BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2021 - Đức Hạnh cùng quý thi hữu

   
 
 
 

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2021
 
CHÚC Xuân rạng rỡ mộng an lành
MỪNG bọn vi trùng [1] thanh toán nhanh
NĂM tới dương trần vui khỏe mạnh
MỚI thêm chính nghĩa vọng trung thành
HAI trừ giặc Hán loài ương ngạnh...
KHÔNG để sơn hà dáng lạnh tanh
HAI thịnh quê nhà luôn thắm cảnh
MỘT niên Chú Sửu vững muôn ngành.
 
                                           Đức Hạnh
                                          31 12 2020
 
[1] Dịch Covid-19
 
 
THƠ HỌA:
 
 
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
 
CHÚC Tết "bà con" vạn sự lành
MỪNG Ngài Sửu, trẻ lớn khôn nhanh
NĂM quen tự tại an nhiên đạt
MỚI biết tham thiền, nhập định thành
HAI vọng Vaccine mình khỏe mạnh
KHÔNG còn Covid dịch hôi tanh
HAI người bạn tốt chung hoàn cảnh
MỘT đóa Xuân tươi thắm mọi ngành... !
 
                               Mai Xuân Thanh
                                  31/12/2020
 

NGÀY XUÂN ĐỌC CHUYỆN KHÔNG VUI – Hoàng Long Hải


Nhà văn Hoàng Long Hải (Tuệ Chương)


“Mồ côi
tội lắm ai ơi!”
 
Cuối năm 1945 đầu năm 1946, người miền Trung, có thể cả người Bắc nữa, tham gia “Nam Bộ Kháng Chiến” đông lắm. Có lần chị cả tôi cùng “đoàn thể” lên ga xe lửa Quảng Trị để “hoan hô” “tiếp tế quà bánh” cho thanh niên các tỉnh phía ngoài đi “Nam Bộ Kháng Chiến”. Họ đi Nam bằng xe lửa. Xe chỉ nghỉ lại ở ga Quảng Trị một thời gian ngắn, và cũng để đón thêm thanh niên Quảng Trị cùng đi về Nam.
 

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021

NHỮNG NHÀ THƠ CHỈ CÓ MỘT BÀI THƠ VẪN NỔI TIẾNG DÀI LÂU – Phan Thành Khương



Trong lịch sử văn học Việt nam và thế giới, chúng ta biết có những nhà thơ chỉ có một bài thơ. Thế mà, tác phẩm của họ, bài thơ duy nhất ấy, sống mãi với thời gian, sống mãi với người đọc.
 
Tác phẩm của họ, bài thơ duy nhất ấy, vẫn mãi làm xúc động người đọc, vẫn mãi tiếp thêm năng lượng sống cho các thế hệ.

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

ĐỂ MẠ GÁNH GIÚP CHO – Đinh Hoa Lư


Tác giả Đinh Hoa Lư

 
Trại 4 Ái Tử có căn nhà THĂM NUÔI vách bằng phên đất, liền vách với cái TRẠM XÁ tức là nơi chữa bệnh cho tù. Hai cái nhà tranh này nằm ngoài Trại cách nhau cái hàng kẽm gai sơ sài thôi và chẳng kỹ càng gì cho lắm. Con đường mòn dẫn vào Nhà Cán Bộ phía bên này là Trại 4. Trại nằm sát con suối ngó qua bên kia là thôn Xuân Khê sau này có cái cầu bằng sắt ri bắc qua thôn đó.
 

ƠN, GIỌT NƯỚC MẮT VÀ TRÁI TIM – Thơ Tịnh Bình




ƠN...
 
Cho dòng sữa ngọt trắng trong
Ơn người câu hát lọt lòng đầu nôi
Cho đời no ấm nếp xôi
Ơn ai cày cấy mồ hôi nhọc nhằn
 
Cho xanh xanh những hạt mầm
Ơn sông bồi đắp lặng thầm phù sa
Cho tươi thắm những màu hoa
Ơn nghìn tia nắng giao hòa gió xuân
 
Cho vui chim chóc hót mừng
Ơn mùa quả ngọt đã từng chắt chiu
Cho thương nắng sớm mưa chiều
Ơn sao bóng mẹ liêu xiêu dáng cò
 
Người về nhặt lại câu hò
Ơn quê hương với con đò thủy chung...
 

NHÀ VĂN TÔ HOÀI TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoi-ky-nguyen-dang-manh-to-hoai/


Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh


Tôi tiếp xúc với Tô Hoài rất sớm. Từ những năm 60 của thế kỉ trước. Nhưng mãi đến năm 2000, tôi mới viết được một bài về ông.
 
Tôi trước sau vẫn thế, khi viết về một nhà văn nào đó mà chưa hiểu tư tưởng chi phối một cách có hệ thống sự nghiệp sáng tác của ông ta, thì tôi không thể viết được. Về Tô Hoài, tôi cứ nghĩ mãi không biết tư tưởng của ông là gì. Nhiều tác phẩm của ông tôi thích, nhưng không tìm ra một tư tưởng chung. Tư tưởng Nguyễn Tuân là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn với những giá trị văn hoá cổ truyền của đân tộc; Nam Cao là nỗi đau đớn trước tình trạng con người không giữ nổi nhân tính, nhân phẩm vì miếng cơm manh áo và cái chất hèn, chất nô lệ đã thấm vào trong máu không biết từ kiếp nào. Xuân Diệu là niềm khát khao giao cảm hết mình với cuộc đời trần thế này… Còn tư tưởng Tô Hoài là gì? Tôi lúng túng quá! Trong khi đó, Xuân Diệu có lần nói với tôi: “Tô Hoài nó chẳng có có tư tưởng gì cả. Nguyễn Đình Thi còn có tư tưởng, chứ Tô Hoài chẳng tư tưởng gì”. Tôi lại càng hoang mang. Một nhà văn cỡ như Tô Hoài mà không có tư tưởng! Vô lý quá!.
 

CHÙM THƠ “CÒN…” CỦA LÊ VĂN TRUNG



 
CÒN CHĂNG BI KHÚC ĐOẠN TRƯỜNG
 
Mưa dầm đêm gió lao xao
Nghe con cú gọi buồn nao cả lòng
Ai xa xăm hút nghìn trùng
Lời trăm năm cũng mịt mùng mù xa
Xót lòng người quặn lòng ta
Quê là dâu bể nhà là tang thương
Còn chăng BI KHÚC đoạn trường
Ba trăm năm gửi nghìn phương bụi mờ.
                  

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

CHÙA TRẤN QUỐC, NGÔI CHÙA CỔ NHẤT HÀ NỘI – Đặng Xuân Xuyến

(Trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT,
Đặng Xuân Xuyến; Văn Hóa Thông Tin ; 2006)
 

Chùa Trấn Quốc (Ảnh: Sưu tầm)
 

Chùa Trấn Quốc có lịch sử lâu đời nhất của Hà Nội, cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (544 - 548), thuộc phường Yên Hoa (nay là Yên Phụ) với tên là chùa Khai Quốc (mở nước).
 

NẾU ANH HỎI – Thơ Vĩnh Hoàng


 
                    Nhà thơ Vĩnh Hoàng

 
NẾU ANH HỎI
 
Em muốn nghe anh khẽ hỏi rằng
Xa rồi em có nhớ anh không ?
Nếu đem nhung nhớ xây thành núi
Cao được bao nhiêu đó hở em ?
 
 Khi ấy em anh sẽ mĩm cười
Đáp rằng thương nhớ mãi khôn nguôi
Nếu đem tình ấy xây thành núi
Chắc sẽ cao lên vút tận trời
 
 Em muốn nghe anh khẽ hỏi rằng
Khi nào em cảm thấy bâng khuâng ?
Nhớ anh em phải làm gì nhỉ
Và có lần nào lệ ứa không ?
 
Lúc đó em anh sẽ trả lời
Bâng khuâng hay đến lắm anh ơi
Thương anh em phải hôn lên ảnh
Và đã bao lần lệ ứa rơi
 
Em muốn nghe anh khẻ hỏi rằng
Thương nhau chừng ấy đủ chưa cưng ?
Chắc em sẽ bảo đang còn thiếu
Biết mấy cho vừa được hỡi anh
 
                             Vĩnh Hoàng
 

NGUYỄN ĐỨC SƠN, CHÂN DUNG VÀ HUYỀN THOẠI - Nguyễn Mạnh Trinh

Nguồn:
http://thuanmychanh.blogspot.com/2012/06/nguyen-uc-son-chan-dung-va-huyen-thoai.html


Nguyễn Đức Sơn - Tranh Đinh Cường


Nguyễn Ðức Sơn là một khuôn mặt thi sĩ lớn của văn chương Việt Nam. Một phong cách văn chương riêng, một mình một chiếu, thơ và văn bộc lộ một tâm thái suy tư khác thường đi ngược lại dòng sống thay vì xuôi chảy.
 
Ông là người làm thơ mà cuộc sống văn chương và đời thường đã tạo thành nhiều huyền thoại. Những chuyện kể về, những giai thoại nói đến, một chân dung tác giả khác thường được tạo dựng và người đọc, không phải chỉ ở những lớp sau mà ngay ở lớp cùng thời, đã có những nhận định sai lạc về chân dung thực con người thực. Ðó là không kể, như ở trong nước, vì lý do lợi nhuận đã có những cuốn sách khai thác quá độ đời tư để đến thành những khoảng cách thật xa với thực tế.
 
Bao nhiêu quyển sách, bao nhiêu bài báo đã nói về Bùi Giáng, về Trịnh Công Sơn, về Nguyễn Ðức Sơn…. Và đã có bao nhiêu ngộ nhận xảy ra vì những chi tiết trái ngược nhau từ bài viết này với cuốn sách khác của một chân dung tác giả. Ðộc giả, có lẽ phải có sự cẩn thận khi tiếp cận với những vấn đề đó.
 

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

HÀ NỘI TRONG MẮT “VUA HỀ CHARLOT” – Thạch Lam

Nguồn:
https://vietnamesecommunity.wordpress.com/2021/01/03/ha-noi-trong-mat-vua-he-charlot/

Phong Hóa là tờ báo trào phúng đầu tiên trong lịch sử báo chí VN (1932-1936), ra hằng tuần, thuộc nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Tháng 4-1936, khách sạn Metropole Hà Nội đón một vị khách đặc biệt, đó là vua hề Charlie Chaplin. Sau khi làm lễ cưới minh tinh Hollywood là Paulette Goddard ở Thượng Hải, Charlie Chaplin đã đưa cô vợ trẻ sang hưởng tuần trăng mật tại Hà Nội.


Charlie Chaplin và nữ minh tinh màn bạc Holywood Paulette Goddard 
(Tại Hà Nội vào tháng 4/1936)

PHỎNG VẤN "VUA HỀ CHARLOT" TẠI HÀ NỘI 

Người phỏng vấn: Nhà văn Thạch Lam
(Đặc phái viên báo Phong Hóa)

----
L.T.S. - Nhân cơ hội, Phong Hóa vội phái người đến phỏng vấn ông. Nhận tiếp một người nhà báo, nhất là một nhà báo ở đây, Charlot thực đã tỏ ra lòng tử tế một cách đặc biệt. Có lẽ vì ông vui cười ấy cũng với báo Phong Hóa là tờ báo cười, có nhiều chỗ tương đắc, hay có lẽ bí mật gì khác cũng nên. Dẫu sao nhân dịp đặc biệt này, chúng tôi cũng hiến các bạn một bài phỏng vấn... đặc biệt.


Chaplin và Paulette Goddard trong Modern Times.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

VỠ TIẾNG CƯỜI - Mặc Phương Tử và Nhã My

 
   


VỠ TIẾNG CƯỜI
 
Nhịp gõ thời gian đã điểm rồi
Năm tàn, năm vẫn tiếp dòng trôi.
Có ai ngày trước mơ Xuân mộng,
Cho kẻ ngàn sau thả giấc đời !
Chung - đỉnh bao phen, rồi được - mất,
Nhục - vinh mấy cuộc, những đầy - vơi.
Mới hay trò diễn tuồng dâu bể,
Ta lại cùng nhau vỡ tiếng cười !
 
           South Dakota (USA),1/1/2021
                        Mặc Phương Tử
 
 
MỪNG NĂM MỚI
 
 Cuối năm quá khứ đã rơi rồi
Tiếp tục tương lai vẫn phải trôi
Tuổi ngọc êm đềm qua ước mộng
Thời gian lặng lẽ lại mơ đời!
Tiền tài, danh vọng không cầm chắc
Vinh nhục, giàu sang được cũng vơi
Dâu bể tang thương tuồng biến đổi
Cùng ngày tháng mới lại vui cười ! 
 
                           Nhã My kính họa
 

PHÚC ĐỨC CÓ PHẢI LÀ BIẾN THỂ CỦA THUYẾT LUÂN HỒI - NHÂN QUẢ? - Đặng Xuân Xuyến

 


Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật Giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận, dung hòa và uyển chuyển phát triển qua thời gian, trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong đời sống dân tộc.
 

CUỐI ĐÔNG – Thơ Tịnh Bình

 
  
                    

CUỐI ĐÔNG
 
Tiếng chim hót mơ màng kẽ lá
Chợt nghe hoa nắng rụng đầy sân
Xanh phiến gió ru lời tơ nõn
Khúc giao mùa khẽ chớm bâng khuâng
 
Mênh mang sương trắng dường tiếc nuối
Chiếc bóng mùa đông phía xa dần
Đồng chiều ươn ướt lời rơm rạ
Dáng khói mơ hồ chưa muốn tan
 
Cạn vơi ngày tháng niềm lịch mỏng
Buồn vui năm cũ cũng phù vân
Trộm nghe ai hát lời nho nhỏ
Cánh chuồn cõng nắng báo tin xuân...
 

                                     TỊNH BÌNH                                       
                                      (Tây Ninh)

GIỠN CHƠI CÙNG CHỮ NGHĨA: TÌNH VÀ TỬU - Nguyên Lạc

 

 
Lời cẩn báo:
Cấm trẻ dưới 18 tuổi. Các bà suy nghĩ cẩn thận.
 
Đầu năm mới Nguyên Lạc biên khảo bài tiếu nầy mến gởi đến các bạn thân thương cùng với lời chúc dzui dẻ, “không có ghẻ”.
Tại sao lại chúc “không có ghẻ” ?
– Không có ghẻ tức nhiên là không nghèo, có thể là giàu. Tôi xin giải thích:
 

BIỂN... – Thơ Trần Mai Ngân


                                
                                  Nhà thơ Trần Mai Ngân

BIỂN...
 
Chiều xuân tôi về ngồi trước biển
Biển lặng im không sóng ồn ào
Nước bốc hơi an táng bữa hôm nào
Kết thành mây... mây bay về người cũ...
 
Chiều xuân vết thương tôi mưng mủ
Môi còn in vết cắt nụ hôn
Dấu sẹo này năm tháng sẽ vùi chôn
Huyệt mộ lạnh tình yêu trăng và gió
 
Xuân vẫn đến đầy tràn đâu đó
Khắc nghiệt nồng phai cuộc chia tay
Đường nối trái tim đứt đoạn lâu dài
Chia hai nửa mảnh đời ta riêng lẻ!

                                 Trần Mai Ngân 

CÁI SIÊU VÀ CÁI VỤNG CỦA NGUYỄN BÍNH TRONG MỘT BÀI THƠ – Phạm Đức Nhì

 
Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Lời Nói Đầu
 
Đọc bài viết VÀI ĐIỀU VỀ CAO XUÂN HUY VÀ LÂM CHƯƠNG của Nguyên Lạc (từ trang web PHUDOANLAGI có link trên Facebook) muốn bình luận một câu nhưng lại ngại tranh cãi dây dưa nên tôi đành phải viết hẳn một bài làm nền rồi mới đưa ra một nhận xét ngắn. Độc giả không chơi FB có thể đọc bài viết của Nguyên Lạc theo links sau:
 
https://phudoanlagi.blogspot.com/2020/12/vai-ieu-ve-cao-xuan-huy-va-lam-chuong.html
 
 http://t-van.net/?p=47155
 
Bài thơ tôi muốn nói đến là Giấc Mơ Anh Lái Đò – tâm sự của tác giả về mối tình đơn phương, vô vọng. Cái “siêu” và cái vụng đều ở phần thi pháp – nói rõ ra là thủ pháp nghệ thuật “Gợi, Không Kể” (Show, Don’t Tell) trong bài thơ.
 

HÔM NAY NGÀY CUỐI NĂM – Thơ Quách Như Nguyệt

 
   
                      Nhà thơ Quách Như Nguyệt


HÔM NAY NGÀY CUỐI NĂM
 
Hôm nay ngày cuối năm
Không có ánh trăng rằm
Một năm buồn trôi qua
Nhiều bất trắc, bôn ba
 
Bất an và xáo trộn
Ôi một năm nhào lộn
Tôi đã học được gì?
Tôi đã thấy được gì?
 
Người thân tôi ra đi
Sau vài ngày nhiễm bệnh
Ấy thể mà tôi quên
Không biết sợ là gì?
 
Vẫn biết đời vô thường
Nhưng không nên xem thường
Trân trọng sức khỏe mình
Quý mạng sống của mình
Đừng ỷ y nha bạn
Bao nhiêu người lầm than!
 
Nhắc tôi và nhắc bạn
Sống tự tại, bình a
Không bon chen, kèn cựa
Thong thả sống là vừa
 
Cố không buồn, bi ai
Đừng ngoái nhìn quá khứ
Chú tâm vào hiện tại
Chẳng lo gì tương lai
 
Vị tha và bác ái
Sống nhàn nhã, hiền từ
Ai nói gì cũng ừ
Mọi việc tốt đẹp ngay
 
Hôm nay ngày cuối năm
Chúc bạn sang năm mới
Vui khỏe, hên cả năm
Tỉnh bơ, không chới với
 
Thảnh thơi và vui chơi!
 
           31-12-2020
     Quách Như Nguyệt 

 

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

CHÙM THƠ ĐẦU NĂM 2021 CỦA CHÂU THẠCH

 
                     
                Nhà thơ Châu Thạch


KHUYA NHỚ
 
Trời đã cuối năm đêm lạnh quá
Ta nằm nhớ núi thuở đi tù
Bụng đêm khoai sắn kêu lời ếch
Đời ở rừng, sương khói mịt mù
 
Tiếng dế nghe buồn như tiếng khóc 
Bờ xa thác lệ róc quanh đêm 
Mẹ già có lẽ nằm thao thức
Vợ trẻ dòng châu đẫm gối mềm
 
Cán bộ soi đèn đi kiểm soát
Nằm im nhớ bạn đã yên mồ
Ngày mai có lẽ ngày mai nữa
Còn đó trăm năm tấm bản đồ
 
Trời đã vào khuya lạnh gió đông
Nhớ xưa như tím ngắt trong lòng
Thức đêm mới biết đêm dài quá
Đã cuối con đường cuối ước mong!
 
 
CHÚC ĐẦU NĂM
 
Đầu năm mấy lời chúc bạn
Sẽ thôi cuộc sống đang trầm
Trải qua những ngày rét đậm
Rồi thì nắng cũng hòa chan
 
Đầu năm mấy lời chúc bạn
Của tiền không đến thì thôi
Đến thì ngay đường thẳng lối
Đừng tham đừng dối đừng gian
 
Tớ đây không có bạn quan
Bạn nghèo thì nhiều lủ khủ
Bạn giàu vài anh vài cụ
Tách đời cũng mấy bạn tu 
 
Đầu năm nằm nhà buồn ngủ
Thưởng mình một tách cà phê
Nghĩ về ký ức lê thê
Ôn cố những điều đáng nhớ
 
Đầu năm vài lời ngú ngớ
Chúc mừng tất cả bạn đây
Năm mới vui phút vui ngày
Ngoài ra đếch cần chi cả.
 
                     Châu Thạch

NHỮNG LƯU Ý KHI XEM TƯỚNG BÀN TAY – Đặng Xuân Xuyến

 


(Trích trong KHÁM PHÁ BÍ ẨN CON NGƯỜI QUA BÀN TAY của Đặng Xuân Xuyến; Nhà xuất bản Thanh Hóa - 2007)
 
Sai lầm đầu tiên, dễ mắc phải ở người lần đầu làm quen với khoa xem tướng bàn tay là thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm nên không có sự cân nhắc để sàng lọc thông tin xem nội dung đó có chuẩn xác? có đáng tin cậy? có đảm bảo tính khoa học?

BUFFET COFFEE – Thơ Lê Phước Sinh

 
  


BUFFET - COFFEE
 
Sài Gòn buổi sáng, sương mờ ảo
bên cạnh tàng xanh, nụ nấm nở hương nồng
những nàng Tiên mười tám, mười sáu
giọng ngọt ngào:
 - Cà Phê, mời Anh...
 
                                            Lê Phước Sinh

XUÂN SANG – Thơ Nhật Quang

 
  


XUÂN SANG
 
Giọt sương đẫm lá long lanh
Bình minh thả vạt nắng xanh chan hòa
Gió đưa ngan ngát hương hoa
Bướm ong thơ thẩn, la đà rong chơi
 
Nàng xuân duyên dáng mỉm cười
Mây hồng lơ lửng giữa trời êm mơ
Tiếng xuân dịu ngọt cung tơ
Lâng lâng khúc hát, vần thơ rộn ràng
 
Bên hiên gió thoảng nhẹ nhàng
Rung rinh cánh mỏng mai vàng nở tươi
Xuân tô sắc thắm cho đời
Bình yên khắp chốn người người đón xuân.
 
                                                 Nhật Quang 
 

TRĂNG MÀU MẬN CHÍN - Nguyễn Đức Tùng

 

Năm ấy cô mười tám tuổi, tốt nghiệp trung học, vừa thi xong kỳ thi tuyển vào trường cao đẳng. Cô mới đến Canada năm năm, từ trại tị nạn. Cô đến trường ban ngày, ban đêm làm việc ở Mac Donald, đôi khi tiệm ăn khác. Cuối tuần cô đi lau dọn nhà cho cô giáo chủ nhiệm kiếm thêm tiền. Cô buồn ngủ suốt ngày. Những khi không đến trường, không làm việc, cô ngủ bù trong cái phòng nhỏ của mình, chật chội, ẩm, tối. Cửa sổ phòng cô nằm ngang mặt đất, nhìn ra thấy bụi cỏ xanh tốt, đôi khi một con dế dương râu nhìn cô chằm chặp. Nhưng cô nằm mơ những giấc mơ đẹp, ngoài cửa sổ hoa lê trắng, lựu đỏ, hoa anh đào hồng mọc lấm tấm. Cô thức dậy khi nghe tiếng chuột chạy. Nhà vắng, cô lục thức ăn nguội trong bếp, ngồi ăn một mình, xong thu dọn hành lý vào cái ba lô, như kiểu người ta đi hiking. Cô gặp ba cô ở cửa, ông vừa đi làm về. Đi đâu, con gái Suzanne? Con đi chơi với chúng bạn. Cô nói dối. Cô rất sợ ba cô, một người đàn ông hiền hậu nhưng nóng tính, sáu năm trong trại cải tạo biến ông thành một người khác, ít nói, rầu rĩ, cáu gắt. Ông cấm cô có bạn trai quá sớm, cấm đi chơi về khuya. Cô không bao giờ dám tâm sự với ông. Cô sẽ đi về Sakatoon bằng chuyến xe buýt đường dài, sẽ ở lại ba hay bốn đêm ở đó, trong nhà một đứa bạn gái. Để làm gì? Cô không biết rõ lắm. Cô có một giấc mộng, một kế hoạch làm giàu. Cô muốn các em cô được ở nhà sang trọng, mẹ cô không phải đi làm trong hãng may với bàn tay đau nhức, lẩy bẩy, tối nào cũng bắt cô xoa bóp. Trong khi ở đây mùa hè, chim chóc hót líu lo, thì ở phía bắc Saskatchewan, trời trở lạnh. Chuyến xe buýt chạy đơn độc trên đường, về chiều tuyết bỗng xuống mịt mù, cô nhìn thấy trên ngọn đồi, dưới thung lũng, những con chó sói đầu tiên trong đời. Những con báo hoa. Mèo rừng. Những con coyotes. Những cánh đồng lúa mì đã gặt, đồng cỏ “hay” trồng cho ngựa ăn, loại cỏ cuộn thành bó tròn lăn trên mặt đất lấm tấm hạt tuyết trắng như hoa cúc. Liệu cô có thi hỏng kỳ thi vừa qua không.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

DI SẢN VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC PHÁP TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM – Đỗ Trinh Huệ


Tôi xin mạn phép hầu chuyện với tư cách của người đương thời và trong cuộc, được tắm gội một thời hai nền giáo dục, vừa Việt vừa Pháp, khi thơ ấu, cũng như những năm ở Đại học, với những gì nghe thấy (de visu) hoặc cảm nghiệm (sur du vivant) 1.; vì thế không tránh khỏi những nhận định chủ quan, cần lắng nghe và được góp ý.
 

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

TRUYỆN NGOÀI CHÍNH SỬ - Phùng Thành Chủng

Nguồn:
http://vanviet.info/van/truyen-ngoi-chnh-su-2/
 



Lời vào truyện:
 
Vừa qua, trong một chuyến điền dã về thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai (Hà Tây), chúng tôi đã may mắn “được nhờ dịch” một cuốn sách do một người dân địa phương phát hiện được khi hạ móng nhà. Đó là một cuốn thư tịch cổ (có thể nói là tối cổ) được bảo quản trong một chiếc khạp gốm, viết chữ Hán, lối đá thảo, nét chữ phóng khoáng, không theo một khuôn phép nào và được viết theo thể “Chí”, trong đó nói về hành trạng của một nhân vật có tên là Đỗ Thích, con Đỗ Cảnh Thạc – một danh tướng dưới triều nhà Ngô.
 
Thấy đây là một tư liệu lý thú và có phần bổ ích với bạn đọc hôm nay, chúng tôi đã từ bản dịch thoát, mạo muội biên tập lại dưới dạng một truyện ngắn với cái tít là: “Truyện ngoài chính sử”, vì trong sách có những chi tiết không thấy chính sử ghi chép.
 
Để tiện theo dõi, trước khi làm quen với Đỗ Thích, nhân vật chính được nói tới ở đây, chúng tôi thấy cần phải nói qua về Đỗ Cảnh Thạc, một trong thập nhị sứ quân thời tàn Ngô:
 
Đỗ Cảnh Thạc (912 – 968) là người huyện Thuận Đức, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Năm 936, ông khởi binh chống lại triều Nam Tấn và trong một lần giao chiến, ông bị Lương Ngột, một viên tướng của nhà Nam Tấn lấy mất một tai (vì vậy, ông còn có biệt hiệu là Độc Nhĩ Vương), phải ôm đầu máu, dẫn tàn quân chạy sang Giao Chỉ, đến đất Đường Lâm khuất thân theo phò Ngô Vương Quyền.
 
Nhờ có nhiều công lao, được nhà Ngô phong cho chức Chỉ huy sứ, cai quản cả một vùng Đỗ Động, Liệp Hạ (nay thuộc hai huyện Thanh Oai và Quốc Oai – Hà Tây). Năm 965, hậu Ngô vương là Ngô Xương Văn con Ngô Vương Quyền mất. Giao Chỉ đại loạn! Mười hai sứ quân nổi lên, mỗi người hùng cứ một phương, không ai chịu thống thuộc ai!
 
Đỗ Cảnh Thạc xưng là Đỗ Cảnh Công, lấy luôn đất Đỗ Động và vùng Trại Quèn (tên nôm của thôn Cổ Hiền) làm căn cứ, tạo thành thế ỷ dốc để khi lâm sự có thể ứng cứu lẫn nhau, chống lại với các sứ quân. Ông là người cuối cùng cầm cự được với Đinh Bộ Lĩnh. Sau đó, vì mắc phải kế nghi binh của họ Đinh, trong một trận giao tranh tại khu vực núi Tượng Linh thuộc địa phận xã Hoàng Xá, Đỗ Cảnh Thạc bị trúng một mũi tên có tẩm thuốc độc, một người một ngựa chạy được về đến chân núi Sài Sơn (núi Thầy) thì mất, thọ 57 tuổi. Đó là ngày 8 tháng Giêng năm Mậu Thìn (968).
 
Vì có nhiều ân huệ với dân từ khi còn giữ chức Chỉ huy sứ, nên sau khi mất, suốt một vùng thuộc quyền Đỗ Cảnh Thạc cai quản, không nơi nào người dân không lập đền thờ ông…
 
Đến đây, lịch sử mở ra một thời kỳ mới. Chính quyền về tay nhà Đinh. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Vạn Thắng Vương, đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt to cồ) bao gồm những vùng đất đã thu phục được và đặt dưới sự thống thuộc của mình…
 
 

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 4 - Nguyên Lạc

 


ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH THEO THỜI GIAN
 
Sau đây là phần tổng hợp các điều chúng tôi đã bàn trong các bài viết trước về nguồn gốc của tiểu thuyết Kim Vân Kiề̀u Truyện để chuẩn bị cho các bài sau bàn rõ về Kim Vân Kiều Lục, áng văn chương hàn lâm giải thích thơ truyện Kiều và so sánh nó với Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân, quyển tiểu thuyết thương mại tầm thường phá hỏng giá trị Truyện Kiều.