BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐỒNG TÍNH - Đặng Xuân Xuyến


        


       NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐỒNG TÍNH

(Trích trong ĐIỀM YẾU CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG MẠNH MẼ
của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin ; 2006)

Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, những bé trai đã được bố mẹ và gia đình rèn rũa, dạy bảo theo khuôn mẫu văn hóa truyền thống: Cương cường, dũng mãnh, lạnh lùng và quyết đoán. Có nghĩa, là đàn ông thì không được “bám váy” mẹ, không được “yếu đuối”, không được khuất phục trước bất kỳ khó khăn, trở ngại nào. Văn hóa truyền thống không chấp nhận quan điểm của các nhà tâm lý học hiện đại, như Elisabeth Badinter chẳng hạn, thừa nhận: “Giới tính nữ là giới tính cơ bản. Người nam được hình thành bằng sự đấu tranh với tính nữ nguyên thủy ngay từ khi còn trong bào thai. Vì giới tính nữ là giới tính cơ bản nên trong người đàn ông vừa có tính nam vừa có tính nữ. Muốn phát triển thành người đàn ông là một cuộc đấu tranh không ngừng ở mọi lúc.”. Trong những tác phẩm của mình, (đúng hơn là những công trình nghiên cứu khoa học) bà đã đưa ra những phác thảo về khuôn mẫu người đàn ông trong thế kỷ XXI đối lập khá nhiều với những gì mà văn hóa truyền thống đã khắc họa.

TRẦU CAU - Thơ Lê Kim Thượng


       
              Nhà thơ Lê Kim Thượng


TRẦU CAU

Tôi tìm về với... ngày xưa
Câu thơ Lục Bát, ru đưa tình sầu             
Tôi về trầu héo, khô cau
Em đi tàn “Mộng ban đầu…” ngây thơ...

***
Tôi về, bến mộng bờ mơ
Neo con đò nhỏ, đợi chờ người thương
Tôi về, đốt một nén hương
Buồn theo sợi khói, vấn vương ngọt ngào
Tôi về, theo gió xôn xao
Thơ tình năm cũ, bay vào cô liêu
Tôi về, tìm lại vườn yêu
Hoa Soan tím rụng... một chiều sang ngang
Tôi về, tìm một cung đàn
Ru em giấc ngủ mơ màng, thâu đêm
Tôi về, gối cánh tay êm
Câu Hò, Điệu Lý… ngọt mềm, thần tiên…

***
Tôi về, tìm chút ưu phiền
Chiều tan bóng xế, sầu nghiêng qua đời
Tôi về, ngắm Lá Thu rơi
Chợt nghe đau xót, một thời yêu thương
Tôi về, tìm lại dư hươn
Gió Heo May thổi mùa thương, tiêu điều
Tôi về, đọc lại thơ yêu
Nghe dư âm vọng sóng triều rưng rưn
Tôi về, nhớ biển thương rừn
Nhớ câu “Muối mặn… Cay gừng…” em ơi…

        ***           
Bây giờ… đôi đứa đôi nơi…
Quanh tôi hoa trắng... rụng rơi bốn mùa…

                   Nha Trang, tháng 04. 2019
                         LÊ KIM THƯỢNG

“...” Ca dao

THÁNG TƯ, BẰNG LĂNG... - Thơ Trần Mai Ngân


   


THÁNG TƯ - BẰNG LĂNG...

Cứ lần lựa mãi... tháng Tư cũng đến
Không ồn ào mà nhẹ khẽ ru êm
Như thánh đường chiều vọng tiếng chuông ngân
Từng cung bậc rất ân cần tha thiết...

Cứ lần lựa mãi... Bằng Lăng tím biếc
Đầy hương hoa cho mùa hẹn tháng Tư
Cứ đến, cứ đi... đôi khi biền biệt
Bỗng trở về cùng hương sắc ngày xưa.

Cứ lần lựa... cứ lặng im như vậy
Tháng Tư nào và bài hát cho nhau
Cung phiếm chùng lòng rất xuyến xao
Bằng Lăng có chênh chao thương với nhớ...

Tháng Tư ơi ! Tháng Tư ơi ! lại nhớ
Mới vừa về như lại sắp ra đi...
Mới vừa về như lại sắp ra đi...
Tháng Tư ơi ! Tháng Tư ơi ! lại nhớ !

                                Trần Mai Ngân

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

TÔN GIÁO VÀ SỰ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI - Chu Mộng Long


       
                    Tiến sĩ Chu Mộng Long


     TÔN GIÁO VÀ SỰ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI
                                                                                 Chu Mộng Long

Mệnh đề “Tôn giáo là thuốc phiện” (Sie ist das Opium) nằm trong cả một hệ thống triết học phê phán Đức. Bắt đầu từ Nam tước Holbach trong “Đạo Ki tô bị vạch trần”, năm 1761, đã định nghĩa tôn giáo là nghệ thuật đầu độc nhân dân. Tiếp sau đó Sylvan Maréchal trong “Từ điển các nhà vô thần cổ và hiện đại”, năm 1800, đã dùng rõ ràng từ “thuốc phiện” khi nói về tôn giáo.
Đến lượt Friedrich W.Hegel rồi Heinrich Heine, L.Feurbach trong các công trình triết học gần như nhất loạt xem “Tôn giáo là thuốc phiện”. Nguyên văn Bruno Bauer trong “Nhà nước Thiên Chúa giáo và thời đại chúng ta”: “Die Religion ist Opium fur das Volk” (Tôn giáo là thuốc phiện đối với nhân dân), Karl Marx chỉnh sửa thành: “Sie ist das Opium des Volkes” (Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân).

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

LỚP TÔI VÀ CÔ GIÁO CHỦ NHIỆM - Nguyễn Ngọc Luật


    
                    Hình lớp 10C trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị 
                                        (Niên khoá 1970 -1971)            
   

        LỚP TÔI VÀ CÔ GIÁO CHỦ NHIỆM

Phải nói rằng những năm tháng tươi đẹp nhất trong đời người là những năm tháng học trò,vì nó đã để lại trong ta những dấu ấn khó phai. Riêng tôi giờ đây đường đời đã đổ dốc về phía hoàng hôn và dòng sông đời đã trôi về khúc cuối, bình tâm nhìn lại thấy bên cạnh những nghiệt ngã mà tình đời đã phủ lên số phận thấy mình còn có nhiều điều thật may mắn khi có được những năm tháng hoa niên thật êm đềm dưới mái trường Nguyễn Hoàng và được là học trò của lớp 10C NK66-72 mà cô Hồng là cô giáo chủ nhiệm. 

       

NHÀ TÔI ĐÓ - Thơ Châu Thạch


   


NHÀ TÔI ĐÓ

Nhà tôi đó bạn ơi nhà cao nhất
Lầu vọng trăng còn hiển hiện trong hình
Con đường xưa gần ngả ba Long Hưng
Mùa Đỏ Lửa đoàn quân về trong lửa

Tôi đã xa nhà tôi gần một nửa
Thế kỷ buồn với nhục nhã đớn đau
Nay nhìn hình kỷ niệm lại thay nhau
Về trong trí gia đình và bè bạn

Nhà tôi đó tan tành trong nhiễu loạn
Nay chỉ còn một đám cỏ hoang sơ
Đêm đêm buồn nhà hiện lại trong mơ
Cùng kỷ niệm của Cổ Thành Quảng Trị

                                           Châu Thạch

KIÊNG KỴ KHI ĐẶT TÊN - Đặng Xuân Xuyến


            


           KIÊNG KỴ KHI ĐẶT TÊN

Ngày 24 tháng 01 năm 2013, trên một status ở facebook, tôi viết:

1. Mình thấy:
“- Những người tên là LOAN nếu là nữ giới thì cơ bản là người sắc sảo (có phần đánh đá, ghê gớm) và thường không gặp may mắn trong hôn nhân.
- Những người tên là HIỀN nếu là nữ giới thì cơ bản là người không hiền (sắc sảo, đánh đá).
- Những người tên là XUYẾN thì dù là nam hay nữ cơ bản là người đa ngôn và đĩ ngầm (Hihi… Riêng mình không rơi vào trường hợp này).
- Những người tên là HOA thì dù là nam hay nữ cơ bản là người lành tính và ít nói (điều này ước chừng chỉ 60% thôi).
- Những người tên là HUỆ thì nếu là nam giới thì đa phần là người thật thà, nếu là nữ giới thì cơ bản là người đánh đá, ghê gớm.
Mình dùng từ cơ bản vì không phải 100% là người như thế.
Mọi người cùng thử chiêm nghiệm (cả các tên khác nữa) xem sao nhé.”
Nghĩ là viết vui vui, chắc chỉ vài người quan tâm tới mấy dòng status đó nhưng không ngờ những comment, những messenger gửi tới khá nhiều. Hôm nay, 24 tháng 01 năm 2019, facebook nhắc lại kỷ niệm “NGÀY NÀY CỦA 5 NĂM TRƯỚC”, đọc lại thấy hay hay, tôi tổng hợp, soạn thành bài hỏi đáp: KIÊNG KỴ KHI ĐẶT TÊN, góp vui cùng Quý bạn đọc khi đón Xuân về.

CẢM NHẬN THƠ HOÀNG CHẨM - Lê Yên


       
                        Nhà thơ Hoàng Chẩm


          CẢM NHẬN THƠ HOÀNG CHẨM
                                                       Tác giả Lê Yên

Có những lúc đầu óc trống rỗng. Con chữ chơi trò trốn tìm... Trống rỗng một khoảng mênh mông... Nó thử sức kiên nhẫn của con người. Nhắm mắt lại thì thầm “Ừ, ta nghỉ chơi đây”. Lãng đãng như một dòng sông chia cắt đôi bờ thương nhớ, trong đầu tôi thấy nước! Là sông! Không phải sông nước ngọt ngào của miền Tây Nam bộ... Con nước đục ngầu, cuồn cuộn mùa bão lũ của miền Trung. Cơn gió Lào thổi thốc, hanh khô rám da người, cổ họng nóng ran cơn khát, chợt thèm một suối nước trong... Bẻ đôi cục đất nứt nẻ trưa hè, giữa ruộng lúa bao la... Có một người đã đem suối thơ của mình tưới lên những rát bỏng, khắc nghiệt làm mềm nắng cháy, thế giới thơ của ông có đủ yêu thương, có đủ Xuân, Hạ, Thu, Đông và chắc một điều không thiếu chiếc lá vàng và những giọt mưa... Đó là nhà thơ Hoàng Chẩm.
Ông được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có nhiều dấu tích lịch sử. Quảng Trị! Cái eo miền Trung khắc nghiệt, như sự nén lại để đến thời điểm bung nở một đóa hoa tuyệt vời... Thơ với ông như hơi thở. Tôi chợt nhớ lời của một bài hát: “Quê hương anh là Quảng Trị/ Nhà của anh bên dòng sông Thạch Hãn/Thủa xưa đó anh học trường Nguyễn Hoàng/ Ngày hai buổi đi về đường Quang Trung…”

VỀ ĐI ANH ! - Thơ Phan Quỳ


    
                                  Tác giả Phan Quỳ


VỀ ĐI ANH !

Về đi anh hỡi một chiều đông
Về nơi bến đợi một dòng lau thưa
Về nơi có kẻ mong chờ
Dưới trăng nhắc chuyện ngày xưa ngậm ngùi
....
Về đi anh hỡi một chiều thu
Thuyền neo sóng lặng mây mù xa khơi
Ai đâu biền biệt chân trời
Ai người ở lại một đời đắng cay.

Về đi anh hỡi một lần say
Đất trời nghiêng ngã người thay phận người
Buồn trông chén rượu ly bôi
Hương nồng còn đó sao đời cách xa
Bao năm là mấy quan hà
Bao thời mấy khắc nhạt nhoà không anh.
Chuyện tình thôi đã mong manh
Chuyện đời luân lạc mấy vành thương đau.

Anh về nghe giọt mưa mau
Nghe cơn nắng hạ nhuốm màu da em
Quê hương một thuở êm đềm
Bỗng đâu gió bụi nỗi niềm riêng em.

Anh về mang chút nắng lên
Rải trên làn tóc thôi mềm hương bay
Dẫu là xa buổi thơ ngây
Mắt môi rời rã lòng nầy còn vương
Quê hương là mấy dặm trường
Vời trông cánh nhạn nhớ thương quay về...

                                                  Phan Quỳ

MẸ GÀ - Đinh Hoa Lư


       
                                  Tác giả Đinh Hoa Lư


           MẸ GÀ
            (Riêng về những ai đã xa bóng mẹ)
                                              Đinh Hoa Lư

Gần tết, vùng biển Hàm Tân gió chướng thổi mạnh. Bao làn không khí hanh khô từ hướng đông bắc liên tục thổi tận vùng này. Ngư dân úp thúng ngồi vá lưới chờ trời lặng. Họ mong trời chỉ ngơi gió sóng bớt mạnh là bơi thúng ra xa bờ một ít kiếm vài ba mớ cá vụn chứ không ai dám đi xa trong mùa này.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

HẠ VÀ CƠN MƯA EM - Thơ Hoàng Chẩm, nhạc Nguyễn Tất Vịnh, ca sĩ Ngọc Quý


    


HẠ VÀ CƠN MƯA EM

Một tôi... một em... một vầng trăng khuyết !
Một chút hao gầy… ngần ấy chưa phai
Cơn mưa Hạ tình đau từ độ ấy
Anh về chưa… nghiêng hết một bờ vai

Cơn mưa Hạ
Ngỡ chiều rơi thật thấp
Soi bóng mình đi suốt một thời xa
Em dừng lại thương bờ vai đã cũ
Áo nhàu phai…
Hoài niệm với phôi pha

Cơn mưa Hạ
Giọt chiều đưa nhung nhớ
Anh xa hoài như cách biệt trùng khơi
Em đứng giữa cơn mưa
Trút lòng tiếc nuối
Tháo gỡ niềm đau
Ngày tháng buồn đầy vơi

Một tôi… một em… một không nhau
Thời dấu ái
Ngày mưa thương hoài tóc gió
Tiếng thầm kêu tên nhau
Trong cơn mưa hạ
Anh về theo miền cổ tích
Bâng khuâng chiều... em giấu kín niềm đau.

                                                Hoàng Chẩm


        


Thơ: Hoàng Chẩm
Nhạc: Nguyễn Tất Vịnh
Ca sĩ: Ngọc Quý
Phối khí và thu âm Tennessee mùa thu 2018.

TÌNH SẼ VỀ ĐÂU ? - Thơ Trương Thị Thanh Tâm


       
          Nhà thơ Trương Thị Thanh Tâm


TÌNH SẼ VỀ ĐÂU ?

Đêm đã tàn, mộng cũng chẳng cao sang
Sao nỗi nhớ vẫn buồn thương ai đó
Trời không mưa mà mắt vẫn nhạt nhòa
Đêm trở giấc biết chăng tình lệ đổ

Ôi bờ vai, ngày nào còn nương dựa
Giờ xa xôi, lòng hoang đảo nơi nầy
Con đò nhỏ cắm sào dòng nước chảy
Mà bến còn xa lắc ở nơi đâu!

Không vượt tuyến nên tình thêm mật đắng
Đường chim bay, cánh mỏi biết về đâu?
Người phương đó, tôi phương nầy mong đợi
Nỗi u hoài, nào ai biết đêm thâu...!

Trời bây giờ đã bắt đầu se lạnh
Mà sóng đời xô đẩy để xa nhau
Một vòng tay ấm áp lạc nơi nào
Khi tóc bạc màu, tình sẽ về đâu?!

            Trương Thị Thanh Tâm
                        (Mytho)

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

DUYÊN NHỚ - Thơ Tịnh Đàm


   
                      Nhà thơ Tịnh Đàm
               

DUYÊN NHỚ

Em qua,
Nheo mắt gửi tình
Anh mấy nhìn thấy
Dặn mình chớ quên !

Có xa đâu ?
Phố gần bên.
Sớm mai ghé lại
Hỏi tên thôi mà.

Phải duyên,
Cũng chỉ đôi ta
Hãy tin em nhé
Thật thà anh đâ.

Trăm năm,
Mơ ước sum vầy
Đường đời chung bóng
Đẹp xây ân tình.

TỊNH ĐÀM
(Hóc Môn, TP. HCM)

PHỐ XƯA - Thơ Hạ Thái


       


PHỐ XƯA
(Tặng Dư Mỹ, cảm tác nhân đọc thơ bạn)

Dẫn nhau về những con đường xứ Quảng
Để ngậm ngùi tiếc nuối tháng ngày xưa
Ôn kỷ niệm thuở thời còn trai trẻ
Thả hồn nghiêng theo bóng nắng làn mưa.

Thành phố đó những con đường rất ngắn
Mái nhà cong san sát kế tường nhau
Vách úa rêu lớp gạch cũ nhạt màu
Con hẻm nhỏ thân quen từng viên sỏi!

Là những gì xa rồi còn nhớ mãi
Ra khỏi nhà chạm mặt miết thân thương
Bóng ai chờ mỗi buổi trước cổng trường
Trông nhí nhảnh nên thơ tà áo trắng

Phố Cường Để ghé quán cơm Cao Thắng...
Ghé Bảo Anh lên thẳng cửa Chùa Cầu
Ngõ tắt ngang dẩn sâu sang Pháp Bảo
Đêm khuya nào ta rảo bước bên nhau

Sao quên được những ngày mưa tháng nắng
Phố thân thương nhỏ tựa vũm bàn tay
Anh lính tìm hơi cay sau chiến trận
Quán bia "Chiều" ngất ngưởng lúc ngà say

Quên sao được những ngôi chùa cổ kính
Chuông ngân nga vọng huyền tích uy linh
Thoang thoảng nghe nào câu kệ lời kinh
Tìm lại chút bình yên từng giây phút!

Thành phố cổ xa mà không quên được!
Gắn bó nhau đây trọn nửa cuộc đời
Những cuộc tình hờ hững bị đánh rơi!
Còn bóng phố trải dài trong tâm khảm!

Còn nhớ kỹ những con đường trải khắp
Mỗi khúc qua là kỷ niệm quãng đời
Dòng sông Hoài con nước vẫn về xuôi
Mỗi sáng mai lên tàu đi đổ bộ...

Chè bắp Cẩm Nam qua ghe đến ngõ
Gió vi vu tre đãi mát nguyên vườn
Tết Mậu Thân đi đầu xóm cuối phường
Lính Tây Hồ nơi này làm điểm trú.

Còn lại ai người ngày xưa đó hở?
Đến cùng nhau chiêu niệm một thuở thời
Đây quê hương để lại cả đoạn đời
Thành phố đó sống hoài cùng nỗi nhớ

                                          Hạ Thái
                                      Mar/27/2019


HƯƠNG LÒNG – Đức Hạnh và Thi Hữu


    


HƯƠNG LÒNG
“Tung hoành trục khoán”

“Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
Quê nhà một góc nhớ mênh mông…”

ĐẤT Nam kỷ niệm…trỗi hương lòng
KHÁCH ở phương trời dẫu hóa long
MUÔN nẻo xuân về thêm ước vọng
TRÙNG khơi én luyện tỏ hoài mong
SAO đành biến chuyển chao nền móng
NHỎ bé tồn vong thỏa núi sông
HẸP thả thuyền tình ra biển rộng
QUÊ NHÀ MỘT GÓC NHỚ MÊNG MÔNG.

Đức Hạnh
24 03 2019


BÀI HỌA:

 
NHỚ

“Thtk”
ĐẤT này chữ ét (S) tựa mình long
KHÁCH đã nhiều phen mộng gửi lòng
QUÊ dạt dào đưa ngàn cánh sóng
NGƯỜI thơ thẩn ngắm một triền sông
THÊM mùa trải đượm từng cung bổng
VẮNG những hoa vàng để dạ mong
QUẠNH quẽ chờ ai hờn tủi bóng
ĐƯỜNG TRẦN XỨ BẠN NHỚ MÊNH MÔNG

Trần Hằng Nga
24 03 2019

XUÂN QUÊ - Thơ Lê Kim Thượng


        
               Nhà thơ Lê Kim Thượng


 XUÂN QUÊ

“Nhớ ai như bút nhớ nghiên
Như chim nhớ tổ, như thuyền nhớ sông...”
Trường quê cây Phượng còn không
        Mái trường còn đợi bên sông hiền hòa
Mực xanh, lưu bút nhạt nhòa
Sân trường còn đỏ màu Hoa Học Trò?
Người về tìm lại hẹn hò
Cây đa, bến cũ, con đò, người thân...
Nắng Xuân rơi, nắng thủy ngân
Đồng xanh yên ắng, trắng ngần mây treo
Vách tre ủ đất Bìm leo
Lam lam mái rạ bếp nghèo thân thương
Gió đồng man mát lùa hương
Xa đưa đồng vọng du dương Sáo Diều
Tiếng lòng trầm ấm thương yêu
Lời ru con trẻ, liu riu qua hồn...
Muộn chiều tắt nắng hoàng hôn
Chuông chùa thả tiếng bồn chồn vọng ngân
Trời xanh thăm thẳm mấy tầng
Trời Xuân vằng vặc một vầng trăng đêm
Thuyền câu in bóng trăng mềm
Mái chèo nghiêng nước nhẹ êm xuôi dòng…

"VĨNH BIỆT", SAYONARA -Nguyên Lạc


        
                         Nhà thơ Nguyên Lạc

        VĨNH BIỆT SAYONARA
                                  Nguyên Lạc

SAYONARA
Tình cờ đọc bài viết Sayonara của Trà Biển đăng trên Khoa Học Net, trong đó ông đưa ra nhận định riêng về chữ Sayonara rất lý thú. Tuy nhiên theo chủ quan tôi, tác giả Trà Biển xét chữ này theo quan điểm về ĐẠO, theo lời Chúa như trong đoạn ông trích dịch;  tôi xin ghi thêm ra đây những nhận định riêng về chữ Sayonara nầy xét theo quan niệm về ĐỜI, về nhân sinh nói chung. Mà như ta đã biết, ĐỜI thì bao gồm nhiều ĐẠO, bao gồm nhiều tôn giáo.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

BÀI THƠ TÌNH NHỎ - Thơ Trương Thị Thanh Tâm


       
          Nhà thơ Trương Thị Thanh Tâm


BÀI THƠ TÌNH NHỎ

Xếp đôi cánh phiêu lưu giờ đã mỏi
Vì từ nay ta đã có nhau rồi
Năm mươi năm chỉ yêu mỗi một người
Không giận dỗi hờn ghen hay hận tủi

Hoàng hôn xuống tóc thêm màu sương muối
Trăng còn non...người bước đến tuổi già
Thì cớ chi mà buông bỏ tình ta
Đã dưỡng nuôi từ ngày đầu biết nhớ

Sao vẫn nhớ vào mùa thi năm ấy
Lần đầu tiên , tim nhỏ thấy chơi vơi
Yêu một người từ nơi chốn xa xôi
Rồi ra đi về phương trời xa lạ

Có ai hiểu đường đời bao nhiêu ngã
Mà đường tình chỉ một hướng tìm nhau
Đêm trăng rằm ngày ấy chợt xuyến xao
Bài thơ nhỏ, cột ta vào nỗi nhớ

           Trương Thị Thanh Tâm
                       (Mytho)