BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

NHỚ VỀ VÀM TẤN / ĐẠI NGÃI - Thơ Nguyên Lạc


        
                               Tác giả Nguyên Lạc


NHỚ VỀ VÀM TẤN / ĐẠI NGÃI
Gởi thi sĩ Trần Phù Thế & anh Phạm Bá Hoa (@)

Dẫn:

Đất Sóc Trăng khô cằn nước mặn
Anh ra Vàm Tấn chở nước về xài
Về nhà sau trước không ai
Hỏi ra em đã theo trai mất rồi (ca dao)[1]
...
Muốn ăn ba khía, ốc len
Thì xuống Rạch Gốc khéo quên đường về
Ai mà muốn học thổi kèn
Nạo dừa hầm với ốc len ăn hoài”.(ca dao miền Tây)
...
Tháng bảy nước chảy Cà Mau
Tháng mười ba khía, hội kéo nhau đi làm
U Minh, Rạch Gốc, rừng tràm
Muỗi kêu kệ muỗi tao ham ba khía rồi (ca dao miền Tây)

Nhập:

Dặn lòng. đừng nhớ quê nghèo
Chợt đâu bạn nhắn lời nào thốn tâm !
Cái thời.  vụng dại xa xăm
Thân yêu Đại Ngãi. tợ sông vỡ bờ !

1.
Tha phương. xuân hạ tháng ngày
Hồn quê xưa cũ vẫn hoài trong tôi
Cái tên. Vàm Tấn tôi ơi !
Trăm năm. vẫn nhớ những lời ca dao
Ra sông. đổi nước ngọt nào *
Về nhà. trông trước. trông sau vắng nàng !
Hỏi ra. đã bỏ mất đàng
Theo trai. người nỡ phụ phàng tình tôi!

Cái tên. Đại Ngãi tôi ơi!
Làm sao quên được. một thời thiết tha?

Hồn xưa. trường cũ. bây giờ
Vẫn trong tôi. buổi chào cờ sớm mai
Điếng hồn. lời gọi trả bài
Đau tay. thước khẽ. thầy rầy nhớ không?

2.
Mươi năm. có đủ dài không?
Để quên con nước lớn ròng. Hậu giang
Để quên. xanh rũ hàng bần
Cầu tre lắt lẻo. con còng gió xanh [2]
Cái càng "tổ chảng"  "chành bành"
Kẹp tay rướm máu. buồn lòng tuổi thơ!
Bãi bùn. rượt chạy "có cờ"
Thòi lòi trố mắt. ngẩn ngơ lặng nhìn

Nhớ con "nước lợ" mùa lên
Ốc len. ken đặc. bụi dừa nước xanh [3]
Nhớ cua ba khía. đỏ càng
Nhớ mùi mắm khía. ngọt lòng dân quê [4]
Cá linh. theo nước mùa về
Nhớ con cá cháy. bụng sề trứng. ngon [5]

Ngọt ngào thời ấy. có còn?
Dịu hiền quê cũ. chưa mòn trong tôi!

3.
Đò ngang Nhơn Mỹ. thăm người [6]
Cồn tươi. trái ngọt. miệng cười lời trao
Sầu riêng. môi mớm tình nhau
Giờ đây bạc tóc. phố nào. nhớ thương !
.
Mất nhau. từ thuở đoạn trường !
Biệt ly. từ thuở bạo cường lên ngôi !
.
Nhớ đêm Đường Đức. tiễn người
Mãi trong tâm thức. bóng người bên sông
Ra đi là biết mù sương!
Cố an. tâm nhủ. vô thường sắc không

4.
Nhớ chi đến Cù Lao Dung?
Nghiệt oan người chịu. khóc thương người đành [6]
Tang thương. thấu tận trời xanh
Tử sinh. ly biệt. sâm thương. năm nào!

5.
Chiều nay. phố lạ xôn xao
Sao riêng cố quận. lòng nào bâng khuâng!

Quê giờ đổi lạ. phải không?
Sao ta không đổi. nỗi lòng quê xưa?

Đổi đi thôi. chắc cũng vừa !
Quên đi thôi nhé!
Tình xưa chắc rồi …!

        Nguyên Lạc

MƠ QUÊ TRONG “XÓM CỎ” CỦA NGUYỄN KHÔI - Đặng Xuân Xuyến


       

       MƠ QUÊ TRONG “XÓM CỎ” CỦA NGUYỄN KHÔI

Lẽ thường, người ta mơ "từ quê" được "ra tỉnh", để được sống không khí náo nhiệt, sầm uất nơi phố xá, thị thành, thì nhà thơ Nguyễn Khôi lại mơ bỏ phố về làng, ngược với lẽ thường của nhân thế:

Mơ… được bỏ Cao Tầng về Xóm Cỏ
Ngồi bờ đê hít thở với sông dài
Ngắm dáng con đò trước cầu cao ngạo nghễ
Bãi ngô non thấp thoáng bóng ai...

ANH VẪN VỀ THEO DÒNG LỆ EM TIẾC NUỐI - Thơ Phạm Ngọc Thái


    

ANH VẪN VỀ THEO DÒNG LỆ EM TIẾC NUỐI
                     Tặng TT
(cảm xúc về nàng với buổi tình chiều,
                                            tôi đã viết nên bài thơ này)

Em nói với tôi rằng muốn có một đứa con…
Dù xa cách nhớ nhau trong hoài niệm
Năm tháng dáng hình em hiển hiện
Phía chân trời thắp sáng lửa tim tôi!

Người thục nữ tôi yêu những năm cuối cuộc đời
Cho tới lúc nấm mồ anh xanh cỏ
Em hãy thắp nén hương lòng tưởng nhớ
Để hồn anh siêu thoát dưới trời âm.

Gặp em muộn rồi, bóng xế hoàng hôn
Tóc cũng bạc đôi phần
                          dẫu tim còn khao khát
Ngày anh khuất chắc làm em thổn thức
Nước mắt tràn trên nấm mộ thương yêu…

Thì đời này - em ạ, có trớ trêu
Nhưng ta đã bên nhau sưởi ấm mùa đông rét
Anh hôn lên đôi môi em như một vầng trăng khuyết
Thấy cả bầu trời du ngoạn cõi hồn xanh.

Lại bùng cháy trong thơ ngọn lửa trái tim
Ngọn lửa của tình yêu vĩnh diệt
Em đừng khóc cho lòng anh thêm tan nát
Có rời chốn dương trần, anh không chết đâu em!

Chỉ hóa kiếp mình tiếp cuộc trường sinh
Cùng thi ca, anh sẽ sống muôn đời trong nhân thế
Vẫn khắc khoải quanh nàng vào nỗi nhớ
Với mối tình nồng thắm của em yêu!

Nếu giây phút nào em lạc bến cô liêu!
Giọt lệ thơ rơi nhòa trang giấy trắng
Hãy tìm đến nấm mồ anh miền xa vắng
Rồi âm thầm một chút khóc cho nhau.

Anh thương em đời gặp cảnh bèo dâu
Em nhớ về anh sống kiếp chàng du mục
Thời trai trẻ phong trần qua chiến tranh loạn lạc
Khi tuổi già có vợ vẫn cô đơn!

Anh tìm đến em
                     lúc đã tàn úa mái đầu xanh
Yêu tha thiết mà cách ngăn thế giới
Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối
Và yên lòng nơi nấm mộ ngàn thu…

                           Phạm Ngọc Thái

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

TƯỞNG NHỚ 20 NĂM NGÀY BÙI GIÁNG RA ĐI (7/10/1998)

Nguồn:
https://kontumquetoi.com/2018/10/02/tuong-nho-20-nam-ngay-bui-giang-ra-di7-10-1998/

          

                   TƯỞNG NIỆM 20 NĂM BÙI GIÁNG 
                   “ĐI LÀ ĐI BIỆT TỪ KHI CHƯA VỀ” 
                                        (1998-2018)

Năm 17 tuổi, đang học ở trường Viên Minh – Hội An, Bùi Giáng phải lòng và kết hôn với một nữ sinh xinh đẹp cùng tuổi cùng lớp – bà Phạm Thị Ninh. Kháng chiến nổ ra, Bùi Giáng bỏ học đưa gia đình vợ tản cư lên Trung Phước. Ngày ngày, Bùi Giáng cùng người em vợ là Phạm Văn Hoà vào núi chăn dê đọc sách. Ông Hoà, hiện đang sống ở Hội An, trí nhớ còn minh mẫn (thời điểm năm 2002 – tác giả), kể: “Dạo ấy chúng tôi thường thả dê ở Gò Lu, bầy nhiều cả trăm con. Gia đình khá nên chỉ nuôi chứ chẳng bán, cũng chẳng thịt. Anh Sáu Giáng thỉnh thoảng vắt sữa dê hâm nóng đưa cho cha mẹ và vợ. Đi chăn dê, ảnh mang theo cả gùi sách tây tàu, đọc miết”. Do phải trèo đèo lội suối tránh bom đạn, bà Ninh đã bị sẩy đứa con duy nhất của hai người. Rồi lam chướng núi rừng cuối cùng cũng đang tay cướp nốt người vợ nữ sinh phố thị của chàng thi sĩ, khi nàng mới tròn 26 tuổi.

DẬU MỒNG TƠI - Thơ Đoàn Giang Đông


        
                Tác giả Đoàn Giang Đông 


DẬU MỒNG TƠI

Chao ôi! Cái dậu mồng tơi.
Của nhà bên cạnh lâu rồi tôi quên
Bây giờ nhìn trộm sang bên
Lá xanh mơn mởn trái rền đầy cây
Thế mà tôi tưởng bữa nay
Lá cây đã khép nhựa cây không còn
Hết rồi cái thuở tơ non
Để cho ong bướm sớm hôm lộn vòng
Để cho ai đó chờ mong
Sang xem vài bữa trong lòng đỡ nguôi
Chấp tay tôi vái đất trời
Sao cho cái Dậu mồng tơi xanh hoài.

                            Đoàn Giang Đông

HÒN CHỒNG... - Thơ La Thụy


    
      Quần thể Hòn Chồng, Hòn Vợ ở biển Nha Trang


HÒN CHỒNG...
(Tặng Võ Văn Nhơn)

Dải cát vàng óng ả
Trải dài bên biển cả
Bâng khuâng ngắm Hòn Chồng…

Hòn Chồng
Đá chồng lên đá
Dấu tay hằn sâu từng thớ
Chứng tích nghìn năm
Tình chồng nghĩa vợ
Gắn bó keo sơn
Mặc cho sóng dập gió vùi
Xác thân phàm, chìm sâu biển thẳm
Đến chết không lìa xa

Tình mãi thăng hoa
Hóa thân thành tượng đá
Anh, Hòn Chồng
Em, Hòn Vợ
Sừng sững giữa trời cao biển rộng
Nghìn năm tình chồng vợ vẫn sắt son

                                             La Thụy

        Bàn tay người chồng bấu trên vách đá còn lưu dấu

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

ANH... - Thơ Trần Mai Ngân


    
          Nhà thơ Trần Mai Ngân


ANH...

Tôi gọi anh là người tình cũ
Bởi có lúc ta đã từng yêu
Những ngày vui qua mất... không nhiều
Sầu chất ngất đỉnh cao chật vật

Tôi gọi anh là người tình cũ
Đắng cay nào nhói buốt trái tim
Còn bao điều không nói lặng im
Anh đâu hiểu tình sâu như biển

Tôi gọi anh là người tình cũ
Một sớm mai, một tối tìm nhau
Lời chia tay nào chẳng đớn đau
Những thương tổn không sao liền sẹo

Tôi gọi anh là người tình cũ
Chuyện ngày xưa trả lại sao trăng
Anh một lần đã chẳng băn khoăn
Sẽ nhớ mãi dư âm giọng nói

Tình nông nổi đã thành mây khói
Bay lên trời cay mắt mình tôi !

                       Trần Mai Ngân
                          05-10-2018

CHÙM THƠ THIỀN 14 CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


        

ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

ban nhạc truyền thống
phường bát âm
kèn đàn chũm chọe
nhị trống cơm
ò, í, e
cắc tùng tùng
kế đến là thuyền rồng
bát nhã để quan tài
cuả người nhập cõi niết bàn
bát cơm quả trứng
theo sau là người trong gia đình
vợ hay chồng ngươì quá cố
con trai cùng con gái
và cháu chắt chít
theo sau là thân bằng quyến thuộc
bằng hữu gần xa
ban nhạc tây đi sau chót
vừa tấu Giòng Sông Xanh
vừa cầu sông kwai
và sau chót là lòng mẹ bao la

ĐỘC THOẠI Ở PHIÊN TÒA - Thơ Đặng Xuân Xuyến


        

ĐỘC THOẠI Ở PHIÊN TÒA

Đứa trẻ
Hiếng mắt nhìn mẹ
Gằn giọng nhìn cha:
- Các người:
Ở đâu khi con vấp ngã
Ở đâu khi con đói lòng?
...
- Nói đi:
Cha say săn gái!
Mẹ mải mồi trai!
Bỏ con cút côi thui thủi giữa nhà mình.
Đấy là gia đình
Hay nơi động thổ?
...
- Các người
sao không xấu hổ
Còn múa mép
        Còn khua môi
Trổ tài bêu nhau chối tội
Rồi rửa lỗi
Rồi gột sai
Bằng những cọc tiền con không đòi hỏi
Để con quên mẹ mải mồi tra
Để con quên cha say săn gái
Để con nghiện những trò thác loạ
...
- Ôi!
Các người...
Khốn nạn!

Làng Tám, 25 tháng 08.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

KHÔNG ĐỀ, MƯA ĐÊM - Thơ Tịnh Đàm


        
                 Nhà thơ Tịnh Đàm


KHÔNG ĐỀ 

Buồn chia
Nửa mảnh trăng gầy
Đêm hong tình cũ
Phút giây... chạnh lòng !

Người bên song cửa
Còn mong ?
Tôi ngoài sương gió
Lạnh vòng tay ôm !

GIỚI THIỆU "MỘT THỜI" - Tập thơ của Nguyên Lạc


   

MỘT THỜI

Thơ Nguyên Lạc
Trình bày:  T. Vấn & Bạn Hữu
Tranh bìa và minh họa Ái Lan Công Tằng.
Xuất bản & ấn hành: T. Vấn & Bạn Hữu 2018
Phụ lục:-- 
Văn: Nhận xét của nhà bình thơ Châu Thạch và Nhã My Sương Lam. Tâm tình của tác gi
-- Nhạc:  những bài thơ phổ nhạc: Mộc Thiêng phổ thơ Nguyên Lạc
Sách dày 268 trang, dạng điện tử (Ebook)
Copyright @ T. Vấn & Bạn Hữu, Nguyên Lạc
                                     ~~oOo~~
TỰA CHO THI TẬP MỘT THỜI
                                               T.Vấn
Đọc thơ Nguyên Lạc, nghĩ về những cuộc hành xác tự nguyện
Nguyên Lạc, như những người miền Nam cùng thời với mình, thuộc về một thế hệ rất không may trong lịch sử Việt Nam cận đại. Đi lính, đi tù, rồi đi làm kiếp lưu vong vì không thể sống được trên quê hương mình. Mỗi chặng đường đã qua, mỗi một thời đã sống, đều được Nguyên Lạc ghi lại. Trong tim. Trong óc. Ghi sâu, ghi kỹ đến độ không thể nào quên được, dù có lúc rất muốn. Lâu dần, những “một thời” ấy đã trở thành phần không thể thiếu trong quãng đời còn lại, dù như tên gọi, chúng đã qua, đã là quá khứ. Bà mẹ nó dòng sông chết tiệt!/Cố quên đi. vẫn ròng lớn trong đầu.
Thế là, cũng giống như một số người cùng thời, Nguyên Lạc chọn văn chương làm chỗ cất giữ những thứ không thể quên được ấy trong đời mình. Cất đi, cho nhẹ lòng. Và, có lẽ, cũng nhẹ cả người khi cuối đời cất bước ra đi về miền miên viễn.
Thế là, bầu trời thi ca hải ngọai lại có thêm một tiếng đọan trường kêu trời thất thanh, tiếng kêu bi thiết, uất ức của con chim bị buộc phải xa bầy, lẻ bạn. Tiếng kêu dồn nén từ bao nhiêu năm, nay mượn những vần thơ mà thắp ngọn đèn ký ức/soi hồn tôi nỗi  sầu!

PHÙNG GIA LỘC VÀ “CÁI ĐÊM HÔM ẤY ĐÊM GÌ” CHẤN ĐỘNG 30 NĂM TRƯỚC - Đỗ Gia Thống

Nguồn:

          
                           Nhà văn Phùng Gia Lộc

Phùng Gia Lộc người nhỏ thó, ốm yếu, gầy gò; nước da xanh xám, thở lúc nào cũng nặng nhọc, khò khè suốt ngày vì bị hen suyễn nặng… Thế nhưng, bên trong con người có bề ngoài mảnh khảnh ốm o ấy lại luôn là một tấm lòng nồng hậu, một tinh thần sục sôi chống lại cái ác, không chịu được sự bất công, ngang ngược của bọn quan lại, cường hào mới… Giai đoạn quyết liệt nhất, sau khi đăng “Cái đêm hôm ấy đêm gì”, Phùng Gia Lộc phải trốn ra Hà Nội… Tôi vẫn nhớ như in cái cảnh về quê của Phùng Gia Lộc sau những ngày trốn tránh. Vợ anh chạy từ đâu về không biết, mặt mày hốt hoảng, tất tả, tiêu điều không khác gì chị Dậu trong Tắt đèn ngày trước. Mấy đứa con ngơ ngác, lạ lẫm trước đoàn khách xe pháo, hàng hóa lềnh kềnh đầy một khoảng sân đất trước nhà. Nhà anh xiêu vẹo hơn nhà chị Dậu…

      PHÙNG GIA LỘC VÀ “CÁI ĐÊM HÔM ẤY ĐÊM GÌ” 
      CHẤN ĐỘNG 30 NĂM TRƯỚC
                                                                          Đỗ Gia Thống

Thế là đúng 30 năm tính từ khi bài kí “Cái đêm hôm ấy đêm gì” (1988) của Phùng Gia Lộc xuất hiện trên tờ Văn nghệ. Ngày ấy nhà văn Nguyên Ngọc làm Tổng biên tập. Ngày ấy báo Văn nghệ bán chạy như tôm tươi. Ngày ấy bạn đọc hồi hộp chờ từng giờ, từng ngày đón đợi báo ra để…. đọc. Ngày ấy đã xa rồi, bao giờ báo Văn nghệ lại được như… ngày ấy.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

BÙI GIÁNG MỘT BÀI THƠ LẠC VẬN - Nguyễn Đình Toàn

Nguồn:
https://haibatrung12e1985.wordpress.com/2012/10/28/bui-giang-mot-bai-tho-lac-van/

        
                       Bùi Giáng trước cà phê Mưa Nguồn


           BÙI GIÁNG MỘT BÀI THƠ LẠC VẬN
                                                 Nguyễn Đình Toàn

Bùi Giáng đã được nói đến nhiều. Mỗi người đọc ông nói đến ông theo một cách. Người ta nói đến thơ ông, nói đến tư tưởng của ông, nói đến cách thế ông sống, tùy theo cách nhìn của mình.
Người ta nhìn thấy ở ông, rõ hơn, kiến thức của ông, tư tưởng của ông, như một hội tụ lớn của tư tưởng Đông Tây.
Người ta cũng nói đến ông như một người điên.
Nếu ai có dịp nhìn thấy ông mang trên mình đủ các thứ: nồi, niêu, xoong, chảo, vành bánh xe đạp, đầu đội mũ sắt, tay cầm một chiếc gậy, đứng giữa đường, thổi còi, vung tay chỉ lối cho xe cộ, thì coi ông là một người điên cũng không gì quá đáng.
Nhưng cũng người điên ấy, vai mang một tấm biển, đi rong qua các phố, trên tấm biển có những dòng chữ viết tay:

Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Khi không anh bỗng nhảy tưng lên trời

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

HÒN BÀ, DANH THẮNG BỊ BỎ QUÊN ? - Phan Chính

Nguồn:
http://www.baobinhthuan.com.vn/van-hoa/hon-ba-danh-thang-bi-bo-quen-105818.html#.WrRKn7gWFuc.facebook

BT- Khái quát về thiên nhiên của thị xã La Gi (Bình Thuận) thì Hòn Bà trở thành một biểu trưng khá ấn tượng, khó nhầm lẫn với bất cứ vùng đất biển nào. Đó là một hòn đảo nhỏ quanh năm bao phủ màu xanh cây lá và giống như một con rùa khổng lồ, ngẩng cao đầu lên sóng bạc bơi về phương Nam. Cũng có người ví von, Hòn Bà như một nốt nhạc trên những làn sóng lung linh hay một dấu chấm than của một huyền thoại sử thi Thiên Y Ana- Bà Chúa Ngọc…

                HÒN BÀ, DANH THẮNG BỊ BỎ QUÊN ?

             
                                               Hòn Bà – La Gi

Năm 2012, tỉnh Bình Thuận quyết định xếp hạng Hòn Bà là Di tích danh thắng nhưng lại tiếp tục lãng quên dù cách xa bờ chừng 2 cây số. Hòn Bà không chỉ đẹp với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, mà còn gắn với một sự tích có gốc gác văn hóa Chăm từ phiến đá nguyên sơ mang hình ảnh Po Inư Nưga bà mẹ xứ sở, nhưng trong quá trình phát triển, hội nhập của cộng đồng người Việt thì trở thành Thiên Y Ana thánh mẫu. Cũng từ ấy người dân địa phương truyền tụng nhau về câu chuyện tình rất đẹp với hồi kết là cảnh ly tan với các địa danh Núi Ông (Tánh Linh), suối Nước Nóng (Bình Châu) và Hòn Bà, đậm chất nhân văn và tâm hồn Việt. Đó cũng là giá trị văn hóa độc đáo của di tích Hòn Bà.