BÂNG KHUÂNG
Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2019
“CON GÁI RƯỢU” - Tạp bút của Hoàng Đằng
Tác giả Hoàng Đằng
“CON GÁI RƯỢU”
Tạp bút của Hoàng Đằng
Trước đây, do đặc thù của công việc mưu sinh, tôi ít
có cơ hội tiếp xúc với nhiều giới trong cộng đồng. Giai đoạn về già, tôi may mắn
sống giữa bà con, xóm giềng – người già có, người trẻ có, người lăn lộn với
công việc đầu tắt mặt tối có, người ăn không ngồi rồi sáng chiều cờ bạc rượu
chè có, người lựa lời ăn tiếng nói có, người bỗ bã ăn ngang nói ngược có … Nhờ
môi trường sống đó, tôi thường nghe được cụm từ “con gái rượu” hay “thằng cu
rượu”.
CÀ PHÊ TÂM SỰ - Thơ Lê Thị Quỳnh Dung
CÀ
PHÊ TÂM SỰ
Khi người ta ấp ôm một
tâm sự
Câu thơ buồn lưu luyến mối
tình xa
Câu hát bỗng nửa chừng tắc
nghẽn
Tiếng đàn chùng tê tái thớ
tim đau
Hồn nghệ sĩ vân du trên
sóng nước
Lên không trung tần số lớn
không bờ
Khi cuộc sống kéo họ về
thực tại
Hụt nỗi niềm thơ thẩn giữa
trăng sao
Trong quạnh vắng câu thơ
tình lên tiếng
Trong nhạc ru khoảnh khoắc
hoá chiêm bao
Ai cũng vậy giữa muôn vàn
tranh cạnh
Cũng có điểm dừng... trò
chuyện xôn xao
Cà phê đó họ thả hồn lưu
viễn
Quên âu lo gánh vác chuyện
công hầu
Quên áo cơm nhọc nhằn bao
nhiêu chuyện
Quên những giận hờn thất
vọng ở nhân gian.
Giọt cà phê nhẫn chìm ôm
đáy cốc
Ngọt trên môi đắng trong
cổ luân hồi
Hình như ai cũng thích ngồi
cà phê rỉ rả
Chia vui buồn dĩ vãng dần
qua
Ôm quá khứ quên đôi bề
trách hận
Vất qua bên, hưởng nắng
gió hoa cười
Vào cà phê không chỉ là
hò hẹn
Vào cà phê cho tâm tĩnh
an thần.
Cuộc sống bây giờ toàn cà
phê góc mát
Thư giản tâm hồn hoặc tám
chuyện lao xao
Cuộc sống quanh tôi luôn
khuấy động ồn ào
Tôi và bạn tìm về tĩnh lặng.
Cà phê gọi mời cà phê tâm
sự
Vui hay buồn chia xẻ giọt
huyền nâu.
Lê Thị Quỳnh Dung
Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019
TÔI NGHE THU NGUYÊN NGỒI HÁT - Thơ Châu Thạch
Nghệ
sĩ Thu Nguyen
TÔI
NGHE THU NGUYÊN NGỒI HÁT
Người đẹp trai!
Mái tóc phủ vành tai
Ngồi hát!
Chiếc đàn guitar trổi nhạc
Giọng u buồn
Con nước sầu lặng lẽ qua
truông
Suối trăng ngàn từ xa vọng
tới
“Mẹ ơi! mẹ ơi!”
Tôi nghe Thu Nguyên ngồi
hát
Thơ tôi cao bỗng dâng
tràn theo nhạc
Hồn tôi bay cùng khắp cõi
nhân gian
Tôi thấy mẹ tôi
Đứng ở bến đò
“Đêm ngục tù đôi mắt mẹ
âu lo
Ôn lời kinh theo từng tiếng
thở dài
Nhìn về tương lai
Con đã nghe… kiếp sống mỏi
mòn”
Im lìm đường cô thôn
Vắng teo đường phố thị
Tiếng hát bay lên vùng trời
ủy mị
Hóa thành mưa
Rơi xuống lệ ngàn hàng
Đôi mắt tôi nước mắt cũng
ngập tràn
Tôi khóc khi nào không biết!
Châu Thạch
NGẮM ĐOÁ HOA TRÀ - Thơ Phan Quỳ
NGẮM
ĐOÁ HOA TRÀ
“Sầu đong càng lắc càng đầy”
Ai hay bể khổ thân nầy
riêng mang.
Bao giờ hết kiếp nhân
gian
Về nơi cát bụi thôi ngàn
phù hoa
Thương ôi một cánh hoa
trà
Lắt lay trước gió nhạt
nhoà sắc hương
Nỗi lòng muôn thuở còn
vương
Hoa dù rã cánh vẫn nương
tình về.
Ai người biền biệt sơn
khê
Mưa nguồn nắng chói có tê
tái lòng.
Bên trời tay với hư không
Đường trần khắc khoải chờ
mong tiếng người.
Ngày lên chiều xuống đầy
vơi
Thoảng nghe trong gió
hương hơi thuở nào.
Mộng tràn mấy cõi chiêm
bao
Áo xiêm ngày cũ nao nao đợi
chờ.
Bao giờ thôi hết bơ vơ
Bước về cô quạnh lòng ngơ
ngẩn buồn
Ai hay mấy nhịp sầu tuôn
Bên cầu ô thước vấn vương
đôi bờ...
Phan Quỳ
Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019
TÌNH TA THẬT ĐẬM ĐÀ - Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Nguyễn Hữu Tân, ca sĩ Hà Huệ Mẫn
Nhà thơ Như Nguyệt
TÌNH
TA THẬT ĐẬM ĐÀ
Xin cho em là nắng
Óng ánh trên vai anh
Để sưởi ấm tình ta
Luôn bỏng cháy nồng nàn
Cho em là cây viết
Cài trước ngực của anh,
được nghe tim anh đập
Thổn thức tiếng bập bềnh
Gần kề bên tim anh
Thầm thì câu ước thề
Em yêu anh vụng về
Nhưng thật sự yêu
anh
Em chẳng muốn làm mưa
Ướt áo anh tội nghiệp
Càng không là bão tố
Quấy thêm đời phong ba
Ta ngày mỗi một già
Nhưng tình ngày một trẻ
Ôi duyên tình đẹp quá
Có ta mãi chung đôi
Vì ta ngày một hiểu
Ta là nửa của nhau
Nên tình vẫn đậm đà
Nên tình luôn thiết
tha...
Quách Như Nguyệt
Thơ: Quách Như Nguyệt.
Ca sĩ: Hà Huệ Mẫn.
Nhạc: Nguyễn Hữu Tân.
KHÁT YÊU TRONG BÀI THƠ “ĐỪNG ĐI” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Nguyễn Xuân Dương
Tác giả Nguyễn Xuân Dương
KHÁT
YÊU TRONG BÀI THƠ “ĐỪNG ĐI”
CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Nguyễn Xuân Dương
Tâm trạng, cảm xúc của con người là thế đó khi bị dồn
nén đến tận cùng thì nỗi khát khao cũng lên đến đỉnh điểm của tận cùng. Trong
cuộc đời chắc rất nhiều như thế. Nhưng chỉ có những thi nhân mới dám bày tỏ những
khát khao đến bạo liệt như của Đặng Xuân Xuyến qua những dòng thơ vụn vỡ gãy
nát vì quá khát khao.
Không do dự, không xấu hổ, Đặng Xuân Xuyến đã mời mọc
đã cầu xin ta thấy anh như đang gào lên và rồi hình như biết rằng có gào thế chứ
gào mãi cũng vô ích nên nhà thơ bắt đầu sụt sùi kể lể cầu mong nàng có động
lòng mà ở lại cùng anh dù chỉ một đêm, dù chỉ là khoảnh khắc:
“Ở
lại đi
Một
đêm thôi
Một
đêm thôi, ở lại
Ta
xin người ở lại, chỉ một đêm
Ngoài
kia trời lướt khướt sũng đêm
Ta
tí tách trong này mơ hồ từng giọt rỏ”
Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019
VỤ ÁN NAM PHONG TẠP CHÍ - Thụy Khuê
VỤ
ÁN NAM PHONG TẠP CHÍ (*)
Thụy Khuê
Tuy không chính thức có vụ án Nam Phong, nhưng sau khi
Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác, chủ nhiệm và chủ bút Nam Phong bị xử tử năm 1945;
tại miền Bắc, toàn bộ trước tác trên Nam Phong, được coi là tờ báo của thực dân
do "trùm mật thám" Louis
Marty điều khiển, bị khai trừ khỏi nền giáo dục và văn học.
Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019
CẢM THỨC VỀ THẦY, ĐÓA SEN HỒNG ĐƠN BẠC - Khang Hồ
Tác giả Khang Hồ
CẢM
THỨC VỀ THẦY – ĐÓA SEN HỒNG ĐƠN BẠC
Kính
dâng hương hồn thầy Lê Mậu Tâm- Cựu Giáo sư Trường TH Nguyễn Hoàng.
Thương
nhớ kính tặng anh Đỗ Tư Nghĩa - CHS NH 60-67
Và
một người bạn của những ngày tháng khổ cực tại Quảng Trị: Lê Mậu Thọ CHS NH
71-75.
Tôi cứ trăn trở câu chuyện về những người đàn ông.
Viết về những người đàn ông thành công trong sự nghiệp
thì dễ, vì tư liệu về họ nhiều lắm, chung quanh họ biết bao nhiêu là hào quang
chiến thắng.
Và đó không phải là những người tôi đang hướng tới,
tôi đang nghĩ về những người đàn ông mà đáng ra họ xứng đáng được những phần
thưởng của cuộc đời, nhưng vì số phận, hoàn cảnh, lẽ sống và đạo đức, họ đã mất
đi những ân huệ dành cho trí tuệ và sự cống hiến của họ.
Tôi cố tìm kiếm những con người ấy, may thay, có những
sự tình cờ như một cơ duyên.
THƠ THÁNG 7 CỦA NHÓM SÔNG QUÊ
MỘT
LẦN NGOÁI LẠI
Tôi đã về trên thành phố
nhỏ
Quảng Trị bây chừ lắm lối
vào ra
Tìm chốn cũ ngỡ ngàng
chùng bước lạ
Để thấy rằng Lưu Nguyễn
cũng là ta
Tôi đã về bên dòng sông
Vĩnh Định
Rặng tre già vẫn rủ bóng
ngày mưa
Qua cầu ngang nghe bước
chân bịn rịn
Nhớ bóng con đò, nhớ bến
nước ngày xưa
Tôi đã về thắp nén hương
tưởng niệm
Mộ người thân còn lặng lẽ
ngóng chờ
Màu hoa sim tím một trời
tiếc nhớ
Nước mắt tràn thương lắm
chuỗi ngày thơ
Tôi đã về trên nền trường
cũ
Nguyễn Hoàng ơi! Còn đó nỗi
buồn
Bạn bè ơi! Xin thắp giùm
ngọn nến
Kẻo mong manh, lạnh lắm
những u hồn
Tôi đã về để nghe mình bé
lại
Tưởng như ngày còn gõ guốc
hành lang
Quên đi bao năm lạc đời
mê mải
Một ngày thôi - Xin sống
lại tuổi vàng.
Tôi đã về giữa vòng tay
thầy, bạn
Với buồn vui như bão nổi,
sóng tràn
Mặt nhìn mặt: soi nếp
nhăn ngày tháng
Tay cầm tay: hằn lắm vết
gian nan
Tôi đã về nghe gió Lào trở
giấc
Sáng La Vang mưa trắng
xoá bờ lau
Chiều Tích Tường che mặt
trong lá nấc
Nghe ngậm ngùi câu sỏi đá
ngày sau…
Tôi đã về như cuộc tình
đã lỡ
Biết chẳng là chi mà cứ
ngoái nhìn
Chân bước đi mà hồn thì vẫn
ở
Nên một đời lạnh mãi kiếp
phù sinh
Tôi đã về tìm khung trời
dang dỡ
Để chừ xa. Chừ nhớ. Chừ
thương.
Con sông đời dù bên bồi
bên lở
Xin gởi hồn
Ngồi lại bên cầu
Để gõ nhịp
Chiều sương…
Nguyễn Thị Liên Hưng
CHÙM THƠ TRẦN MAI NGÂN
EM CẦN ANH
Em cần anh đến lạ
Không chỉ để nói yêu
Mà hơn thế rất nhiều
Là diệu kỳ cuộc sống...
Em cần anh mọi lúc
Trong khúc chiết cuộc đời
Lúc xanh khi tím biếc
Ở cạnh em đừng rời...
Em cần anh cả đời
Dù mình xa cách lắm
Hai nhịp điệu khác màu
Biết làm sao làm sao...
Em đau, trái tim đau
Sao cần anh đến vậy
Mà mình vẫn mất nhau
Ngày tình là chiêm bao!
Trần Mai Ngân
AI VỀ QUẢNG TRỊ ĐÔNG HÀ - Trần Kiêm Đoàn
Kỷ niệm 35 năm Mùa Hè Đỏ Lửa (1972-2007), viết tặng các học sinh Nguyễn Hoàng và thanh niên Hồng Thập Tự Quảng Trị
Trần Kiêm Đoàn
Tác
giả Trần Kiêm Đoàn bên bờ Bắc cầu Bến Hải
– Mùa Hè 2007
AI
VỀ QUẢNG TRỊ ĐÔNG HÀ
Ai
về Quảng Trị Đông Hà,
Hỏi
o lòng thả, heo bà… lặt chưa ?!
Hồi còn làm trưởng Thanh Niên Hồng Thập Tự Quảng Trị
thời Hồi Cư năm 1973, các em học sinh và đoàn sinh của tôi vẫn thường đặt bày
hát “đía” như thế để chọc mấy em nữ sinh bán quán lòng thả ở Hải Lăng, Diên
Sanh. Và nghe đâu, giới giàu kinh nghiệm món lòng thả cho rằng, giống heo đực lặt…
tiệt sau ba tháng, đem nấu lòng thả mới ngon tuyệt cú mèo (?).
SÔNG KHUYA VẲNG KHÚC “DẠ CỔ HOÀI LANG” - Thơ Nguyên Lạc
Nhà thơ Nguyên Lạc
SÔNG
KHUYA
VẲNG
KHÚC “DẠ CỔ HOÀI LANG”
Gây chi bao cảnh chia li?
Thanh xuân vĩnh biệt. tan
đi mộng đời!
Người từ cuộc lữ xa xôi
Ưu phiền trên tóc. rã rời
đôi chân!
Về tìm. hình bóng trăm
năm
Chỉ sương khói lạnh!
Khuyết rằm trăng côi!
Sầu xuôi. thuyền độc mộc
trôi
Dòng đời cô độc.
Biết rồi về đâu?
Về đâu?
Trời nước một màu
Một màu thảm biếc. tím
câu tương phùng!
Tìm đâu người?
Giấc tình chung!
Sông khuya vẳng khúc não
nùng
Hoài lang! (*)
Nguyên Lạc
…………….
(*) Trích đoạn bản “Dạ Cổ Hoài Lang” – Cao Văn Lầu
Đường
dầu sa ong bướm
Xin
đó đừng phụ nghĩa tào khang
Còn
đêm luôn trông tin bạn
Ngày
mỏi mòn như đá Vọng phu...
@. Mời nghe Hương Lan ca Dạ Cổ Hoài Lang
http://www.art2all.net/tho/nguyenlac/dacohoailang-caovanlau-huonglan.mp3
CÔ SƯỚNG CƯỚI VỢ - Truyện ngắn của Đặng Xuân Xuyến
Tác giả Đặng Xuân Xuyến
CÔ SƯỚNG CƯỚI VỢ
(Tặng
tình yêu 2 em Ngân - Sướng)
Vâng! Thì hẳn là “cô” Sướng lấy vợ chứ làm sao có chuyện
“cô” Sướng lấy chồng! Tuổi “cô” tuy chưa nhiều, nhưng ở cái làng quê này, cỡ tuổi
hăm mấy như “cô” mà chưa có nơi có chốn sẽ là nhiều lời đàm tiếu lắm. Vì thế, cụ
Bống lo dựng vợ gả chồng cho “cô” năm nay cũng phải.
Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019
TÔI HỎI DÒNG SÔNG VÀ HỎI TÔI – Trần Mai Ngân
Tác giả Trần Mai Ngân
Xin phép mượn bài thơ HỎI của nhà thơ La Thuỵ cho bài
viết này. Rất cảm ơn.
HỎI?
Hỏi sông tuôn chảy âm thầm
Tri âm có gặp nghìn trăm bến bờ?
Hỏi lòng sao cứ ngẩn ngơ
Người xa xăm ấy lặng lờ... bặt tin.
Lá vàng rơi rụng bên thềm
Sao khuya lẻ bóng niềm riêng u hoài
Hỏi trăng chếch bóng non đoài
Vì sao Cuội vẫn đêm dài... tương tư.
Hỏi tình sao cứ ơ thờ
Hỏi sương
nhỏ giọt... cho thơ... ướt mềm.
La Thuỵ
Tác giả Trần Mai Ngân
TÔI
HỎI DÒNG SÔNG VÀ HỎI TÔI...
Trần Mai Ngân
Trước mắt tôi là một dòng sông.
Mỗi khi phiền muộn tôi hay đến đây ngồi. Chỉ ngồi một
mình im lặng và nhìn con sông trôi chảy mang theo những cánh hoa Lục Bình buồn
mênh mang...
Chiều nay cũng vậy. Lòng vẫn vơ thật đầy. Tôi tìm đến
con sông và ngồi im.
Bỗng nhiên tôi muốn mượn hai câu thơ mở đầu trong bài
thơ HỎI của nhà thơ La Thuỵ để trò chuyện với con sông...
“Hỏi
sông tuôn chảy âm thầm
Tri
âm có gặp nghìn trăm bến bờ...”
Tôi không biết nhà thơ đi tìm tri âm và đã gặp chưa
trong “nghìn trăm bến bờ” của cuộc đời
này...
Riêng tôi - tôi dùng hai câu thơ này hỏi con sông và
cũng là trả lời cho sự tuyệt vọng trong cuộc kiếm tìm tri âm, tri kỷ. Chỉ một bến
bờ thôi mà có khi nghìn trùng không đến, không gặp gỡ nói chi đến “nghìn trăm bến”
như nhà thơ La Thuỵ đã mở đầu bài thơ. Ôi thật mịt mù!
“Hỏi
lòng sao cứ ngẩn ngơ
Người
xa xăm ấy lặng lờ.. .bặt tin”
Có phải nhà thơ La Thuỵ đã gặp người “xa xăm ấy” trong một bến sông thoáng chốc
để rồi “lặng lờ bặt tin” gieo thương
nhớ cho lòng hoang mang mong đợi!
Còn tôi - đã từng ngồi ngắm con sông, ngắm những đám Lục
Bình bềnh bồng trôi như một kiếp người và kể với con sông về quá khứ... Cuối
cùng cũng như thơ La Thuỵ “bặt tin”
... im vắng ...
Trong chiều nay, đêm nay lặng lẽ tôi nhìn...
“Lá
vàng rơi rụng bên thềm
Sao
khuya lẻ bóng niềm riêng u hoài
Hòi
trăng chếch bóng non đoài
Vì
sao Cuội vẫn đêm dài... tương tư”
Ở đây chỉ là nhà thơ La Thuỵ đã cho chú Cuội tương tư
những đêm trăng sáng vằng vặc... như chuyện cổ tích.
Còn tôi - có phải
là tương tư vọng ảo một khúc nghê thường cùng người. Tưởng trăm năm, tưởng cuối
đời nhưng chỉ là tình hoài vọng xa xăm!
Tôi bỗng thấm thía! Thì ra cuộc đời không phải ai cũng
được hội ngộ như sự mong đợi để rồi mới có sự khắc khoải hằng thâu đêm
Tương
tư đêm nguyệt rằm
Tương
tư dáng ai nằm
Tóc
xoã tình trăm năm
Xa
xăm...bặt tin âm...
Và sự thờ ơ trong cuộc đời của tri âm đã làm cho câu “thơ ướt mềm” như những giọt sương đêm
rơi xuống đoá Quỳnh hoa năm nào...
Để rồi kết thúc bài thơ La Thuỵ đã hỏi, không phải hỏi
con sông nữa mà là hỏi tình, hỏi cuộc tình hay có khi là hỏi một người tình...
“Hỏi
tình sao cứ ơ thờ
Hỏi
sương nhỏ giọt... cho thơ... ướt mềm.”
Lòng vòng là những câu hỏi và không có câu trả lời...
Chiều nay, con sông trước mắt tôi đang chở những chiếc
Lục Bình không biết về đâu... Tôi mượn bài thơ của La Thuỵ để đọc và hỏi...
nhưng là một sự im lặng không tiếng vọng trả lời...
Chiều tắt hẳn nắng. Trời sẫm màu buồn!
Tôi phải quay về thôi. Ra về lòng tôi vẫn còn muốn hỏi...
“Hỏi
sông tuôn chảy âm thầm
Hỏi
lòng sao cứ ngẩn ngơ
Hỏi
trăng chếch bóng non đoài
Hỏi
tình sao cứ ơ thờ...”
Và tôi quay lại hỏi tôi! Tôi lại hỏi tôi!
Trần Mai Ngân
Tháng
Sáu, 2019 trời vẫn mưaĐỌC “CHƠI GIỮA THƯỜNG HẰNG”, TẬP THƠ LỤC BÁT- TÁC GIẢ NGÃ DU TỬ - Châu Thạch
Nhà
thơ Ngã Du Tử
ĐỌC
“CHƠI GIỮA THƯỜNG HẰNG”, TẬP THƠ LỤC BÁT- TÁC GIẢ NGÃ DU TỬ
Châu Thạch
Nhận tập thơ của Ngã Du Tử tặng đã hơn ba năm, nó đi
theo tâm trí tôi suốt ba năm. Viết về nó? Không đủ trình độ ! Không viết về nó?
Nó như bức tranh Giáng Tiên của chàng Tú
Uyên treo ngay trên tường nhà tôi. Nàng
tiên phải bước ra thì mới thỏa lòng ao ước của tôi
Vậy thì hôm nay tôi liều viết. như liều mời nàng tiên
ra vậy. Viết xong sẽ gởi tấm lòng cho gió cuốn đi như nhạc Trịnh công Sơn, nó đến
đâu thì cứ đến, hoặc nếu nàng tiên bỏ tôi đi biệt về Trời thì cũng thỏa lòng.
“Thường
hằng” là gì? Theo nhà thơ Ngã Du Tử: “Mỗi hành trình một đời người trú ngụ trên trần gian đều chứng nghiệm
muôn màu muôn vẻ của sinh lão bệnh tử, của thành trụ hoại diệt. Cái ấy khái niệm
của Phật giáo là thường hằng”. “Vô thường là dịch biến, ngược lại là thường
hằng. Vậy thường hằng là bất biến. Vô thường được giải thích nôm na như sóng,
sóng là vô thường còn nước là thường hằng, mặc dầu sóng là do có nước mới sinh
ra”
Vậy chơi giữa thường hằng là gì? Có lẽ cũng phải dùng
lời tác giả để giải thích cho dễ hiểu hơn: “Quay
về cõi tâm linh đễ tìm cho mình chốn an bình cho tâm thể”. “Nương vào diệu
pháp”,“làm nhẹ nhàng cho tâm thức lẫn tâm thể”, “Cảm thấy thật bình yên trong đối
đãi cho từng mỗi người trong thế gian muôn mặt”.
Trường thi “Chơi
Giữa Thường Hằng” được chia ra 10 chương, mỗi chương có một đề tài riêng biệt.
Tác giả muốn trong mỗi chương, người đọc nhận dạng từng hoàn cảnh đối đãi với
tha nhân trong hành trình của đời người được hội ngộ cùng nhau.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)