BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

LẶNG NGẮM TÀN TÍCH CỦA VƯƠNG QUỐC MÂN VIỆT

Nguồn:
https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/lang-ngam-tan-tich-cua-vuong-quoc-man-viet/20200214082626613

     
    Ảnh: Mô hình cung điện và kinh thành của người Mân Việt ở Phúc Kiến


LẶNG NGẮM TÀN TÍCH CỦA VƯƠNG QUỐC MÂN VIỆT

Vương quốc Mân Việt là một vương quốc cổ tồn tại từ năm 334 TCN đến năm 110 TCN ở khu vực nơi mà ngày nay là tỉnh Phúc Kiến, miền nam Trung Quốc. Cư dân Mân Việt là một tộc người Việt cổ thuộc nhóm dân tộc Bách Việt mà người Việt Nam hiện nay là hậu duệ. 

Thành phố cổ Đông Dã được xây dựng bằng đá trên những dãy núi ở Phúc Kiến được cho là thủ đô của nước Mân Việt. Ảnh: Hiện trường khảo cổ ở Đông Dã.


Các nhà nghiên cứu cho rằng thành phố này chính là trung tâm của nước Mân Việt xưa. Ảnh: Một nền móng cung điện của người Mân Việt ở Đông Dã.


Mân Việt bị nhà Hán xâm chiếm vào cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Tuy nhiên, do địa hình được bao bọc bởi núi non, nhà Hán không thể hoàn toàn kiểm soát được vùng này. Ảnh: Mộ cổ của người Mân Việt được khai quật ở Phúc Kiến.

 
Mân Việt được sáp nhập vào Nam Việt dưới thời đại Triệu Đà từ năm 183 đến 135 TCN và cuối cùng bị nhà Hán thôn tính năm 110 TCN. Ảnh: Khai quật các di tích của người Mân Việt ở Phúc Kiến.


                                         Hiện trường khảo cổ ở Phúc Kiến.


 
     Đồ gốm cổ của người Mân Việt.


                                         Tượng gốm của người Mân Việt.


                                                   Bình gốm Mân Việt.

 
Những di tích của người Mân Việt được tìm thấy trong quá trình thi công đường tàu điện ngầm ở Phúc Kiến. Ảnh: Internet.

                                                                            Theo T.B/Kiến thức

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

PHÁT HIỆN MỘ CỔ 2000 NĂM CỦA THỦ LĨNH ĐÔNG SƠN CÙNG KHO CỔ VẬT BÍ ẨN


                                Núi Lán Le, nơi có hang đá an táng thủ lĩnh Đông Sơn.


PHÁT HIỆN MỘ CỔ 2000 NĂM CỦA THỦ LĨNH ĐÔNG SƠN CÙNG KHO CỔ VẬT BÍ ẨN

Các nhà khoa học vừa có một phát hiện ngôi mộ táng thủ lĩnh chôn theo nhiều hiện vật trong một hang đá ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

Tìm thấy một ngôi mộ của văn hóa Đông Sơn đã khó. Lại khó gấp nhiều lần ở khu Tây Bắc rừng núi trùng điệp. Thế mà vừa có một phát hiện ngôi mộ táng thủ lĩnh chôn theo nhiều hiện vật trong một hang đá ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

ĐỜI VĂN CHƯƠNG PHẠM NGỌC THÁI VÀ TẦM VÓC “TUYỂN THƠ CHỌN LỌC” - Nguyễn Thị Hoàng


       


ĐỜI VĂN CHƯƠNG PHẠM NGỌC THÁI & TẦM VÓC “TUYỂN THƠ CHỌN LỌC”
                                                                  Nguyễn Thị Hoàng
                                                      Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm

Nói là “đời văn chương” nhưng ở đây, do khuôn khổ của một bài viết  - Tôi chỉ khái quát mấy nét liên quan đến sự nghiệp thi văn của nhà thơ. Vào mùa đông vừa qua, anh đã cho xuất bản: “TUYỂN THƠ CHỌN LỌC” Phạm ngọc thái, Nxb Hồng Đức 2019 - Một tác phẩm thi ca hiện đại !
 
A.  KHÁI QUÁT CUỘC ĐỜI VĂN CHƯƠNG CỦA NHÀ THƠ
       Phạm Ngọc Thái lớn lên khi cả nước đang bước vào giai đoạn cuộc chiến tranh đánh Mỹ ác liệt nhất ! Thu đông 1966, anh tốt nghiệp phổ thông cấp III Hà Nội... tiếp sang đời một sinh viên Trường Đại học Bách khoa. Như hàng vạn thanh niên thủ đô và cả nước -  Hồi đó, hưởng ứng lời kêu gọi tổ quốc có lâm nguy ! Mùa xuân 1967, Phạm Ngọc Thái tình nguyện rời bỏ trường đại học, rời quê hương, gia đình... dấn mình vào cuộc chiến tranh đầy máu và nước mắt của dân tộc. Anh từng thổ lộ: Suốt mười năm chiến đấu trên chiến trường Tây Nguyên Nam Bộ - Qua các Sư đoàn 312, Trung đoàn pháo 40 Tây Nguyên, Trung đoàn 48 Sư 320... tiến vào đánh cứ điểm Đồng Dù của Mỹ, chiếm Sài Gòn 30.4,1975 - Kết thúc chiến tranh. Mỹ rút về nước !
     Trong những năm chiến trận, chính anh cũng ba lần đổ máu ngoài chiến trường... vẫn giữ vững kiên trung với nghĩa khí của một chiến binh cho tới giây phút cuối cùng. Đất nước hòa bình. Anh đã được tặng thưởng 5 huân chương chiến công, kháng chiến, cùng các danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ và bằng khen khác.  
     Ròi quân ngũ trở về. Phạm Ngọc Thái tiếp tục theo học Đại học ngoại thương rồi công tác tại ngành ngoại thương quốc tế ! Tới lúc về hưu. Tuy nhiên, dù làm công việc của một cán bộ nhưng anh vẫn dành hết tâm huyết mình với khát vọng thi ca !
     Suốt  ba mươi năm sáng tác văn học - Đến nay, nhà thơ đã cho ra đời đúng 10 tập sách:
1/.  Chín tác phẩm về thơ và bình luận:
-  Có một khoảng trời                  1990
- Người đàn bà trắng                   1994
- Rung động trái tim                    2009
- Hồ Xuân Hương tái lai              2012
- Phê bình & tiểu luận thi ca        2013
- Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại                                       2014
- Thơ tình viết cho sinh viên       2015
- Phạm Ngọc Thái cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam      . Xuân 2019
- “Tuyển thơ chọn lọc” Phạm Ngọc Thái. Đông 2019.
2/ Hai tiểu thuyết:
    - Tiểu thuyết: CUỘC CHIẾN HÀ NỘI 12 NGÀY ĐÊM                                2019
    - Tiểu thuyết CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU (hai tập)    . Sách chuẩn bị xuất bản trước 30.4.2020
3/ Sáng tác thành công 5 vở kịch nói sân khấu:  
*  Hai kịch bản dài:
     -  Bản án dưới mồ
     -  Số phận những hòn đá tảng.
*  Ba kịch bản ngắn:
      -  Mối tình hoa hồng bạch
      -  Chuyện ở quán gốc đa
      -  Cánh cửa quốc tế
* Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu Thủ đô. 

GIANG KHÁCH, GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC THỔI ĐẦY VƯỜN XƯA, GIỜ THÁNH TẨY - Thơ Lê Văn Trung


       


GIANG KHÁCH

Trăm năm chưa cạn vài chung rượu
Mà ngả nghiêng say cả đất trời
Ta về bước hụt vào cơn mộng
Mộng đảo điên từ men đắng môi

Này ta giang khách, thuyền không bến
Này em kiều nữ, sóng Tầm Dương
Rót mãi về đâu hồ lệ cạn
Uống mãi ngàn năm rượu vẫn tràn

Này ta giang khách, hề ly khách
Này em kiều nữ, hề giai nhân
Xin cạn này đây ly tuyệt tửu
Hãy uống tình ta, rồi lãng quên

Gom cả thiên thu vào trong mắt
Cho lệ ngàn năm tràn câu thơ
Gom cả đất trời vào chung rượu
Ta uống mà say đến dại khờ

Làm kẻ dại khờ, kẻ mê muội
Ai say? Ai tĩnh? Rồi về đâu?
Trăm năm chưa cạn vài chung rượu
Lòng đã say mù cuộc biển dâu.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

CHỜ THƠ VỀ - La Thụy cùng thi hữu


   


CHỜ THƠ VỀ

Thơ chưa về được ! Dạ rưng sầu
Cảm hứng cạn khô lẽ bởi đâu
Ngó ý vấn vương - nào khép kín
Tơ lòng man mác - chửa vùi sâu
Nhành dâu có đợi - còn xanh lá ?
Thỏi kén chờ ươm - lại bạc đầu !
Ừ nhỉ ! Kiếp tằm khắc khoải mãi
Nối vần xướng hoạ biết dài lâu ?

                                      La Thụy

HỌA:


Ý THƠ CHỜ MÃI CŨNG VỀ
(Cú trung đối - Lưu thủy đối)

Trông khắp trần gian lắm cảnh sầu
Giầu, nghèo đều khổ, hỏi vì đâu?
Lầu dư tình thiếu che còn hở
Tiền ít nghĩa nhiều ngỡ chẳng sâu
Có phải kiệt mầu nên rụng lá
Hay do tham bạc để ung đầu?
Có nhân sẽ được trời cho đủ
Giữ đức ắt là cách giữ lâu!

Tau Dotrong 
Bắc giang, 23/02/2020

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

CHIM VÀ NGƯỜI - Cao Hữu Lợi




    CHIM VÀ NGƯỜI

Lúc còn giảng dạy bộ môn ngữ văn cấp 2, tôi thích nhất là tiết văn bản “Lao xao” (sách ngữ văn lớp 6 .T2)… Bài trích từ hồi kí tự truyện “Tuổi thơ im lặng” của nhà văn Duy Khán. Bằng ngòi bút của mình, tác giả kết hợp tả và kể để khắc họa những hình ảnh của thế giới các loài chim ở làng quê hiện lên một cách sinh động.
Từ những loài chim trong tác phẩm văn học, hôm nay tôi được may mắn khi trong những ngày nắng ấm đầu Xuân, tôi phát hiện ra những loài chim sáo, họa mi, sẻ... bay về trong khu vườn nhà mình. Chúng sà đậu và kiếm ăn trên nóc các cơ sở lân cận như trường mẫu giáo, trụ sở ủy ban, đền liệt sĩ... Chúng ríu rít gọi nhau và cất lên những tiếng hót dài như một khúc hoà tấu chào đón buổi sáng mùa xuân vậy. Một điều khá thú vị là các chú chim lúc này thấy dạn dĩ, gần gũi và thân thiện với con người hơn. Thậm chí chúng còn bay đậu sát vào hành lang sân nhà. Có lẽ trẻ nít lúc này chỉ tìm thú vui bên những chiếc điện thoại cảm ứng chứ không săn bắt chim cá như ngày xưa. Do đó chim chóc bây giờ sinh sản nhiều và trở thành thân thiện với con người chăng? Nhờ vậy mà trong những ngày qua, cả nước đang sống ngạt thở vì ảnh hưởng của dịch Covid19 ở Trung Quốc thì quê nhà là môi trường đáng tin cậy nhất đối với chúng tôi.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

HÒA THƯỢNG, NI CÔ, CƯ SĨ LÀ GÌ? – Hòa thượng Thánh Nghiêm

Hòa thượng là người xuất gia và với thân phận là người xuất gia thì "trên ngồi cùng chiếu với vua, dưới cùng đi với kẻ ăn mày" nghĩa là cao sang thì rất cao sang, hèn nghèo thì rất hèn nghèo. Nếu là đứng đầu một chùa trong đại tùng lâm thì gọi là Phương trượng hòa thượng là tôn nghiêm biết bao.
Hòa thượng, Ni cô, cư sĩ đều là những danh từ hết sức thông tục, nhưng e rằng, số người hiểu rõ nghĩa của những danh từ ấy không nhiều.

        HÒA THƯỢNG, NI CÔ, CƯ SĨ LÀ GÌ?
                                        Hòa thượng Thánh Nghiêm                      

      
            Sau 50 năm tuổi đạo mới được tôn gọi là bậc "Trưởng Lão Tôn túc".
            Ảnh: Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

HÒA THƯỢNG LÀ GÌ?

Theo quan niệm của Trung Quốc, Hòa thượng là người xuất gia và với thân phận là người xuất gia thì "trên ngồi cùng chiếu với vua, dưới cùng đi với kẻ ăn mày" nghĩa là cao sang thì rất cao sang, hèn nghèo thì rất hèn nghèo. Nếu là đứng đầu một chùa trong đại tùng lâm thì gọi là Phương trượng hòa thượng là tôn nghiêm biết bao. Nhưng người nông dân quê mùa ở làng đẻ con sợ không giáo dục được, cũng lại gọi nó là hòa thượng! Kỳ cục thật!.

Từ Hòa thượng có ý từ gì ? Người ta thường giải thích hòa thượng là Hòa trung tối thượng (nghĩa là cao nhất trong sự hòa hợp) hay là "dĩ hòa vi thượng" (nghĩa là quý nhất là sự hòa hợp). Bởi vì người xuất gia phải sống theo nếp sống "sáu hòa hợp" của tăng đoàn. Đó là : giới hòa đồng tu (cùng tu giới luật), kiến hòa đồng giải (cùng kiến giải như nhau), lợi hòa đồng quân (lợi cùng chia đều), thân hòa đồng trụ (cùng ở một nơi), khẩu hòa vô tránh (không tranh cãi nhau), ý hòa đồng duyệt (ý hòa vui vẻ). Cách giải thích này cũng tựa hồ có lý. Nhưng tôi có tra cứu từ nguyên, mới thấy cách giải thích trên là không đúng.

Hòa thượng hoàn toàn là do dịch âm từ một từ ngữ Tây vực (Trung Á) ở Ấn Độ, gọi các nhà bác học thế gian là Ô tà. Qua tới nước Vu Điền (Trung Á) thì gọi là Hòa Xã hay Hòa xà (khosha), qua Trung Quốc, bèn gọi là Hòa thượng (Xem Ký quy truyện và bí tạng ký bản). Vì vậy mà ngoại đạo ở Ấn Độ cũng có Hòa thượngHòa thượng ni [Tạp A Hàm quyển 9, tr. 253, 255].

Như vậy, từ Hòa thượng không phải là từ riêng của Phật giáo, nhưng có căn cứ trong Phật giáo. Luật tạng Phật giáo gọi các vị sư truyền giới và độ cho người khác xuất gia là Opađàgia (Upadhyaya). Từ Hòa xà là dịch âm từ Upadhyaya, rồi sau đổi thành Hòa thượng. Trong sách Hán người dùng từ Hòa thượng sớm nhất là vua Thạch Lặc, ông gọi Tăng sĩ Ấn Độ Phật Đồ Trừng là : "Đại Hòa thượng".

 Từ Hòa thượng có ý từ gì ? Người ta thường giải thích hòa thượng là Hòa trung tối thượng (nghĩa là cao nhất trong sự hòa hợp) hay là "dĩ hòa vi thượng" (nghĩa là quý nhất là sự hòa hợp). Ảnh: Hòa thượng Thích Thiện Nhơn.

Nhưng, đôi khi, trong luật, thay vì chữ Hòa thượng người ta dùng chữ Hòa thượng để tránh hiểu lầm, vì rằng, căn cứ nội dung chữ Upadhyaya, thì nên dịch là Thân giáo sư (ông thầy thân cận). Chỉ có những tu sĩ đã thụ giới tỷ khiêu trên 10 năm, biết rõ 2 bộ luật tỷ khiêu và tỷ khiêu ni, mới có khả năng độ cho người khác xuất gia, và truyền giới cho người khác, mới có thể được gọi là Upadhyaya. Như thế là có khác với từ Ô tà (là bác sĩ) ở Ấn Độ, cũng khác với từ Hòa thượng do Trung Quốc dịch sai (lão tăng là lão hòa thượng, Sa di là tiểu hòa thượng, và trẻ con ở nông thôn, không lớn lên được cũng gọi là hòa thượng!).

PHÁT LỘC - Truyện ngắn của Trần Vũ Minh

Trần Vũ Minh từng sinh hoạt ở Hội Văn Học Nghệ Thuật Bình Thuận. Trong cuộc thi truyện ngắn  2011 – 2012 do tạp chí Văn Nghệ Bình Thuận tổ chức, anh đã gửi tác phẩm PHÁT LỘC dự thi và đã đoạt giải C (cuộc thi không có giải A)

         
                                Nhà văn Trần Vũ Minh


            PHÁT LỘC

Không phải trong mơ, cũng không phải là ảo ảnh vì nó đang lồ lộ, rờ rỡ hiện ra trước mắt ông và bởi đây là buổi sáng, một buổi sáng rất đẹp, trời trong xanh thăm thẳm vút cao ngập nắng, những mảng mây bập bềnh nhẹ xốp trôi trôi. Ba Hân như nghẹt thở vì xúc động, ông lâng lâng chếnh choáng mắt dán chặt vào cặp “Long giáng” mà ông quý như báu vật lại phát lộc sau thời gian dài chờ đợi đến mòn mỏi tưởng như vô vọng. Từ khắp thân cây, hàng trăm chồi non tơ căng mẫm  đang nhú lên tua tủa. Ông nghe tim mình đập rộn rã như trống làng ngày hội. Nó thon thót nhoi nhói, chênh chao khắc khoải, nhưng đây là cái cảm giác hồi hộp sung sướng của sự đợi chờ và hy vọng chứ không phải là cái buồn rầu lo lắng mà gần hai tháng nay ông phải chịu. Ông bị cấp trên kiểm điểm vì “Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong công tác quản lý”. Bệnh cao huyết áp của ông lại tái phát.

THÁNG HAI CHỜ MONG DỊCH... DẬP !!! - Thơ Lý Hạ Liên


     
           Nhà thơ Lý Hạ Liên


THÁNG HAI
CHỜ MONG DỊCH... DẬP !!!

Thành phố tháng hai
Đang mùa bão dịch
Rụng rơi tờ lịch
Nóng lạnh xuân phai

Khắc khoải tháng hai
Dịch trong tâm bão
Muộn phiền áo não
Dịch cười trêu ta

Ôi Cô rô na
Nguyện cầu chóng qua
Một mùa bịnh dữ
Bay qua thiên hà

Trời mây xa xa
Mùa xuân mắc nghẹn
Mình đành lỗi hẹn
Chờ né dịch xong

Tâm trí đi rong
Mình ngồi mắc kẹt
Góc nhà lãng xẹt
Dịch rình ngoài kia

Cô vít mang hia *
Dạo năm châu lục
Trần gian sôi sục
Buồn ơi quá buồn

Chiều phố gió buông
Cái mùa mắc dịch
Phố xưa cũ rích
Chờ người trăm năm

Anh ơi xa xăm
Tháng hai quê phố
Ứng chiến tại chỗ
Mau bật lửa trời

Cho dịch chơi vơi
Tan hàng biến mất
Người người êm giấc
An nhiên trở về

Nguyện cầu vậy hề
Chờ mong tin tốt
Anh ơi bão sốt
Dịch mùa tang thương !!!

                  Lý Hạ Liên
                  19.02.2020

* Hia bảy dặm

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

XEM BÓI - Thơ Đặng Xuân Xuyến


       


XEM BÓI
(Tặng nhà thơ Ái Nhân)

Cưới vợ rồi lại bỏ
Đủ 3 lần mới thôi
Đời lấm lem, vẹo vọ
Rút ruột mà nhả tơ.

Đi xem thầy bảo thế
Về nhà cứ lo lo
Đường tình duyên đến tệ
Nửa đời đằm bến mê.

Mẹ bảo, xưa ông ngoại
Khen cháu mình tài trai
Duyên tình tuy lận đận
Công danh ắt phát tài.

Giờ mới tuổi bốn hai
Chưa một lần yêu ai
Nghề hai năm chín việc
Biết năm nao phát tài.

Hà Nội, 10 tháng 05.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

SỰ KỲ BÍ TRỐNG ĐỒNG LẠC VIỆT ẨN CHỨA KINH DỊCH ĐÃ ĐƯỢC KHÁM PHÁ - Nguyễn Xuân Đài

Nguồn:
https://healthplus.vn/su-ky-bi-trong-dong-lac-viet-an-chua-kinh-dich-da-duoc-kham-pha-d69298.html


           
                   Trống đồng Hoàng Hạ của nền văn hóa Đông Sơn

HEALTH+ | LTS: Sau một buổi hội thảo cũng như giới thiệu sách của một nhà nghiên cứu người Pháp gốc Việt về Kinh dịch và những bí ẩn của trống đồng cổ nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài đã gọi điện và chia sẻ về những bí ẩn thú vị về kinh dịch cũng như trống đồng cổ mà ông vừa được nghe trình bày tại hội thảo cũng như những trao đổi trực tiếp từ diễn giả tại nhà ông. Và đúng như ông nói, ông đã chia sẻ kỹ hơn về những bí ẩn nguồn gốc của trống đồng Việt cổ và nguồn gốc 64 quẻ kinh dịch trong bài viết này với độc giả Health+. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

SỰ KỲ BÍ TRỐNG ĐỒNG LẠC VIỆT ẨN CHỨA KINH DỊCH ĐÃ ĐƯỢC KHÁM PHÁ

Năm 2017, Trung tâm Văn hóa Pháp - L’Espace đã tổ chức một buổi hội thảo khá lý thú nhằm chia sẻ về Kinh Dịch và những bí ẩn trên mặt trống đồng Đông Sơn - Bảo vật quốc gia của Việt Nam, và một số trống đồng khác do bác sỹ Lê Trọng Tước - Giáo sư Kinh Dịch, Chủ tịch Hội đồng cao cấp quốc tế Kinh Dịch, Chủ tịch Hội Phong thủy Châu Á, Chủ tịch Hội Phát triển kỹ thuật Y-Khoa nước Pháp ra ngoại quốc, làm diễn giả chính. Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước.
Năm 2018, một lần nữa bác sỹ Lê Trọng Tước lại chia sẻ về những nghiên cứu của ông trong một buổi nói chuyện với các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian của tỉnh Phú Thọ, trong lần thăm Đất Tổ Đền Hùng, mà ông đã viết rõ trong cuốn sách của mình. Lần đầu tiên trên thế giới, tác giả đưa ra những giải thích rõ ràng và không thể phản bác về cấu trúc liên tiếp của 64 quẻ Kinh Dịch. Dựa trên quá trình nghiên cứu về trống đồng, ông đã tìm được bí ẩn mà các tác giả Kinh Dịch của thời đại các Vua Hùng đã cất giấu trên mặt các trống và mặt trong các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ và mặt trống đồng Quảng Xương họa đồ Trung Thiên Đồ Lạc Việt (Hay Trung Thiên Bát Quái) và Hậu Thiên Đồ Lạc Việt (Hậu Thiên Bát Quái).
Thực tế, trống đồng và Kinh dịch đều ẩn chứ vô vàn bí mật. Vén màn những bí mật đó sẽ cho con người có cái nhìn thấu đáo hơn về những bí mật của lịch sử thế giới hàng nghìn hàng vạn năm. Trong phạm vi bài viết này, người viết sẽ ghi lại những nhận định về các “bí mật” mà mình đã từng được nghe, được thấy và được chiêm nghiệm.

CHUYỆN TÌNH CON CÁO TU LUYỆN NGHÌN NĂM VỚI CHÀNG TRAI TRẦN THẾ! - Phan Đức Lộc

Truyện kỳ ảo "Mộng hồ ly" tựa như nét chấm phá đầy ấn tượng cho toàn bộ cuốn sách "Ngụ ngôn tháng tư" của cây bút nhiều triển vọng Tú Ngọc.


        Tác giả Tú Ngọc vừa đạt giải ba cuộc thi truyện ngắn Lửa mới. Ảnh: FB nhân vật


CHUYỆN TÌNH CON CÁO TU LUYỆN NGHÌN NĂM VỚI CHÀNG TRAI TRẦN THẾ! 
                                                                                Phan Đức Lộc

Vài năm trở lại đây, Trần Thị Tú Ngọc nổi lên là một trong những cây bút viết truyện ngắn triển vọng xuất hiện thường xuyên trên các tờ báo, tạp chí uy tín như: Nhân dân, Văn nghệ, Văn nghệ Công an, Văn nghệ Quân đội... Truyện ngắn của chị đa dạng về giọng điệu, phong phú về đề tài, thể hiện những nỗ lực nghiêm túc ngay từ khi bắt đầu tham gia vào hành trình sáng tác văn chương. Và Ngụ ngôn tháng Tư - tập truyện ngắn đầu tay của tác giả trẻ 8x này - là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

SÔNG DINH, DÒNG SÔNG MUÔN THUỞ - Phan Chính


          

          SÔNG DINH, DÒNG SÔNG MUÔN THUỞ
                                                                            Phan Chính

          Sông Dinh ở La Gi xuất phát từ Núi Ông thuộc huyện Tánh Linh, chảy qua huyện Hàm Tân, nhưng đoạn ngang qua phần đất thị xã La Gi khoảng 6 km rồi trổ ra cửa biển để hòa vào đại dương mênh mông. Sách xưa mô tả sông La Di phát nguồn từ phía tây huyện Tuy Lý 70 dặm, đầu nguồn từ động Mọi và hợp lưu các khe suối núi Chà Cố chảy đến xứ Bồn Bồn rồi tuôn ra cửa biển La Di/La Gi. Thực ra tên gọi Sông Dinh không những ở La Gi, Bình Thuận mà còn có ở nhiều nơi như Phú Yên, Ninh Thuận, Quảng Bình, Bà Rịa-Vũng Tàu… lại gắn với truyền thuyết rất riêng. Qua các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, cho rằng đối với người Chăm xưa thường gọi những đoạn sông chảy ngang hoặc hướng về khu cư dân đông đảo, nơi có thờ các thần linh với nguyên từ là “nau-ding”, từ chữ Ding phát âm là “Tìng”, người Việt phiên âm thành Dinh, để tương ứng với nghĩa là nơi thờ thần linh ở những địa bàn cư dân tập trung. Sông Dinh ở La Gi còn gọi là sông La Di như trong sách Đại Nam nhất thống chí triều Nguyễn có ghi chép.

VŨ KHÍ CỔ QUÂN SỰ VIỆT NAM KHÔNG CHỈ CÓ ĐAO VÀ KIẾM


    


VŨ KHÍ CỔ QUÂN SỰ VIỆT NAM KHÔNG CHỈ CÓ ĐAO VÀ KIẾM 

Trong bộ phim TÂY SƠN HÀO KIỆT, những trận đánh chỉ có đao và kiếm, thấp thoáng vài khẩu súng thần công. Thực tế trong lịch sử, uy lực của triều đại Tây Sơn không chỉ có tướng tài và binh lược mà còn những vũ khí quân sự khiến quân địch khiếp sợ. Trong quyển Binh Thư Yếu Lược có nhắc đến các phép đánh địch bằng lửa, tên độc và nhiều vũ khí độc đáo khác trong Hổ Trướng Khu Cơ – Tập Thiên. Đặc biệt tôi chú ý đến Phép đặt tên ngầm dưới nước. Dùng cần tre cứng 100 cái hay 50 cái, mỗi cần dùng một ống tre dài 1 thước 5 tấc, trên có lỗ thông, dưới để mắt, dưới mắt để gióng thừa, đục một lỗ chênh chếch cắm đầu cần vào. Xong rồi, do lỗ thông ở đầu mỗi ống đều nạp tên thuốc độc cho đầy ống.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

“CÁI NHÌN”, MỘT BÀI THƠ TÌNH DỄ THƯƠNG - Phạm Đức Nhì


             
                      Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


 “CÁI NHÌN” - MỘT BÀI THƠ TÌNH DỄ THƯƠNG
                                                                     Phạm Đức Nhì

Một số bạn yêu cầu tôi bình vài bài thơ của Mỹ. Tôi đang tra cứu để bình một bài thơ nổi tiếng của một nữ sĩ tài năng.

Để các bạn yêu thơ Việt Nam quen dần với việc hiểu nghĩa và “bắt” ý tứ của một bài thơ ngoại quốc, tôi xin giới thiệu một bài thơ tình ngắn có tựa The Look (Cái Nhìn) của Sara Teasdale.

THE LOOK
by Sara Teasdale

Strephon kissed me in the spring,
Robin in the fall,
But Colin only looked at me
And never kissed at all.
Strephon's kiss was lost in jest,
Robin's lost in play,
But the kiss in Colin's eyes
Haunts me night and day.

Dịch sát nghĩa:

CÁI NHÌN

Strephon hôn tôi vào mùa xuân
Robin vào mùa thu
Nhưng Colin chỉ nhìn tôi
Và không bao giờ hôn

Nụ hôn của Strephon lạc mất trong câu nói đùa
Của Robin lạc mất trong cuộc chơi
Nhưng nụ hôn trong mắt Colin
Đêm ngày ám ảnh tôi.

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG 1979 - Đặng Xuân Xuyến tổng hợp





CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG 1979

Rạng sáng ngày 17 tháng 02 năm 1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã điều động một lượng lớn quân đội và vũ khí hiện đại nhất mà chúng có lúc đó, ngang nhiên tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới của 6 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam.

SỨ GIẢ VIỆT NÀO KHIẾN VUA TRUNG HOA BỊ “BẼ MẶT” ?


                                      Mộ Thám hoa Giang Văn Minh. Ảnh: Wikipedia.


SỨ GIẢ VIỆT NÀO KHIẾN VUA TRUNG HOA BỊ “BẼ MẶT” ?

Người xưa nói hai nước đánh nhau không giết sứ giả. Tuy nhiên trong quan hệ giao hảo Đại Việt – Trung Hoa đã có một sứ giả hy sinh.

Làm bẽ mặt vua Minh Sùng Trinh

Kể từ khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán rồi xưng vương lập quốc, nước Nam đã trở thành một quốc gia độc lập. Mặc dù vậy, trong quan hệ bang giao, nhiều khi các vua chúa Trung Quốc vẫn giữ tư tưởng nước lớn để tỏ ra chèn ép Đại Việt. Thái độ ngạo mạn đó của họ đã không ít lần bị sứ thần của ta đối đáp làm cho bẽ mặt. Điển hình trong số những lần như thế là cuộc đối đáp của Giang Văn Minh với vua Sùng Trinh nhà Minh.

TÔI THẤY... - Thơ Đặng Xuân Xuyến


        


TÔI THẤY...
(Tặng cháu Ngô Văn Linh)

Văn bản Đặc khu
Đánh đu câu chữ
“Nước láng giềng chung biên giới Quảng Ninh”
Chẳng yếu tố Bắc Kinh?
Chẳng liên quan Trung Quốc?
Chẳng thách thức lòng dân yêu Tổ Quốc?
Bốn nghìn năm lịch sử
Hơn nghìn năm chinh chiến chống Tàu
Dòng dõi Vua Hùng
Con cháu Quang Trung
Trước kẻ thù
Trước giặc Tàu
Chưa một lần khiếp sợ!

Giờ...
Chệt (*) ra vào Việt Nam như đi chợ
Chúng gom đất, gom nhà
Chúng lọc lừa bán buôn ép giá
Chúng phá rừng
Chúng cướp biển Đông
Chúng biến Việt Nam thành kho thuốc nổ
Ai “rước voi giày mồ”?
Ai khiến triệu triệu trái tim Việt Nam nghẹt thở
Trường Sa
Hoàng Sa
Bauxite, Formosa...
Bao thảm họa...
Kẻ nào rước về đổ lên đầu dân Việt?

Nên nhớ:
Ông cha ta chưa một lần coi giặc Tàu là bạn
Kẻ thù truyền đời không thể gọi anh em
Hào khí nước Nam lẫm liệt oai hùng
Đâu chịu cúi mình trước bá quyền phương Bắc!

Hà Nội, ngày 05.09.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

--------

(*): Tiếng lóng gọi người Trung Quốc