôi.

Tôi thấy tôi trôi giữa cuộc trần
Buồn vui thôi đã đủ tháng năm
Chua xót, đắng cay đắp thành núi
Vai gầy gánh nặng mấy trở trăn.

Tôi nghe Người gọi thoáng tên tôi
Vương chút mến thương chút ngại ngần
Tôi xin đáp lại bao trân quý
Từ cõi mộng nào tôi hoá thân.

Tôi tìm thấy tôi giữa điệu, vần
Bên đời cất tiếng với tha nhân
Ai đó đi qua, ai dừng lại
Một chút chân tình, chút cảm thông.

Tôi về cơn mộng của riêng tôi
Có tiếng ai đưa những ru hời
Không còn giấc ngủ cô đơn ấy
Tôi thấy bay lên những mặt trời.
                                   
                                   Phan Quỳ

CHÙM THƠ VỀ "THI SĨ, THƠ" CỦA LÊ VĂN TRUNG


        


THI SỸ

Hỡi thi sỹ!
Kẻ muôn đời vô sản
Kẻ mỉm cười cô độc giữa nhân gian
Kẻ chối bỏ
Kẻ kiếm tìm
Kẻ khát vọng
Kẻ nhân danh địa ngục lẫn thiên đàng.

VỀ ĐỊA DANH MƯỜNG MÁN HAY MƯƠNG MÁN (BÌNH THUẬN) - Phan Chính





VỀ ĐỊA DANH MƯỜNG MÁN HAY MƯƠNG MÁN
                                                                         Phan Chính

Đó là tên con sông lớn chảy giữa lòng thành phố Phan Thiết với biết bao trang văn, câu thơ, khúc nhạc ngợi ca bất tuyệt thấm đẫm lòng người. Thế nhưng chỉ với một tên gọi Mương Mán/ Mường Mán thôi mà vẫn còn lắm điều chưa hẳn ai cũng dễ dàng chấp nhận. 

“DOANH NGHIỆP VỚI THỊ TRƯỜNG”, MỘT CUỐN SÁCH ĐÁNG ĐỌC! - Giáp Kiều Hưng


            
                             Tác giả Giáp Kiều Hưng 


Để tìm một cuốn sách về kinh nghiệm làm giàu thật hay thực sự không phải là một điều dễ dàng, mặc dù trong tủ trưng bày ở các nhà sách loại sách này chất cả đống với những cái tên đầy “kích thích”. Nhưng, ở đây, chúng tôi muốn giới thiệu một cuốn sách mà theo cảm nhận của chúng tôi, mỗi một dòng, một chữ đều bật ra trong tâm huyết, từ máu thịt của người viết như những lời “tâm sự” “gan ruột”.

CHÙM 5 BÀI THƠ TÌNH ĐẶC SẮC NHẤT CỦA PHẠM NGỌC THÁI


   


ANH ĐỨNG NHÌN THEO BÓNG CHIM CÂU
                                     Tặng người sinh nữ xa xưa

Mấy chục năm rồi... Em ở đâu?
Ơi, người con gái của thời yêu!
Chiều nay thành phố trong mưa lạnh
Anh đứng nhìn theo bóng chim câu...

Kìa! Dáng hình xưa lại hiện về
Gót thon bước nhẹ dưới đường quê
Gió bay mái tóc hương thơm ngát
Để cả trời xanh phải đê mê

Tiếng hát ai đưa vọng bên hồ
Đã xa năm tháng hãy còn mơ
Mắt em thăm thẳm soi làn nước
Tận đáy hồn anh cứ ngẩn ngơ

Chiều nay mà ngỡ buổi chiều nao
Vẫn đến trường em lối cổng vào
Đón cô thiếu nữ xinh xẻo ấy
Chạy đến bên anh tủm tỉm chào

Thôi thế, hết rồi... Bé yêu ơi!
Bụi cát lầm lên phủ cuộc đời
Giá em mãi tuổi đôi mươi nhỉ
Và anh cũng đừng vội già người

Mấy chục năm trời... Em ở đâu?
Anh đứng nhìn theo bóng chim câu...

                                        13.2.2019


Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

THÁNG BẢY VỀ RỒI! - Thơ Hoành Trần


    


THÁNG BẢY VỀ RỒI!

Đi tìm thu nơi đâu?
Phải chăng bởi lòng sầu,
Nỗi niềm riêng ai thấu,
Ai thấu cho tình Ngâu!

Lá vàng thì phải rơi,
Chân em qua xào xạc,
Mắt nai còn ngơ ngác,
Gió heo may đâu rồi!

Tưởng tượng đây mưa thu,
Đường vương vương sương mù.
Cho em kiêu sa bước,
Cho tình ngọt môi ru.

Đêm của ngàn năm trước.
Mộng của ngàn năm sau,
Cũng thế thôi giống nhau.
Bởi tình người nào khác.

Có thu cho vàng nhớ,
Có lá cho thu phai,
Tinh quê sao lạc loài,
Bâng khuâng chiều tháng bảy

                            Hoành Trần
                             21/7/2020

THƠ 1-2-3 : EM MỜI ANH DỰ BUỔI TIỆC TÌNH HUYỀN ẢO, BUỔI SÁNG ÊM Ả ĐI DƯỚI HÀNG CÂY XANH LÁ - Trần Mai Ngân


     


THƠ 1-2-3

EM MỜI ANH DỰ BUỔI TIỆC TÌNH HUYỀN ẢO

Anh đến với món quà náo nức của gã đàn ông
Em đãi bằng thật lòng của người đàn bà cũ

Đêm ấy, trăng sao dối gian cùng nhau quyến rũ
Say - nghiêng cả đất, nghiêng cả trời...
Tiệc tan - xa cách vẫn lời tri ân!

TÌM NHAU - Thơ Khang Hồ


   


TÌM NHAU

Anh sẽ chẳng bao giờ biết ngày tháng gian lao,
Nếu ngày đó không đi tìm em-tìm bạn.
Tưởng đã quên rồi, một thời xa vắng,
Ruộng đồng, mồ hôi, nước mắt thuở nào.

Dạo ấy, áo trắng em bay, mùa thơ ngây,
Gió Đời xô ngã - em giã từ lớp học
Không một lời từ biệt, chỉ âm thầm khóc,
Xa mái trường xưa, ôm mộng ước đong đầy.

Em trở về với mạ, lúa, vồng khoai,
Với nắng mưa hai mùa, đụn rơm bó củi,
Khơi dòng nước xanh tận xa trong rừng núi.
Trao tuổi thanh xuân, quên cả tháng ngày.

Rồi một chiều, như qua được cơn say,
Em chợt hiểu vì sao lúa vàng không trĩu hạt,
Nước chảy về mà sao đất vẫn khát.
Đêm đó đầy sao, em cất bước dạ hành.

Đoàn người lặng đi mang theo niềm tin.
Tìm áo cơm và miền đất sống mới,
Nhọc nhằn, đắng cay, nhiều năm mòn mõi.
Đất phương nam, mây trời xanh. Em nhớ lại cuộc đời.

Nhớ hàng cây, dòng sông đào, con nước trôi,
Có vũ điệu gánh nước, đẹp mê hồn người chị,
Bạn bè trong lớp, em chép từng tên rất kỹ.
Anh đọc rất nhiều lần, vẫn không thấy tên anh.

Và chợt hiểu rằng: ngày ấy thật mong manh,
Ta mới gặp nhau giữa sân trường lộng gió,
Giữa cát trắng, nắng vàng. Anh chỉ là dấu chấm nhỏ,
Làm sao lưu được vào trong ô nhớ hồn em?

                                                         Hồ Kháng
                                           Nha Trang, nắng tháng 3.

TRANH VẼ CỦA HỌA SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG (1)



                       Nụ cười của mẹ (tranh lụa)



                            Đàn tỳ bà (tranh lụa)



                            Mẹ và con (tranh lụa)



                            Tắm suối (tranh lụa)



                             Chùa Cầu Hội An (tranh sơn dầu -1958)



                                                    Ao nhà (tranh lụa)



                                          Đi lễ chùa (tranh lụa)



                                                    Nữ tu (tranh lụa)



                                     Hoa (Tổng hợp khổ 80-90)
  

CHUYỆN VUI THƯỜNG NGÀY: CHỮ VÀ NGHĨA - Đình Hy


  

CHUYỆN VUI THƯỜNG NGÀY: CHỮ VÀ NGHĨA
                                                                           Đình Hy

Trong cuộc sống thường ngày, ngôn ngữ có chức năng giao tiếp, biểu đạt những ý nghĩ của chủ thể ra khách quan bên ngoài để truyền thông tin với ý định, mục đích nào đó. Đó là sự kỳ diệu ngôn ngữ của muôn loài, (ở loài người ban đầu là tiếng nói và sau đó đạt một trình độ nhất định là chữ viết hình thành).

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

CA SĨ THÁI CHÂU THỔ LỘ LÝ DO KHÔNG DÁM HÁT NHẠC LÊ UYÊN PHƯƠNG - Thạch Anh

Trong tập 7 “Người kể chuyện tình”, danh ca Thái Châu thổ lộ lý do không dám hát nhạc của Lê Uyên Phương. 

   Danh ca Thái Châu chia sẻ về các sáng tác của nhạc sĩ Lê Uyên Phương. ẢNH: BTC


CA SĨ THÁI CHÂU THỔ LỘ LÝ DO KHÔNG DÁM HÁT NHẠC LÊ UYÊN PHƯƠNG

Trong Người kể chuyện tình chủ đề nhạc sĩ Lê Uyên Phương (nghệ danh của nhạc sĩ Lê Văn Lộc), danh ca Thái Châu tiết lộ những tác phẩm của nam nhạc sĩ mang tính đặc thù riêng như ca từ đẹp và những đoạn melody thử thách ca sĩ. Hầu hết các sáng tác của Lê Uyên Phương là viết về cuộc tình của chính ông với người vợ Lâm Phúc Anh, về những trăn trở và lo lắng cho cuộc sống hai người.

“Bất cứ bài hát nào anh Lê Uyên Phương cũng cho vào những nốt đặc thù như thăng, nốt giáng, ca sĩ thể hiện đến đoạn đó phải cố gắng hát đúng nốt, giữ cảm xúc của nhạc sĩ, lẫn tinh thần bài hát xuyên suốt. Đây là thử thách đặt ra cho bất cứ ai thể hiện dòng nhạc của Lê Uyên Phương. Ngoài ra, các bài hát hầu như đều về chuyện tình Lê Uyên và Phương”, ông chia sẻ.

                               Chân dung nhạc sĩ Lê Uyên Phương. ẢNH: BTC
                   
Thái Châu thú nhận tuy nghe nhiều ca khúc của Lê Uyên Phương nhưng chưa bao giờ dám “chạm” đến nhạc của ông vì sợ không làm hài lòng nhạc sĩ và không chuyển tải đúng bài hát với khán giả về dòng nhạc Lê Uyên Phương. Vì thế, trong Người kể chuyện tình tập 7, ông hạnh phúc khi được nghe các ca sĩ trẻ thể hiện những tình khúc nổi tiếng của nam nhạc sĩ với sự đầu tư, nghiên cứu về dòng nhạc có tính đặc biệt này.

        Chuyện tình đẹp của nam nhạc sĩ từng khiến nhiều người ngưỡng mộ. ẢNH: BTC
             
Được biết nhạc sĩ Lê Uyên Phương sinh ngày 2.7.1941, tại Đà Lạt. Tên khai sinh của ông là Lê Văn Lộc. Trước đó cha mẹ ông đặt là Lê Minh Lập, nhưng do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch mà trở thành Lê Minh Lộc. Nhạc sĩ bắt đầu sáng tác năm 1960 với ca khúc đầu tiên Buồn đến bao giờ, được viết tại Pleiku, khi ông dạy học tại đó và ký tên là Lê Uyên Phương. Bút danh này được ông lấy chữ lót tên mẹ, ghép với tên người tình đầu tiên là Uyên mà thành. Tuy nhiên, vợ ông là Lê Uyên tiết lộ Uyên là tên một người họ hàng mà người nhạc sĩ yêu quý, không phải tên của cô gái là mối tình đầu của ông.

Trong đêm thi, Châu Ngọc Hiếu hóa thân thành Lê Uyên Phương, thời điểm người nhạc sĩ dạy môn Triết tại Đà Lạt và được cô nữ sinh Lâm Phúc Anh (ca sĩ Lê Uyên sau này) thầm thương trộm nhớ. Dù cách nhau 11 tuổi nhưng họ trở thành người trong mộng và chia sẻ nhiều niềm vui nỗi buồn. Châu Ngọc Hiếu thể hiện ca khúc Tình khúc cho em cùng phần trợ diễn của ca sĩ Duyên Quỳnh. Trong khi đó, ca sĩ Bảo Đăng hóa thân thành người nhạc sĩ đang say đắm trong tình yêu, trình diễn sáng tác nổi tiếng Buồn đến bao giờ. Dạ khúc cho tình nhân là ca khúc được Nguyễn Kiều Oanh lựa chọn thể hiện trong đêm thi lần này.
Người kể chuyện tình tập 7 với chủ đề những tình khúc của Lê Uyên Phương sẽ phát sóng ngày 23.7 trên kênh THVL1.

                                                                             Thạch Anh

Nguồn:
https://thanhnien.vn/giai-tri/thai-chau-tho-lo-ly-do-dac-biet-khong-dam-hat-nhac-cua-le-uyen-phuong-1254545.html

XUÂN HẠ THU ĐÔNG, MỘT, XUÂN QUÊ, VẬT VỜ, XUÂN ĐÃ SANG, CÁ NƯỚC - Thơ Chu Vương Miện


        


XUÂN HẠ THU ĐÔNG

mai vàng mai trắng mọc trên đất
mọc lưng đồi và mọc cuối non
mai trắng tưởng lầm là mơ trắng
ở nam nhưng gốc vốn động đình
mai vàng mai trắng ngủ trong thơ
thơ đường tàu truyền mãi tận giờ ?
có xuân có mai tươi thắm mãi
thiếp lan đình nét chữ hư chu
mai vàng mai trắng ngời thơ việt
bát cơm phiếu mẫu cuả mai đình
ân nghĩa xưa nay tìm mỏi mắt
người về huyệt lạnh gửi mắt xanh
thời cở còn có nhị độ mai
ta cũng còn mai mai tứ thời
đông xuân thu hạ hoa trĩu lá
tiến lục huyền theo liêu trai ?

CHÙM THƠ THÁNG BẢY CỦA NHÓM SÔNG QUÊ - Nguyễn Thị Vĩnh Phước, Phan Thạch Nhân, Nguyễn Thị Liên Hưng


   


LỐI CŨ TÌM VỀ

Tôi trở lại quê nhà
Ngày cuối hạ mặt trời nung hơi nóng
Hành lý mang theo là một trái tim hồng
Bạn bè, thầy cô... bao ước vọng chờ mong
Niềm hạnh phúc tỏa lan về mấy ngả

Khóa 71 hôm nay đông vui quá!
Tay cầm tay mà cứ tưởng đang mơ
Gọi tên nhau như cái thuở còn thơ
Nở nụ cười mà môi sao nghe mặn
Mấy mươi năm tưởng chừng như rất ngắn
Lớp 9 ngày xưa…
Ôi ngày xưa (thương nói mấy cho vừa)

Ngày Hội khoá cho chúng mình hạnh ngộ
Niềm hân hoan choáng ngợp cả đất trời
Mặc gió Nam Lào… mình vẫn vui chơi
Lối cũ ta về…
Con đường xưa vẫy gọi
Bóng mát đời nhau âm vang giọng nói
Tháng 7 yêu thương! Tháng 7 tuyệt vời!
Quên hết tháng ngày xa xót, chơi vơi
Bạn hát, tôi ca
Chúng mình vui
Như chưa từng vui thế!
Ngồi bên nhau bỗng quên đời chớp bể
Bỏ lại sau lưng phiền muộn mưa nguồn
Chỉ còn đây tình thân ái trào tuôn
Giữa trời quê hương trong xanh vời vợi
Người đã đến vì người đã đợi
Nên phượng hồng tươi thắm lối đi về
Phố thị Đông Hà sực tỉnh cơn mê
Đêm Cửa Việt lao xao sóng vỗ
Mình bên nhau ôn bao chuyện cũ
Của một thời mơ mộng tuổi mười lăm…
Bất chợt nhìn nhau
Mắt xưa giờ đã phai màu
Tóc xanh điểm bạc
Áo nhàu thời gian
45 năm?
hay đã 48 năm?
Chuyện hàn huyên làm sao nói hết

(Ngày vui ngắn chẳng tày gang)
Chiều mưa đến sớm nắng vàng ngủ quên
Thế rồi
Hoàng hôn lên
Tàu rời sân ga
Hồi còi chia xa cho đất trời nghiêng ngửa
Xin gởi hồn một nửa
Ở lại bên người với áo trắng ngày xưa

Trời khuya đỏ mắt sao thưa
Soi vầng trăng khuyết nghe mưa dặm dài

                         Nguyễn Thị Vĩnh Phước

CHẠY LOẠN NĂM 1975 - Nguyễn Thị Thu Sương


     
                    Tác giả Nguyễn Thị Thu Sương


         CHẠY LOẠN NĂM 1975

Trong chiến tranh loạn lạc, con người chạy theo đám đông, thấy người này chạy, mình cũng chạy, người này sợ giặc chạy, người thì né tránh những vùng bom đạn. Tuy nhiên, trong đó vẫn có nguời chạy về sum họp với gia đình. Gia đình tôi thuộc trong nhóm người đó.

TRĂNG VỀ SUỐI ĐÓ, TỰ TRÀO, CHÉN SAY NHỚ BẠN, TẠ ƠN, ĐỂ LẠI, CHUÔNG SỚM, CỔNG TRỜI - Thơ Hoàng Hương Trang


   
          Nhà thơ Hoàng Hương Trang


TRĂNG VỀ SUỐI ĐÓ                    
(Tặng nhà thơ Đinh Hồi Tưởng)

Vầng trăng chừng quạnh quẽ
Suối Đó thoáng mây xa
Bóng nâu sồng thấp thoáng
Gậy trúc ngập ngừng qua

Rừng trăng loang ánh bạc
Nước cuốn suối lung linh
Mái chùa cong rêu phủ
Phải chùa Đây u minh?

Chuông xa còn ngân vọng
Mõ xa còn bùi ngùi
Người còn mãi xa người
Ai về lần chuỗi hạt

Ngửa tay hứng trăng nhạt
Chắp tay niệm Nam
Mô Cầu tám cõi hư vô
Uống suối nguồn vi diệu.

2013