BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

CẢM TÁC VỀ PHẠM VĂN BÌNH - Thơ Hạ Thái


        
                                     Nhà thơ Hạ Thái 


CẢM TÁC VỀ PHẠM VĂN BÌNH

Quảng Trị mình là như vậy đó
Buồn vui khổ nhọc ưa có bên nhau
Sống với đời có trước có sau
Hoà kỷ niệm muôn màu trên tranh vẽ.

Quảng Trị mình thương mến nhau là thế
Mảng tình quê bặm giữ kỹ trong lòng
Dòng Thạch Hãn có khi đục khi trong
Người Quảng Trị như bông lài bông lý

Nhìn đã đẹp thêm mùi hương rất quý
Nên xa quê mọi cách họ tìm nhau
Tôi và Bình thuở nhỏ có gặp đâu
Chỉ vài lần thành bạn thân văn nghệ

Anh Bình đó một con người Quảng Trị
Đi lên từ muôn vạn gian nan
Chúng tôi cùng một thuở cơ hàn
Không ngờ sống gặp nhau trên đất Mỹ

Về Bình, thơ viết hoài không hết ý
Xá vài hàng tiễn biệt thiên lý Tây phương

                                                     Hạ Thái

THÁNG SÁU - Thơ Trần Mai Ngân


     
      Nhà thơ Trần Mai Ngân


THÁNG SÁU

Tháng Sáu đến rồi anh có hay
Trời mưa bay hạt mưa rất gầy
Nhè nhẹ mong manh và hư ảo
Như buổi hẹn đầu nụ hôn say...

Tháng Sáu về rồi anh biết không
Con sông vẫn thế cứ mênh mông
Thuyền về bến cũ sao xa vắng
Nhớ mắt, nhớ môi cháy cả lòng

Tháng Sáu huyễn mộng, tháng Sáu mơ
Về đây ngồi lại hát vu vơ
Mà sao thương nhớ như lạc giọng
Cứ hoài bữa ấy đến chơi vơi...

Tháng Sáu về, đi... tháng Sáu ơi!
Trên trang giấy trắng viết bài thơ
Cứ về, cứ đi tháng Sáu nhé
Còn ta cứ mãi... cứ mong chờ!

              Trần Mai Ngân  

NÓI THÊM VỀ NHÀ THƠ PHẠM VĂN BÌNH - Lê Đình Bì


     
              Lê Đình Bì (phải) và công trình kỷ lục của anh, 
                          cuốn "Từ điển cách dùng tiếng Anh".


Kính gửi Thầy Hoàng Đằng

Qua email của anh Đoàn Minh Phú, em có đọc được bài viết của Thầy: “GÓP PHẦN DỰNG TIỂU SỬ NHÀ THƠ PHẠM VĂN BÌNH (1940-2018). Vì bà xã của em là người Đông Hà nên hai đứa em khá thân với Anh Bình. Hồi còn ở Nam Cali 2007, 2008, em cũng thường cà phê với anh ấy, cùng với anh Chánh (ba của Quỳnh Như mà mọi người thường biết đến là ca sĩ Như Quỳnh). Sau này lên định cư ở Bắc Cali, cứ vài tháng xuôi Nam về thăm bạn bè, cũng hay gặp anh Bình, tụ tập ở cà phê hay nhà của Vang+Diệp, mà nhiều nhất là ở nhà của Hùng+Hà (là cặp vợ chồng dễ thương mà 2 đứa em rất thân nên mỗi khi xuống Nam Cali “bị” ở lại đó). Cũng chính vì vậy nên có rất nhiều dịp la cà với anh Bình, và một dịp khi có nhiều bạn bè Quảng Trị tụ họp tại nhà của Hùng+Hà hồi tháng 7, 2010, anh Bình đã hát cho mọi người nghe cả 3 bản nhạc, cũng như kể lại “tình sử” dẫn đến sự ra đời của bài thơ bất hủ “Chuyện Tình Buồn”, được Phạm Duy phổ nhạc mà hồi đó, những “tên lãng tử thời chiến” như tụi em thường hay nghêu ngao một vài đoạn. Điều may mắn là lần đó, em có thu hình đầy đủ rồi để quên bẵng, đến khi anh Bình qua đời, tìm lại được thì video cũ bị trục trặc. Nay thì em đã nhờ phục hồi lại được, hình ảnh, âm thanh rõ ràng, và mới đưa lên youtube để phổ biến. Đây có thể xem là một tài liệu quý. Hồi đám tang anh Bình, vì không đi dự tang lễ được, nên em có cho nhân viên dưới Nam Cali thu hình làm phóng sự chiếu trên Viettoday TV, và nay, em dự định đến tháng 7/2019, sẽ làm một Talkshow tưởng niệm 1 năm ngày mất của anh, đồng thời trình chiếu trên TV 3 bản nhạc do chính anh ca và tự đệm đàn.

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

CỘNG ĐỒNG THIỂU SỐ DÂN TỘC KINH Ở QUẢNG TÂY

Nguồn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Kinh_Tam_%C4%90%E1%BA%A3o_(Qu%E1%BA%A3ng_T%C3%A2y)

                       Vị trí Tam Đảo (Quảng Tây) mà thiểu số dân tộc Kinh sinh sống


  CỘNG ĐỒNG THIỂU SỐ DÂN TỘC KINH Ở QUẢNG TÂY

Đối với chúng ta, rất ít người biết có một cộng đồng rất nhỏ (khoảng 22,000) người Jing (người Kinh) sống ở Tam Đảo (Quảng Tây, Trung Cộng) là một “khám phá” gây nhiều cảm xúc. Rồi lúc được biết họ đã rời xa Việt Nam 500 năm mà vẫn cố gắng duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Việt trước sức đồng hóa rất mạnh của Trung Cộng, xem những điệu múa, đánh đàn bầu, nghe họ hát tiếng Việt làm ta xúc động…

Vào khoảng thế kỷ 16, có một số người Việt di cư lên phía bắc lập nghiệp ở vùng Trường Bình – Bạch Long. Vùng đất đó bấy giờ thuộc Đại Việt nhưng theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh thì Trường Bình bị sáp nhập vào nước Trung Hoa. Người Kinh tại đây là một trong số 56 dân tộc được công nhận tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

QUÊ NGOẠI - Đào Dân


           
                        Tác giả Đào Dân


             QUÊ NGOẠI

Ông ngoại mất khi tôi chưa đầy năm tuổi sau một trận càn của Tây, vậy là căn nhà của ông ở làng Tài Lương tỉnh Quảng Trị gần như không còn ai. Các cậu Bí, Khôn, Du, đã lần lượt thoát ly ra vùng kháng chiến sau khi cậu Giải bị Việt Minh bắt đi mất tích. Các dì khác và mẹ tôi đã đi lấy chồng, chỉ còn dì Phồn út thì cũng phải “thoát ly” lên Tỉnh để tránh bom rơi đạn lạc và sống nương nhờ ở nhà ông Thị, người em út cuả ông ngoại đã về hưu sau mấy chục năm làm việc cho chính phủ Nam Triều.

HỎI ÔNG TRỜI !!! - Thơ Lý Hạ Liên


   
                             Nhà thơ Lý Hạ Liên


HỎI ÔNG TRỜI !!!

Định mệnh vô tình hay cố ý
Để đời anh nghiêng ngả đời em
Giận ông trời bắt thang em hỏi
Hỏi ông trời ai đẩy anh vào em ??

Định mệnh cố tình hay vô ý
Trói đời em bằng sợi dây oan
Để ông tơ tính toán lo toan
Em cạn kiệt trước tình giông dữ

Trót lỡ yêu muộn phiền đủ thứ
Bão nổi tình vùi dập phong ba
May còn anh thương nhớ bôn ba
Đón em qua mưa nguồn chớp bể

Em muốn hỏi ông trời vô kể
Buộc chi tình vào trái tim non
Để bàng hoàng nhận lãnh roi đòn
Vào tận đáy hồn tăm tối

Em muốn anh yêu đừng bối rối
Hãy nhìn sâu vào mắt em đi
Hãy hôn em đừng e ngại gì
Bởi trái đắng đam mê ngào ngạt

Nếu xa anh đời buồn chao chác
Buông tay người sầu khổ chắc luôn
Đền ông trời bắt phải lệ tuôn
Ông tơ bà nguyệt đi tìm tơ tóc !!!

                              Lý Hạ Liên
                              28/5/2019

CHUYỆN HOA THẤT TÌNH - Thơ Châu Thạch


        
               Nhà thơ Châu Thạch


CHUYỆN HOA THẤT TÌNH
(Cảm tác ảnh Trần Mai Ngân)
                 
Hôm nay trời rất đẹp
Nắng chiếu trên vòm xanh
Vườn hoa khoe sắc thắm
Bướm bay vòng loanh quanh.

Em dạo vườn bước ngọc
Dáng dịu dàng thanh thanh
Những con chim trên cành
Nhìn em cất tiếng hót

Thấy hoa, em ngừng gót
Ngồi xuống ngắm nhìn ngay
Hương tỏa loang rất ngọt
Em nhẹ nhàng đưa tay

Hoa ngước mình hết dậy
Tất cả đón chờ em
Em ngắt đóa hoa nào
Đóa ấy chết êm đềm.

Có một chàng thi sĩ
Nhìn em như nhìn thơ
Bỗng tự nhiên mộng mơ
Muốn làm đóa hoa chết

Hình như em chưa kết
Với ngàn hoa lung linh
Em bỏ đi vô tình
Hoa cúi đầu xuống hết

Hoa và người không chết
Nhưng từ đó thương đau
Hoa thì cứ phai màu
Người tương tư mãi mãi

Người thành yêu trường trãi
Hoa thành hoa thất tình
Trong cõi trời thanh tịnh
Tình đi vào thiên thu!

              Châu Thạch

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

CHÙM THƠ LA TRUNG


         
                Nhà thơ La Trung


LẠ CHI

Khi lòng không có tình yêu
Thì xin em chớ nuông chìu giác quan
Bởi tôi quá cảnh truông ngàn
Và nghe chim hót trên tàng bể dâu

Lạ chi màu sắc công hầu
Lạ chi ngôn ngữ không đầu không đuôi
Lạ chi bèo dạt mây trôi
Lạ chi năm tháng lòng người đổi thay

Không gian chẳng có sắc màu
Thời gian đâu có mà đau ý tình
Đời còn hai chữ nhục vinh
Van em hãy mở trang kinh sử lòng

Kể từ tôi biết đục trong
Là tôi đã hiểu mình không có gì
Mang thân vào cuộc trần khi
Âm thầm theo hướng đồng quy tìm về

Ơn trời gặp lại chốn quê
Nhạc thinh không trổi cơn mê tỉnh dần
Lặng nhìn rõ mặt thân danh
Bỏ quên từ khóa và thành... chính tôi!

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

ĐI TÌM NHÂN CÁCH ĐÃ MẤT CỦA NGƯỜI VIỆT - Trần Thành Nam

Nguồn:
http://huongduongtxd.com/nhancachnguoiviet.pdf

    

         ĐI TÌM NHÂN CÁCH ĐÃ MẤT CỦA NGƯỜI VIỆT
                                                                      Trần Thành Nam

Hôm nay, trong bài giảng cho những người trẻ về niềm tin vào con người từ đâu ra - đó là từ những gì họ đã làm trước mắt chúng ta hoặc cho chúng ta, tôi đã kể lại câu chuyện mình đánh mất niềm tin vào nhân cách người Việt như thế nào, và từ đó tôi đã phải đi tìm nhân cách người Việt đã bị đánh mất ra sao?
Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm. Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của “những người thắng cuộc” chiến là chính những người như ông cha tôi và đồng đội của họ…
Đối với tôi, đó cũng là những năm tháng mà tôi phải đấu tranh nội tâm cam go nhất về việc chọn hướng đi cho cả cuộc đời mình, để sống sao cho ý nghĩa và đáng sống, “để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trến đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.” Vâng, tôi vẫn thuộc lòng câu đó của Ostrowski qua nhân vật Pavel Korchagin  trong cuốn “Thép đã tôi thế đấy”

            

PHẢI VỀ THÔI ! - Thơ Hoàng Đằng


        
                  Tác giả Hoàng Đằng


PHẢI VỀ THÔI !
(Thân tặng các đồng môn Nguyễn Hoàng xa quê)

Anh nói với em:
- Về Quảng Trị mần chi?
Cha mẹ không còn, anh em đi hết;
Phố xá, cửa nhà … không còn dấu vết;
Làng xóm mình xưa …
Có còn ai quen biết chi mô!”

- Nhưng anh yêu! Em phải về vì đã quá lâu,
Em chưa nếm thế nào
… Là cái nóng trưa hè
Vã mồ hôi… khi ngồi dưới hàng tre nứt nẻ.

Em phải về... tìm bóng hình thời trẻ,
Mẹ không còn,
Mà quê mẹ còn đây.
Cha đã mất,
Nhưng đồng ruộng cha cày e vẫn còn nguyên đấy!

Em phải về... xem dòng Hãn giang xuôi chảy,
Nước có còn trong... như thuở ấy không nào?
Em phải về xem ngọn gió Lào,
Có còn thổi ào ào xác xơ cành lá?

Anh ơi anh!
Em phải về cho thoả
... Nỗi ước mong:
Dự họp mặt Nguyễn Hoàng...

Ngôi trường mà ngày xưa anh với em đứng nơi hành lang tâm sự.
Nay tên xoá rồi… em thương nhớ khôn nguôi.
Em phải về… tuổi đời chúng ta không còn đợi.

Anh yêu ơi! Thôi đừng bàn lui bàn tới.
Chúng ta lên đường,
Bạn vẫy gọi… kia kìa!

                                          Hoàng Đằng                    
                                 27/5/2019 (23/4/Kỷ Hợi)

KHÔNG TÊN - Thơ Quang Tuyết


   
                                   Nhà thơ Quang Tuyết


KHÔNG TÊN

Mưa buồn làm nhớ nắng xuân
Lẻ loi nên nhớ những lần bên nhau
Cafe vị đắng thấm sầu
Cũng thơm từng giọt nhưng nao nao lòng

Mưa buồn uớt lệ tuôn dòng
Bên song ai lặng chờ mong ai về
Cỏ hoa như vuớng lời thề
Ngã nghiêng cùng gió bộn bề cùng mưa

Lòng buồn nên cảnh rối bời
Cô đơn nên giữa đông người vắng tênh.
Nhìn mưa xa mắt ướt mềm
Hoài mong con nắng về bên hiên nhà

Chuyện xưa giờ ngả bóng tà
Biển đời sóng vỗ trăng già cuối non

                                   Quang Tuyết

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

GIẬN HỜN... - Thơ Hiệp Kim Áo Tím


   
            Nhà thơ Hiệp Kim Áo Tím


GIẬN HỜN...

Bỗng nhiên đi giận người dưng
Bi chừ lại thấy lòng rưng rưng buồn
Ông trời cho trận mưa tuôn
Giội đi cho hết muộn phiền trong tôi

Bềnh bồng giòng nước cuốn trôi
Gửi vào chiếc lá cho vơi nỗi sầu
Lá rơi từng chiếc rơi mau
Cho thời gian xóa những câu giận hờn

Lang thang nhìn chú bướm vờn
Trên cành hoa nhỏ bên vườn nhà ai
Bỗng ai ngắt cánh hoa lài
Cài lên mái tóc nhớ hoài hương xưa

Giận hờn theo những hạt mưa
Cánh hồng người gửi cho vừa lòng em
Nụ cười vừa nở môi mềm
Nắng chiều rực sáng bên thềm rộn vui...

                              Hiệp Kim Áo Tím
                              Đà Lạt, 27/5/2019

NGŨ NGÔN TÌNH - Thơ Trần Mai Ngân





NGŨ NGÔN TÌNH

Ngày không mưa không nắng
Tôi chẳng vui chẳng buồn
Thời gian không gian...lặng
Một nhịp sầu đang tuôn!

Mây không trôi dừng lại
Im ắng trắng tinh khôi
Lời xa xôi không nói
Có nói cũng vậy thôi!

Ngày không Đông không Hạ
Sao sốt lạnh trong ta
Mấy cánh hoa giã biệt
Bỗng thành người lạ xa...

Thoáng mây mưa đã qua
Hai bàn tay rỗng tuếch
Bám tìm vào không trung
Tưởng mộng cũ trùng phùng...

                   Trần Mai Ngân
                      27-11-2017

CHO CON BIẾT LẮNG NGHE, CHÚA LÀ ÁNH SÁNG - Thơ Đức Hạnh


   


CHO CON BIẾT LẮNG NGHE

XIN trời đổ xuống hồng ân
CHO tình thắm nở bội phần yêu thương
CON đường Thập Gía ngát hương
BIẾT theo lối Chúa chẳng vươn u sầu
LẮNG tâm tỉnh thức nguyện cầu
NGHE lời Chúa dạy lắng sâu tâm mình
LỜI Ngài tỏa sáng bình minh
NGÀI ban Sự sống, quên mình vì ta
DẠY lòng Bác ái vị tha
TRONG tình Thiên Chúa nở hoa nhân lành
ĐÊM nghe gió kể ngọn ngành
TỐI, sáng biển hát vinh danh Ngôi Lời

NGÀI là sự sáng rạng ngời
DẠY con khiêm nhượng, tỏ đời hy sinh
CON đường Chân lý hữu tình
LÚC ngàn bão táp quên mình thương yêu
LẼ bầy sa ngã trong chiều…
LOI nhoi, vật chất…Chúa kêu đỡ đần
XIN lòng sám hối canh tân
CHO đời tươi sáng vườn trần trong xanh
CON vào nhà Chúa an lành
CẤT lên tiếng hát rạng danh Chúa trời
TIẾNG Ngài sáng tỏ muôn đời
LÊN đường cùng Chúa sáng ngời Niềm tin
CHỜ ai! Chúa tỏ muôn điều
ĐỢI ai! lạc lối dắt dìu đường ngay
VÀ Ngài mở rộng vòng tay…
VÂNG lời kính Chúa đổi thay nẻo đời
THEO Đường Chính thực Yêu người
CHÚA ban Sự sống gọi mời Thương yêu…

                                               Đức Hạnh
                                            26 05 2019


NGHE TIN EM SỐT - Thơ Phạm Ngọc Thái


             
   

NGHE TIN EM SỐT

Nghe tin em sốt, anh thương quá !
Không thể về thang thuốc chăm em
Chốn xa vời... Ngồi, đứng chẳng yên
Niềm yêu dấu, anh gửi nhờ mây gió.

Có trời đất soi tỏ lòng anh đó !
Chữ chung tình, khắc dạ nào phai
Phải xa em biền biệt tháng năm dài
Bước chân giang hồ... Đâu ngừng nhung nhớ ?

Nơi thành phố phồn hoa, ồn ã
Tâm hồn vẫn buồn bã, đìu hiu
Chả khi nào nguôi nghĩ tới em yêu !
Thăm thẳm lòng anh, soi cùng tới đáy.

Đường chủ nghĩa dù sâu xa biết mấy
Max hay Tư Bản cũng hư không...
Nếu trên đời này chẳng có em ?
Để cánh chim anh... Nước non vùng vẫy

Rồi anh sẽ về bên em mãi mãi
Cùng nhau hạnh phúc giữa sao trăng
Sống với tình trọn đến trăm năm
Khi ốm đau, cưng không còn lẻ bóng.

Tin em sốt... Làm tim anh tê cóng...

                     PHẠM NGỌC THÁI

(Trích tập "PHẠM NGỌC THÁI * CÁNH ĐẠI BÀNG CỦA THI CA ĐƯƠNG ĐẠI VN" 2019)

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN CỦA ANH NGHIÊM ANH CHU - Phạm Đức Nhì


          
                       Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


      TRẢ LỜI BÌNH LUẬN CỦA ANH NGHIÊM ANH CHU
                                                                               Phạm Đức Nhì

 Bình Luận Của Anh Nghiêm Anh Chu

Trong bài viết Bàn Về Chữ “Buông” Của Trịnh Công Sơn Trong “Để Gió Cuốn Đi” của tôi anh Nghiêm Anh Chu có bình luận như sau:
Nhạc, nhất là nhạc VN, nó cũng như tình yêu. Ta chỉ có thể cảm nhận được mà ko thể lí giải được.

Trên trời có đám mây xanh
Có con ngựa bạch chạy quanh gầm trời
Đôi ta muốn lấy nhau chơi
Cái duyên ko buộc thì trời chẳng xe
Mà cái duyên đã buộc thì trời xe ngay vào...

Quan họ Bắc Ninh hay chèo Bắc Bộ, Lí Nam Trung Bộ là một thứ nước Cam Lồ, một thứ rượu thần tiên mê hoặc say đắm lòng người biết bao thế hệ.

CHẦN CHẦN ƠI HỠI CHẦN CHẦN - Hoàng Long Hải


               
                          Tác giả Hoàng Long Hải


        CHẦN CHẦN ƠI HỠI CHẦN CHẦN
         (Tặng Trần Quốc Phiệt, “người Chợ Cạn” - Tác giả)
                                                                  
“Chần chần ơi hỡi chần chần,
 Ham ăn bỏ việc không mần mạ la”
                                      (Ca dao)

      Ốc chần chần nhỏ bằng hột nút áo, dẹp, xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ. Tất cả đều xoắn theo một chiều đó mà thôi, cả triệu con chưa chắc đã có con ốc nào có đường xoắn ngược lại. Tỷ lệ đường xoắn rất đều, từ trung tâm mà ra, ở tâm thì nhỏ, to ra dần dần. Nếu dùng thước mà đo - có lẽ cũng khó đo lắm - hay như bây giờ, dùng computer mà đo, tỷ lệ trong nhỏ ngoài to không xê xích chút nào. Đó là sự nhiệm mầu của Tạo Hóa.

           

       Ốc chần chần thường màu trắng, có những đường viền theo hình xoán ốc màu đỏ nhạt, kèm theo là những đường xanh nhạt; trông cũng không đẹp lắm, nhưng cũng không xấu. Mùa hè - chỉ mùa hè mà thôi - người miệt biển gánh lên thị xã Quảng Trị bán chần chần nhiều lắm. Ốc chần chần đã nấu chín, đựng trong thúng cạn, đong bằng cái chén nhỏ, hay bằng cái “loon” sắt, không bán chung với nước như hến hay chắt chắt. Thường người bán cho thêm mấy cái gai cây bưởi. Dùng gai đó để lể, tức là móc con chần chần từ trong vỏ ốc ra.

                

       Ăn chần chần không cần thêm nước chấm - nước mắm pha ớt, gừng chẳng hạn, luộc bằng nước biển hay vì con chần chần ở biển, đã mặn sẵn. Cái gai bưởi dùng nhiều lần bị cùn, không móc được nữa, thì dùng “kim găm”, - có nơi gọi là “kim băng”, mấy cô bà thường dùng găm ngang túi áo, để đồ đạc trong túi khỏi rớt ra ngoài; mũi kim băng bằng sắt, nhọn, móc đầu con chần chần ra nhanh và dễ hơn.