BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

BẪY CHIM… - Tạp văn của Hoàng Đằng


                
                                                Tác giả Hoàng Đằng


              BẪY CHIM…
                                                          Tạp văn của Hoàng Đằng

Tôi đang nghỉ trưa trên cái giường đặt giữa nhà. Cửa lớn, cửa sổ đều đóng. Nhờ các pan-nô (panneau) kính của cửa, nhà vẫn có ánh sáng.
Vừa nằm, tôi vừa quan sát ngoài sân. Hai chàng thanh niên chạy ra đường rồi chạy vô vườn. Hiện tượng lạ ấy khiến tôi dậy.

ĐỌC “THÁNG TƯ MÀU NHỚ” CỦA PHẠM ĐỨC MẠNH - Đặng Xuân Xuyến


   


THÁNG TƯ MÀU NHỚ

Tháng Tư
cờ
hoa
đất trời rợp sắc đỏ

tiếng khóc vỡ òa màu nhớ
người qua cõi chết trở về
nổ bung nụ cười chiến thắng
non sông một dải nối liền

Tháng Tư
những người lính kiệt sức vì đạn bom
thoi thóp sống
lết tìm nhau
nhặt mảnh vụn xuân thì đang trôi mất
hàn rỉ sét chiến tranh
bó vết thương lòng kiếm tìm đồng đội

Tháng Tư
ký ức dâng tràn
mẹ thắt ruột chờ con
nỗi đau tê dại
hình viên đạn chẻ đôi găm xé vào tim mẹ
đứa bên này
đứa bên kia
hết đối đầu chĩa súng vào nhau
sao lặng lẽ không về

Trắng hồn khăn tang
kiếp phong trần bày lên niết bàn lạnh lẽo
mẹ thắp nén hương đắng đời sinh nở
dằn cơn vật vã cô đơn
húp cháo
chờ được phong danh hiệu

Tháng Tư
những ngôi biệt thự nguy nga
phơi quyền lực
giàu sang trước phố
ẩn náu gam xấu hổ
người qua vội bước chân xa

Tháng Tư
mùa tha thứ cho nhau
nhìn từ nhiều phía
hạnh phúc
khổ đau
ai muốn quên
ai hoài nhớ

Người lính
bị nhuốm chất độc da cam
ngâm đời trong bể khổ
làm sao gieo hạt tương lai

Ngày
sống ngồi niệm được thua
nuôi ký ức

Đêm
tập chết mơ chốn vô thường
chuông hồn
ru giấc thời gian cũng ám ảnh
giật mình…

                       27. 04. 2020
                   Phạm Đức Mạnh

MỘT PHÁT BIỂU VỀ THƠ KIỂU “ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG” CỦA ÔNG NGUYỄN VŨ TIỀM - Phạm Đức Nhì


                  
                             Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì



MỘT PHÁT BIỂU VỀ THƠ KIỂU “ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG”
                                                                                    Phạm Đức Nhì

Ông Nguyễn Vũ Tiềm Trả Lời Phỏng Vấn Của Báo Giáo Dục & Thời Đại

Phóng viên (PV): Thưa nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, trong cuốn “Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam” xuất bản năm 2000 và sau đó tái bản nhiều lần, ông có nêu tiêu chí của thơ là: -Xúc cảm khác thường - Suy nghĩ khác thường - Cách nói khác thường. Gọi tắt là X-S-C. Qua hơn mười năm, hiện nay phong trào sáng tác thơ phát triển rất đông đảo, tiêu chí “khác thường” này có còn phù hợp không?

Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm (NVT): Khi đọc cuốn sách Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam, Giáo sư Hoàng Như Mai viết bài đăng báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, có biểu dương bài đề dẫn của tôi trong cuốn sách ấy, trong đó có tiêu chí về thơ mà bạn vừa nói đến, tất nhiên là từ “khác thường” hiểu THEO CHIỀU MỸ CẢM. Tôi nghĩ, dù thời gian trôi đi, tiêu chí ấy vẫn nguyên giá trị.

PV: Nhưng nhiều tập thơ (nhất là ở các địa phương) được in ra nhìn chung là có sao viết vậy, hình ảnh câu chữ rất “bình thường”, tiêu chí “khác thường” sao còn phù hợp nữa?

NVT: Nếu một bài thơ mà “có sao viết vậy” thì là văn vần chứ không phải thơ, nó chỉ giống như thơ mà thôi.

PV: Ông có thể cho bạn đọc biết rõ hơn về sự khác nhau giữa thơ và văn vần?

NVT: Tôi gọi văn vần là chỉ chung những bài “giống như thơ” nhưng gần với ca dao, hò vè, tấu, diễn ca hơn là thơ. (Ca dao, hò vè, tấu, diễn ca… là những thể loại văn học mà đa phần có nguồn gốc từ thời chưa có văn học viết).

http://vanvn.net/tu-doi-vao-van/phan-biet-tho-va-van-van/1814

CÔNG DANH BÁC SĨ LINH MỤC HỮU TÂM - Đức Hạnh cùng quý thi hữu


   
            Linh mục Bác sĩ Anthony Phạm Hữu Tâm  


CÔNG DANH BÁC SĨ LINH MỤC HỮU TÂM
                   [Dĩ đề vi thủ]

CÔNG Thầy rạng rỡ khắp năm châu
DANH tính anh hùng ở tuyến đầu
BÁC đã quên mình khai sự sống
SĨ còn nhẩn nguyện giảm cơn đau
LINH hồn giải tội - Nguồn tươi sáng
MỤC tử cầu xin - Đấng nhiệm màu
HỮU ái ân tình như biển cả [1]
TÂM nhân chữa bệnh thắm tinh cầu…

Đức Hạnh
25 04 2020

[1] "Bạn thân mến, thứ Hai Tuần Thánh tôi bay lên New York City giúp Y tế 3 tuần. Hồi hộp và hơi sợ vì Coronavirus đang lây nhiễm nặng và người chết quá nhiều. Nhưng nhân viên y tế làm việc quá tải cần được giúp đỡ. Hy vọng góp phần được chút ít, theo gương hy sinh của Chúa Giêsu năm xưa" (Lm. Antôn Phạm Hữu Tâm)
https://www.youtube.com/watch…
https://youtu.be/HLvlSaPOydo?t=6


BÀI HỌẠ:


VINH DANH BÁC SĨ LINH MỤC - HỮU TÂM
                    [Dĩ đề vi thủ]

VINH hiển Ngành y thắm những châu
DANH nhơn chống địch đã đi đầu
BÁC luôn chữa bệnh mong êm ái
SĨ mãi yêu người loại đớn đau
LINH khí tiêu tà ngời cuộc sống
MỤC tiêu chống dịch đẹp muôn màu
HỮU tình nghĩa cử giàu nhân ái
TÂM đức từ nhân trải địa cầu…

Hồng Xuyến
25 04 2020

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

NHỚ NHÀ CHÂM ĐIẾU THUỐC - Nguyễn Ngọc Chính


          
                            Tác giả Nguyễn Ngọc Chính


     NHỚ NHÀ CHÂM ĐIẾU THUỐC
                                                                           Nguyễn Ngọc Chính

Rất ít người biết đến việc thi sĩ Hồ Dzếnh (1916–1991) sáng tác bài thơ năm chữ mang tên “Màu cây trong khói” trên báo Người Mới từ năm 1940. Bài thơ này chỉ được nhiều người biết đến qua nhạc phẩm “Chiều” do nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ thành bài hát năm 1960. Thơ và nhạc quyện lấy nhau trong một khung cảnh nhớ nhà thật lãng mạn:

“… Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây...”

Tôi đã “châm điếu thuốc” không biết bao nhiêu lần trong đời nhưng chưa một lần nào vì… nhớ nhà như Hồ Dzếnh. Thành tích châm thuốc này cũng không có gì đáng tự hào vì thời buổi này chiến dịch “No Smoking” đã xuất hiện rầm rộ trên khắp thế giới.

       
               Bản nhạc “Chiều” -  Thơ Hồ Dzếnh, nhạc Dương Thiệu Tước

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

TÍNH CÁCH DỊ THƯỜNG CỦA TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT QUA GÓC NHÌN NHÀ SỬ HỌC HÀN QUỐC CHOI BYUNG WOOK - Lê Công Sơn

Vùng đất phương Nam ghi dấu công lao của người hùng Lê Văn Duyệt. Ông là một trong 3 vị quan Tổng trấn thành Gia Định có uy tín và được dân yêu kính, tôn sùng dù tính cách có phần lập dị.


Tượng Tả quân đúc bằng đồng nguyên chất tại khu Lăng thờ Lê Văn Duyệt ở TP.HCM
Ảnh: T.L


TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT QUA GÓC NHÌN NHÀ SỬ HỌC HÀN QUỐC CHOI BYUNG WOOK
                                                                                     Lê Công Sơn

Nguồn gốc của thành Gia Định, theo sách Vùng đất Nam bộ dưới triều Minh Mạng (1820 -1841) của nhà sử học Hàn Quốc Choi Byung Wook (do Omega và NXB Hà Nội ấn hành):

“Gia Định thành được thành lập vào năm 1808, sau thời gian triều đình Huế lập ra Bắc Thành với bộ máy hành chính được giao cho các võ quan và củng cố quyền lực bằng vai trò của người Hoa định cư tại đây. Nguyễn Văn Nhân được chỉ định làm quan Tổng trấn đầu tiên của thành Gia Định. Sau này, Nguyễn Huỳnh Đức và Lê Văn Duyệt kế nhiệm. Quan Phó Tổng trấn Gia Định thành, có thể xác định: Trương Tiến Bảo (quê Vĩnh Long) và Trần Văn Năng (quê Khánh Hòa). Hai Hiệp trấn là Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh lần lượt quê ở trấn Biên Hòa và Phiên An, thuộc Nam Bộ”.

                Cảnh Lăng Ông Bà Chiểu xưa - nơi thờ Tả quân Lê Văn Duyệt. Ảnh: T.L

DỐC SƯƠNG MÙ – Thơ Đoàn Thuận


       
                             Nhà thơ Đoàn Thuận


DỐC SƯƠNG MÙ 
(Tặng Đỗ Hồng Ngọc)

Dốc mù sương kín non xa.
Vội người, ta chẳng vội qua từng chiều.
Chợt nghe thung dưới đìu hiu.
Cánh chim về khuất bóng xiêu lối rừng.

Dốc mù bay gió qua bưng.
Ngựa nhoài vó, cát bụi chừng ngủ yên.
Mây chao bóng xuống một miền,
Như mưa nắng gửi ưu phiền lại ta.

Dốc đời còn ở thật xa,
Và ta đi mãi chưa qua hết mùa.
Nắng đầy lên cánh hoa mua.
Thoáng bâng khuâng cũ nhẹ khua trong hồn.

Chuyến xe đổ nhịp về thôn.
Đá lên rêu, phố hoàng hôn lên đèn.
Bên đồi một đốm lửa nhen.
Ta nghe ta gõ bước quen dốc đời.

                                                 Đoàn Thuận

VỊ QUÂN SƯ TÀI CAO ĐỨC TRỌNG ĐƯỢC VUA QUANG TRUNG BA LẦN VIẾT CHIẾU CẦU HIỀN

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp là danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn. Không chỉ là một người thầy đức cao vọng trọng ông còn là một vị quân sư đắc lực.


                                         Tượng đúc La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp


VỊ QUÂN SƯ TÀI CAO ĐỨC TRỌNG ĐƯỢC VUA QUANG TRUNG BA LẦN VIẾT CHIẾU CẦU HIỀN

Vị ẩn sĩ tài cao đức trọng

Trong lịch sử Việt, cùng với Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đình Chiểu... Thì La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp là cái tên được lưu danh bởi tài cao đức trọng. Ông là một danh sĩ nổi tiếng đời hậu Lê và Tây Sơn, sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc.

CHIỀU ƠI ! – Thơ Hoành Trần


    


CHIỀU ƠI! 

Chiều lên chiều xuống chiều qua,
Mỗi khi chiều đến hồn ta bồi hồi,
Phải chăng gần cuối phận đời,
Như chiều nên đã buông lời nỉ non?
Nhớ về xưa nhớ tuổi buồn,
Tình yêu, hoa phượng, ngôi trường tuổi thơ!
Dẫu rằng chỉ là giấc mơ,
Nhưng là đem lại hồn thơ tuổi hồng,
Như mây hong đẹp trời trong,
Cho tâm có chút an lòng thế thôi,
Tâm an miệng nở môi cười,
Rất quí giá đối với người già nua,
Không còn chi để hơn thua,
Mầm xanh chồi lá nắng mưa trưởng thành,
Để rồi chiều đến vàng nhanh,
Khi màn đêm xuống rời cành là xong!
Ai kia vương vấn trong lòng,
Hư không trở lại hư không thôi mà!
Chiều lên chiều xuống chiều qua,
Lưng trời vẳng tiếng chuông chùa trầm tư!

                                               Hoành Trần
                                                29/4/2020

SỰ TÍCH HOA SIM VÀ HOA MUA - Thơ Hồ Minh Tuấn


   

   


SỰ TÍCH HOA SIM VÀ HOA MUA

Chuyện rằng vào thuở xa xưa
Non sông nước Việt giặc ưa ngó dòm.
Quanh năm khuya sớm chiều hôm
Vó thù phương Bắc mộng ôm bá quyền.
Còn nơi đâu chốn bình yên
Khắp nơi đầy lũ gây phiền hại dân...

Lời Non Sông vọng xa gần
Tráng binh nghĩa sỹ bao lần xuất chinh.
Người ra đi giữ thái bình
Thương người ở lại tấm tình thủy chung.
Người ra đi chí anh hùng
Bao người vợ, mẹ quyết cùng hậu phương...

Trời cao cũng động lòng thương
Cho Tiên hạ thế lên đường giúp dân.
Tử Sim, Tiên đẹp giáng trần
Tử Mua, Tiên cũng muôn phần kém chi.
Đức tài nào có ai bì
Cùng dân khuya sớm quyết vì thái an.
Hậu phương từ đó vững vàng
Chặn loài phương Bắc sói lang hại đời.

Người đi kẻ ở ai ơi
Tiễn nhau là tiễn về nơi chia lìa.
Quê nhà người đợi sớm khuya
Người đi đi mãi bên kia chân trời.
Đồi cao nhìn bóng mù khơi
Để người ở lại lệ rơi không sờn...

Tử Sim yêu nhớ Thái Sơn
Chàng trai tuấn tú tài hơn vạn người.
Tử Mua ngày tháng quên cười
Nhớ chàng Đại Hải chân trời biên cương.
Bao chàng trai đã lên đường
Không ngày tái ngộ nhớ thương lệ sầu.
Thời gian biền biệt còn đâu
Hai nàng hóa kiếp tím sầu Sim, Mua.
Xuân Thu vạn kiếp qua mau
Trên đồi vẫn nở một màu thủy chung...

                              01/05/2020
                    Kachiusa Hồ Minh Tuấn

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

BÀI THƠ VIẾT TRÊN ĐỒI CHARLIE, ĐỒI SẠC LY - Thơ Nguyễn Khôi

Lời thưa:
Nhân kỷ niệm 42 năm “mùa hè đỏ lửa /4-1972”, lại vừa xem Youtube của Nguyễn Thanh Khiết thăm đồi Charlie... lòng bồi hồi xúc động... xin gửi đăng lại 2 bài thơ của Nguyễn Khôi viết cách nay 26 năm, nhân một chuyến lên Sa Thầy/ Kontum công tác, như một nén nhang để Tưởng niệm các Tử sĩ và chia sẻ với những bà mẹ/ người vợ Việt Nam có người thân tử trận ở đồi Charlie năm xưa:

         
                      Nhà thơ Nguyễn Khôi


 BÀI THƠ VIẾT TRÊN ĐỒI CHARLIE
                       
 Đồi Charlie anh đi không về nữa
 Cỏ chân đồi máu tưới bốc màu xanh
 Sông Pô kô thuyền trôi theo sóng lũ
 để muôn đời vang tiếng hát A Sênh...
                       
 Ôi cuộc chiến ta qua “kênh” đạn lửa
 Hai mươi năm còn cháy khét tiếng lời
 Máu thịt đổ... mộng hóa thành Chim Quý ?
 Ai thương người mẹ góa, con côi ?!?
                          
 Ơi nhân loại, khác chi bầy muông thú
 tiêu diệt nhau để độc chiếm... lạ gì ?
 Xứ dân Thượng có cần chi bão lửa
 Mong chi Đồi đẫm máu Charlie ?!?

                        Kontum 30/4/1992
                            Nguyễn Khôi

                     
 ĐỒI SẠC LY
                   
 Đồi Sạc Ly em đi, anh ở lại
 Sông Sa Thầy dào dạt tình thương
 Cuộc chiến dữ khó nói điều phải trái
 Nỗi đau buồn để mãi ở làng buôn.
                      
 Đồi Sạc Ly máu xương xa vời vợi
 Đất Kontum heo hút một miền rừng
 Người nằm đây nói chi niềm mong đợi
 Em phương trời thương nhớ một người thương.

                             Sa Thầy - Kontum 2/11/1993
                                          Nguyễn Khôi
                                      (Nhà văn Hà Nội)

VÕ SƯ ĐẠI LỰC SĨ HÀ CHÂU BẠI TRẬN TRÊN VÕ ĐÀI, GÂY CHẤN ĐỘNG VÕ LÂM MIỀN NAM - Võ sư Hồ Tường

Bài viết được ghi theo lời kể của võ sư Hồ Tường, Chưởng môn phái Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà, phụ trách võ đường Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM.

                                              Đại lực sĩ Hà Châu


HUYỀN THOẠI ĐẠI LỰC SĨ HÀ CHÂU ĐẢ LÔI ĐÀI BẠI TRẬN, GÂY CHẤN ĐỘNG VÕ LÂM MIỀN NAM TRƯỚC 1975
                                                                               Võ sư Hồ Tường

Võ sư, đại lực sĩ Hà Châu xứng đáng được coi là đệ nhất nội công của làng võ Việt ở thế kỷ 20. Thế nhưng, người hâm mộ võ thuật ở Việt Nam thường chỉ nghe nói về những màn biểu diễn thuộc loại "kinh điển" của ông chứ không hề biết rằng ông cũng từng là nhân vật chính ở một trận đả lôi đài gây chấn động giới võ lâm từ cách đây nhiều thập kỷ và càng thú vị hơn bởi đó là lần mà ông bại trận chỉ vì dính đúng một đòn.

PHIẾM LUẬN “THỔ LÀ ĐẤT” - Đỗ Chiêu Đức


                   Ã„á»— Chiêu Đức
                                        Tác giả Đỗ Chiêu Đức


                 PHIẾM LUẬN “THỔ LÀ ĐẤT” 
                                                                                     Đỗ Chiêu Đức
         
THỔ là ĐẤT, đất là ĐỊA , trong chữ Địa có Bộ Thổ, nên Địa cũng là Đất. Ta có từ kép Thổ Địa 土地 là Đất Đai. Thổ cũng thuộc một trong 214 bộ của CHỮ NHO... DỄ HỌC, theo diễn tiến của chữ viết như sau :


Ta thấy :

Từ Giáp Cốt Văn cho đến Đại Triện đều là hình tượng của một mô đất trên mặt đất, nên Thổ vừa là chữ Tượng Hình vừa là chữ Chỉ Sự, chỉ một đống đất trên mặt đất, đến Tiểu Triện thì các nét mới được kéo thẳng ra thành biểu tượng của chữ viết, cho đến Chữ Lệ thì mới hoàn chỉnh như chữ viết hiện nay THỔ là ĐẤT.

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

ĐỘNG ĐỀN, BÌNH TUY - Nguyễn Thị Thu Sương


           
                              Tác giả Nguyễn Thị Thu Sương


                 ĐỘNG ĐỀN, BÌNH TUY
                                                                      Nguyễn Thị Thu Sương

Động Đền nơi ba mạ tôi sống, là một dãy nhà tạm bợ cho những người dân Quảng Trị di cư vào đây. Mái nhà và chung quanh tường lợp bằng lá buông. Thiếu thốn tiện nghi sinh hoạt, tôi thấy thương dân Quảng Trị mình. Thương gia đình tôi, phải sống tạm bợ như thế này trong gần một năm. Trước khi được chính phủ chia đất và có nhà riêng của mình.

ĐẰNG ĐẴNG CHIA LY - Trần Mai Ngân



                ĐẰNG ĐẴNG CHIA LY
                                                                         Trần Mai Ngân

Cuộc sống là những đằng đẵng chia ly!
Ngày hôm nay chia ly ngày cũ hôm qua. Ngày hôm nay, rời xa người cũ, rời xa quá khứ...và đôi khi mình cũng cách xa chính mình của ngày hôm trước.

MÁU LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ GIÁ ĐẮT ĐỎ NHẤT THẾ GIỚI - Nguyễn Thanh Điệp

Có giá lên tới gần 20.000 USD/lít, đây là loài động vật có máu đắt đỏ nhất trên thế giới hiện nay. Nuôi con vật này lấy máu là một trong những ngành công nghiệp ở nhiều quốc gia.




MÁU LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ GIÁ ĐẮT ĐỎ NHẤT THẾ GIỚI

Có giá lên tới gần 20.000 USD/lít, sam là loài động vật có máu đắt đỏ nhất trên thế giới hiện nay. Nuôi sam lấy máu là một trong những ngành công nghiệp ở nhiều quốc gia.


Các nhà khoa học phát hiện máu của loài sam có tác dụng vô hiệu hóa vi khuẩn độc hại. Sam biển không có hệ miễn dịch nhưng có một cơ chế phòng vệ đặc biệt để chống vi khuẩn. Khi đối mặt vi khuẩn độc hại, tế bào amip trong máu sam phát hiện và làm tê liệt, không cho chúng lây lan.


Khác với nhiều loài động vật sống trên cạn, máu sam biển có màu xanh, do thành phần hóa học trong máu quy định. Người ta chỉ khai thác mỗi con sam khoảng 30% máu trong cơ thể. Sau khi lấy máu, sam được đưa lại về biển và một tuần sau lượng máu của chúng sẽ phục hồi.


Theo "Sách đỏ IUCN", loài sam đã xuất hiện trên Trái Đất từ khoảng 450 triệu năm trước. Đây là một trong những sinh vật cổ xưa nhất từng xuất hiện trên Trái Đất vẫn còn tồn tại, được các nhà khoa học gọi là “hóa thạch sống”. Dù đã xuất hiện từ thời tiền sử, hình hài của chúng, đến nay, không có sự thay đổi so với hàng trăm triệu năm trước.


Thức ăn của sam rất đa dạng, từ loài sinh vật nhỏ bé như cua, ốc, động vật thân mềm đến những loài tảo biển và sinh vật bị thối rữa. Chân của sam có gai lồi ra dùng để nghiền và xé thức ăn, đưa vào miệng.


Sam là loài vật đẻ trứng. Con mới nở chưa có đuôi, vỏ rất mềm. Kích cỡ trung bình của sam biển trưởng thành từ 30-60 cm. Trong quá trình lớn lên, sam lột xác khoảng 20 lần.


                                                                          Nguyễn Thanh Điệp

Nguồn:
https://zingnews.vn/loai-dong-vat-co-4-mat-moi-lit-mau-gia-gan-20000-usd-post1002018.html