ĐINH
CƯỜNG
Tên
thật là Đinh Văn Cường, sinh năm 1939 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Tốt
nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế và Sư Phạm Hội Hoạ Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài
Gòn.
Uỷ
viên Kiểm soát Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam.
Giảng
dạy bộ môn Hội họa ở các trường Nữ Trung Học Đồng Khánh Huế và Cao Đẳng Mỹ Thuật
Huế.
Định
cư ở Mỹ từ 1989, hiện sống ở thị trấn Burke, bang Virginia.
Đinh
Cường đã có hơn 20 cuộc triển lãm tại Việt Nam
và ngoài nước như Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Brésil, Tunisie, Ấn Độ,
Singapore.
Sách
đã xuất bản:
Cào
lá ngoài sân đêm, thơ, Thư Ấn Quán Hoa Kỳ 2014
Tôi
về đứng ngẩn ngơ, thơ, Quán Văn Sài Gòn 2014
Đi
Vào Cõi Tạo Hình I, tiểu luận hội hoạ, Văn Mới California 2015
NGUYỄN
ĐỨC SƠN - NGỌN LỬA TỊCH MỊCH
Thiệp ơi, đọc tháng Tư, “nhớ về Saigon” của bạn trên
blog Nguyễn Xuân Hoàng và bạn hữu… bạn nhắc ở cuối bài, tháng tư vọng lên câu
chửi thề nổi tiếng của thi sĩ Sơn Núi làm tôi nhớ Nguyễn Đức Sơn hỗn danh Sơn
Núi quá, lật những trang trong quyển vở đã ố vàng, tìm lại những câu thơ mà Sơn
đã ghi trong đó, năm 1987, có câu chửi thề nổi tiếng (Ian Bùi đã dịch ra tiếng
Anh rất hay) ghi lại cho đúng như thế này:
Đụ
mẹ
Cây
bông
Hắn
không
Lao
động
Ai
trồng
Chật
chỗ
Mày
nhổ
Xem
sao
Máu
trào
Thiên
cổ
Và bài kế tiếp:
Bông
hồng
Mới
nở
Mắc
cở
Đời
hay
Hương
sắc
Ai
bày
Sáng
nay
Ta
chết
Từng câu hai chữ, chữ đầu viết hoa… Sơn Núi rất kỹ và
khó tánh, sai một chút là chàng ta chửi thề. Đọc hai bài trên, nhớ lại tập Du sỹ
Ca, tác phẩm thứ mười một của Nguyễn Đức Sơn, An Tiêm xuất bản năm 1973, có đoạn
gần cuối, trang 35:
Địa
cầu
Địa
cầu
Rồi
đây
Lụi
hụi
Tới
ngày
Quá
vui
Mày
tan
Thành
bụi
Tro
than
Mê
man
Mở
đùi
Ta
khụi
Kẻo
rủi
Một
mai
Ai
tới
Ai
lui
Ai
chùi
Vắng
lặng
Nguyễn Đức Sơn và Phượng với con trai 1987
mới thấy thi sĩ là kẻ tiên tri… nói như Rimbaud, địa cầu
như càng ngày càng nóng lên với bao nhiêu trận động đất vừa qua… Cuối tập, tác
giả viết: Bài vè này tưởng đã được hoàn tất
giữa một đêm rạng sáng ở nhà, trong một cái lò bánh mì đốt củi cũ mục bỏ hoang,
đột hứng, tác giả đã phóng đại triển khai thêm một nửa số câu, nằm viết trong
nhà đá lởm chởm, nhầy nhụa, chật cứng, bít bùng, chỗ giam của Quân Cảnh Tư Pháp
Bảo Lộc, khuya 25 tháng 8 năm 1972 lúc đã được hốt từ lao tỉnh qua.
Như vậy, câu chửi thề mà Thiệp nhớ, với Sơn là dạng một
bài vè ghi lại trong một hoàn cảnh đáng nguyền rủa, ngộp thở… lao động là vinh
quang.