BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2024

TIẾNG VIỆT THỜI NAY – Nguyễn Tuấn



Tui là người lớn lên với Tiếng Việt thời trước 1975, tức là Tiếng Việt trong Tự Lực Văn Đoàn của những Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam,... Đó cũng là tiếng Việt của các tiền bối như Hoàng Xuân Hãn, Phạm Quỳnh, và sau này là Mai Thảo và nhóm tạp chí Bách Khoa lừng danh một thời. Đó cũng chính là Tiếng Việt thời 1945 và sau này được gìn giữ ở trong Nam.
 
Thời đó, chúng tôi nói và viết Tiếng Việt theo thứ tự tự nhiên. Chẳng hạn như chúng tôi được dạy là 'hôi thúi' (hay 'hôi thối') vì một vật thể khi bị chết đi, nó đi từ 'hôi' mới đến 'thúi.' Chúng tôi nói 'khai triển' (khai trương rồi mới phát triển). Các thầy dạy cho biết đó là cách nói của người Việt được coi là thuận với thiên nhiên.
 
Do đó, ngày xưa, Tiếng Việt chúng ta được cấu trúc theo công thức tự nhiên đó. Có thể tìm thấy những chữ thường ngày như: bảo đảm, đơn giản, thành hình, khai triển, ít nhiều, v.v.
 

NGÀN MUÔN NĂM THƠM NGÁT ÁO EM VÀNG PHẤN THÔNG – Trần Vấn Lệ



Đi giữa đường hoa, em thành Hoa-Đà-Lạt.  Trên đường về Trại Mát hoa nở tới Trại Hầm, em thành em-muôn-năm của lòng anh thương nhớ...Đất Nước còn em ở, anh lỡ... rồi!  Tha Hương!  Nói như thế cho buồn!  Đoạn trường là đứt ruột...
 
Con đường xưa quen thuộc, nắng suốt và mưa xuyên, tóc em gió làm duyên chút thôi mà duyên lắm... Hoa quỳ màu vàng đậm, em có thấm chăng buồn?

*
Đà Lạt xưa là thôn, là phường, là khóm, ấp...  Những đường phố tấp nập để cho du khách thôi.  Em, nước mắt mồ hôi tưới cho rừng xanh núi... Đồng bào Thương an ủi với nhau... đi cùng em.
 
Em đi tới Damrong, em trở về Xã Lát, em nâng niu Đà Lạt thuở đầu đời khai sinh!  Em!  Em đi một mình... xuống Phước Thành ngồi nghỉ, chuông Dòng Chúa Cứu Thế chiều vàng ngân vang vang...Em à, anh nhớ đường đi lên Ankroet... Anh nhớ em nói "mệt" anh hôn em... nhớ không?
 
Hoa quỳ
Hoa cúc
Hoa hồng
Em là Hoa-Đà-Lạt
Ngàn muôn năm thơm ngát áo em vàng phấn thông!
 
                                                                                     Trần Vấn Lệ

CỔ ĐỘ, MÔI TRƯỜNG, ĐÀO KÉP, ĐI MỘT LÈO, KHÔNG CÓ GÌ – Thơ Chu Vương Miện


  

 
CỔ ĐỘ
 
Ván đóng thuyền cổ độ
Sót trên gành cát khô
Bầy hải âu nương náu
Lan man dưới bóng dừa
Có đôi lần ngó lại
Tìm về cõi vô bờ
Vẫn cây cầu trầm thủy
Lời thệ hải minh sơn
Mót lại trong tim đó
Hình như tảng đá ngầm
Vẫn dòng trôi quạnh qũe
Ven vách núi phũ phàng
Quán thu phong cổ lục
Vướng vất chút tà huy
Xốn xang loang từng chặng
Lau lách nhuộm đôi bờ

BÙN ĐẤT – Thơ Lê Kim Thượng


  
                            Nhà thơ Lê Kim Thượng


Bùn  Đất 1 – 2
 
1.
Một ngày về với Quê hương
Tôi đi về phía người thương mong chờ
Tôi đi về phía… dại khờ
Tìm về làm đứa trẻ thơ trên đồng…
Tôi qua sông rộng đò đông
Nương ngô, bãi mía, mây hồng, trời xanh
Nghe câu Lục Bát ngọt lành
Lẫn vào hương lúa, hương chanh cuối mùa
Nắng qua kẽ lá chen đua
Đường quê rợp bóng lá dừa buông lơi
Tôi đi tìm… thuở thiếu thời
Nhặt câu thơ cũ đánh rơi… thuở nào…
Nắng sông óng ánh lụa đào
Bờ tre nghiêng ngả xanh xao gọi mời
Lá vàng nhè nhẹ rơi rơi
Cánh cò bay giữa khoảng trời xanh tươi
Lấm lem bùn đất mặt người
Còn nguyên vẹn những nụ cười thân thương
Bếp nghèo khói tỏa như sương
Mờ mờ mái lá vấn vương xoay vần…
 
2.
Quê xa… mà ngỡ rất gần
Một lòng gắn bó thiết thân một đời
Sông quê tha thiết gọi mời
Sóng xô nhịp phách ru hời gió đưa
Đâu rồi bến vắng đêm mưa
Con đò côi cút đong đưa sông gầy
Nhớ bàn chân nhỏ thơ ngây
Vùi trong ruộng nước của ngày Lập Đông
Nhớ quê, tròn nỗi nhớ mong
Ngọn tre treo mảnh trăng trong trên trời
Nửa khuya nhớ bóng sao rơi
Mái tranh nghiêng cả một đời Mẹ - Cha…
Buồn buồn nhớ lắm… xưa xa
Cha già cuốc đất nuôi ta ngày ngày
Tóc mây đã lẫn màu mây
Mẹ ngồi võng đợi, đếm ngày héo hon
“Ầu ơ…” Mẹ hát ru con
“Dù cho sông cạn đá mòn…” gầy hao
Ngủ đi, giấc ngủ ngọt ngào
Lời ru quê cũ đi vào… “Ngày xưa…”
     
                Nha Trang, tháng 03. 2024
                         Lê Kim Thượng

CÓ LẦN NÀO CHO EM – Thơ Hoàng Chẩm, nhạc Nguyễn Minh Hải


          

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2024

CHỮ HẠNH TRONG TÊN CỦA LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA LÀ CHỮ HẠNH NÀO? – Nguyễn Xuân Diện



Liễu Hạnh Công Chúa 柳杏公主, là cái tên đã có ngay trong tư liệu sớm nhất về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đó là truyện Vân Cát Thần Nữ trong tập sách Truyền Kỳ Tân Phả của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748). Hồng Hà nữ sĩ viết xong cuốn này vào năm 1735. Về sau, hàng chục Thần tích ở các đình miếu, phủ đền, thờ Liễu Hạnh Công Chúa đều chép theo hoặc ảnh hưởng từ sách của Nữ sĩ họ Đoàn.
 

ĐÊM TRĂNG MƯỜI BẢY NGỒI BÊN CON SUỐI – Trần Vấn Lệ



Tôi hái một chiếc lá / thả theo dòng suối, trôi.  Tôi thấy hình như tôi / cũng là một con suối...
Cái cặp chân em duỗi, hai gót sen nở bùng - không phải!  Hai nụ hồng / tặng một người con gái...
Hồi đó em mười bảy, trăng mười bảy còn tròn.  Suối trôi ra sông Hương / trôi Nam Phương Hoàng Hậu...
Tôi là người ở đậu / mái nhà túp lều Thơ. Huế có bao giờ chưa / thấy tôi vầng trăng cũ?
Thấy tôi là làn gió / chải tóc người xuôi xuôi - em đó!  Cái miệng cười / đủ khuynh thành khuynh quốc...
Em từ thời đi học / đọc từng chữ a, bê... nhăn mặt và xuýt xoe... chữ gì mà khúc khuỷu...
Chữ gì mà em níu / ngoằn ngoèo quanh rồi co... Những chữ đó thành thơ - chưa một bài nào có...
Ôi cái thời em nhỏ... dòng suối mây cũng trôi mà đứng mải nụ cười em cùng sông cùng núi!
*
Tôi là con dế nhũi, uống trăng và uống sương, giọt nước mắt Quê Hương / dễ thường lăn trên má..
Như lăn trên gò mả / của Tổ Tiên bao đời / qua bao cuộc chuyển dời / thấy hoài trong Lịch Sử!
Con suối kia chở chữ / của tôi trôi về em... trôi về đỉnh LangBian, trôi về tới Đà Lạt...
Ôi ngàn thông bát ngát / thơm ngát phấn thông vàng...
 
                                                                                     Trần Vấn Lệ

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2024

TẠI SAO TRƯỚC 75, Ở SÀI GÒN KHÔNG TÂNG BỐC CA SĨ LÀ “DIVA”? - Matthew Nchuong


Bộ tứ Diva Việt Nam: Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Thu Hà

Trong từ điển Oxford, chữ “diva” được mượn từ tiếng Ý, ban đầu nghĩa là “nữ thần" để gọi những
Nữ danh ca opera, đặc biệt cho giọng hát soprano.
Còn nam danh ca opera giọng tenor thì được gọi là “divo”.
Nhưng về sau “diva” đã trở thành một danh từ dùng để dè bĩu đối với loại phụ nữ ngạo mạn, “thượng đội hạ đạp” - (“diva is a woman regarded as temperamental or haughty”)
(một người đàn bà bị xem là có tính nết cáu kỉnh hay ngạo mạn, khinh rẻ nhân gian).
 

ĐỒNG CỐT, ĐỂ ĐỜI, XÌ PHÉ, BÌNH THƯỜNG... – Thơ Chu Vương Miện


  
 

ĐỒNG CỐT
 
Một đồng
Một cốt
Cùng hát & đồng ca
Cùng nhất trí cao
Không nhất trí thấp
Cùng vai cày cổ bừa
Cùng dùi đục
 
Lên voi xuống chó
Chuyện thường đường đi không khó
Mà phải biết cách đi
Không khéo thụt lùi
Trở về chốn cũ
 

NHÂN VẬT BÍ ẨN “TỪ LINH” TRONG BÚT DANH “ĐOÀN CHUẨN – TỪ LINH” LÀ AI? - Đông Kha

Nguồn:
https://nhacxua.vn/nhan-vat-bi-an-tu-linh-trong-but-danh-doan-chuan-tu-linh-la-ai/
 

Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn – Từ Linh. Thậm chí là tờ nhạc của bài hát nổi tiếng Tình Nghệ Sĩ, Thu Quyến Rũ chỉ để tên tác giả là Từ Linh mà không ghi tên Đoàn Chuẩn. Tuy nhiên lúc sinh thời, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn nói rằng tất cả các bài hát đó là chỉ một mình ông sáng tác, và không nói rõ lý do vì sao lại có tên Từ Linh trong đó. Vì vậy mà cho đến tận bây giờ, đã có nhiều sự đồn đoán xung quanh cái tên bí ẩn này.

CHẬP CHÙNG – Thơ Trần Mai Ngân


   

 
CHẬP CHÙNG
 
Chập chùng ôi là buồn
Nghe nhịp đời vỡ tuôn
Hoàng hôn trôi trên tóc
Ai khóc tiễn chiều đi
 
Chập chùng lối thiên di
Bập bềnh con sóng vỗ
Tha thiết chuyện ngày xưa
Lòng hỏi lòng quên chưa
 
Chập chùng đám rong rêu
Đang xếp hàng xưng tội
Lời kinh thánh bồi hồi
Tiếng chuông nào xa xôi
 
Chập chùng ôi chập chùng
Giam tôi vào bóng tối
Mộng cách nhau đôi bờ
Chìm khuất mờ hư không!
                             
                Trần Mai Ngân

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2024

NỖI LÒNG CHƯA NGỎ - Thơ Phan Quỳ


    
                     Nhà thơ Phan Quỳ

 
NỖI LÒNG CHƯA NGỎ
 
Ta viết cho em bài thơ trường cũ,
Thầy đã xa, sách vở cũng phai rồi.
Nhưng trong ta tháng ngày như vẫn mới.
Bởi tim nầy, tình ấy chẳng phai phôi.
 
Ta viết cho em nỗi lòng chưa ngỏ
Đã ly tan cách biệt mấy phương trời.
Ta lưu lạc trên dặm dài gió bụi
Em quay về khâu vá những buồn vui.
 
Ta biết tin một ngày xa trở lại
Vết rong buồn trôi mãi giữa sông xưa.
Em lặng lẽ khi chiều về bến cũ.
Ngỡ đâu đây còn vang tiếng gọi đò.
 
Em vội bước sợ trống trường đã gõ
Ta theo sau thương mến đến nao lòng.
Áo trắng trong màu tươi nguyên rực rỡ
Sáng trên đường một vạt nắng mênh mông.
 
Chuyện tình buồn cũng đã mấy mươi năm.
Ta gảy khúc bên sông thương thiếu phụ.
Ta khẽ hát em ơi người tình lỡ
Và nghe lòng buốt lạnh những tàn đông.
 
                                               Phan Quỳ

CÓ MỘT TƯỢNG ĐÀI NGƯỜI PHỤ NỮ HÀ NỘI TRÊN ĐỈNH ĐÈO NGANG - Nguyễn Xuân Diện


Ảnh: Trịnh Thanh Nhã - Thanh Sơn.

Trong văn học Việt Nam có một người phụ nữ Hà Nội đã để lại vóc dáng đài các đã mấy trăm năm. Người phụ nữ tài hoa ấy, đứng trước thiên nhiên đất nước đã nói tâm tình của một con người cô đơn nhỏ bé trước vũ trụ, nhưng dường như đã cố giấu đi cả tên tuổi của mình. Mặc dù tên của bà có ý nghĩa là mùi hương thơm nức, nhưng bà vẫn cố giấu đi, ngay cả tên gọi của mình. Người ta cũng không gọi bà bằng tên gọi của chồng bà như những phụ nữ khác. Người ta chỉ gọi bà bằng cái chức vụ của chồng bà mà thôi. Đó là Bà Huyện Thanh Quan. Tên thật của bà là Nguyễn Thị Hinh. Hinh chữ Hán có nghĩa là hương thơm ngào ngạt.
 

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2024

NHẠC SĨ NGÔ THỤY MIÊN – Long Đàng



Ngô Thụy Miên là một nhạc sĩ đến từ Việt Nam. Ông nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam và trong cộng đồng người Việt hải ngoại với nhiều tình khúc trữ tình lãng mạn như Áo Lụa Hà Đông, Riêng Một Góc Trời, Niệm Khúc Cuối,...
Ngô Quang Bình sinh ngày 26 tháng 9 năm 1948 tại Hải Phòng, trong một gia đình có bảy người con.
Ông lớn lên trong môi trường sách vở và thơ văn, do gia đình ông có mở một nhà sách tên Thanh Bình ở Hải Phòng, và sau này ở trên đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) khi vào định cư ở Sài Gòn. Tại đây, ông học trường Trung học Nguyễn Trãi và sau đó là Trường Đại học Khoa học Sài Gòn.

QUỐC DŨNG, NGƯỜI NHẠC SĨ VỚI NHỮNG BÀI TÌNH CA BUỒN – Long Đàng

Quốc Dũng - người nhạc sĩ với những bản tình ca buồn đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 24/9/2023, khép lại cuộc đời dài nếm đủ vinh quang, hạnh phúc lẫn cay đắng. Ông là một nhạc sĩ tài hoa và có cuộc hôn nhân nhiều thăng trầm với vợ là danh ca Bảo Yến.

Nhạc sĩ Quốc Dũng (1951- 2023)
 
Quốc Dũng - người nhạc sĩ tài hoa
 
Nhạc sĩ Quốc Dũng sinh năm 1951 tại Thái Lan, theo gia đình về Việt Nam năm 3 tuổi. Ông là người có năng khiếu nghệ thuật và bộc lộ tài năng từ bé: 11 tuổi viết bản nhạc không lời đầu tiên; 15 tuổi tốt nghiệp thủ khoa Nhạc pháp Tây Phương Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, về làm việc tại một đài truyền hình, chơi nhạc 'như sàn gạo'; 17 tuổi rời đài hoạt động độc lập và trình làng ca khúc đầu tay.
 
Nhạc sĩ Quốc Dũng là tác giả của nhiều ca khúc đình đám như: Bài ca Tết cho em, Điệp khúc mùa xuân, Biển mộng, Thư tình không gửi, Ru tôi giấc mộng, Trái tim tội lỗi, Kẻ đau tình, Chuyện hợp tan... Các sáng tác của Quốc Dũng đa dạng về phong cách, đẹp cả về ca từ và giai điệu, khẳng định sức sáng tạo dồi dào và tư duy âm nhạc tiên tiến, hiện đại.
 
NS Quốc Dũng viết "Điệp khúc mùa xuân" vào năm 1974 khi mùa xuân đang tới. Mùa xuân thì phải thanh bình nhưng mùa xuân của những năm 1973 - 1974 vẫn chìm đắm trong chiến tranh khốc liệt

Vào đầu thập niên 1970, khi phong trào nhạc trẻ phổ biến, Quốc Dũng cùng Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà là những nhạc sĩ đầu tiên mở đầu xu hướng Việt hóa nhạc trẻ.
Ông nổi tiếng bởi vẻ điển trai, giọng hát dịu dàng trong cặp song ca với Thanh Mai, 'làm mưa làm gió' phòng trà Sài Gòn. Ông tạo nét riêng bằng việc sử dụng nhiều nhạc cụ như mandolin, guitar, piano, trống, bass, keyboard, organ... trong sáng tác, biểu diễn.

NHỚ ỚI ỜI…NHAU VỀ HỌP MẶT, TÌNH SỬ BÊN DÒNG Ô LÂU… - Thơ Văn Thiên Tùng


  
             Nhà thơ Văn Thiên Tùng
 

NHỚ ỚI… ỜI… NHAU VỀ HỌP MẶT
 
Vườn cây luống tuổi cứ thưa dần
Đâu thuở ban đầu rộn bước chân
Ngẫm lại bảy hai năm (1) chẳng ít
Đồng môn vẫn lóng hóng xa gần…
 
Điểm mốc thời gian suốt chặng đường
Hai mươi niên học (2) vốn sương vương
Ngờ đâu chiến cuộc tràn muôn nẻo
Chúng chẳng chừa chi lẫn cả trường
 
Khu vườn đứng độ tản mười phương
Nẻo Bắc trời Nam lắm ngã đường
Mượn lán sửa nhà che học tạm (3)
Dù đâu vẫn giữ đúng tên trường
 
Cuộc chiến qua rồi ngẫm xót thương
Về quê tìm mãi chẳng đâu trường
Vùng phi quân sự chia bờ Hãn (4)
Thị tứ Diên Sanh tạm phố phường
 
Thống nhất đôi miền trở lại đây
Quê cha đất tổ vốn bao ngày
Bom cày đạn xới còn chi nữa
Chỉ đống hoang tàn ngán ngẫm thay
 
Từ đây biệt dáng lẫn tên trường
Ới bạn gom bè khắp nẻo phương
Thế đã bảy lần đồng hội ngộ
Thầy trò gặp gỡ ngậm ngùi thương…
… … …
Cố ới nhau về… nhớ nhé!
bạn mình ơi !!! …
 
            Mai Vân Văn Thiên Tùng
                      10/12/2023
 
*Ghi chú:

(1). 72 năm (1952-2024) từ khi trường thành lập đến nay họp mặt lần thứ 8;
(2). 20 Niên khóa (1952-1972) trường tồn tại ở tỉnh lỵ Quảng Trị
(3). Ba năm lưu lạc ở Đà Nẵng và Thị Tứ Hải Lăng;
(4). Hiệp định ngưng bắn tạm thời dòng sông Thạch Hãn lại là mốc giới tuyến chia cắt hai miền, không còn là sông Bến Hải nhứ trước đây.

PHẠM QUỲNH (1892-1945) - Bài viết của Minh Tran Hop


Học giả Phạm Quỳnh (1892-1945)

Năm 1992 ở Paris, tôi được đến dự buổi báo cáo luận án Tiến sĩ của bà Phạm Thị Viên, con gái học giả Phạm Quỳnh, về những đóng góp của ông với chữ quốc ngữ và trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Phạm Quỳnh rất giỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ, giỏi chữ Hán và tiếng Pháp, là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử diễn thuyết bằng tiếng Pháp trước Viện Hàn lâm Pháp Quốc khi ông mới 30 tuổi. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu.  Ông là tác giả câu nói nổi tiếng  “Truyện Kiều còn tiếng ta còn. Tiếng ta còn nước ta còn”. Ông cho rằng tiếng nói gắn liền với vận mệnh dân tộc, tổ quốc. Nhờ giữ được nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ trong suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc mà dân tộc ta không bị Hán hoá và do đó không trở thành một dân tộc ít người của Trung Quốc. Ông viết: “Người Tàu cai trị ta hơn ngàn năm; văn hoá Tàu, ta đổi theo; phong tục Tàu, ta bắt chước; duy tiếng ta, ta nói; ta không nói tiếng Tàu.”

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2024

CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ? - Trịnh Anh Khôi



Người trong ảnh được cho là “em Pleiku má đỏ môi hồng”, Nàng Thơ trong bài Còn Một Chút Gì Để Nhớ của thi sĩ Vũ Hữu Định. Người yêu thơ và yêu nhạc có thể đã không biết tác phẩm này rộng rãi đến vậy, nếu nhạc sĩ Phạm Duy không phổ nhạc nó vào năm 1970.
 
Vũ Hữu Định tên thật Lê Quang Trung, sinh năm 1942, tuổi Nhâm Ngọ tại Thừa Thiên – Huế trong một gia đình nghèo. Anh từng sống tại Tây Nguyên và Sài Gòn, trước khi lập gia đình rồi định cư ở Đà Nẵng. Anh làm thơ đăng báo từ khoảng những năm 1960 với bút danh Hàn Phong Lệ hay Hàn Giang Tử, về sau đổi thành Vũ Hữu Định.

ALBUM QUA MÙA ƯỚC VỌNG – Nhạc phổ thơ Nhã My, tiếng hát Châu Thùy Trang


Nhà thơ Nhã My

     
             

M – Thơ Trần Vấn Lệ


  
 

M
 
Ngày xưa cứ nghĩ trăng là nguyệt
Đâu có ai ngờ nguyệt nhớ trăng!
Cũng nghĩ em hoài cô bé bỏng
Ai ngờ em đã một Giai Nhân!
 
Em à, có lẽ Tiên muôn thuở
là những nàng Thơ rất diễm kiều?
Ai biểu tự dưng em cái bóng
còn hình là tượng một Tình Yêu!
 
Em nửa phần Tiên nửa dáng người
là cành Thu có điểm hoa tươi
là mùa Xuân giữa ngày Đông rét
ánh lửa ba sinh một nụ cười...
 
Anh muốn hôn em từ ngón út
từ bàn chân từ bước chân sen...
từ hương hoa ấy trầm hương tỏa
ngát bốn phương mà chỉ một M!
 
                              Trần Vấn Lệ

TỰ LỰC VĂN ĐOÀN TRĂM NĂM NHÌN LẠI - Võ Trung



Tự lực văn đoàn chính thức ra đời năm 1934, có trụ sở tại Hà Nội. Tự lực văn đoàn có 7 thành viên và nhiều cộng tác viên nữa, số cộng tác viên còn đông hơn cả số thành viên, tất cả họ đều là những nhà văn hay nhà thơ hoặc hoạ sĩ. Thời hoạt động của Tự lực văn đoàn trong nước có nhiều văn đoàn và tùng thư, nhưng Tự lực văn đoàn có sức sống mạnh hơn hết. Cho tới ngày nay người ta vẫn nhắc đến Tự lực văn đoàn nhiều hơn là nhắc các văn đoàn hay tùng thư khác.

NẮNG CÓ NHƯ XUÂN, TỰ TÌNH THÁNG BA, THÁNG BA VÀ EM, VỜ NHƯ – Thơ Hoàng Chẩm


   
               Nhà thơ Hoàng Chẩm


NẮNG CÓ NHƯ XUÂN
 
Thèm nắng cho đong đầy mắt nhớ
Phố lạnh vai gầy em như mơ
Góp nhặt yêu người về bỡ ngỡ
Kêu thầm tên một chút đợi chờ
 
Nắng có mềm nỗi buồn xuống thấp
Ơi em xưa dâu bể phận đời
Xuân đã chạm lòng ai khuất lấp
Cách mấy mùa xa một trùng khơi
 
Hỏi thử nắng sao về quá muộn
Em ru mình với giọt đông phai
Thuở mộng đầu cơ hồ sóng cuộn
Để bây chừ con nước chia hai
 
Nắng vẫn còn xuân bay áo lụa
Lối cũ ta về lắm nẻo thương
Em có còn thơm lây bậu cửa
Nắng cho hồng tóc gió tơ vương.
 

SỐ ĐẶC BIỆT 10 NĂM VĂN VIỆT: PHỎNG VẤN NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC VỀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM - Văn Việt



Xin ông nói về ý tưởng cho ra đời Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam cách đây 10 năm.
 
Nguyên Ngọc:
Đúng ra tôi đã nghĩ đến chuyện này từ nhiều năm trước nữa.
Chắc có người còn nhớ năm 1979, để chuẩn bị cho Đại hội lần thứ ba của Hội Nhà văn Việt Nam, với tư cách là bí thư Đảng đoàn của Hội, tôi có viết một bản gọi là Đề dẫn, nêu ra một số vấn đề về tình hình và nhiệm vụ của văn học trong điều kiện mới sau chiến tranh. Bản Đề dẫn ấy bị ông Tố Hữu lên án nặng nề, cho là nó nhiễm nặng quan điểm tự do tư sản. Vụ Đề dẫn gây ồn ào rắc rối khá lâu. Cho đến đầu năm 1981, một hôm tôi đang họp Quốc hội thì được điện thoại từ văn phòng của ông Lê Đức Thọ, bấy giờ là ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Bí thư Trung ương Đảng gọi sang báo cáo ở số 6 Nguyễn Cảnh Chân, trụ sở Ban Bí thư Trung ương.
Ông Thọ hỏi tôi về vụ Đề dẫn:
- Đầu đuôi thế nào, anh kể xem?
Tôi kể hết đầu đuôi. Nghe xong, ông bảo:
- Tiểu sử của anh, tôi có biết. Anh là người có kinh nghiệm, nhưng chủ yếu là kinh nghiệm chiến tranh, chiến trường. Bây giờ anh về lãnh đạo Hội Nhà văn, ở đấy là một cái bụi gai, anh chưa kinh nghiệm gì, vấp là phải. Hôm nay tôi chỉ có thể nói với anh, tôi xác nhận ba điều: anh là người trung thực, anh có tâm huyết, và là người làm việc. Ba điều đó, có thể khẳng định. Còn chuyện quan điểm, tôi chưa đọc bản Đề dẫn, anh về gửi cho tôi một bản, tôi sẽ có ý kiến sau. Cũng phải còn trao đổi lại với anh Tố Hữu nữa.
Thấy không khí tương đối cởi mở, lại nhân dịp gặp người đang có quyền lực rất lớn, tôi tranh thủ nói thêm với ông một số suy nghĩ về cách tổ chức các hội văn học nghệ thuật ở ta, theo chỗ tôi biết khắp thế giới xưa nay không ai làm như thế, trừ Liên Xô sau Cách mạng Tháng Mười, và về sau các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa cứ kiểu đó mà nhất loạt làm theo. Cụ thể lúc bấy giờ có ông Jdanov là người đứng đầu về công tác tư tưởng của Liên Xô, ông ấy chỉ đạo cho ông Gorki giải tán hết các nhóm hội rất đông đảo và phong phú của nước Nga trước cách mạng, lùa tất cả vào chung một Hội Nhà văn Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, từ đó khiến cho nền văn học Xô-viết ngày càng chật hẹp và nghèo nàn đi. Các nước xã hội chủ nghĩa, ra đời sau đại chiến thế giới lần thứ hai, chịu ảnh hưởng của Liên Xô, cũng nhất mực theo cách đó mà làm.
Ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám cũng từng có một đời sống văn học đa dạng và phong phú với nhiều nhóm hội khác nhau. Có nhóm Tự lực văn đoàn, chỉ là một nhóm tư nhân mà trong mấy chục năm đã “làm nên cả một thời đại trong văn học” như Hoài Thanh từng khẳng định, có nhóm Hàn Thuyên, nhóm Tân Dân, nhóm Tao Đàn, nhóm Xuân Thu nhã tập, rồi nhóm Phổ thông bán nguyệt san, nhóm Tiểu thuyết thứ Bảy, nhóm Tiểu thuyết thứ Năm, v.v. Ngoài ra còn có những nhà văn độc lập, rất nổi tiếng nhưng không theo nhóm nào, như Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng và nhiều người khác. Tất cả tạo nên một không gian nhiều trào lưu rộn rịp đua chen, làm giàu đời sống tinh thần của xã hội.
Đặc điểm tình hình ở ta là sau cách mạng thì tiếp liền chiến tranh kéo dài suốt 30 năm, với yêu cầu luôn bức bách “tất cả để chiến thắng”, văn học cũng phải tổ chức chặt chẽ thành một hội của nhà nước, như một binh chủng chiến đấu trong đội hình chung, có thể là thích hợp với tình hình lúc bấy giờ.
Nay đã hòa bình, hẳn cần trở lại với quy luật phổ biến và bình thường của đời sống văn học (và nghệ thuật). Theo tôi quy luật đó là, các nhà văn “chơi” với nhau mà thành nhóm thành hội. Trong các nhóm hội đó họ trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm sáng tạo, giúp đỡ nhau và cùng nhau bảo vệ nghề nghiệp của mình. Đã gọi là chơi với nhau thì nên đa dạng, rộng rãi và tự nguyện tùy ý thích của từng người từng nhóm mà hình thành, hoặc vì cùng xu hướng nghệ thuật, hoặc cùng những quan tâm xã hội gần nhau, cũng có khi đơn giản hơn chỉ là do thân thiết riêng tư thế nào đó, hay chỉ là do ở gần nhau về mặt địa lý, đặc biệt do đặc điểm văn hóa vùng miền (như văn hóa vùng Kinh Bắc, văn hóa vùng đồng bằng Bắc bộ, văn hóa miền Trung, văn hóa Huế, văn hóa xứ Quảng, văn hóa rất độc đáo miền Tây Nam bộ, v.v.). Trong một nhóm nhà văn cũng có thể lại có một vài họa sĩ hay nhạc sĩ…, như Tự lực văn đoàn từng có họa sĩ hàng đầu thời bấy giờ là Nguyễn Gia Trí, họ khác nghề nhưng cùng chí hướng về nhiều mặt và thực tế có thể gợi ý cho nhau rất nhiều về nghệ thuật… Dồn tất cả hàng trăm hàng nghìn nhà văn chật chội vào một hội của nhà nước thì dễ lãnh đạo, nhưng tôi nghĩ lãnh đạo không nên chọn dễ mới làm, lãnh đạo một tình trạng đa dạng và phong phú có khó hơn nhưng hay và tốt hơn hẳn. Nếu Đảng vẫn muốn lãnh đạo thì nên chuẩn bị làm thế nào đảm bảo được sự lãnh đạo của mình trong điều kiện có nhiều nhóm hội văn học khác nhau, tạo nên một đời sống văn học của đất nước giàu có, hiệu quả, nhẹ nhàng và vui hơn nhiều…
Ông Lê Đức Thọ lắng nghe, không cắt lời tôi. Cuối cùng ông nói:
- Đấy cũng là một ý kiến đáng chú ý, để còn nghĩ và trao đổi xem.
Tôi về gửi cho ông bản Đề dẫn, nhưng rồi không thấy ông trả lại, cũng không thấy ông nói hay trao đổi gì nữa từ đó. Chắc ông còn bận những việc lớn quan trọng hơn nhiều.

ALBUM LỜI VỌNG CHÂN MÂY - Thơ Nhã My, nhạc Trần Nhàn

                          
                       
                                                                   Nhà thơ Nhã My