Ảnh: Tranh vẽ vua Minh Mạng và một quan đại thần. Ông quan mở miệng hơi to, liên tưởng tới cảnh “nhạc phụ” Lê Chất đang chất vấn “hiền tế” về vụ Lê Duy Thanh.
Sau khi tiêu diệt Tây Sơn năm 1802, một trong số những
việc làm đầu tiên của vua Gia Long là tổ chức lại bộ máy hành chính cho nước Việt
Nam thống nhất. Một mô hình đặc biệt được đưa ra, với Bắc Thành trông coi 11 trấn
phía bắc ở phía Bắc và Gia Định thành quản lý 4 trấn phía nam (từ 1810 thêm trấn
thứ 5 là Hà Tiên).
Tại sao lại có sự phân chia này và nó có ý nghĩa như thế nào đối với triều đại mới thành lập? Tôi đánh giá khá cao chính sách này của vua Gia Long và nó thể hiện Ngài là một nhà chính trị vô cùng khôn ngoan và sắc sảo.
Tại sao lại có sự phân chia này và nó có ý nghĩa như thế nào đối với triều đại mới thành lập? Tôi đánh giá khá cao chính sách này của vua Gia Long và nó thể hiện Ngài là một nhà chính trị vô cùng khôn ngoan và sắc sảo.
Trong 30 năm từ 1802 đến 1832, hai chức Tổng trấn hai thành Bắc và Gia Định được lập ra như trung gian giao tiếp giữa triều đình Huế với các trấn. Bên cạnh Tổng trấn lập ra Phó tổng trấn, có khi gọi Hiệp tổng trấn, với nhiệm vụ giúp đỡ, hay cũng có thể là giám sát tùy theo hoàn cảnh.
Trong bối cảnh nước Việt Nam vừa thống nhất sau hơn
200 năm phân liệt, chủ nghĩa vùng miền, địa phương vẫn còn dư âm rất mạnh;
phong tục tập quán của hai xứ Bắc Nam đã khác nhau rất nhiều, không thể ngày một
ngày hai mà dung hợp nổi. Đặc biệt là Bắc Hà, nơi mà các tư tưởng hoài cổ, nhớ
về họ Lê, họ Trịnh vẫn tiềm tàng trong ý thức của người dân. Đó là nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến việc chưa thể áp dụng ngay chế độ trung ương tập quyền một cách
triệt để. Điều này được thể hiện qua lời của chính vua Gia Long khi bổ nhiệm
người bạn thân Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc thành năm 1802: “Đất Bắc Hà vừa dẹp yên, dân vật đều mới, mà
thành Thăng Long lại là nơi cốt yếu của Bắc Hà, cần có trọng thần trấn giữ mới
được”. Thực tế thì Nguyễn Văn Thành đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của
mình, trong 8 năm ông ở trấn (1802 - 1810), đã thi hành các chính sách giảm thuế
điền, thuế thân, gia cố đê sông Nhị Hà, tu bổ Quốc tử giám. Sử nhà Nguyễn ghi
nhận: “Các việc truất nhắc quan lại, xử
quyết việc án, đều được tiện nghi làm việc, sau mấy năm mà đất Bắc Hà được yên
trị.”
Còn về Gia Định thành, có thể có người thắc mắc Gia Định
là đất khởi nghiệp của nhà Nguyễn, tại sao không trực tiếp quản lý mà còn chia
ra làm gì? Điều này phải kể đến địa thế chính trị ở khu vực, khi nước Xiêm La
đang đà cường thịnh, sẽ là mối uy hiếp không nhỏ cho tham vọng xác lập bá quyền
ở Cao Miên và Hà Tiên của vua Gia Long, mà Hoàng đế ở tận Huế khó lòng để mắt đến
mọi thứ ở xa được. Sự phối hợp nhịp nhàng của thành thần Gia Định và triều đình
đã dẫn đến các thành công về đối ngoại: Hà Tiên chính thức sáp nhập vào Gia Định
thành năm 1810 (trước đó xứ này vẫn bán độc lập và triều cống song phương cho cả
Việt - Xiêm). Tiếp theo, Chân Lạp nhận bảo hộ của Việt Nam vào năm 1813. Có thể
nói trong những năm 181x, uy thế của Việt Nam đã lấn át ngược lại Xiêm La, đất
nước mà trước khi lên ngôi Nguyễn Ánh từng phải hạ mình xưng thần, mượn quân…
Chức Tổng trấn thực tế chưa đạt được tới mức phong kiến phân quyền kiểu vua 2 vua 3 ở Xiêm La hay anh em Tây Sơn; bởi vì tuy họ có quyền hạn lớn nhưng không thể qua mắt được triều đình Huế để có những hành động vượt quá mức cho phép. Một hệ thống giám sát và kềm kẹp Tổng trấn được thiết lập với các chức Hiệp tổng trấn và 3 cơ quan gọi là Tam tào (Hộ, Binh, Hình) gồm toàn bộ nhân sự do triều đình bổ nhiệm. Điều này khiến chế độ ở hai thành có thể xếp vào dạng tản quyền, một loại hình phong kiến tập quyền nhưng có phần nới lỏng đối với địa phương.
[Đại Nam Thực lục tập 10, tr 333-335].
Việc hai tổng trấn liên danh từ chức cùng một lúc chứng tỏ cho sự lấn át của thế lực công thần với vị hoàng đế thuộc thế hệ sau, và khi thành thần hai xứ đồng tâm hiệp lực có thể tạo nên sức ép không nhỏ đối với hoàng quyền. Tới đây ta có thể hiểu vì sao vua Minh Mạng không thích hai ông này tới chết cũng không buông rồi.
Nguồn: Huy Vũ, Hội những người thích tìm hiểu lịch sử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét