Tác
giả Tuệ Chương Hoàng Long Hải
NÔM
NA LÀ CHA MÁCH QUÉ
Nhân
dịp“Viện Việt Học” vừa cho xuất bản “Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn”
Lời
nói đầu:
Khi
còn ở trong nước, tôi có định kiến với những người trẻ lớn lên ở hải ngoại. Họ
học ở nhà trường Âu Mỹ, nơi có bết bao nhiêu cái hay cái đẹp để tìm hiểu. Chỉ
nói riêng các nhà văn Pháp trong “Thế Kỷ Ánh Sáng” cũng quá đủ cho những ai muốn
tìm hiểu về dân chủ, tự do, nhân quyền, cũng như học thuật, tư tưởng hiện đại. Ở
Mỹ, đọc Jack London, ai không say mê. Còn nói tới John Steinbeck hay William
Faulkner, Hernest Hemingway, những nhà văn lớn được giải Nobel, với bao nhiêu
tác phẩm của họ, chỉ mới đọc thôi, cũng đủ “mệt”, nói chi tới những công trình
nghiên cứu về họ, bỏ thì giờ học và nghiên cứu về họ thì coi như mất hết cả một
thời mê đọc sách, nói sao cho hết. Vậy mà khi tới trại tỵ nạn, tôi suýt giật
mình vì một bản tin nhỏ đăng trên tời “Diễn Đàn Tự Do” xuất bản ở Virginia, về
một cô sinh viên đang chuẩn bị luận án tiến sĩ . Cô ta dự tính về Việt Nam để
nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm cho luận án ấy. Dưới con mắt của Công An [], có
thể họ cho rằng cô nầy chẳng nghiên cứu gì hết, chỉ là nại cái cớ để về Việt
Nam với sứ mạng nào đó do CIA giao phó.
Tôi
không nghĩ như vậy. Văn học cổ Việt Nam, tuy chịu ảnh hưởng văn học Tầu khá đậm
nhưng không phải là không có những cái đặc sắc của nó. Thậm chí còn hay hơn cái
gốc mà nó chịu ảnh hưởng.
Người
Việt Nam học cổ văn, ít ra, người ấy cũng có đọc truyện Kiều. Có người mê Kiều
là đằng khác. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm chữ Nôm có nguồn gốc
bên Tầu viết bằng chữ Hán, nhưng truyện Kiều của tay hay quá, hay hơn truyện Kiều
của Tầu nhiều lắm, coi như một biểu tượng đặc sắc của văn học Việt Nam, có thể
góp mặt với các tác phẩm nổi tiếng khắp năm châu bốn biển. Trong khi đó truyện
Kiều của Dư Hoài bên Tầu thì chẳng ai đánh giá cao. Tỳ Bà Hành cũng vậy. Không
thiếu người “mê” Tỳ Bà Hành. Theo nhiều nhà Nho thì Tỳ Bà Hành chữ Nôm của Phan
Huy Vịnh hay hơn Tỳ Bà Hành chữ Hán của Bạch Cư Dị khá xa. Thế hệ ngày nay chịu
ảnh hưởng văn học Âu Mỹ khá đậm,, nhứt là văn học Pháp, không thiếu người bắt
chước, mô phỏng, dịch hay “chạy” theo, cũng “dịch hạch”, cũng “nôn mửa”, cũng
“phi lý” nhưng xem ra các “đệ tử” bên ta thua “sư phụ” bên Tây nhiều lắm, không
như người xưa, có theo đó mà vượt qua đó. Đủ biết chúng ta cần học tổ tiên ta
thêm nhiều hơn nữa, làm sao để như người xưa, vượt qua những khuôn vàng thước
ngọc do người đi trước đã bày ra.
Tôi
từng có cái may mắn mười năm dạy cho học trò những tác phẩm của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Lê Thánh Tôn, Đoàn Thị Điểm, Ôn Như Hầu ở các lớp Đệ Ngũ và Đệ Tam, nên
vì chén cơm mà cố tìm hiểu các tác giả nầy.
Cái
đặc sác bậc nhứt trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm là “vô vi” của Lão. “Vô vi” là không làm cái gì trái
với đạo Trời, với thiên nhiên: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen,
hạ tắm ao.” Về ăn thì, mùa nào, trời cho cái gì, ăn cái đó, không bày biện phức
tạp, cầu kỳ. Về chơi “Xuân tắm hồ sen hạ tám ao” thì chính là điều tự nhiên
theo thiên nhiên vậy. Nguyễn Bỉnh Khiên là bậc “đạt nhân quân tử”, khi gặp thời
thì giúp vua trị nước, gặp lúc nịnh thần lông hành thì cáo quan về “ngao du sơn
thủy”, không vì cái công danh mà ràng buộc thân mình. Chưa kể khi nói tới Trạng
Trình mà không nói tới “Sấm Trạnh Trình” thì sự thú vị mất đi nhiều lắm.
Bản
tin trên tờ “Diễn Đàn Tự Do” ám ảnh tôi 15 năm, nhất là bây giờ xuất hiện nhều
bài viết bàn về chữ Nôm trên các trang Web. Chữ Nôm là chữ của người Việt Nam,
nhưng từ khi có chữ Quốc ngữ, các tác phẩm chữ Nôm được viết lại bằng chữ Quốc
ngữ, khiến có người quên mất, tưởng như không có sự xuất hiện của chữ Nôm một
thời gian dài trong lịch sử văn học nước ta. Do vậy, tôi thấy việc nghiên cứu
chữ Nôm là cần thiết. Văn học chữ Nôm là một nền văn học lớn của người Việt
Nam, cần tìm hiểu lại từ đầu. Đọc nó, những bài thơ như “Vua dụ Vương Tường gả
cho chúa Thuyền Vu”, “Vua Trần Trùng Quang tiễn Nguyễn Biểu đi sứ” hay bài văn
Nôm đầu tiên, bài “Văn Tế Cá Sấu của Nguyễn Thuyên”… sẽ thấy rằng, cách nay cả
ngàn năm mà sao văn thơ chữ Nôm hồi ấy hay như thế!!!!
Tác giả Tuệ Chương Hoàng Long Hải