BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

CẦU VÀM CỐNG, CẦU DÂY VĂNG THỨ HAI BẮC QUA SÔNG HẬU CHÍNH THỨC THÔNG XE - Trương Hữu Danh



CẦU VÀM CỐNG, CẦU DÂY VĂNG THỨ HAI BẮC QUA SÔNG HẬU CHÍNH THỨC THÔNG XE   
                                                                              Trương Hữu Danh
Nguồn: dcvonline.net

Sáng ngày 19/5, cầu Vàm Cống, cây cầu dây văng thứ 2 bắc qua sông Hậu đã chính thức được thông xe. Sau cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu, Cổ Chiên, Cao Lãnh thì cầu Vàm Cống là một “mắc xích” quan trọng kết nối vùng nam sông Hậu hòa quyện trọn vẹn với cả vùng ĐBSCL, góp phần đưa vùng châu thổ giàu tiềm năng này vươn lên, cất cánh. Còn người dân đã trút được sự phiền toái bao đời, qua sông phải lụy phà.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

THÂN PHẬN CON RÙA - Ugno Vn


         
                                   Tác giả Ugno Vn


           THÂN PHẬN CON RÙA

Văn chương dân gian lúc nào cũng là tiếng nói bày tỏ tâm tình, thái độ của quần chúng. Ngày xưa, người dân đen thấp cổ bé miệng, ở đâu cũng bị chèn ép, áp bức, phải phục vụ cho bọn ăn trên ngồi trước. Người nghệ sĩ nhân dân đã mượn hình tượng con rùa để nói lên tiếng nói tập thể cảm thông cho số phận của đại đa số quần chúng trong vòng khổ lụy trần ai:

Cám thương thân phận con rùa
Ở đình đội hạc, lên chùa đội bia.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

KỂ THÊM VÀI CHUYỆN... CỦA TÔI - Đặng Xuân Xuyến


            
                          Tác giả Đặng Xuân Xuyến


                 KỂ THÊM VÀI CHUYỆN... CỦA TÔI

Sáng 11 tháng 05 năm 2019, vào viện thăm người ốm, thằng em (xã hội) than thở: - Năm ngoái mẹ em đi xem, thầy nói năm 2019 đề phòng hao tổn nhân mạng. Về nhà mẹ cứ rầu rĩ, lo mẹ có mệnh hệ gì thì em sẽ khổ. Em càu nhàu là mẹ mê tín vớ vẩn. Giờ nhìn mẹ nằm một chỗ, đến cả em mẹ cũng không nhận ra... Em xót xa lắm.
An ủi thằng em vài câu rồi về. Định đến thăm cậu (họ) cũng đang trị bệnh ở bệnh viện Bạch Mai nhưng sợ cái lưng trở chứng nên về nhà, để chiều hoặc tối đến thăm vậy.
Dù bác sĩ dặn phải thật hạn chế ngồi, hạn chế vận động để dưỡng lưng, nhưng hôm nay, cũng cố ngồi lạch cạch bàn phím kể vài chuyện “người thực việc thực” có liên quan tới tôi về “thuyết Thiên Mệnh”, không phải để “tuyên truyền” mê tín dị đoan mà chỉ để củng cố niềm tin tín ngưỡng trong tôi: CON NGƯỜI CÓ SỐ PHẬN.

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

LOẠN BÚT VỀ TỬU SẮC (1) - Nguyên Lạc


        
                               Nhà thơ Nguyên Lạc                                                                                                                                                               

         LOẠN BÚT V TỬU SẮC (1)                          
                                        Nguyên Lạc                                                                                                                                    
Dẫn nhập:

Một hôm, tình cờ đọc được một bài thơ của ông thi sĩ Trần Hoài Thư, lòng tui bồi hồi quá mạng!

Bn đến thăm kéo ra chp nh
Ta l
a cây hng sai trái làm phông
B
i đi ta githm thiết quá chng
Nên v
n lá cành trang hoàng đti
Hãy nhìn đ
u ta mt vùng trng ph
Hãy nhìn tóc ta, si ngn si dài
Đã g
n hai năm bphế tóc tai
Đ
i thm quá ly ai mà “trang đim”?  

Trời! Sao thảm quá vậy ông Trần!  Như mộng, huyễn, bào, ảnh thôi!  Hãy cười đi, mọi sự rồi cũng sẽ qua.

Xử thế nhược đại mộng
Hồ vi lao kỳ sinh
           (Lý Bạch)
Ở đời như giấc chiêm bao
Cái thân còn đó, lao đao làm gì? 
                                   (Tản Đà)

Đời như giấc chiêm bao, hãy vui lên đi, hãy nâng ly lên, cùng nhau hát: “một chăm em ơi, chiều nay một chăm  phần chăm”, rồi cùng Nguyên Lạc tui cười giỡn chút chơi.
                      

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

CẢM NHẬN CỦA TÔI VỀ TẬP: “HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA ĐOÀN ĐỨC - Võ Văn Cẩm


                 
                             Tác giả Võ Văn Cẩm 


CẢM NHẬN CỦA TÔI VỀ TẬP: “HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA ĐOÀN ĐỨC
                                                                          Võ Văn Cẩm

Cách đây gần 2 năm, tôi nhận được tập “Hoài niệm Thầy Cô giáo” của Đoàn Đức.
Thầy, cô giáo là người có ảnh hưởng rất lớn về nhân cách con người và nhận thức cuộc sống.
Để vượt qua việc học ở trường, ở lớp, ở giảng đường chúng ta phải mất 19 năm : 3 năm Mẫu giáo, 5 năm Tiểu học, 7 năm Trung học và 4 năm Đại học.
19 năm cặm cụi đèn sách, chúng ta có biết bao nhiêu người thầy truyền đạt kiến thức, tạo nên vóc dáng cho một con người đủ kiến thức căn bản bước vào đời.
Ngoái nhìn lại, có bao nhiêu người học trò ghi lại công đức của người dạy dỗ mình? Dù rằng mỗi người vào đời bằng những con đường khác nhau, thời gian cắp sách cũng tùy vào hoàn cảnh từng người, dù rất nhiều thầy dạy, nhưng mối quan hệ mỗi thầy cô mỗi khác, cho nên chúng ta hiếm hoi bắt gặp những trang sách học trò viết về thầy mình.
Đặc biệt mối quan hệ thầy trò khó diễn đạt và nhạy cảm, mối quan hệ ấy khó viết thành sách, vì mỗi thầy cô dạy ta thời gian không lâu, nên khó lưu lại những dấu ấn trong thời gian ngồi ở trên ghế nhà trường.
Vì quan niệm giáo dục có ranh giới ngăn cách quá lớn giữa thầy và trò, chỉ có những người học trò xuất sắc, kiến thức vượt trội, nên mối quan hệ thầy trò thoáng hơn, trường hợp này tình thầy trò như một người bạn đời tri kỷ: Đoàn Đức là người học trò cá biệt ấy.
Kiến thức cảm thụ của học sinh, khó đủ số liệu để diễn đạt cách dạy của thầy mình, đây là một rào cản, một việc làm khó khăn.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

“HÉ MỞ MỘT GÓC NHỎ TRÁI TIM MÌNH” - Tạp văn Võ Văn Cẩm; “KHÓC BẠN NGUYỄN KHỎE” - Thơ Châu Thạch


      
                       Anh Nguyễn Khỏe và anh Châu Thạch


         HÉ MỞ MỘT GÓC NHỎ TRÁI TIM MÌNH
                                                                         Võ Văn Cẩm

Tôi nén nỗi đau khi mất một người bạn thân: Nguyễn Đạo Khỏe (1945)
Khỏe là người không còn trên dương thế, nhưng vĩnh viễn được nhiều người thương nhớ và nhắc nhở. Tình thương bay xa nhưng tình yêu còn mãi trong trái tim người ở lại. Nỗi đau mất bạn đã nhiều năm, nhưng nó vẫn còn hiện hữu trong trái tim tôi.
Mỗi lần ngang qua nhà, tôi thường ghé lại đốt cho bạn một nén hương. Thăm chị Khỏe và các cháu.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐỒNG TÍNH - Đặng Xuân Xuyến


        


       NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐỒNG TÍNH

(Trích trong ĐIỀM YẾU CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG MẠNH MẼ
của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin ; 2006)

Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, những bé trai đã được bố mẹ và gia đình rèn rũa, dạy bảo theo khuôn mẫu văn hóa truyền thống: Cương cường, dũng mãnh, lạnh lùng và quyết đoán. Có nghĩa, là đàn ông thì không được “bám váy” mẹ, không được “yếu đuối”, không được khuất phục trước bất kỳ khó khăn, trở ngại nào. Văn hóa truyền thống không chấp nhận quan điểm của các nhà tâm lý học hiện đại, như Elisabeth Badinter chẳng hạn, thừa nhận: “Giới tính nữ là giới tính cơ bản. Người nam được hình thành bằng sự đấu tranh với tính nữ nguyên thủy ngay từ khi còn trong bào thai. Vì giới tính nữ là giới tính cơ bản nên trong người đàn ông vừa có tính nam vừa có tính nữ. Muốn phát triển thành người đàn ông là một cuộc đấu tranh không ngừng ở mọi lúc.”. Trong những tác phẩm của mình, (đúng hơn là những công trình nghiên cứu khoa học) bà đã đưa ra những phác thảo về khuôn mẫu người đàn ông trong thế kỷ XXI đối lập khá nhiều với những gì mà văn hóa truyền thống đã khắc họa.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

"VĨNH BIỆT", SAYONARA -Nguyên Lạc


        
                         Nhà thơ Nguyên Lạc

        VĨNH BIỆT SAYONARA
                                  Nguyên Lạc

SAYONARA
Tình cờ đọc bài viết Sayonara của Trà Biển đăng trên Khoa Học Net, trong đó ông đưa ra nhận định riêng về chữ Sayonara rất lý thú. Tuy nhiên theo chủ quan tôi, tác giả Trà Biển xét chữ này theo quan điểm về ĐẠO, theo lời Chúa như trong đoạn ông trích dịch;  tôi xin ghi thêm ra đây những nhận định riêng về chữ Sayonara nầy xét theo quan niệm về ĐỜI, về nhân sinh nói chung. Mà như ta đã biết, ĐỜI thì bao gồm nhiều ĐẠO, bao gồm nhiều tôn giáo.

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

LỜI TRI ÂN MUỘN MÀNG KHI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT - Vĩnh Hoàng


     
                Tác giả Vĩnh Hoàng


     LỜI TRI ÂN MUỘN MÀNG KHI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT
                                                                                Vĩnh Hoàng

Tôi Vĩnh Hoàng, tình cờ đọc bài “Lời Tiễn Biệt” của thầy Hoàng Đằng viết về Cha Nguyễn Vân Nam sinh năm 1935 người làng Đốc Sơ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Cha mất ngày 17-4-2016 nhằm ngày 11-3 Bính Thân. Bài này tác giả thay cho lời cáo phó.
Sau những dòng tiểu sử đã nói lên công lao của cha dành riêng cho sự nghiêp giáo dục với những học trò nghèo Quảng Trị thất học trong hoàn cảnh cuộc chiến ngày một lan rộng trên quê hương từ những năm 69 đến 75 của thế kỷ trước.

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

NGƯỜI ĐÀN ÔNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM CÓ ĐỘC CHIÊU TRỐN LÍNH: ĐOÀN THI BẰNG - Võ Cẩm


         
                      Hai ông Đoàn Thi Bằng và Võ Cẩm


NGƯỜI ĐÀN ÔNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM CÓ ĐỘC CHIÊU TRỐN LÍNH: ĐOÀN THI BẰNG.

Ông Đoàn thi Bằng sinh ra và lớn lên tại Làng Đâu Kênh, xã Triệu Long, huyện Triệu phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình trung lưu. Ông sinh năm 1936, bạn với thầy dạy triết Lê mậu Tâm, Lê mậu Thống, cậu ruột của Hồ sĩ Đoàn, thầy dạy Lê mậu Duy ở trường Trung Học Tư thục Chân Lý, Bố Liêu, dạy chung với chú của Cao thị Thanh Nhàn, thầy Cao hữu Lượng, thầy Lê mậu Tuân. Thời gian đi học tôi được ông truyền cho nhiều “độc chiêu giải toán”.
Làng Đâu Kênh tôi có 5 Họ: Võ, Đoàn, Lê, Đỗ, Nguyễn.
Họ Võ có Tiến Sĩ Võ đầu tiên Việt Nam : Võ Văn Lương.
Họ Đoàn hay Đoạn có nhiều người lý luận sâu sắc không kém gì luật sư. Dân làng tôi nắm lòng câu.“Cung họ Đoạn quan họ Võ”. (Cung: thầy cung, dù không học luật). Ông Đoàn thi Bằng sinh ra trong gia đình có truyền thống ấy.
Vào thời Nhà Nguyễn, làng tôi có nhiều quan Võ được Triều đình tiến công và ra lệnh lập miếu thờ ơ quê nhà. Sáu miếu, thờ 6 vị quan Võ “Trung Đẳng Thần” mà có đến 3 vị là người họ Võ làng tôi.
Thời Đệ nhất Cộng hòa, chiến tranh lan rộng, thanh niên phải đi quân dịch (nghĩa vụ quân sự). Ngay thời gian đó ông đã nghĩ tới cách trốn quân dịch. Ông thêm chữ lót để biến mình thành con gái là “Đoàn Thi Bằng” (Con gái không đi lính)Khi lật đến tên ông, Phòng Quân vụ Tỉnh Quảng Trị tưởng là Đoàn thị Bằng nên xếp qua, không lập lệnh gọi nhập ngũ. Những năm chiến tranh xảy ra khắp nơi. Lệnh động viên toàn lực, các quan chức, thầy giáo Tiểu, Trung và Đại học phải vào trại nhập ngũ, tùy thuộc vào bằng cấp, tôi cũng xếp bút vào trường SQ Trừ Bị Thủ Đức 1966. Những ngày tháng cam go như thế mà ông Đoàn thi Bằng vẫn lọt sổ. Nghe đâu, khi biết ông là nam nhân thì đã ngoài tuổi quân dịch. (Ông Hồ Sĩ Cơ, ba Hồ sĩ Trân đã biết, khuyến cáo và đành bỏ qua).
Đoàn thi Bằng rất giỏi toán, khi chưa đậu Tú tài bán phần (tú tài 1) ông đã dạy kèm giải toán thi tú tài toàn phần (tú tài 2), học trò ông phần lớn đỗ đạt. Sau này ông từng làm Hiệu trưởng Trung Học Bồ Đề. Sau 1975 ông là thầy dạy toán cấp 3 nay về hưu, hiện ở tại Đà Nẵng. Vợ ông là học trò của ông cùng thời với tôi.
Vốn có dòng máu lý luận sắc bén, ông nghiên cứu, đọc nhiều sách luật nên trở nên một Luật gia nổi tiếng, ông tham gia tư vấn nhiều vụ kiện thành công ở Đà Nẵng, Quảng Trị và tận Sài Gòn.
Khi về Đà Nẵng lúc nào tôi cũng ghé thăm, Ông kể cho tôi nhiều vụ kiện mà ông tham gia tranh tụng.
Dù tuổi lớn nhưng ông rất minh mẫn, kiến thức đầy ắp trong đầu. Có nhiều lần tôi suýt trễ chuyến bay vì những câu chuyện hấp dẫn.

                                                                          Đà Nẵng,15/3/2019 
                                                                                Võ Văn Cẩm                                                                               

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

CÂU CHUYỆN DÀNH RIÊNG CHO NGUYỄN THỊ ĐIỀU - Võ Văn Cẩm


           
                     Tác giả Võ Văn Cẩm 

  CÂU CHUYỆN DÀNH RIÊNG CHO NGUYỄN THỊ ĐIỀU
                                                                                 Võ Văn Cẩm

Hôm qua tôi và Nguyễn Đăng Hạnh đến nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế, đường Kỳ Đồng TP HCM, được Linh mục Ngô Văn Phi tiếp và nhận làm lễ cầu nguyện cho cụ Ông Antoine Nguyễn Đình Chất đủ 3 lễ, theo đúng yêu cầu của chúng tôi.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

KHI HỘI NHÀ THỎ CHƠI XỎ CÁC NHÀ THƠ - Chu Mộng Long


       
                    Tiến sĩ Chu Mộng Long


      KHI HỘI NHÀ THỎ CHƠI XỎ CÁC NHÀ THƠ
                                                                       Chu Mộng Long

Đọc đi đọc lại 50 câu thơ do Hội Nhà Thỏ chọn thả lên trời trong ngày Thỏ Việt Nam, tôi chỉ có thể khẳng định, Hội Nhà Thỏ cố tình chơi xỏ các nhà thơ và gây ô nhiễm môi trường văn hóa Việt.
Lựa chọn thơ để thả thơ, tôi hiểu tiêu chuẩn đặt ra phải theo chủ đề và hay.
Chủ đề thì nằm hẳn ở biển quảng cáo: “Sông núi trên vai”. Theo giải thích của các yếu nhân trong Hội Thỏ, “sông núi trên vai” chính là “sông và núi trên vai”. Như bài trước tôi viết, họ không phải dùng từ ghép “sông núi” mà là dùng hai từ đơn “sông và núi”. Cách dùng đó ắt là:
1) Nhà Thỏ xem sông và núi như củ khoai và củ mì gánh trên vai.
2) Núi cao đè lên và sông sâu nhấn chìm đôi vai Nhà Thỏ.
Nội dung 1 tự biến Nhà Thỏ thành chị nhà quê lam lũ, cực nhọc. Nội dung 2 làm cho Nhà Thỏ thành cỏ rác hay xác chết bị mất tích hoặc trôi lềnh phềnh trong cơn lũ. Đó là lý do Hội Nhà Thỏ chọn chủ yếu những câu thơ bát âm, nỉ non khóc như khóc hờ đám ma? Lừng danh là người chỉ biết lên gân và cười đầy hào khí như Tố Hữu mà Nhà Thỏ lại chọn câu thơ sụt sùi như “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên” thì đã rõ ý đồ của Nhà Thỏ. Nhà Thỏ thả thơ trong nỗi niềm đau đớn, sợ hãi hoặc lấy thơ làm vàng mã lót đường cho một cuộc di quan của một đám tang mang tầm quốc gia mà chính các nhà thỏ làm đoàn người xếp hàng đi khóc mướn.
Trả tiền cho cuộc khóc mướn này, tôi tin là không nhỏ!
Tôi dành thời gian nói về tiêu chuẩn hay.
Vẫn biết lấy một câu thơ ra khỏi văn bản chẳng khác gì móc đôi mắt người đẹp bỏ ra đĩa, không chừng sẽ thành một cục thịt nhầy nhụa. Nhưng không phải không có những câu thơ rất trọn vẹn về tứ, hình và ý gặp gỡ tự nhiên, hình lung linh, ý sâu thẳm, tách hẳn ra vẫn hay, vẫn đẹp.

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

CHUYỆN VUI BUỒN VỀ KHUYẾN HỌC - Võ Văn Cẩm


           
                     Tác giả Võ Văn Cẩm 
                    

           CHUYỆN VUI BUỒN VỀ KHUYẾN HỌC

Tôi tham gia sân chơi Nguyễn Hoàng đã 27 năm, mà 24 năm phụ trách quỹ Khuyến học và tương tế.
Năm 1992, sau 23 năm trường Trung học Nguyễn Hoàng, ngôi trường lớn nhất Quảng Trị, bị chia đàn xẻ nghé, rồi xóa tên. Học trò phải tứ tán nhiều nơi, người lên rừng kẻ xuống biển, kẻ xuôi Nam người về Bắc, kẻ thành thị, người nông thôn, kẻ ở lại, người ra đi tận chân trời, góc bể, khắp năm Châu, kẻ vùi thân nơi núi rừng, người lang bạt tới trời Âu, đất Mỹ. Nỗi vui buồn chồng chất, ai cũng ôm một nỗi đau ly biệt.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

TẾT NGUYÊN TIÊU - Trần Kiêm Đoàn


     

        TẾT NGUYÊN TIÊU

Hình ảnh và nội dung tết Nguyên tiêu vẫn còn là một khái niệm tương đối xa lạ với phần đông người Việt Nam thuộc thế hệ trẻ, nhất là người Việt tại hải ngoại.

Vậy sau tết Nguyên Đán thì tết Nguyên Tiêu là gì?

Tết Nguyên Tiêu - Rằm tháng Giêng Âm lịch - là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 trọn ngày 15 và kéo dài cho đến nửa đêm 15 ( có trăng Rằm vằng vặc) vào tháng giêng âm lịch.

Ở Việt Nam, ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, cầu nguyện điều lành; mặc dầu tín lý nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư với sự quy tụ quần chúng Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Lễ hội đêm trăng rằm hiện được nhiều nơi Việt Nam khôi phục truyền thống văn hóa cổ, tổ chức đêm Nguyên tiêu của Ngày Thơ Việt Nam. Cho đến nay tinh thần “Thơ Nguyên Tiêu Việt Nam” đã thành nếp sinh hoạt văn nghệ rất đẹp ở nhiều địa phương.

Đặc biệt tại Huế, tết Nguyên tiêu vẫn được duy trì và tổ chức dưới hình thức lễ hội như một ngày truyền thống đầu năm. Hầu hết các chùa đều có có mở Đàn Tràng Dược Sư để cầu an và cầu nguyện sự an vui trong năm mới.

Những năm về sau này, tết Nguyên tiêu ở Huế đã trở thành một lễ hội mang tính nghệ thuật đầy thú vị trong đại chúng. Địa điểm được chọn là núi Ngự Bình. Đêm rằm Nguyên tiêu, thường có rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ văn nghệ Huế, hẹn nhau lên núi Ngự Bình để uống rượu thưởng trăng trên núi Ngự Bình mà người ta thường cho rằng đây là hình ảnh mặt trăng treo trên bầu trời trong sáng và đẹp nhất trong năm. Những hình thức và tục lệ khả ái, mỹ thuật như làm thơ, ngâm thơ, vịnh thơ, bình thơ, thả thơ... cũng được nhiệt tình hưởng ứng.

Theo truyền thống Thả Thơ tại Trung Quốc trong dịp Nguyên tiêu thì phổ thông nhất là thể thơ Đường luật được sáng tác, ngâm vịnh, họa thơ, bình thơ và thả thơ. Thơ được làm ra viết trên giấy thả theo dòng nước hay là thả bay tung lên không gian qua nhiều hình thức khác nhau.

Các vị sính thơ tại Việt Nam thì thường dùng ba hình thức thơ phổ biến nhất là: Thất ngôn Bát cú, Song thất Lục bát và Lục bát. Vẫn có hình thức thơ tự do nhưng còn hiếm.

Sau đây, người viết những dòng này xin thả thơ với một bài Thất ngôn Bát cú “Con Cóc” như sau:

CÓC DẠ NGUYÊN TIÊU

Đêm trăng vằng vặc Tết Nguyên Tiêu,
Cóc nhớ Hằng Nga phải đánh liều.
Ra khỏi hang sâu trăng sáng quá,
Trở về chốn cũ bóng cô liêu.
Da cóc quản chi đời ấm lạnh,
Tâm trong chẳng ngại cảnh tiêu điều.
Cóc dạ Nguyên tiêu nhìn bốn hướng,
Thả thơ tặng bạn với thân yêu.

Tại Hoa Kỳ, California, nơi chúng tôi đang định cư trên 35 năm nay, tục lệ tết Nguyên tiêu thường được tổ chức trong các chùa theo môn phái Đại thừa Tịnh Độ mà các tăng ni chủ trì phần lớn xuất thân từ Huế.
Tết Nguyên tiêu năm nay, tôi được tham dự lễ hội tại chùa Kim Quang. Đây là một trong những ngôi chùa đầu tiên của người Việt Nam tại Mỹ được xây dựng sau 1975. Và theo truyền thống “Đông Tây đề huề” thì bất cứ lễ hội nào, dẫu quan trọng đến đâu tại các nước Âu Mỹ cũng phải tổ chức vào dịp Weekend - cuối tuần, nên “Nguyên Tiêu” năm nay là ngày Chủ Nhật, dẫu mới là ngày 13 tháng giêng Âm lịch.

Sau ba ngày hành lễ Đàn tràng Dược sư, Tết Nguyên tiêu kết thúc với một chương trình văn nghệ đặc biệt của Gia đình Phật tử Kim Quang với hơn 200 đoàn sinh tập luyện công phu từ nhiều tháng trước. Các cháu đã trình diễn khá xuất sắc, thu hút và tạo được sự hưởng ứng, cổ võ nồng nhiệt của đông đảo khán giả ngồi chật sân chùa.

Chào hội Nguyên tiêu và xin chúc mọi người tiếp tục hưởng một Năm Mới Kỷ Hợi 2019 sức khỏe và an vui.

                                                     Sacramento, Nguyên tiêu 2019
                                                                Trần Kiêm Đoàn

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

NHÂN NĂM HỢI - KỶ HỢI, NÓI CHUYỆN VỀ HEO (Phần 2) - Hoàng Đằng


        


        NHÂN NĂM HỢI - KỶ HỢI, NÓI CHUYỆN VỀ HEO
                                            (Phần 2)

Hiện nay, ngoài heo nuôi nhỏ lẻ ở từng gia đình, heo nuôi ở trang trại chiếm số lượng nhiều, nuôi heo xem như một ngành kinh doanh thu dụng nhân công cả nữ lẫn nam.
Ngày xưa, nuôi heo chỉ để kiếm thu nhập phụ, ngoài trồng trọt là sinh kế chính.
Trong mỗi gia đình nông dân, việc nuôi heo được phân công cho phụ nữ: “Heo, ca (gà) đàn bà; cửa nhà đàn ông”. Ở một xã hội trọng nam khinh nữ, việc phân công này chắc do nam giới bày ra. Tội nghiệp là nữ giới chỉ biết chấp hành, không so bì thiệt hơn, dù sự chia việc này không công bằng chút nào!

“TƯNG TỬNG” 7 CHUYỆN... CÙNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH - Đặng Xuân Xuyến

        


“TƯNG TỬNG” 7 CHUYỆN... CÙNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH

1.

Khi đọc Trần Đăng Khoa viết về tâp "Bảy Sắc Mơ" của Ái Nhân (Bùi Cao Thế) đăng trên trang blog Đặng Xuân Xuyến, nhà thơ Nguyễn Đăng Hành mắng tôi đã hùa vào với nhà thơ Trần Đăng Khoa để bêu xấu bạn anh - Ái Nhân Bùi thi sĩ:

- Cả bài dài hàng mấy nghìn chữ, lão Khoa không thèm đả động đến 1 câu thơ của tay Thế “hâm”, toàn tán hươu tán vượn về bùa mê thuốc lú của nàng thơ với mấy thằng dở người,... khác đếch gì lão Khoa chửi tay Thế đã không biết làm thơ còn mắc bệnh ngộ chữ. Chú là chỗ anh em đồng hương với tay Thế, không gạt bài ấy đi mà lại hùa vào với lão Khoa, đưa bài lên trang web làm trò cười cho thiên hạ?

Tôi phân trần:
- Em điện cho anh Thế, nói bài của anh Khoa rất hay, nhưng trang nhà không có mục thư giãn cuối tuần ... Anh Thế bảo kệ, cứ đưa lên cho vui. Em biết làm sao?

Anh mắng xối xả:
- Chú ngụy biện. Sao chú không nói toẹt ra bài ấy Trần Đăng Khoa “chê khéo” Bùi Cao Thế là không biết làm thơ.

Rồi anh đột ngột đổi chuyện:
- Trang Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy giới thiệu 3 bài thơ: Quê Nghèo, Dấu Hỏi và Hồn Quê của chú in trong tập sách "Thơ Và Bạn Thơ 8", ghi là tác giả gửi đăng, không ghi người chọn như các tác giả khác. Chú gửi bài để đăng trong tập sách đó à?

Tôi trả lời:
- Em gửi bài đăng trên trang đó cho vui chứ không gửi để in "Thơ Và Bạn Thơ". Chắc chú Bảy chọn mấy bài đó đưa vào.

Anh trầm giọng:
- Các tác giả khác thì ghi người chọn nhưng với chú lại ghi tác giả gửi đăng, có phải chủ ý để người đọc hiểu sai về chú...

Tôi cười lớn:
- Anh cứ quan trọng hóa vấn đề. Chú Bảy không có ý đó đâu.

Anh lẩm bẩm: - Chú thật thà quá. Rồi cụp máy

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

NĂM HỢI NÓI CHUYỆN HEO - Kha Tiệm Ly


         

           NĂM HỢI NÓI CHUYỆN HEO

1. Oan ôi con heo!
Không biết lý do gì mà trong mười hai con giáp, con heo (chi Hợi) được xếp đứng sau cùng; nói theo xếp hạng trong lớp học thì gọi là “đội sổ”! Dù “đội sổ” theo thứ tự, nhưng nếu bàn vể khía cạnh bị người đời rủa xả thì trong mười một con giáp nằm trên nó, thì chưa chắc ai đã hơn ai!
Đồ ở dơ như heo; ngu như heo; ham ăn như heo, thứ mặt heo, tồi tệ hơn nữa là cái mặt như cái l… heo!  … và bao lời rủa xả khác cứ nhằm con heo mà phóng tới tấp. Có phải con heo toàn là khuyết điểm, toàn là xấu xa hay không thì xin khoan tin vội nếu quý vị chưa đọc bài nầy!
Con người có “ưu điểm” là không ưa khen ai hơn mình, và “sở trường” là hay bươi móc những khuyết điểm của ngươi dở hơn mình để đem ra làm đề tài nói cạnh nói khóe  mua vui, hoặc nếu thấy người hơn mình  thì cố tìm khuyết điểm của những người ấy, dù nhỏ như hột tiêu – mà dìm xuống, để nâng mình lên!
Con heo gần gũi với con người từ thời đồ đá nên không tránh khỏi “kiếp nạn” nầy!
Nhớ rằng trong các loài động vật thì không có con vật nào ở dơ, ăn dơ cả: loài lông vũ, lông mao chúng đều dành nhiều thời gian trong ngày để chăm sóc bộ lông của mình. Con trâu, con heo thích dầm mình trong vũng sình không phải vì chúng “ở dơ”, mà vì chúng giải nhiệt cơ thể, đồng thời để diệt nhiều loại kí sinh trùng bám trên da chúng. Sau khi “nằm vũng”, con trâu thích được chủ tắm; con heo sau một ngày bị chủ nhốt trong một không gian chật hẹp: ăn môt chỗ, ngủ một chỗ, đại tiện một chỗ, thì làm sao mình mẩy không dơ? Nếu là con người gặp trường hợp như vậy, hỏi có được sạch hay không?

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

NĂM HỢI BÀN VỀ HEO / LỢN (2) - Nguyên Lạc


      


         NĂM HỢI BÀN VỀ HEO / LN (2)
                                                       Nguyên Lạc   
       
                           (Tiếp theo phần I)
PHẦN II
HEO: TRONG ĐỜI SỐNG, VĂN CHƯƠNG

PHÂN BIỆT HEO VÀ LỢN
- Sự khác biệt:
Con lợn ăn ngô.
Con heo ăn bắp.
Con lợn đóng phim thiếu nhi: hiệp sĩ lợn.
Con heo đóng phim người lớn: phim con heo.
Miền bắc nói đàn ông háo sắc là lợn nọc.
Miền nam nói đàn bà lang chạ là heo nái.