VIỆT
NAM ƠI... KHÓC NHỮNG NIỀM ĐAU
Sáu mươi năm trước...
Từ cảm xúc của trái tim mới
lớn,
Rất hồn nhiên yêu tận đáy
lòng:
Yêu quê hương như những sớm
mai hồng,
Yêu rất Huế chiều mùa thu
chợt tím,
Yêu Quốc Học thương học
trò Đồng Khánh,
Yêu... xóm nghèo quê tôi
khi nắng lên!
Lòng yêu nước lãng mạn
thuở hoa niên...
Như giấc mộng lành không
gối đầu thù hận.
Giữa dòng lịch sử phong
ba đầy dẫy hận thù...
Tham vọng cỗi cằn yêu nước
vẫn ngây thơ,
Sống bằng tận cùng chân
thật,
Cho hết nhiệt tình,
Bốn mươi năm qua
Tàn cơn mộng mị:
Thời khẩu hiệu xả đầy sân
đạo lý,
Có tâm hồn không chết
cũng vong thân!
Cho đến một ngày tôi là
Thuyền Nhân:
Vượt đại dương trên chiếc
ghe nan đan bằng tre thiếu dầu sơn quết,
Trốn quê Mẹ giữa hai đầu
sống chết.
Boat people! Nhân loại thốn
tâm...
Bao nhiêu cánh hải âu đã
gãy.
Bao thân tàn ma dại vượt
biên.
Bao thân xác tiêu diêu
trong bụng cá,
Dưới đáy biển sâu,
Sóng ngùi chưa lặn,
Người về đâu,
Xương trắng vẫn còn.
Rồi nửa thế kỷ sau,
Cứ tưởng vạn niềm đau đã
khép,
Từ quê người nghe tiếng vọng...
lao xao:
“Có bao giờ quê hương ta
đẹp như thế này đâu!”
Ai đã nói hãy cúi đầu tự
hỏi:
“Nước bốn nghìn năm có thời
nào đến nỗi,
Quê Mẹ rốn lìa sinh tử ra
đi!”
Có bao giờ quê hương ta
nghe lời nhắn Trà My,
(Hăm ba, tháng mười, hai
không một chín):
“Con xin lỗi bố mẹ nhiều,
Con đường đi nước ngoài
không thành.
Con đang chết vì không thở
được.”
Ba mươi chín mạng người
chết trong thùng xe vì không thở được:
Nhân loại rụng rời tiếng
nói Việt Nam!
Chết đau thương như số phận
mấy cùi hàng,
Không gian rộng thân phận
người khép lại,
Việt Nam ơi... hãy khóc
những niềm đau:
Quê hương ta có khi nào
bi thảm thế này đâu!
Thuyền Nhân trước nay
thành “Thùng Nhân” Việt...
Boat People hoá thành
“Load People”.
Xin cầu nguyện cho những
linh hồn vừa khuất bóng.
Giải oan khiên nầy thức tỉnh
tận lương tri,
Chết là hết, hết hận thù
sướng khổ,
Nguyện sớm về yên nghỉ
cõi an vi.
Sacto,Cali thu 2019
Trần Kiêm Đoàn