Tác giả Nguyên Lạc
QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN
(Bài cuối)
Nguyên Lạc
LẬP VÀ GIẢI QUẺ CHO VIỆT VƯƠNG CÂU
TIỄN
Lời dẫn:
"Kinh
Dịch là thứ sách vì hạng
quân tử mà làm ra, không phải
là của hạng tiểu
nhân. Trương Hoành Cừ nói: “Kinh Dịch
chỉ mưu tính cho quân tử,
không mưu tính cho tiểu nhân”.
Kinh
Dịch là thứ sách do sự hư
không làm ra. Trước khi chưa có hào vạch,
Dịch thì là một
lẽ hồn nhiên, ở người
ta là tấm lòng im lặng. Đến
khi đã có hào vạch, mới
thấy hào ấy là thế nào,
hào kia là thế nào. nhưng mà vẫn theo những
cái rỗng, tĩnh ấy làm ra Tượng Số. Vì vậy
nó mới linh thiêng!.
Trong
Kinh Dịch, đại khái Dương thì
lành (tốt) mà Âm thì dữ
(xấu). Đôi khi cũng có Dương dữ mà
Âm lành! Tuy nhiên, vì có việc nên làm, cũng có
việc không nên làm.
Nên làm mà không làm, không nên làm mà cứ làm,
thì dù Dương cũng xấu. Trong Kinh Dịch,
hào Dương phần nhiều
lành, hào Âm phần nhiều
dữ! Tuy nhiên,
cũng cần phải xem ngôi vị của
chúng ra sao!
Trong Kinh Dịch, chỉ có “trinh cát”, chưa có chỗ nào không “trinh” mà “cát”; chỉ nói “lợi trinh”, chứ chưa từng nói “lợi bất trinh”. Như quẻ Kiền (Càn) tốt lắm, nhưng mà ở dưới lại nói “lợi trinh”. Nghĩa là ngay thẳng, trung chính thì lợi, không ngay thẳng, trung chính thì không lợi.
Trong Kinh Dịch, chỉ có “trinh cát”, chưa có chỗ nào không “trinh” mà “cát”; chỉ nói “lợi trinh”, chứ chưa từng nói “lợi bất trinh”. Như quẻ Kiền (Càn) tốt lắm, nhưng mà ở dưới lại nói “lợi trinh”. Nghĩa là ngay thẳng, trung chính thì lợi, không ngay thẳng, trung chính thì không lợi.
Coi
Dịch nên dựa chắc
vào Tượng mà coi. Xét Tượng Số (Thoán
tượng) đích đáng trước, sau đó mới
nói Lý (Thoán truyện, Thoán
từ). Nhờ vậy mới
khỏi sai lệch. Nếu
không, việc không có thực
chứng thì cái Lý suông dễ sai.
Kinh
Dịch nên đọc lúc lòng mình trống
rỗng, không nên giữ ý
kiến riêng. Cần
phải giữ cho lòng mình sáng
sủa, êm ả, yên lặng,
thì tự nhiên đạo lý lưu thông, mới
bao quát được rất nhiều
nghĩa lý.
Xem
Kinh Dịch phải bốn
ngày xem một quẻ: một
ngày xem lời Quẻ (Thoán
Tượng, Thoán từ) , hai ngày xem
sáu hào ( Hào từ) và một
ngày xem tổng quan (gồm
tất cả lại) mới tinh tường!
Kinh
Dịch đại khái muốn
cho người ta tu tỉnh!. Học
Kinh Dịch không phải
đợi khi gặp việc
mới xem, mới sợ!
Ngay những lúc an bình, cũng nên nghiền
ngẫm những đạo
lý của nó , so với
địa vị của
mình hiện tại , suy ra nên hành xử
thế nào cho thích đáng. Cho nên: “Lúc ở yên
thì xem Tượng mà ngẫm Lời
, lúc hành động thì xem sự biến
đổi mà ngẫm lời
chiêm đoán ”.(Kinh Dịch - Ngô Tất Tố)
Trên
đây là những lời người xưa đã dặn dò, chúng ta nên
thuộc nằm lòng khi nghiên cứu về Dịch.
NƯỚC VIỆT CỦA CÂU
TIỄN
Năm
Tân Mùi 770 Tr.cn, nhà Chu ngày càng suy yếu,
vua nhà Chu lúc bấy giờ là Chu Bình Vương dời đô
sang Lạc Ấp, nội bộ cung đình thường xảy ra tranh chấp thế lực, . Vì vậy mà các nước chư hầu không
chịu triều cống cho vua nhà Chu như thường lệ: 3 năm một lần triều cống lễ vật nhỏ, và 5 năm triều cống lễ vật lớn. Một số nước chư hầu còn cả gan lấn chiếm lãnh
địa của nhà Chu.
Trong khi đó về phần các
nước chư hầu thì ra sức củng cố thế lực, tiến hành chiến tranh thôn tính lẫn nhau rất ác
liệt, và trong đó có 5 nước lớn là
Tề, Tấn, Tần, Tống, Sở thôn tính nhiều nước nhỏ xung quanh và trở thành những nước mạnh nhất thời bấy giờ, mà sử thường gọi là thời kỳ “Ngũ bá”
trong suốt cả một thời gian dài. Về sau còn
thêm nước Ngô và nước Việt ở phía Nam sông Dương
Tử, tạo nên thất hùng
(7 nước hùng cường) một thời,.
Cuối thời Xuân Thu, vua nước Ngô
là Hạp Lư dùng một vong thần của nước
Sở là
Ngũ Tử Tư, Ngũ Tử Tư làm tướng quốc của nước Ngô,
vì có thù riêng với vua của nước Sở đã giết cha và anh trai của mình,
cho nên Ngũ Tử Tư ra sức giúp vua Ngô là Hạp Lư, đem quân
đánh nước Sở, giành được đại thắng, oai
danh lừng lẫy. Sau khi đánh
thắng nước Sở, Hạp Lư lại tiếp tục đem quân đi đánh nước Việt của Câu
Tiễn
(Câu
Tiễn làm vua từ năm 502 Tr.cn – 462 Tr.cn) Câu Tiễn thân
chinh đem quân ra chống đỡ, quân Ngô thua to,
vua Hạp Lư chết.