BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

PHẠM DUY VÀ MƯỜI BÀI TỤC CA - Nguyễn Ngọc Chính

Lưu ý: Với những người “không quen” hoặc “không thích nghe” những câu nói tục hay tiếng chửi thề thường diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, lời khuyên chân thành của tôi là không nên đọc bài viết và cũng không nên nghe những bản tục ca này. Lý do: Lời 10 bài tục ca của Phạm Duy rất… “phản cảm” và có thể gây sự khó chịu hoặc bực mình…

             
                              Tác giả Nguyễn Ngọc Chính


            PHẠM DUY VÀ MƯỜI BÀI TỤC CA
                                                    Nguyễn Ngọc Chính


        
                         Phạm Duy thời trai trẻ ở chiến khu Bình Trị Thiên

Khi còn sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy đã có đôi lời tâm sự về 10 bài tục ca của ông đọc trên băng cassette được phổ biến hạn chế và đến nay gần như “thất truyền”:

“Hai vị viết sách, viết báo về tôi là Tạ Tỵ và Georges Gauthier đều cho rằng cái vui, cái tếu không phải là chất liệu Phạm Duy, cho nên tục ca không thành công. Chưa kể có người chê tôi đi tới chỗ nhảm nhí trong nghệ thuật. Tôi cũng hiểu được vì sao có những người chống đối tục ca dù họ không biết cặn kẽ nội dung của nó. Tôi không hề tung tục ca ra quần chúng. Tôi chỉ tặng vài người bạn thân một băng cassette ghi lại buổi hát chơi ở Vũng Tầu và còn dặn dò đừng phổ biến!”

                    Đám cưới năm 1948: Phạm Duy trong bộ quân phục bên Thái Hằng

Có lẽ không nhà phê bình nào có đủ thẩm quyền hơn chính tác giả khi nhận xét về những điểm yếu trong cuộc đời sáng tác của mình. Trong trường hợp Phạm Duy, ông đã thẳng thắn nhìn nhận đã có nhiều người “chê” tục ca vì nó đi tới chỗ “nhảm nhí trong nghệ thuật” nhưng ông cũng vạch ra lý do: “họ không biết cặn kẽ nội dung của nó”. 

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

TƯỞNG NHỚ VŨ ĐỨC SAO BIỂN, PHIM NƯỚC BẠN - Thơ Chu Vương Miện


       


VŨ ĐỨC SAO BIỂN
(Tưởng nhớ đôi dòng)

“Đi qua chân cầu
Nhìn xuống dòng sông sâu
Cuộc tình như thế đó ?
Cuộc đời như thế đó ?
Đi qua chân cầu
Nhìn nước trôi một dòng
Như tình anh với em
Nhạc Vũ Đức Sao Biển”

Nhiều anh trước ta đã ra đi
Nhiều bạn sau ta cũng ra đi
Ta lỡ cỡ còn ở lại
Lão Cung Tích Biền thở ngắn than dài
Chúng ta xếp hàng một
Chờ ngày tốt lên thiên thai?
Nhập giang nhập gia
Tuỳ giờ tuỳ lúc
Chờ gọi tên là đi cái một
Hoạ sĩ nhà thơ Hoàng Hương Trang
Thi sĩ võ sư phê bình gia Trần Tuấn Kiệt
Đại danh ca Thái Thanh
Bây chừ Võ Hợi “nhạc sĩ giáo sư, nhà báo,
nhà Kim Dung học Vũ Đức Sao Biển ra đi chuyến chót .

THÁNG NĂM LẠY TRỜI MƯA XUỐNG !!! - Thơ Lý Hạ Liên


   


THÁNG NĂM LẠY TRỜI MƯA XUỐNG !!!

Tháng Năm
Môi em cháy bỏng mặt trời
Khát môi anh
Một ngụm nước dừa xiêm ngọt mát nắng hè

Tháng Năm
Chùm phượng vĩ bên trời
đỏ lửa
Cho người tình
thắp thuốc
Nhả khói lên trời
Nghìn năm mây trắng

Tháng Năm
Lạy trời mưa xuống
Cánh đồng khô hạn
Bên dòng sông trơ đáy
Khát mưa...

Tháng Năm
Đi qua mùa nóng chảy
Cổng nhà ai rực màu bông giấy
Thao thức nỗi buồn trưa…

Tháng Năm
Cầu trời giải cứu
Nơi nào nhiệt độ cũng tăng
Chờ mong những cơn mưa
Như chờ anh !!!

                           Lý Hạ Liên
                            21.5.2020

BỆNH VIỆN QUẢNG TRỊ TRƯỚC NĂM 1975 TRONG KÝ ỨC TÔI - Khang Hồ


                   
                             Tác giả bài viết Khang Hồ 


        BỆNH VIỆN QUẢNG TRỊ TRONG KÝ ỨC TÔI
                                                       Hồ Sĩ Khang (Chs NH71-75)

Tôi nhìn hoài bức ảnh bệnh viện Quảng Trị chụp trước năm 1972 trên trang face Đồng môn Nguyễn Hoàng.
Người đăng chỉ viết sơ sài mấy dòng, nhưng bao nhiêu kỷ niệm òa về tràn ngập.
Các anh chị ấy nhắc đến chị Vui, vợ của người thầy dạy Trường Nguyễn Hoàng đã mất: Lê Văn Tôn. Ngày trước, thầy làm thông dịch viên cho các bác sĩ Mỹ, còn chị Vui cũng làm tại bệnh viện này.
Tôi đọc tất cả các comments mà không thấy một cái gì dính dáng đến những điều tôi biết.

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

PHIẾM LUẬN VỀ KIM LÀ VÀNG - Đỗ Chiêu Đức


                 Ã„á»— Chiêu Đức
                             Học giả Đỗ Chiêu Đức


          PHIẾM LUẬN VỀ KIM LÀ VÀNG
                                                                            Đỗ Chiêu Đức                                                    
Kim là Vàng, là kim loại qúy có ký hiệu hóa học là Au (L. aurum) và số nguyên tử là 79. Nhưng người đời chỉ biết đến vàng 24K hoặc vàng 4 số 9 mà thôi. Vàng 24K, giới bình dân quen gọi là Vàng ròng, nghĩa là vàng không có pha thêm tạp chất nào cả, là Vàng thứ thiệt !
Kim cũng là một trong 214 bộ của CHỮ NHO... DỄ HỌC, thuộc dạng chữ Hội Ý theo diễn tiến của chữ viết như sau:


Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

ĐỌC LỜI BÌNH THƠ CỦA NGUYỄN XUÂN DƯƠNG - Đặng Xuân Xuyến


                   
                         Nhà bình thơ Nguyễn Xuân Dương


      ĐỌC LỜI BÌNH THƠ CỦA NGUYỄN XUÂN DƯƠNG

Thi thoảng vào trang facebook của nhà Phê bình Văn học Nguyễn Xuân Dương, tôi gặp khá nhiều statuts và những dòng comment ngắn, ghi lại cảm xúc của ông về thơ của bạn thơ và những dòng “chia sẻ” đó thường nghiêng về “gợi mở” hơn là “bình”. Có lẽ ông chủ ý chỉ đứng ở vị trí là người “phát hiện” ra thơ hay còn cảm nhận thơ hay thế nào là việc của bạn đọc nên ngay cả những lời “gợi mở” ông cũng khá kiệm lời, ví như khi viết về “Lời Yêu” của Đồng Thị Chúc:

TÂM NGUYỆN, TÂM VỌNG, TẬN HIẾN - Thơ Lê Văn Trung


        


TÂM NGUYỆN

Tôi xin nở hết một lần
Mùa hoa tôi thưở tình còn đang xanh
Tôi xin làm một dòng sông
Chảy qua em buổi nguyệt hồng đang hương

Tôi
Men ướp rượu tình nồng
Xin em nhung lụa cho lòng ươm tơ.
                   

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

NỠM CÁI ĐÈN CÙ - Thơ Lê Phước Sinh


   


NỠM CÁI ĐÈN CÙ

kéo nhau tay nắm lòng vòng
chạy từ bắc lại sang đông
nghênh ngang cờ võng lọng thiếp
thẹn thùng mây nước núi sông
đốt nóng xoay tròn buông xõa
xuýt xoa, con trẻ thiên đàng
khú đế già, Trạng Quỳnh  diễu
- Qua đò xem hát, cồn sông...

                   Lê Phước Sinh

MI THỨ - Thơ Lê Kim Thượng


        
             Nhà thơ Lê Kim Thượng


MI THỨ

Tan trường, sánh bước bên nhau
Đường quê ngơ ngẩn đỏ màu Phượng bay
Chiều nghiêng, nắng đổ vai gầy
Giọt vàng rơi rụng, hoa đầy áo e
Cỏ non đan gót chân mềm
Gió qua kẽ lá nhẹ êm tiếng đàn...
Bến sông, ngồi đợi đò sang
Mưa nguồn nước đục, sông vàng trôi trôi
Hàng mi khép kín bồi hồi
Bờ môi mọng đỏ gọi mời nụ hôn
Tóc huyền óng ả dài suôn
Tay anh mười ngón đan luồn tơ vương
Giọng em “Thưa... dạ...” dễ thương
Môi hoa, hơi thở ngọt hương tình nồng
Trao tôi đôi má nõn hồng
Thiết tha nồng ấm, một vòng tay tiên
Trao tôi rạo rực, hồn nhiên
Cuộc tình thơ dại, ngoan hiền ngây thơ
Những ngày nửa tỉnh, nửa mơ
“Cầu tre lắt lẻo...” đôi bờ nhân gian...                         

Đôi ta “Gãy gánh giữa đàng...”
Còn đây, Một - Dấu - Chấm - Than... chuyện tình
Còn đây một bóng, một hình
Trở trăn, trăn trở một mình riêng đau
Chợ Tình, tìm chẳng gặp nhau
Chỉ còn ánh mắt hoen màu thời gian
Hai đầu nỗi nhớ giăng ngang
Sông đầu, sông cuối... đôi đàng tương tư...
Em đi có biệt, không từ
Đợi chờ héo hắt, đỏ nhừ ngóng trông
Em đi về phía Xuân hồng
Trầu xanh, cau thắm, rượu nồng...Vu quy
Anh đi về phía cách ly
Cung đàn Mi thứ... Nốt Si não nề...
Có người con gái tóc thề
Theo chồng xứ lạ, nhớ về Sông Dinh
Có người con gái đa tình
Giờ thành Cô phụ... một mình ru mưa
Vấp vào nỗi nhớ ngày xưa
Bước chân vô định, đong đưa phận người...                      

                       Nha Trang, tháng 5. 2020
                             LÊ KIM THƯỢNG

NGƯỢC ĐÃI - Thơ Trần Mai Ngân


   
                    Nhà thơ Trần Mai Ngân


NGƯỢC ĐÃI

Trăm năm ngược đãi chúng mình
Long đong hạnh phúc chùng chình chung riêng
Có khi bão tố triền miên
Cùng bơi qua sóng con thuyền chông chênh

Tình yêu ngược đãi mình ên
Dốc sầu trượt ngã mông mênh lặng thầm
Bây giờ ôm mối tình câm
Những ngày hoa mộng xa xăm đã rời...

An vui ngược đãi cuộc đời
Duyên lành một thuở cũng vời vợi xa
Đành thôi cất giấu nhạt nhoà
Để mai nhìn lại tôi còn lãng quên...

Ai xui mình ngược đãi nhau
Cho lòng một vết thương đau đến cùng
Bây giờ dấu cũ mịt mùng
Bây giờ ngược đãi nghìn trùng ngày xưa!

                                         Trần Mai Ngân

GỬI BÁC NGUYỄN BÀNG, ĐA NGUYÊN, VDẬY VDÂY - Thơ Chu Vương Miện


        


GỬI BÁC NGUYỄN BÀNG

tôi với Bác vốn là có cựu
bác trên 8 bó
tôi gần 8 bó
sáng trưa chiều tối lúc nào cũng mệt
nghiền ngẫm hoài cái sự đời
sinh lão bệnh chết
hỡi ôi ?
cái kiếp nhân sinh "tự cổ thùy vô tử"
từ cỏ cây muông thú tới con người
từ cá voi cá nhà táng cá thoì lòi
đến thú rừng sư tử cọp beo tê giác
sống làm sĩ phu không được cái tích sự gì ?
ngoài cái môm ở không nhai đậu lạc
100 năm vèo qua ngang câu hò tiếng hát
cùng trông kèn ầm ĩ rác tai
đèn đỏ cùng xanh từng cặp múa đôi
giữa tối sáng nhà tranh như nhà ngói
lúc nhai khoai lúc xơi cơm bà Cả Đọi
nghiệp với nghề nghề với ngỗng câu cơm
hết gió Bắc phương lại gió Nam nồm
chưa mở mắt đất trời xoay chuyển
những trò hề phường chèo chả mời cũng đến
hết chiến tranh gần lại chiến tranh xa
đang sống làm người được chuyển thành ma
bao đồng lúa biến thành đồng cỏ
bào làng thôn biến thành chiến địa
thú với người sống lẫn vào nhau?
đất nước qúa nghèo biết trốn nơi đâu ?
chốn chốn nơi nơi dầu xôi lửa bỏng
nghề "gõ đầu trẻ" xơi toàn cháo lỏng
nhai hột cơm trộn với hạt ngô
đời lăng nhăng nghe chán thấy mồ
nói tới cùng lui tòan là bố láo
nói cho cùng cũng chỉ là lon gạo
bỏ vào nồi đổ nước nấu thành cơm
cả một đời số kiếp cá thờn bơn
chèn ép mãi muôn đời méo miệng
cả 100 năm đất nước này câm tiếng
không khóc cười mà chỉ biết nhăn răng
chán quá đi xiệc con khỉ đánh vòng
con chó cún con mèo gánh nước
ôi nẻo về của hai ta kẻ sau người trước
nẻo lên thiên xuống địa hai đàng
xín lời chúc lão hữu Nguyễn Bàng
nơi cõi tạm chán vô cùng là chán ?

TRẦN QUỐC TOẢN, VỊ ANH HÙNG NHIỀU BÍ ẨN - Nguyễn Hưng


          
                                          Hình tượng Trần Quốc Toản 
                            (Trên bìa sách của Nhà xuất bản Kim Đồng)


TRẦN QUỐC TOẢN, VỊ ANH HÙNG NHIỀU BÍ ẨN                                                                                          Nguyễn Hưng

Đây là nhân vật được rất nhiều ngưỡng mộ của đông đảo người yêu sử. Bởi lẽ, anh hùng này là một võ tướng thiếu niên, sớm có ý thức bảo vệ Tổ quốc của non sông và có nhiều chiến công hiển hách, góp công đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông.

GIỮA DÒNG - Thơ Nguyễn Thành Tâm


    
                Nhà thơ Nguyễn Thành Tâm
                        (Đại Ngàn)


GIỮA DÒNG 

À ơi, đừng xoáy chiều giang
Đò ngang muộn chuyến ngỡ ngàng rủi may
Cầm câu hẹn ước trên tay
Mà run trước gió mà gầy giữa giông

À ơi, đêm xuống giữa dòng
Đèn không thắp được trăng không sáng trời
Đừng rưng rức nữa gió ơi
Đã xa bên lở phía bồi cũng xa

Cánh cò chấp chới câu ca
Đáy sông phận sỏi còn tha thiết đời
Cỏ cây dỗ ngược kiếp người
Căm căm ta lớn giữa lời ta ru

                                    Nguyễn Thành Tâm

SAU LŨY TRE LÀNG, SẮC HƯƠNG MÀU… NHỚ ! - Thơ Văn Thiên Tùng


    


SAU LŨY TRE LÀNG

Ta tìm lại con đường làng thoáng Hạ
Mỗi bước đi như nặng trĩu tấc lòng
Mỗi khúc quanh từng ngõ rẻ lòng vòng
Đâu đó thoảng… hương nồng mùi rạ mới

Cánh đồng vàng đang hồi vừa chín tới
Cọng rơm ôm từng chẽn lúa trĩu oằn
Là thành quả bao vất vả nhọc nhằn
Để có được ngày mùa như ý nguyện

Chút mùi quê… gió đồng ngai ngái quyện
Sớm Hạ bừng dần nhích ánh hừng lên
Chất bùn nồng hăng hắc ấy chẳng quên
Như món nợ… ân tình người với đất

Tuổi thơ với bao nỗi niềm chất ngất
Mỗi trưa hè đầu cuối xóm đùa chơi
Bày lắm trò từng nhóm một đã đời
Cò cò nhảy - gõ căng - nào đá dế…

Thắng hay thua đan xen đâu có dễ
Lại cãi nhau ầm ĩ dậy đường làng
Lắm bạn bè xóm dưới rủ nhau sang
Chơi ù mọi - trốn tìm… đồng ca hát …

Lũy tre làng xõa mình râm tỏa mát
Là không gian ôm ấp tuổi thơ mình
Là sân chơi đa thức vốn giao tình
Nhưng quá đổi dồi dào ngoài mong đợi

Quên sao được những trưa đồng tắm hói
Cùng tranh bơi từng nhóm nhảy lộn vòng
Con hói làng nguồn nước mát xanh trong
Nước tung bấn… chen nhau cùng ngụp lặn

Cả con hói lao nhao cười đùa bỡn
Quên hẳn trời đang phả nắng như thiêu
Quên thời gian bóng ngã đổ sang chiều
Quên đói mệt lã người đâu cần biết…

Lại cái chuyện sáng trưa hay chập choạng
Bước lần theo tiếng dế vọng xa xa
Từng dấu chân rón rén lắng nghe mà
Tìm cho được thật nhiều con dế mọi

Bấy chuyện xưa… chẳng thể nào kể xiết!
Tuổi hồn nhiên chân đất dẫm khắp làng
Bao nhiều trò đùa nghịch vốn hằng mang
Bao thoáng hạ… đường làng nam nồm ngát

Nay vốn vẫn muôn nẻo đường phiêu dạt
Mãi trong ta chẳng vơi cạn… nhớ ơi!
Bài đồng dao chắp cánh dẫn vào đời
Bên cái lũy… tre làng man mác ấy.

Lũy tre làng êm đềm dìu tuổi mộng
Con dường quê ẩn dấu tuổi thơ mình
Những vui buồn chất chứa trĩu ân tình
Là kỷ niệm dấu yêu - chất vốn sống…

Có một khoảng riêng vốn làm ta xao động
Những suy tư theo dòng chảy tuôn trào
Bao nhiêu là kỷ niệm của hôm nao
Chợt đâu đó lay hồn mình thức dậy…

Một tình yêu - vốn suốt đời mắc nợ
Vẫn mang theo trong suốt chặng hành trình
Chuyện xa xưa - chuyện hai đứa chúng mình
Hằng mơ ước nên đôi… nào chẳng được.

                                 Quảng Trị, 04/6/2017
                             Mai Vân Văn Thiên Tùng

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

ĐI TÌM ĐỊA DANH BÌNH TUY - Phan Chính


             

            ĐI TÌM ĐỊA DANH BÌNH TUY

Có đến hai mươi năm địa danh tỉnh Bình Tuy là một phần đất rộng lớn phía tây nam của tỉnh Bình Thuận ngày nay. Dưới chế độ Việt Nam cộng hoà, từ một sắc lệnh ký ngày 25.10.1956 tỉnh Bình Tuy được thành lập gồm một phần đất của hai huyện Hàm Thuận,Tánh Linh và một phần đất của hai tỉnh Long Khánh, Lâm Đồng cùng lúc với 22 tỉnh miền Nam. Đến năm 1976, khi thành lập tỉnh Thuận Hải thì không còn nữa. Nhiều câu hỏi địa danh tỉnh mới này tại sao là Bình Tuy 平綏, mang ý nghĩa gì? Đối với Ngô Đình Diệm - Tổng thống đệ nhất VNCH vốn là người được hấp thụ nhiều Tây học nhưng cũng chịu ảnh hưởng nền giáo dục Nho giáo của gia đình, cho nên quyết định một tên tỉnh mới phải có lý do nào đó.

TÂM SỰ VỀ VIỆC SOẠN SÁCH ‘VĂN HÓA TÂM LINH’ - Đặng Xuân Xuyến


        


TÂM SỰ VỀ VIỆC SOẠN SÁCH ‘VĂN HÓA TÂM LINH’

Sách về thể loại văn hóa tâm linh, về kinh nghiệm của cổ nhân thì hầu như 80% đến 90% nội dung sẽ giống nhau, bởi đó là các nghi lễ, tập tục, những đúc kết kinh nghiệm,... trong dân gian hoặc trong các thư tịch cổ đã được mặc định là những chuẩn mực nên các tác giả đi sau chỉ sao chép lại, phần 10% đến 20% khác nhau giữa các cuốn sách chính là “chỉ số” quyết định giá trị “ứng dụng” vào thực tiễn của mỗi cuốn sách phụ thuộc vào trình độ, kiến giải, sự trải nghiệm của mỗi tác giả. Vì thế người đọc mới truy tìm sách của tác giả abc về lĩnh vực xyz mà không truy tìm tên cuốn sách.

PHẠM THIÊN THƯ, CÓ NGẦN ẤY THÔI - Nguyễn Đức Tùng




          PHẠM THIÊN THƯ, CÓ NGẦN ẤY THÔI
                                   (Gởi Kathy Hoang)

                                                                              Nguyễn Đức Tùng

Thơ Phạm Thiên Thư là thơ để ngâm, để hát, là chanson poétique.

Tiếng em hát giữa giáo đường
Chúa về trong những thánh chương bàng hoàng

Đúng ra, thơ ông có điệu nói lẫn điệu hát. Là tu sĩ Phật giáo nhưng vẫn nhắc đến Chúa: đó là tinh thần tự do của Phạm Thiên Thư. Nhiều người cho rằng thơ ông được phổ biến là nhờ ca khúc do Phạm Duy phổ nhạc, hoặc vì ông là thi sĩ kiêm thiền sư, những cái ấy đều có thể đúng cả, nhưng thơ không hay thì không ai nhớ. Vậy phải có mấy thứ cùng lúc: văn hóa và văn bản. Nhà phê bình Đặng Tiến có một nhận xét thú vị rằng câu "rằng xưa có gã từ quan" là câu thơ được nhớ nhiều nhất. Điều đó quả nhiên đúng, nhưng tôi nghĩ có lẽ vì nó được phổ nhạc, và là câu mở đầu của bài hát. Nếu Phạm Duy chọn câu khác, ví dụ câu thứ nhất của Động hoa vàng "Mười con nhạn trắng về tha", thì biết đâu câu ấy lại nổi tiếng hơn?
Bạn nói vậy hoá ra câu "rằng xưa" ấy không có giá trị gì? Cũng không phải thế. Đó là câu nghe qua cũng tầm thường, nhưng với lối nói lửng lơ, nhiều hư từ, của người Việt, nó lại gợi ra nhiều thứ. Nó mở ra, mông lung. Bùi Giáng có nhiều câu như vậy. Một chữ thành công phải đúng thời điểm, mở đúng cánh cửa. Mà một cánh cửa chỉ có một người mở. Nhưng trước hết nó phải kết tụ tiếng nói của dân tộc, như một thứ "tổng kết thời đại." Ở miền Nam ai không thấy cảnh nữ sinh áo dài tha thướt ùa ra cổng giờ tan trường, nhưng phải đến Phạm Thiên Thư, thơ mới bật ra bốn chữ:

Em tan trường về

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

ĐỜI NGƯỜI TỰA…, DÔNG LUÔN - Thơ Chu Vương Miện


      


ĐỜI NGƯỜI TỰA…

Bóng câu cửa sổ
Đời ong ruồi làm tổ cành cao
Giựt mình tỉnh giấc chiêm bao
Thì ra toàn những tào lao báo đời ?
Khó cũng đó mà cười cũng đó
tuồng tích nào mặt đỏ mặt xanh
thân chim đâu được lìa cành
làm sen thân ở dưới bùn muôn năm ?
mười hai tháng chỉ nằm dưới đất
Nhìn khung trời vằng vặc toàn sao
năm canh gió thổi lào xào
Bên ao bèo với kiếp nghèo nối nhau
Kiếp bò với lại kiếp trâu
Nhai trầu nhả bã trắng đầu nhớ thương

LOẠN BÚT VỀ THÚ CHƠI CHỮ - Nguyên Lạc


              
                              Tác giả Nguyên Lạc


             LOẠN BÚT VỀ THÚ CHƠI CHỮ


Cẩn Báo:
Bài viết này cấm trẻ dưới 18 tuổi. Các bà và các cụ “đạo cao đức trọng” xin cẩn thận.

Dẫn Nhập:

“Đời như giấc chiêm bao”/ Xử thế nhược đại mộng - Lý Bạch. Hãy vui lên, hãy nâng ly lên cùng nhau hát: “Một 'chăm' em ơi, chiều nay một 'chăm' phần 'chăm'...”, rồi cùng Nguyên Lạc tui cười chút chơi.
“Laughter is the best medicine/ Cười là liều thuốc vạn năng”

CÁC CÂU THƠ "ẤN TƯỢNG"

Bắt đầu bằng các câu thơ “ấn tượng” của thi sĩ Hoàng Xuân Sơn:

Nhắc Đèo Thì Đèo

cù mông cù mông
nhột
không?
cù mông đèo đứng
tồng ngồng lõa sương

Bài thơ này “chơi chữ”, đọc xong tôi có “hứng khởi” loạn bàn sơ lược về thú chơi thanh cao của người xưa – “Chơi Chữ”. Tôi hiểu được ít nhiều về thú chơi này từ sách ông Lãng Nhân Phùng Tất Đắc. Xin ghi ra đây vài hàng về ông Phùng:

LÀM THƠ ĐỂ BỘC LỘ CẢM XÚC HAY KHƠI GỢI CẢM XÚC? - Phạm Đức Nhì


                  
                            Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


CUỘC TRANH LUẬN DỞ DANG

Cách nay đã lâu tôi có một cuộc tranh luận khá lý thú với một bạn đọc trên Facebook. Không biết anh ta – cũng là người làm thơ - lấy đâu ra câu “Làm thơ là để khơi gợi cảm xúc (của người đọc) chứ không phải bộc lộ cảm xúc (của mình)” để chê bai, chỉ trích bài viết của tôi. Tôi tin ở cách nhận định và đánh giá thơ của mình, nhưng đây là đề tài lớn của thơ, bàn đến cũng tốn nhiều giấy mực chứ không phải chỉ vài bình luận qua lại trên FB là có thể tỏ rõ ngọn ngành. Ngọn ngành ở đây không phải phân định đúng sai mà là tìm hiểu xem trong hai hướng đi đó thi sĩ nên chọn hướng đi nào để có lợi nhất cho những đứa con tinh thần của mình.

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

TÂM SỰ CÙNG ĐẶNG XUÂN XUYẾN VỀ TỬ VI - Nguyễn Thanh Lâm


         
                     Nhà ứng dụng Kinh Dịch Nguyễn Thanh Lâm


TÂM SỰ CÙNG ĐẶNG XUÂN XUYẾN VỀ TỬ VI

Cơ duyên trời đất tôi biết Đặng Xuân Xuyến từ năm 1999, năm tôi ra tập thơ “Những Bình Minh Chiều” nhờ Xuyến bán giúp. Rồi đến năm 2001 tôi ra tập thơ “Thơ Tình Phố Cổ” tôi lại nhờ Xuyến bán hộ. Tôi đến nhà sách của anh ở đường Láng khi ấy anh đang xem tử vi của anh và số tử vi của vợ anh. Xuyến không ngờ tôi là người nghiên cứu sâu và ứng dụng tử vi đã lâu năm, tôi nói về đời anh, về tính cách của vợ anh và mối tình của anh với vợ sẽ tan vỡ làm Xuyến giật mình. Nhưng bản chất của Xuyến là người tốt, thương vợ thương con hết mình, anh tin vào tình yêu và lòng tốt của mình nên lúc ấy Xuyến chỉ ngờ ngợ chưa tin. Thời gian trôi đi… những điều tôi nói đã thành sự thật, khi con người gặp cảnh đau lòng mới ngộ ra và tự hỏi mình là ai?