VÀI
LỜI VỀ CẢM NHẬN BÀI THƠ “RÉT BÂN NHỚ MẸ”
Khi đọc tôi cảm nhận bài thơ RÉT BÂN NHỚ MẸ của nhà
thơ, bác sĩ Bùi Cửu Trường, nhà thơ Nguyễn Đăng Hành điện cho tôi. Mới nghe: - “Em nghe anh ơi.” thì anh đã xối xả:
- Anh chắp tay lạy mày! Mày là vĩ nhân. Mày là thiên
tài. Xuân Diệu có sống lại cũng phải đứng từ xa vái mày vì mày giỏi quá, siêu
quá. Hoài Thanh còn sống gặp mày cũng phải tế mày như tế sao vì mày trác tuyệt
quá. Mày tuyệt vời. Mày là đỉnh cao của trí tuệ...
Tôi cười, ngắt lời anh:
- Vừa ăn ớt cay quá à? Chửi gì mà ngoa thế?
- Ớt cái gì. Ngoa cái gì. Bài thơ đấy mà cũng ngồi thổi
lên tận mây xanh được. Ối giời! Câu thơ người ta sửa lại có hồn vía, cựa quậy
như thế, âm dương cân đối hài hòa như thế mà lại chê ỉ chê ôi, chê cứ như đúng
rồi. Mày hay chữ nhỉ? Mày... đúng là thiên tài! Anh lạy thiên tài! Anh vái
thiên tài!
Chẳng để tôi phân trần, anh cụp máy. Rồi chừng mươi
phút sau, anh điện lại, tôi chưa kịp nói: -“Em
nghe anh ơi,..” thì anh đã xối xả:
- Dạo này lại hăng máu đi bình thơ nữa chứ. Thích thể
hiện là người tài giỏi đến thế cơ à? Ở đời phải biết mình là ai? Mình đứng ở chỗ
nào? Đừng nên chết vì ngộ nhận.
Tôi nghĩ, viết cảm nhận thơ (gọi là BÌNH THƠ cho oai),
không nhất thiết phải là bài thơ đó thật hay, thật đặc sắc mà có thể vì tứ thơ
mới lạ, vì tài dùng câu chữ hoặc vì những câu thơ hay, độc đáo của bài thơ...
Việc cảm nhận về 1 bài thơ cụ thể cũng không ai giống ai, người này khen hay,
người kia cho là bình thường, thậm chí ngay một người cũng có thể lúc này cho
là bình thường, lúc khác lại khen hay... vì thơ hay hay không hay phụ thuộc vào
tài thơ, tay nghề và “phút xuất thần”
bất chợt của nhà thơ nhưng việc cảm thụ thơ lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó có yếu tố tâm cảm, sự rung động của người cảm thụ. Tất nhiên, một bài
thơ dở thì không thể có những câu thơ hay, tứ thơ mới lạ, hoặc tài sử dụng câu
chữ của nhà thơ... làm rung động tâm cảm để người cảm thụ ngồi viết những dòng
cảm nhận.
Ở bài thơ RÉT BÂN NHỚ MẸ có những câu thơ độc đáo, có
tứ thơ mới lạ (ví như thay mới ở khổ I, tứ mới lạ, thể hiện tay nghề cao nhưng
tôi vẫn thích khổ I như nhà thơ Bùi Cửu Trường viết ban đầu, dù tứ đó cũ nhưng
chân thật, dung dị và truyền cảm), đặc biệt là tài sử dụng câu chữ của nhà thơ,
như tôi đã viết khi cảm nhận về “Rét Bân
Nhớ Mẹ”: Những câu: “Từ ngày mẹ đi/
quanh con hơ hoắc trống”, "lần hồi mẹ áo nâu sờn .."/ "Nhóng
nhánh hạt na đen của Mẹ.” hay: “Rét
Bân rất nhẹ/ đủ lùa thông thống tháng ba/ đủ cuốn tuổi Đông con”, tuy chưa
phải là những câu thơ tài hoa nhưng những câu thơ đậm dấu ấn rất riêng của Bùi
Cửu Trường như thế không phải cứ muốn là viết được. Văn sĩ Thái Hà (Ha Thai), vốn
khắt khe và kiệm lời khi bình luận văn chương cũng đã công tâm comment về bài
thơ “Rét Bân Nhớ Mẹ”: - “Có thể nói không phải là một bài thơ hay,
nhưng có nét riêng nhờ lối dụng từ chơn chất làm cho lời tự sự truyền cảm, như
vậy là tác giả đã thành công”. Ngạn ngữ có câu: Có bột mới gột nên hồ là vì
lẽ đó.
Lẽ ra bài cảm nhận về RÉT BÂN NHỚ MẸ (mời nhấp chuột đọc:
TẠI ĐÂYl) tôi nên viết sâu thêm, dài hơi hơn, nhất là tài sử dụng câu chữ: độc
đáo, mới mà dễ hiểu, lại giàu sức truyền cảm của nhà thơ Bùi Cửu Trường nhưng
vì vội tôi đã kết thúc bài sớm quá, dẫn đến bài viết không được như ý!
Khi nhận được chia sẻ của nhà thơ Bùi Cửu Trường qua
tin nhắn facebook:
- “Hai câu: “Mẹ
đủ ấm không / khi trời lạnh giá? - Mẹ đủ ấm không / khi đất buốt tê?” làm
cho cô hình dung rất rõ về lúc THAY ÁO cho mẹ cô và NƠI mẹ cô yên nghỉ. Giữa
cánh đồng ... gió bấc đông, mưa giông hè... và cô không chịu nổi, khi hình dung
ra Huyệt mộ của Mẹ (Bọn cô đã xây một khu lăng nho nhỏ cho dòng họ) nên quyết định
sửa cho lòng đỡ THẢNG THỐT.
Thế đấy. Sửa có thể không GỢI, nhưng nó xoa dịu được nỗi
đau. Nếu vượt qua được nỗi đau, Cô sẽ để như cháu góp ý.
Cô THẤY CHÁU NÓI HOÀN TOÀN ĐÚNG, chỉ LÒNG CÔ KHÔNG YÊN
thôi.
Cô cứ đắn đo, rồi nghĩ chi bằng nói thật ra với cháu
là hơn.”
Tôi bớt chút áy náy nhưng những lời phê bình thẳng ruột
ngựa có phần chát chúa của nhà thơ Nguyễn Đăng Hành vẫn ám ảnh tôi mất mấy
ngày.
Hà Nội, 12 tháng 04. 2019
ĐẶNG
XUÂN XUYẾN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét