BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

BÙI GIÁNG VIẾT VỀ THƠ TUỆ SỸ


Tuệ Sỹ - Tác phẩm của Dominique de Miscault
 
Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u...
 
Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:
 
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
 

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2023

TẠP LỤC THI 13, 14, 15 – Thơ Chu Vương Miện


   


TẠP LỤC THI 13
 
ở ống thì dài
ở bầu thì tròn
chả biết trách ai?
cái phận tép tôm
 
trăng khi tròn khi khuyết
người sanh đủ hai chân
người mặc áo sơ mi cụt tay
người com plet cà vạt
người ôm cột đèn mà khóc
kẻ ôm cột đèn mà cười
ngày trước là thế kỷ 19
vừa rồi là thế kỷ 20
bây giờ là thế kỷ 21
có chùa nhiều cột
có chùa một cột
có chè đậu đen đậu đỏ
có chè khoai lang
có chè bà cốt
có khỉ cả bầy
có khỉ độc

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2023

CÔ GÁI ĐỒ LONG LÀ AI ??? - Theo "thế giới kiếm hiệp"



Nhiều người đọc truyện hay xem phim thường thắc mắc Cô Gái Đồ Long (cô gái giết rồng) là ai. Những cái tên được đưa ra tranh luận nhiều nhất là Chu Chỉ Nhược, Hoàng Sam nữ tử,  Quách Tương.
Thực ra trong truyện hay trong phim không có ai là cô gái Đồ Long cả. Nguồn gốc cái tên Cô Gái Đồ Long bắt nguồn từ câu truyện sau đây.

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023

BÀI THƠ 50 NĂM - Thơ Trương Phương, nhạc Nguyễn Hữu Tân, Trần Nhàn hòa âm, ca sĩ Như Loan trình bày

Chị Trương Phương làm thơ, anh Nguyễn Hữu Tân phổ nhạc nhân dịp 50 năm Anniversary của anh chị. Anh Tân vừa mới ra đi, cho dù biết anh được an vui nơi cõi vĩnh hằng, chị Phương chắc rất buồn, buồn ghê lắm! Anh Tân qua đời, để lại bao thương tiếc cho nhiều thi nhân, ca nhạc sĩ.


              

SỰ TÍCH BỒ NHÍ - Ngô Phạm Hạnh Thúy


Hình minh họa Adam & Eva
 
Ngày xưa, sau khi mất sáu ngày để tạo nên trời đất vũ trụ, Thượng đế ngồi ngẫm nghĩ thấy đất trời đẹp đẽ thế này với bao nhiêu tinh túy của chất xám mà Ngài đã sáng tạo ra lại không có tạo vật nào hưởng thụ và làm sinh động lên thì uổng phí quá bèn lấy một mẩu đất đẹp nhất thế gian nặn ra Adam (người đàn ông) con người đầu tiên trên quả đất, rồi hà hơi cho Adam sự sống.

Adam tung tăng vui mừng chạy nhảy trong vườn địa đàng, ăn trái cây, uống mật ngọt, ngắm trăng lên và hoàng hôn xuống. Nhưng rồi Adam thấy cô đơn buồn chán vì không có ai chơi cùng, không có việc gì làm vì mọi thứ ở vườn đều có sẵn (nên đa phần đàn ông sau này đều làm biếng và quen ăn đồ ăn có sẵn là vì lí do này).
Adam nghĩ ra cách tiêu sầu bằng cách lấy mật ong pha với trái cây, phơi ba lần nắng bốn lần trăng nhằm giết thì giờ rảnh rỗi, ai dè cái món ấy lên men thành một loại thức uống khiến người ta điên đảo đầu óc, hoang mang tinh thần, thăng hoa cảm xúc - cái thức ấy gọi là RƯỢU và tồn tại đến ngày nay, chỉ có điều đã biến tướng ra thành nhiều thể loại khác nhau từ rượu đế Gò Đen đến rượu vang, vốt-ka, cô-nhắc và thỉnh thoảng bị lễnh loãng do một vài tay chế biến lại gọi là BIA.

KỲ TÍCH MỞ CÕI CỦA CHÚA NGUYỄN - Hoàng Hải Vân

Việc đem Sài Gòn và vùng đất Nam bộ về cho Tổ Quốc một cách hòa bình và hợp pháp là công lao vĩ đại của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và các Chúa Nguyễn kế tiếp. Di sản mà tiền nhân để lại không chỉ là một vùng đất đai biển trời rộng lớn mà còn là những bài học vô giá về mở cõi an dân, về dựng nước và giữ nước.

Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi

Vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, nước Chân Lạp suy yếu toàn diện. Bên trong thì rối ren bất ổn, bên ngoài thì bị Xiêm La (Thái Lan) uy hiếp. Để tránh nguy cơ mất nước, triều đình Chân Lạp không thể không dựa vào Chúa Nguyễn. Đó là lý do quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II sang cầu hôn xin lấy con gái Chúa Sãi. Chúa Sãi nhận lời, quốc vương Chey Chettha II trở thành con rể của Chúa, công chúa Ngọc Vạn (*) trở thành hoàng hậu, sau đó trở thành hoàng thái hậu nước Chân Lạp. Sự kiện đó diễn ra vào năm 1620.
 
Cần biết, chính quyền Đàng Trong của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã xác lập lãnh thổ đến Thạch Bi Sơn (Phú Yên), như vậy là lúc đó nước Chiêm Thành vẫn đang giữa Chân Lạp và cương vực phía Nam của nước ta. Đến thời Chúa Sãi, lãnh thổ phía Nam vẫn dừng lại ở đó, tuy nhiên nhiều cư dân người Việt đã đến khai phá lập nghiệp ở lưu vực sông Đồng Nai và nhiều nơi khác ở khu vực lân cận, có lẽ họ đến đây chủ yếu bằng đường biển.

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG: SƠ ĐƯỜNG TỨ KIỆT (1) – Đỗ Chiêu Đức


Người đứng đầu Tứ Kiệt: Vương Bột
        
SƠ ĐƯỜNG TỨ KIỆT 初唐四傑 là "VƯƠNG DƯƠNG LƯ LẠC 王楊盧駱", đó chính là VƯƠNG BỘT 王勃, DƯƠNG QUÝNH 楊炯, LƯ CHIẾU LÂN 盧照鄰 và LẠC TÂN VƯƠNG 駱賓王. Họ đều là những văn thi sĩ sống dưới thời Đường Cao Tông và Võ Hậu, họ đã bứt phá ra khỏi Cung Thể Thi của thời Lục Triều, mặc dù lúc đó có rất nhiều người chỉ trích bài bác cười chê, nhưng họ đã thành công trong việc phát triển và hoàn chỉnh thể Ngũ ngôn Luật thi trong buổi sơ Đường. Thi Thánh ĐỖ PHỦ của buổi thịnh Đường đã có thơ về họ như sau:
                   
王楊盧駱當時體, Vương Dương Lư Lạc đương thời thể,   
輕薄為文哂未休。 Khinh bạc vi văn sẩn vị hưu.                   
爾曹身與名俱滅, Nhĩ tào thân dữ danh câu diệt,                   
不廢江河萬古流。 Bất phế giang hà vạn cổ lưu!    

Có nghĩa:
                    
VƯƠNG, DƯƠNG, LƯ, LẠC, xướng thơ,                   
Những phường khinh bạc mù mờ chê bay.                    
Lũ ngươi chết chẳng còn ai...                    
Thơ kia như nước chảy hoài muôn năm!
      
Quả nhiên, thơ văn của TỨ KIỆT như "giang hà vạn cổ lưu" chảy mãi cho đến ngày nay. Nào, ta hãy bắt đầu bằng người đứng đầu của Tứ Kiệt là VƯƠNG BỘT nhé! 
   

XIN CẢM ƠN, GẶP LẠI NGƯỜI XƯA – Thơ Quách Như Nguyệt


   


XIN CẢM ƠN...
 
Không đợi đến ngày lễ tình yêu, em mới nói yêu anh
Không mong chờ mùa Xuân mới thấy mình hạnh phúc
Không cần lễ Giáng Sinh để thấy sao háo hức
Không ngóng Tết để thấy mình hớn hở                          
Cũng chẳng chờ đến ngày Lễ Tạ ơn
Em mới biết cảm ơn những gì mình đang có
Bố mẹ dù đã mất, anh chị em, con cái, quà cáp nhận và cho
Cảm ơn Internet, computer làm đời sống hay ho
Cảm ơn bạn thân quý, người tri âm tri kỷ
 
Cảm kích lắm, đời sống em thi vị
Cảm ơn nhạc trữ tình
Cảm ơn được ngắm nhìn
Những bức hình tuyệt đẹp
Cảnh thiên nhiên như mơ
 
Phải anh ạ, đời sống này...
cho em xin cảm tạ
Bầu trời xanh bao la
Hàng dừa xanh nghiêng ngã
Hàng liễu rủ la đà
Mái chùa rêu cong cong
Áo dài thêu lụa mỏng
Trăng và sao mênh mông
Mây trắng trôi bềnh bồng
Đàn chim bay xoãi cánh…
Cành hoa hồng mong manh
 
Làm sao mà kể hết?
Em cảm kích từng ngày, biết ơn từng giây phút
Con cảm ơn trời Phật, Thượng đế ở trên cao
Cho còn biết xuyến xao...
 
Và cuối cùng...
Anh ơi, chẳng quên đâu
Em xin cảm ơn anh
người mà em yêu dấu!
 
                                        Quách Như Nguyệt
 

LIÊN KHÚC TÌNH NGƯỜI LƯU VONG 2 - Nhạc và lời của Khê Kinh Kha, ca sĩ Thanh Thúy trình bày



               

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2023

NHỚ MÃI NGƯỜI XƯA - Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Mộc Thiêng, ca sĩ Lê Thu Hà trình bày

                              Thơ: Quách Như Nguyệt
                              Nhạc: Mộc Thiêng
                              Ca sĩ: Lê Thu Hà

         

Bài thơ không tựa Quách Như Nguyệt viết trong tự truyện “Làm Thế Nào Em Vá Tim Anh Vỡ” được nhạc sĩ Mộc Thiêng đọc và có cảm xúc viết thành ca khúc “Nhớ Mãi Người Xưa”.
Mời các anh chị, các bạn thưởng thức
Thân chúc mọi người có một cuối tuần an vui nhé!    

TRI KỶ, TRI ÂM – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


      
TRI là Biết, Kỷ là Mình; nên TRI KỶ 知己 là người hiểu biết về mình, không phải chỉ hiểu biết hời hợt bên ngoài, mà hiểu biết một cách sâu sắc tận tâm can và suy nghĩ của mình, thì mới gọi là TRI KỶ được. Như khi nghe Thúy Kiều nói lên cái ý định xưng bá đồ vương của mình, thì Từ Hải tỏ ra rất hài lòng:
                         
Nghe lời vừa ý gật đầu,              
Cười rằng: TRI KỶ trước sau mấy người!                        
Khen cho con mắt tinh đời,                  
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!

 
                         
Đôi bạn TRI KỶ đầu tiên hiểu rõ nhau nhất là Quản Trọng 管仲 và Bào Thúc Nha 鮑叔牙 thời Chiến Quốc, theo Sử Ký ghi lại như sau:  
 

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2023

CHÙM TỨ TUYỆT 11/2023 – Thơ Nguyễn Khôi


   
                         Nhà thơ Nguyễn Khôi

 
CHÙM TỨ TUYỆT 11 - 2023
 
-1, Thế giới hôm nay “nhị phân” đã rõ
Tổng thống Biden - Tập Chủ Tịch đánh cờ
Putin chỉ còn là Chủ trạm xăng, ôm kho bom Nguyên tử
Khủng hoảng kinh tài: nghèo đói nguy cơ.
 
-2, Thời tiết trớ trêu: đêm lạnh ngày nóng
Lũ lụt miền Trung: Huế ngập trong mưa
Sầu Riêng được mùa, lên ngôi khoai sắn
Nhà nông vui, còn áo ấm cơm no.
 
-3, Du lịch buồn: nổi danh “chặt chém”
Phú Quốc, Hạ Long làm mới “phá”… tưởng ăn to
Tam Đảo, Sapa còn đâu danh thắng
Nhà chen nhà, khách ngán, hết mộng mơ.
 
-4, Bất động sản, xem chừng bong bóng vỡ
Bao nhà tầng, khu đô thị bỏ hoang
“Cạp đất mà ăn” hết thời bơm thổi giá
Hết thời nhà mặt phố mở cửa hàng.
-5, “Lò Bác Trọng” vẫn bừng rực lửa
Thanh Hoá, Quảng Ninh… mấy Quan lớn đi đời
“Cải cách tiền lương” bao người đang ngóng
Những mong sao “giá” chớ vọt lên Trời ?!
 
                                   Hà Nội, 16/ 11/2023
                                        Nguyễn Khôi

NHỮNG THÁNG NGÀY, VỚI VÀM CỎ ĐÔNG - Thơ Đan Thụy


   


NHỮNG THÁNG NGÀY...
 
Nỗi buồn như ngày đông
nước mắt cho ta làm người tình
tóc chiều gom nhớ mùa hương bưởi
chắt lọc trên tay những tháng ngày
 
Xin anh đừng như con sóng vỗ
gieo thênh thang nỗi nhớ quay vòng
ngày trôi giữa nghìn trùng khắc khoải
anh và em
chợt hiểu... ngỡ ngàng
 
Là làn gió
hay làn sương khói
tình khói sương mỏng mảnh đời chiều
em chân thật như nắng hè khát bỏng
muốn thật nhiều
nhưng mùa đã qua mau
 
Tình chợt đến rồi đi vô biên quá
bóng hoàng hôn rót vọng tiếng sóng ngầm
anh im lặng quanh tiếng đời dâu bể
để trái tim lưu dấu những nợ nần
 

ĐƯA TIỄN MỘT MÙA THU – Thơ Lê Văn Trung


   

 
ĐƯA TIỄN MỘT MÙA THU
 
Em vội tiễn mùa thu tôi đi biệt
Nắng vườn xanh vài giọt đã phai vàng
Còn sót lại một chùm bông cúc nhỏ
Nhuộm sương chiều tiếc nuối sắc hương tan
 
Em vội tiễn mùa thu tôi đi biệt
Đường tương tư mỗi nhịp bước khuya về
Chiếc lá úa ngày xưa buồn trên tóc
Áo chưa vàng từ buổi lá bay đi
 
Em cầm giữ chi tôi mùa thu biếc
Trên bàn tay còn thơm cả hồn tôi
Em cầm giữ chi tôi lời thơ ngọc
Mà hương xưa còn ngọt đắm trên môi
 
Em phong kín màu trăng xanh hàm tiếu
Vườn thanh xuân khao khát nụ hoa rằm
Ai biết được trong hồn thu vời vợi
Tôi đợi chờ thương tiếc tuổi thơ tôi
 
Tôi gọi mãi mùa thu không trở lại
Để vàng phai nhuộm thắm nỗi mong chờ
Tôi gom nhặt mù sương mùa thơ dại
Tưởng hương người còn ướp chín cơn mơ.
 
                                             Lê Văn Trung

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2023

ĐỌC “CHỜ ĐẾN THIÊN THU MỘT BÓNG NGƯỜI” THƠ PHƯƠNG TẤN - Châu Thạch


   
                                   Nhà thơ Phương Tấn

 
CHỜ ĐẾN THIÊN THU
MỘT BÓNG NGƯỜI
 
Chiều xuống sâu buông tiếng thở dài
Đêm Sài Gòn chạm bóng thu phai
Có cô gái nọ ngồi hong tóc
Ngỡ gió lùa mây xỏa xuống vai.
 
Sóng cuộn đời sông, sông bạc phếch
Giang hồ xếp vó tự bao năm
Nhớ em mình nhớ thời yêu mệt
Ngóng mãi bên đường bóng biệt tăm.
 
Ai lỡ đưa người qua bến sông
Hình như bến lạc sóng mênh mông
Sóng xô thuyền mắc bờ nước lạ
Mình, kẻ lạc loài giữa gió đông.
 
Và như pho tượng bên triền núi
Chờ đến thiên thu một bóng người
Chờ đến xuân già sông rã nhánh
Ô hay, mình cứ tuổi hai mươi.

                      (Sài Gòn 2017)
                        Phương Tấn

 
ĐỌC “CHỜ ĐẾN THIÊN THU MỘT BÓNG NGƯỜI” 
       THƠ  PHƯƠNG TẤN - Châu Thạch

           

Nhà thơ Phương Tấn được GS Nguyễn Đại Hoàng gọi là “Nhân vật văn chương” bởi những cống hiến của ông cho nền văn học nước nhà. Với tôi nhà thơ Phương Tấn còn là một “Chàng trai trẻ mãi” bởi trong bài thơ “Chờ Đến Thiên Thu Một Bóng Người” tác giả đã chờ em “chờ đến thiên thu”, đã chờ em “chờ đến xuân già xuân rã nhánh” mà vẫn thấy mình “Ô hay, mình cứ tuổi hai mươi”.
 
Thật vậy, đọc “Chờ Đến Thiên Thu Một Bóng Người” của Phương Tấn ta sẽ thấy tình yêu dầu có “Chạm bóng thu phai”, dầu có thành “Sông bạc phếch”, dầu có “Bóng biệt tăm”, dầu có “Xuân già rã nhánh”, dầu có “chờ đến thiên thu” thì nó vẫn tuổi hai mươi. Tất nhiên đó là thứ tình yêu lớn của những con tim si tình mà đời ca tụng như Kim Trọng, như Phạm Thái, như Hàn Mạc Tử và như Phương Tấn trong bài thơ nầy.
 
Đọc khổ thơ đầu của bài thơ ta thấy một Sài Gòn buồn, một nỗi buồn êm ái bàng bạc trong không gian, xỏa xuông vai, hong lên tóc và thấm thía vào tâm hồn:
 
Chiều xuống sâu buông tiếng thở dài
Đêm Sài Gòn chạm bóng thu phai
Có cô gái nọ ngồi hong tóc
Ngỡ gió lùa mây xỏa xuống vai.
 
“Chạm” là đụng nhẹ nhưng “Chạm” cũng là chạm trổ. “Thu phai” có thể hiểu là mùa thu phai lá, có thể hiểu màu thu đã nhạt, hay hiểu là đã cuối mùa thu cũng đúng. Vậy câu thơ “Đêm Sài Gòn chạm bóng thu phai” là đêm Sài Gòn vào cuối mùa thu, hoặc có hình bóng mùa thu trong quá khứ chạm khắc vào trong đêm Sài Gòn hiện tại. Nói rõ hơn, “Đêm Sài Gòn chạm bóng thu phai” có hai nghĩa. Một nghĩa là đêm Sài Gòn hiện tại đã vào độ cuối thu. Một nghĩa khác là đêm Sài Gòn hiện tại khắc ghi những kỷ niệm mùa thu Sài Gòn trong qúa khứ xa xưa.
 
Dầu hiểu như thế nào thì hình ảnh cô gái ngồi hong mái tóc của mình trong đêm mùa thu Sài Gòn đẹp vô cùng. Hình ảnh đó nên thơ hơn cô gái mặc áo lụa Hà Đông làm cho nắng Sài Gòn chợt mát. Nên thơ hơn bởi vì hình ảnh đó cùng với “tiếng thở dài” của Sài Gòn trong đêm len lỏi vào tâm hồn ta nỗi sầu nhè nhẹ vấn vương, vuốt ve nỗi nhớ một Sài Gòn xa xưa ngày nay không còn nữa.
 
Khổ thơ thứ hai là sóng gió, là lênh đênh, là chia ly với nỗi nhớ triền miên mà tác giả ôn lại đời mình trong đêm Sài Gòn:
 
Sóng cuộn đời sông, sông bạc phếch
Giang hồ xếp vó tự bao năm
Nhớ em mình nhớ thời yêu mệt
Ngóng mãi bên đường bóng biệt tăm.
 
Nhà thơ đã ví đời mình như con sông. Con sông có sóng cuộn đến bạc phếch là con sông lớn. Đời người như con sông lớn thì thăng trầm nhưng đầy ý nghĩa.
 
Câu thơ “Giang hồ xếp vó tự bao năm” bày tỏ thêm tư cách người trong thơ. Đó không là Dũng trong tiểu thuyết Đôi Bạn của Nhất Linh thì cũng là chàng trai được đưa qua sông của Thâm Tâm trong “Tống Biệt Hành”, hoặc là chàng tráng sĩ gọi đò trên Bến My Lăng của Yến Lan, hay có thể là một Phạm Thái dừng chân xếp vó để mài gươm dưới nguyệt. Dầu chàng là ai thì hình ảnh sóng trên sông lớn và xếp vó giang hồ cũng nói lên được tư cách anh hùng, hảo hán của một con người.
 
Con người hảo hán đó còn mang nặng một mối tình theo suốt cuộc giang hồ, với những thăng trầm của cuộc sống. Tình yêu đó có từ thời “Yêu mệt” có nghĩa là yêu nhiều, yêu say đắm. Tình yêu đó chia ly vì sao ta không biết nhưng để chàng trai giang hồ mang nặng trong tim và ngóng chờ mãi trên mọi nẽo đường phiêu linh của chàng.
 
Hai khổ thơ một và hai đưa ta vào một khung trời trầm lắng. Trong khung trời trầm lắng đó có tiếng thở dài của vạn vật hòa với tiếng sóng dậy lên trong lòng. Hình ảnh cô gái ngồi hong tóc xỏa xuống vai như gió lùa mây, hình ảnh sóng cuộn trên dòng sông lớn, rồi bước chân giang hồ, rồi xếp vó ngồi nhìn con đường xa xăm biệt bóng người, tất cả sự xao động như khắc vào hình bóng thu phai của một bức tranh tỉnh lặng. Điều đó khiến khi đọc thơ, ta nghe tiếng thở dài của buổi chiều xuống sâu lắng, tràn ngập trong lòng ta một thứ hương tình yêu thắm thiết trong trầm tư, tịch mịch, cô liêu. Thơ như thế là thứ thơ đem cho ta nỗi buồn diệu vợi, nỗi sầu quyện vào hồn ta thứ tình say đắm.
 
Rồi thì khổ thơ thứ ba là sự ân hận của một lần “Ai đã đưa người qua bến sông”. “Ai” chính là người ấy. Người ấy đưa ta qua sông để người ấy và cả ta “Như có tiếng sóng ở trong lòng”. “Người đi? Ừ nhỉ người đi thật”. Tâm trạng người đi và người đưa tiễn lúc ấy chẳng khác chi tâm trạng trong bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm. Để rồi khi qua sông rồi thì “Hình như bến lạc sóng mênh mông”, người đi không quay về được nữa:
 
Ai lỡ đưa người qua bến sông
Hình như bến lạc sóng mênh mông
Sóng xô thuyền mắc bờ nước lạ
Mình, kẻ lạc loài giữa gió đông.
 
Bài thơ “Tống Biệt Hành” của Thâm Tâm thì không đưa người qua sông, còn khổ thơ nầy của Phương Tấn thì đưa người qua sông, nhưng chắc chắn tâm sự hai người đưa li khách đi đều giống nhau, đều phải nhận chịu nỗi đau và thổn thức như Thâm Tâm đã thổn thức: “Mây thu đầu núi, giá lên trăng/Cơn lạnh chiều nào đổ bóng thầm/Ngừng ở bên trời nghe tiếng khóc/Tiếng đời xô động tiếng lòng câm”. Thế nhưng khác với “Tống Biệt Hành” người đi thề không quay lại nếu chưa tròn chí lớn, còn đối với Phương Tấn thì người đi đã bị “Sóng xô thuyền mắc bờ nước lạ”, dầu muốn quay lại cũng chẳng thế nào quay lại!
 
Qua khổ thơ chót Phương Tấn biến thành hòn đá như hòn đá vọng phu, đứng chờ thiên thu bên triền núi, đợi người yêu của mình quay lại:
 
Và như pho tượng bên triền núi
Chờ đến thiên thu một bóng người
Chờ đến xuân già sông rã nhánh
Ô hay, mình cứ tuổi hai mươi.
 
Đây là một khổ thơ như sông núi hùng vĩ, như vách đá trường tồn, như tùng bách đứng sừng sững giữa phong ba, như mùa xuân chín, như dòng sông chảy mãi vô biên, như đất trời tán dương tôn vinh một mối tình tươi trẻ hoài qua năm tháng. Khổ thơ có 4 câu thơ kết, tuyệt vời cho một bài thơ hay, nó như lời thề non nước, nó như tiếng vọng ngàn thu, nó như một phán quyết cuối cùng mà thiên thu không làm lay chuyển được.
 
Bài thơ “Chờ Đến Thiên Thu Một Bóng Người” mở đầu bằng một tiếng thở dài của không gian chiều, đóng lại bằng một pho tượng đứng thiên thu bên triền núi, để nói về một khối tình thủy chung mãi mãi, một tình yêu sống mãi, trẻ mãi không già. Thứ tình đó nếu là tình yêu trai gái, thì sẽ là tầm thường với người có chí lớn. Đối với người từng giang hồ qua sóng nước mênh mông, bất đắc chí vì bị “Sóng xô thuyền mắc bờ nước lạ” thì tình yêu thiên thu đó để dành cho chí tang bồng của mình, vì sông vì núi, vì hạnh phúc con người, vì lý tưởng cao xa. Từ đó ta sẽ hiểu nối lòng của tác giả chờ đợi một người hay chờ đợi một Sài Gòn đẹp lại như xưa tùy theo ý của ta. Dầu ý ta hiểu thế nào thì bài thơ vẫn lung linh một khối ngọc tình làm ngây ngất mắt ta nhìn, tai ta nghe và tâm hồn ta đồng cảm.
                                                    
                                                                                     Châu Thạch

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2023

TẢN VĂN MIÊN MAN… - Trần Mai Ngân



Có những ngày qua đi cùng nắng gió, đôi khi là bão giông em vẫn lặng im ở nơi này - nhớ N đầy tràn nhưng vẫn không gọi, không nói… Và cứ thế thời gian trôi đi, trôi đi từ những tháng năm đó.
Mùa Thu đã qua. Những con lũ tràn mênh mông về thành phố nhỏ xíu này cũng đã hết, trả lại những sinh hoạt bình thường, trả lại mặt đường khô ráo lặng câm.

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

TÔ LÂN, NHÀ THƠ “LƯỜI BIẾNG” NHẤT - Trần Văn Phúc



Nhà thơ Tô Lân cả đời chỉ viết 1 bài thơ, một bài thơ chỉ có đúng 2 câu, nhưng hậu thế phải lấy đó làm bài học thuộc lòng.
 
“Cận thuỷ lâu đài tiên đắc nguyệt,
hướng dương hoa mộc dị vi xuân.”      
 
Trong lịch sử cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại, các nhà thơ là nhóm người được quan tâm nhiều nhất. Ngay cả hôm nay, cho đến ngàn vạn năm sau, đã và sẽ có những bài thơ được cất lên thành câu hát, có những ý thơ dạy cho con người hiện đại một số quy tắc ứng xử với thế giới xung quanh. Chẳng hạn như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Lục Du và những nhà thơ khác.

BỎ 2 VIÊN ĐÁ LẠNH VÀO NỒI CƠM: KẾT QUẢ NGẠC NHIÊN!!!



Thoạt đầu nghe có vẻ lạ lẫm nhưng việc cho đá vào nấu cơm là một trong những phương pháp giúp cơm ngon hơn bội phần.
Chúng ta thường dùng nước lã, hoạc nước nóng nấu cơm chứ ít khi nghe cho thêm đấ lạnh để nấu. Vậy bạn hãy thử bỏ 2 viên đá lạnh vào nồi để nấu, kết quả sẽ hết sức bất ngờ.

ĐẠI BÀNG ARGENTINA LOÀI CHIM LỚN HƠN CẢ MÁY BAY



Vào thời cổ đại, trên trái đất có rất nhiều động vật biết bay, những loài động vật đó to lớn đến mức gần như có thể thống trị toàn bộ thế giới, ngay cả con người cũng không phải là đối thủ của chúng.
 
Loài chim lớn nhất mà loài người biết đến là đại bàng khổng lồ Argentina, đại bàng khổng lồ Argentina còn lớn hơn cả chiếc máy bay hiện tại, người ta ước tính nếu lúc này đại bàng khổng lồ Argentina bay trên không thì sẽ rất kinh ngạc.
 
1. Sự lớn lên và lối sống của đại bàng khổng lồ Argentina
 
Vào thời cổ đại, hầu hết các loài động vật có vú đều sinh sản bằng cách sinh trứng, và đại bàng khổng lồ Argentina, loài chim bay nặng nhất thế giới, cũng không phải là ngoại lệ. Do kích thước của đại bàng khổng lồ Argentina quá lớn nên đại bàng mẹ khổng lồ Argentina chỉ đẻ trứng hai năm một lần, còn trứng của đại bàng khổng lồ Argentina rất lớn, mỗi quả trứng sẽ nặng hơn một kg, và mỗi thời gian đẻ sẽ chỉ có 1 đến 2 quả trứng. Do đó, trứng của đại bàng khổng lồ Argentina lớn hơn trứng đà điểu hiện tại, và quá trình ấp trứng của đại bàng khổng lồ Argentina cũng đặc biệt khó khăn.
 

CHUYỆN VUI CÔ GIÁO DẠY HỌC SINH PHÂN BIỆT S/X



                    “Sờ cứng là sờ chim, sờ mềm là sờ bướm”...


Chắc các bạn đều đã có lúc nhầm lẫn giữa sờ cứng (S) và sờ mềm (X), nhất là cách phát âm của người Hà Nội không phân biệt 2 kiểu “sờ” này.
Riêng tôi, tôi không bao giờ nhầm vì từ khi còn nhỏ, tôi đã được cô giáo dạy cách phân biệt - rất đặc biệt - mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ về buổi học đó.