BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

DẬP DUỀNH - Thơ Trần Mai Ngân


    
                                     Nhà thơ Trần Mai Ngân


DẬP DUỀNH

Ngày dập duềnh
Con chim hót buồn tênh
Nhìn mây trôi mông mênh
Nhớ ra ta còn sống !

Trưa dập duềnh
Thấy ta đang nằm mộng
Gọi người... chỉ thinh không
Hóa ra ta mãi trông !

Chiều dập duềnh
Hoàng hôn sao trống rỗng
Cọng nắng tan theo chiều
Thì ra... yêu đã nhiều !

Đêm ngưng trôi
Ta và bóng những điều
Lặng im qua tháng năm
Ngộ ra... mối tình câm
Ôi! dập duềnh xa xăm !

           Trần Mai Ngân

TÌNH YÊU, PHẬN NGƯỜI VÀ CON ĐƯỜNG THI CA QUA THƠ LÊ VĂN TRUNG - Viên Hướng


             

TÌNH YÊU, PHẬN NGƯỜI VÀ CON ĐƯỜNG THI CA QUA THƠ LÊ VĂN TRUNG
                                                                                     Viên Hướng

          Với trực giác vô vàn bén nhạy cùng say đắm nghệ thuật thi ca gắn liền với xã hội hiện sinh, quê hương của một thời bóng đêm dày đặc, một thời của thanh niên không làm chủ được đời mình, một thời của đợi chờ trong tuyệt vọng lắt liu khi tương lai chỉ là một ngọn nến hắt hiu mờ ảo, chốn quay về của anh là căn nhà thinh thích lặng câm, đau đáu quẩn quanh chiếc bóng chính mình khi tâm giới còn xác xao kiếp lữ.

Cánh cửa mười năm còn để mở / Đìu hiu như mỏi cuộc mong chờ / Ta bước ngại ngần, xiêu bóng đổ / Run run thềm tối nhện giăng mờ                                                   (Đợi chờ đến cuối cuộc tang thương)

CHÙM THƠ VỀ "GIỌT LỆ" CỦA LÊ VĂN TRUNG


      


GIỌT LỆ

Giọt rượu nào đọng lại
Trong ly đời lạnh căm
Nằm buồn như giọt lệ
Khóc duyên tình trăm năm

Không đành tâm uống cạn
Không đành tâm rót đầy
Men phai màu quên lãng
Hương xưa còn ngất ngây

Không đành tâm uống cạn
Rượu cháy bỏng vành môi
Ta đem tình vô tận
Gửi vào tim đất trời

Không đành tâm uống cạn
Giọt lệ tình phai phôi.

CHUYỆN NGHE Ở CHỢ - Đặng Xuân Xuyến


               

             CHUYỆN NGHE Ở CHỢ

Sáng, ra chợ, cô hàng rau nhìn lão cứ cười cười, rồi thẽ thọt:
- Có tình yêu à mà trông anh “bảnh” thế?
Lão thấy ngượng nên méo mó:
- Yêu đương gì đâu? Già rồi. Giờ mà yêu... ngượng chết!
Chị hàng thịt đế vào:
- Chú kêu già thì chị kêu thế nào đây? Thôi, vợ đi. Lừng khừng rồi về già sẽ khổ lắm đấy.
Lão gượng cười:
- Vâng! Cũng muốn lắm chứ nhưng có ai yêu đâu mà cưới hả chị?
Cô hàng rau bĩu môi:
- Gớm! Kén lắm vào rồi tối ngủ một mình. Ở mãi thế không thấy chán à? Mà em nói thật nhá... Lâu lâu không làm bận thì người nó đần đi đấy.
Nói xong, cô hàng rau tự thưởng cho mình một tràng cười rổn rảng như ngô nổ.

TIỄN BẠN VỀ CÕI... - Thơ Nguyên Lạc


    


TIỄN BẠN VỀ CÕI...

Tiễn người tôi tiễn đưa người
Khăn tang áo trắng cùng lời biệt ly
Biệt ly bạn đã ra đi
Ra đi là mãi phân kỳ bạn ơi!

Tiễn người mây trắng lưng trời
Tiễn người tôi tiễn buồn ơi nghìn trùng!

Biển đời lệ khổ nhân sinh
Thì thôi hãy nhớ Tâm kinh: Vô thường *

                                         Nguyên Lạc
................

* Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc... (Bát Nhã Tâm Kinh)

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020

TẠ TỪ - Thơ Phan Quỳ


    


TẠ TỪ

Ta xa rồi em nhé!
Buồn trong đôi mắt trong
Buồn vương chiều lặng lẽ
Tiễn nhau về hư không.

Em đi đường in dấu
Bỗng nhạt nhoà mênh mông
Bỗng im lìm quạnh quẽ
Đơn lẻ một dòng sông.

Ta về tìm cơn gió
Xô dạt một trời mong
Ta về tìm con sóng
Tan đi đời ngóng trông.

Cho ta ngày thơ dại
Cho em buổi thanh xuân
Ơi mỏi mòn hy vọng
Ơi rã rời châu thân.

Ơi em, làn hương mỏng
Vấn vít giữa đường trần
Ơi em, tóc bồng nhẹ
Ru đời đến ngàn năm.

                 Phan Quỳ

Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

LỘC KHÊ HẦU - Truyện ngắn của Trần Vũ Minh


    Đền thờ Đào Duy Từ thôn Cự Tài 1, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

  
LỘC KHÊ HẦU

“Một mình vẹn đủ ba tài
Phúc ta gẫm ắt ý trời hậu vay”…
(Ngọa long cương vãn – Đào Duy Từ)

Đêm đã khuya, quan nha úy nội tán Lộc Khê Hầu - Đào Duy Từ vẫn ngồi lặng trong thư phòng, ấm trà “Trảm mã” đã nguội lạnh mà Ngài không đụng tới. Sáng nay chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai nội giám đến ban cho Ngài một bình ngự tửu, hai tấm lụa đào và mâm trà quý. Ngài đứng dậy, bước ra sân, gió xuân se lạnh. Trăng hạ huyền cong như chiếc sừng trâu chơi vơi gữa mênh mông vô tận. Ngài bồi hồi nhớ về xứ Thanh Hoa…

NGÀY HÔM QUA - Thơ Trần Mai Ngân


   
                 Nhà thơ Trần Mai Ngân


NGÀY HÔM QUA

Có những mùa chở tôi đi
Qua bến cũ, qua xuân thì môi thắm
Có những ngày như buồn lắm
Nhớ một người đã say đắm nơi đâu...

Có gian truân, có dãi dầu
Xin qua hết để nhiệm mầu ban phát
Trần gian lạ như khúc hát
Những nốt trầm buồn bóng Hạc bay xa

Ngày hôm qua, ngày hôm qua
Xin xua hết những nhạt nhoà quá thể!

                                  Trần Mai Ngân

“I AM NOT YOURS”, DẤU HIỆU CỦA MỘT CUỘC TÌNH TAN VỠ - Phạm Đức Nhì


          
                      Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


“I AM NOT YOURS” - DẤU HIỆU CỦA MỘT CUỘC TÌNH TAN VỠ

Lời Nói Đầu

Vào 2 thập niên đầu của thế kỷ 20, trong khi phụ nữ Việt Nam đang phải đeo trên cổ cái gông “tam tòng tứ đức” của đạo Khổng, phải chấp nhận sống cảnh “chồng chúa vợ tôi”, thì ở Mỹ Sara Teasdale cũng đã phải đau đớn thốt lên với người đàn ông mình yêu: “Em không phải là vật sở hữu của anh” (I Am Not Yours).

Dĩ nhiên, nếu không nhờ tài thơ của tác giả thì dù ý tưởng có hay, có cấp tiến đến đâu chăng nữa I AM NOT YOURS cũng không thể “sống lâu lên lão làng” và còn được người yêu thơ ở Mỹ (và cả trên thế giới) yêu mến và trọng vọng đến ngày hôm nay.

Xin chia sẻ đến những người yêu thơ Việt Nam, đặc biệt là chị em phụ nữ, tâm tình của một nữ sĩ người Mỹ đầy cá tính.

ĐÊM LẠNH - Thơ Đặng Xuân Xuyến


       


ĐÊM LẠNH

Gác nhỏ co ro
Phì phò ngoài hiên tiếng gió
Nặng mưa lạnh từng giọt rỏ
Lật mình khoảng trống chơ vơ.

Đêm mờ bờ môi hé mở
Phập phồng ngực hồng dụ dỗ
Bàn tay, bàn tay.... nín thở
Giật mình. Gác nhỏ co ro.

3giờ, sáng 24 tháng 12. 2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

NGƯỜI VỀ MÙA DÃ QUỲ NỞ, NGƯỜI VỀ TÌM LẠI MÀU HOA - Thơ Nguyên Lạc


      
                   Nhà thơ Nguyên Lạc


NGƯỜI VỀ MÙA DÃ QUỲ NỞ

Dã quỳ vàng cả chiều hoang
Tìm em chỉ thấy lụi tàn trong tôi
Giọt sầu uống cạn đi thôi
Lệ tình hãy nuốt để rồi phân ưu

Mùa thu lâu lắm mùa thu
Mùa thu năm đó xuân thu chia lìa
Người rồi từ giả ra đi
Dã quỳ vàng cuộc từ ly đã từng

Người về lạnh một mùa đông
Dã quỳ đang nở nhưng không thắm vàng
Tà huy đổ bóng chiều tan
Màu quỳ úa thẫm như than người về

Về chi? Không mãi ra đi
Về chi? Đắ́ng cuộc từ ly ngày nào
Dã quỳ cánh rũ hư hao
Người về hụt hẫng thấy đau lời thề

THUYỀN THÚNG TRÊN BỜ BIỂN LA GI - Phan Chính


                


        THUYỀN THÚNG TRÊN BỜ BIỂN LA GI
                                                                        Phan Chính

        Dọc dài bờ biển 28 km của thị xã La Gi (Bình Thuận) vẫn tồn tại các bến thuyền thúng nằm trên bãi ngang ở Cam Bình, Hồ Tôm, Tân Long, Bàu Dòi, Ba Đăng… Nhưng tập trung nhiều nhất là bến Bàu Dòi (Tân Tiến) và Cam Bình (Tân Phước) với gần 600 chiếc. Mùa bấc rồi chuyển sang giêng, biển động mạnh, thuyền máy đánh khơi xa phải nằm chờ, thì nghề thuyền thúng lại đắc dụng với mặt nước biển gần bờ bằng lưới nậu, lưới rê vài sải tay. Với mùa giêng này loài cá nhiều nhất chạy ngoài chân sóng là cá ve, cá trích, cá đục, cá hanh, cá đối… Riêng ở Tam Tân thì có giống tôm bạc với chất thịt chắc đậm nhưng nay gần như biệt dạng. Thời gian thuyền thúng tung lưới vào buổi chập sáng đến khi mặt trời lên thì kéo thúng lên bờ. Ở bãi Cam Bình khác hơn các nơi là dùng xe bò một con ra bãi biển, tháo dây ách bò, hạ thùng xe để đẩy thúng lên đưa vào mô cát cao. Nhiều con bò quanh năm quen với đất ruộng vậy mà tỏ ra thành thạo, chỉ một thao tác hất sừng cho càng xe đặt vào cổ rất nhẹ nhàng. Cái cảnh thường thấy trước đây là phải bốn năm ngư phủ ra sức hì hục choàng dây đai nhấc bổng thúng chuyển lên bờ xa hàng trăm bước.


CÔNG CHÚA AN TƯ NHÀ TRẦN THAY AI HY SINH THÂN MÌNH LẤY THOÁT HOAN? - Lê Thái Dũng

Ít ai hay, trước công chúa An Tư đã có ít nhất 2 công chúa nằm trong danh sách lựa chọn cho sứ mệnh nguy hiểm “đem thân vào hang cọp” làm vật tiến cống cho Thái tử Thoát Hoan của Nguyên Mông.


                                     Họa hình công chúa An Tư và Thoát Hoan. 
                                  (Hình minh họa – Nguồn: Đại Việt cổ phong).


CÔNG CHÚA AN TƯ NHÀ TRẦN THAY AI HY SINH THÂN MÌNH LẤY THOÁT HOAN?
                                                                                    Lê Thái Dũng

Mặc dù chỉ xuất hiện rất mờ nhạt, thoáng qua trong lịch sử nhưng người đời sau lại tốn khá nhiều giấy mực để bình phẩm, ca ngợi về công chúa An Tư – người đã chấp nhận làm vật tiến cống cho chủ tướng quân Nguyên Mông là Thái tử Thoát Hoan.

KHANG HI, HOÀNG ĐẾ HÁO SẮC BẬC NHẤT LỊCH SỬ TRUNG HOA - Trang Ly

Khang Hi là một vị hoàng đế rất háo sắc, thậm chí là vị hoàng đế háo sắc nhất trong số các hoàng đế của vương triều này, hơn hẳn người cháu nổi tiếng phong lưu Càn Long.

             
                               Chân dung Khang Hi Đế. Ảnh Wikipedia


Hoàng đế tại vị lâu nhất lịch sử Trung Hoa

Thanh Thánh Tổ (sinh 4/5/1654 – mất 20/12/1722), còn gọi là Khang Hi Đế, là vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh người Mãn Châu và là hoàng đế Thanh thứ 2 trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1661 đến năm 1722.
Khang Hi là vị vua tại vị lâu nhất lịch sử Trung Hoa (61 năm). Ông là vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh, sau một loạt binh lửa can qua.
Dưới thời cai trị của ông, Đế quốc Thanh kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga và bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

TÔI VÀO NỘI CUNG... - Trần Mai Ngân


    


TÔI VÀO NỘI CUNG...

Những đền đài lăng tẩm uy nghi và trầm mặc như nỗi buồn của tôi...

Và khi vào nội cung.
...Trong nội cung này đã chôn vùi bao nhiêu là thanh xuân và tình yêu của các cô gái đẹp.
Có người được sũng ái bên quân vương. Có người đã héo hắt chết khô trong mong đợi. Và cũng có người ngày ngày tháng tháng sống trong hoài niệm với một tình yêu dang dở nơi quê nhà...
Chiều mưa trong nội cung. Cơn mưa xuân rắc xuống nhẹ nhàng nhưng đi lâu sẽ thấm buốt tê lạnh...
Tôi như nhìn thấy một bóng cung phi thấp thoáng đâu đó... một nét đẹp u hoài và trên gương mặt sầu vời vợi - tôi không biết đâu là giọt mưa xuân đâu là giọt nước mắt! Và cứ thế họ sống ngày này qua ngày khác trong mong đợi, trong thiếu vắng, cô đơn...

Quân Vương là ai...
Vào nội cung tôi như thấy một Quân Vương không mấy khi biết yêu. Quân Vương chỉ có đam mê và tham vọng nhốt trong một trái tim khô khan như ngói, như đá...
Quân Vương chỉ biết qua đêm nồng nàn rồi quên đi và lại chọn một cung phi khác. Quân Vương không bận tâm với những vui buồn hay những nỗi khắc khoải của cung phi...
Quân Vương là con bướm chỉ dạo chơi trong vườn hoa xuân sắc và chẳng duy nhất, chẳng dừng lại với bông hoa nào mãi mãi...

Tội nghiệp khiếp sống Cung Tần và cũng tội nghiệp Quân Vương chẳng biết mùi vị của một tình yêu chân thành và chung thủy...
Thật tội nghiệp !

Còn chúng ta thì sao...
Chúng ta sung sướng và hạnh phúc hơn nhiều. Chúng ta được chọn lựa nhau, được là duy nhất của nhau.
Thế mà vẫn có nhiều người đã dại dột bỏ đi điều thiêng liêng đẹp đẽ đó để thay lòng hay rời xa nhau.
Họ cũng thật tội nghiệp !

                                                                                   Trần Mai Ngân

CÁNH HOA ƯU ĐÀM TRONG RỪNG U MINH - Truyện ngắn của Khét




CÁNH HOA ƯU ĐÀM TRONG RỪNG U MINH

Trên bàn đá trong căn chòi, chạng vạng như lọt thỏm bên những dấu bàn cờ tướng. Hai người ngồi đối diện nhau một già một trẻ, tay trỗi cạnh hàm, mắt đăm đăm như cào cấu từng quân cờ.
Chốc chốc, người già lại đưa tay nâng ly rượu đánh khà một cái khi được nước cờ hay, cái xóm nhỏ ở rừng tràm U Minh thì phải biết, món hời nhất là muỗi. Cậu thanh niên trạc 30 tuổi, một tay nâng ly rượu nốc hơi cạn sạch, mặt vẫn chăm chú nhìn bàn cờ, tay kia kéo pháo:
- Chiếu tướng.
Không chút nghĩ ngợi, dường như lão già kia đã biết trước nước đi, nhẹ chìa ngón tay trỏ rà con sĩ đỡ nước chiếu. Đi quân cờ mà mặt bình thản như không, mắt ông nhắm nghiền nghe tiếng con bìm bịp dưới kinh kêu nước lớn.
- Được, đi chốt qua sông - Chàng trai vừa đưa con chốt sang hà bên kia vừa thì thào - Vẫn biết là hổng mong trở về.
- Về. Hừ, đã là chốt chỉ có hy sinh.
Lời nói rắn rỏi, khiêu khích ấy làm cho từng mô máu chảy nhanh hơn, chàng trai bực tức lắm nhưng vẫn với giọng nói của kẻ bụi đời, trầm ấm và nhã nhặn:
- Giống bà sư cô trong am bên kia sông phải hôn, đã lấy chồng thì hông đường quay về!
- Đàn bà là chốt, đàn ông là tướng, chốt chỉ phục vụ, hy sinh cho tướng là tròn nhiệm vụ.
- Nghe có lý quá he. Ông có khi nào thấy con tướng qua sông hôn? Nó qua rồi đó, cũng có về đâu.

BỨC TƯỢNG PHẬT NGỒI LƯNG VUA ĐỘC NHẤT VIỆT NAM Ở HÀ NỘI - Hoa Tâm

Chùa Hòe Nhai - một trong những ngôi chùa lớn nhất kinh đô Thăng Long xưa, nổi tiếng với nhiều tượng cổ, trong đó có pho tượng kép, thể hiện một vị vua quỳ để tượng Phật ngồi trên lưng trong gian chính điện.

                  Pho tượng độc nhất vô nhị trong các tác phẩm điêu khắc của Phật giáo

Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối với cách cư xử sai lầm với đạo Phật.

VUA CHÚA VIỆT QUYẾT TÂM BẢO VỆ CHỦ QUYỀN NHƯ THẾ NÀO? - Khánh Nam

Vua Lý Nhân Tông nói đau lòng nếu làm mất đất của tổ tiên còn vua Lê Thánh Tông kiên quyết không để mất một tấc đất một thước núi của tiền nhân.

 
                          Vua Lý Nhân Tông                                          Vua Lý Thánh Tông


VUA CHÚA VIỆT QUYẾT TÂM BẢO VỆ CHỦ QUYỀN NHƯ THẾ NÀO?


LỜI RUỘT GAN CỦA VUA LÝ NHÂN TÔNG

Thời trị vì của vua Lý Nhân Tông là thời điểm diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa nước ta với nhà Tống bên Trung Quốc. Năm 1076 nhà Tống sai Quách Quỳ dẫn quân sang định đánh chiếm nước ta. Quân dân ta đã lập phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt chống trả quyết liệt và dồn quân Tống vào thế bí.

CẬU BÉ ĐÃ LÀM CHO “VẠN THẾ SƯ BIỂU” KHỔNG TỬ NHẬN THUA

Nguồn:
https://soha.vn/duoc-coi-la-nguoi-loi-lac-nhat-1-ngay-khong-tu-gap-1-cau-be-va-nhan-thua-sau-5-cau-hoi-20200219105120423.htm



CẬU BÉ LÀM CHO “VẠN THẾ SƯ BIỂU” KHỔNG TỬ NHẬN THUA

Là một bậc triết gia nổi tiếng lỗi lạc, thế nhưng sau khi hỏi cậu bé 2 câu và bị cậu bé hỏi lại 3 câu, Khổng Tử đành phải nhận thua và làm theo những gì cậu bé yêu cầu

Ở Trung Quốc xưa, Khổng Tử là một nhà nho giáo và triết học lỗi lạc bậc nhất, được người người biết tới và kính trọng. Có điều gì thắc mắc, người ta đều tới tìm ông, nhờ giải đáp.

Là một người yêu thích việc học hỏi, Khổng Tử thường cùng các học trò của mình đi khắp đất nước, quan sát và tìm hiểu cuộc sống, khám phá những dòng chảy vô tận của tri thức nhân loại.

"BÃI CHIẾN SỚ " THỜI VUA TRẦN DUỆ TÔNG - Dương Tuấn

"Bãi chiến sớ" là sớ của Đại tướng Đỗ Lễ và Ngự sử Đại phu Trương Đỗ can vua Trần Duệ Tông (1372 - 1377) đừng gây cuộc binh đao.
Vua không nghe nên họ đều từ quan còn vua thì bại trận.



"BÃI CHIẾN SỚ" THỜI VUA TRẦN DUỆ TÔNG

Cỗ xe đang xuống dốc

Sau những kỳ tích của ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông đưa nước Đại Việt làm nên một thời hưng thịnh đến nửa sau thế kỷ XIV, nhà Trần bắt đầu bước vào thời kỳ suy vong. Gian thần lộng hành trong triều chính, ngoài đời loạn lạc liên miên, trăm họ lầm than. Những bậc chính nhân quân tử muốn giúp đời trị nước an dân, cứu nguy cho xã tắc nhưng không kìm lại được cỗ xe đang xuống dốc bởi các ông vua không chịu nghe tôi hiền, những người dám nói lên tiếng nói thẳng thắn.

CHIẾN DỊCH DIỆT CHIM SẺ Ở TRUNG QUỐC VÀ CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ

Nguồn:
https://phatgiao.org.vn/chien-dich-diet-chim-se-o-trung-quoc-va-cau-chuyen-nhan-qua-d39933.html

Hàng triệu con chim sẻ bị dân chúng Trung Quốc tiêu diệt do nghi ngờ nó phá hoại mùa màng. Và hậu quả thật thảm khốc: Sau đó một thời gian, đất nước này có 30 triệu người chết đói!


Thời gian đầu, người ta thử đầu độc và đặt bẫy lũ chim. Nhưng các phương pháp này tỏ ra kém hiệu quả. Khi đó, nảy sinh sáng kiến “trừng trị” chúng bằng cách làm cho chúng kiệt sức.


CHIẾN DỊCH DIỆT CHIM SẺ Ở TRUNG QUỐC VÀ CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ

Diệt chủng chim, thiên nhiên đã trả thù Trung Quốc thế nào?

Ngày 12/2/1958, lãnh tụ Mao Trạch Đông đã ký một sắc lệnh lịch sử về việc diệt tất cả chuột, ruồi, muỗi và chim sẻ trong cả nước Trung Quốc.
Nhân dịp này, báo “Argumenty I Fakty” (Luận chứng và Sự kiện-Nga) đã cho đăng bài báo với tiêu đề như trên, xin giới thiệu lại với bạn đọc.
“Ý tưởng khởi động chiến dịch diệt chim sẻ quy mô lớn - một chiến dịch về sau này trở thành một phần của chương trình chính trị “Đại nhảy vọt” được trình bày lần đầu tiên vào ngày 18/2/1957 tại đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

VƯỜN TRÚC TRUYỀN KỲ QUA 10 THẾ KỶ, KHÔNG DÁM CHO TRÂU ĐẾN GẦN - Phạm Hiền

Chúng tôi tới tham quan Khu di tích lịch sử - văn hóa đền Trúc và Ngũ động Thi Sơn (xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) vào một buổi chiều đầu thu, nắng nhẹ. Đi qua cổng di tích, thẳng theo con đường được lát gạch phẳng nhẵn, sạch sẽ, 2 bên trúc mọc ken dày, cao vút đan vào nhau trên không tạo thành chiếc cổng vòm rộng dài, xanh mướt là tới đền Trúc cổ kính, linh thiêng.

                                       Đường vào đền Trúc trúc mọc ken dày 2 bên.


VƯỜN TRÚC TRUYỀN KỲ QUA 10 THẾ KỶ, KHÔNG DÁM CHO TRÂU ĐẾN GẦN
                                                                                         Phạm Hiền

Trò chuyện với chúng tôi nơi chiếc bàn nhỏ, dưới bóng trúc râm mát, gió thổi nghe lao xao, lao xao, thủ từ đền Trúc Đinh Văn Tuyến vui vẻ cho biết: Tương truyền, xưa kia vùng Quyển Sơn này có tên là trại Canh Dịch. Ngày ấy, trúc mọc như rừng từ bờ sông Đáy ra sát đường cái (quốc lộ 21 bây giờ). Có hai mẹ con nhà nọ không biết từ nơi đâu đến đây không may bị chết, làm động đến làng. Dân làng góp tiền của, công sức xây dựng một miếu nhỏ sát bờ sông để thờ cúng.