BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

CHIỀU NAY SƯƠNG KHÓI LÊN KHƠI - Hà Đình Nguyên

Huyền Chi là bút danh của Hồ Thị Ngọc Bút, một cô gái sinh năm 1934 tại Từ Sơn (Bắc Ninh), theo gia đình vào Nam từ trước năm1954, khi đang học bậc trung học. Lúc mới vào Nam (1948-1949) cô ở với chị gái tại Đà Lạt, sau đó về Sài Gòn (1950) vừa đi học vừa phụ mẹ trông nom sạp vải ở chợ Bến Thành. Bài thơ "Thuyền viễn xứ" là một trong 22 bài thơ nằm trong tập thơ "Cởi mở" của Huyền Chi xuất bản năm 1952, trong thời gian cô sinh hoạt với một nhóm văn nghệ sĩ trẻ và làm thư ký tòa soạn chuyên trách mục thơ cho tạp chí Phụ Nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương.

      
                        Tác giả bài viết Hà Đình Nguyên 


         CHIỀU NAY SƯƠNG KHÓI LÊN KHƠI

(Trích trong cuốn "60 Bóng hồng trong thơ nhạc" - NXB Trẻ ấn hành tháng 10/2017). (Tặng Trần Thanh Bình)

Trong những ca khúc mang tâm trạng hoài hương mang nỗi buồn man mác như: Làng tôi (Chung Quân), Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương), Quê mẹ (Thu Hồ), Làng tôi (Văn Cao), Ngày về (Hoàng Giác)… thì Thuyền viễn xứ của Phạm Duy dù có buồn nhưng giai điệu thì khác hẳn: lạ hơn, sang trọng hơn…
Bạn thân của tôi, nhà báo Trần Thanh Bình, có một giọng hát khá tốt cho nên trong những lúc ngà ngà cuộc bia thường được đề nghị hát giúp vui (không đề nghị… cũng hát), và hầu như lúc nào anh cũng cất lên: “Chiều nay sương khói lên khơi. Thùy dương rũ bến tơi bời. Làn mây hồng pha ráng trời. Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người. Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần qua dạt bến lau thưa. Hò ơi, giọng hát thiên thu. Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về…”  
                                                                               (Thuyền viễn xứ) 

Giọng hát nghiệp dư của Trần Thanh Bình chỉ…cỡ đó, nhưng cũng đủ làm xuyến xao tâm hồn người nghe, nói chi được nghe những danh ca như Thái Thanh, Sĩ Phú hát bài này, cam đoan các bạn sẽ thấy phiêu diêu đến tận…viễn xứ !

      

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

CÒN GÌ EM ƠI - Thơ Dũng Nguyên, nhạc Nguyễn Xuân Mai, ca sĩ Chánh Tín trình bày


    
                      Nhà thơ Dũng Nguyên.                             Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Mai.


CÒN GÌ EM ƠI

Làm sao mà quên được ngày đó ta gặp nhau
Mùa thu như đắm đuối trên suối tóc em cười
Trên cành chim khúc khích ấp úng em đôi mươi
Làm sao mà quên được đôi mắt buồn ngây thơ

Nửa hồn em muốn nói ngày mai em đợi chờ
Tình yêu không gian dối Tình đi vào trong mơ
Tình yêu say đắm đuối Tình là tình nên thơ
Làm sao mà quên được Từ đó tôi yêu em

Bằng con tim hớn hở trên sông yêu êm đềm
Tình yêu không gian dối. Bằng trái tim dại khờ
Tình yêu không tính toán tình là tình nên thơ
Làm sao mà quên được một biến loạn cuộc đời

Em trôi về một nơi tôi lạc vào một nẻo
Tình chia hai ngã rẽ thôi hết rồi em ơi
Từ đó ta xa rồi con chim như gãy cánh
Con thuyền dạt bến trôi đời nhau chia hai lối

                                               Dũng Nguyên


       

                          Thơ: Dũng Nguyên.
                          Nhạc: Nguyễn Xuân Mai.
                          Trình bày: Ca sĩ Chánh Tín


   

NHỮNG THIÊN THẦN ÁO TRẮNG - Thơ Ái Nhân



ÁI NHÂN
Tên thật Bùi Cao Thế
Đt:0984470914
139- 399- Ngọc lâm – Long biên –Hà nội
TK Bùi cao Thế 10524096395016 Techcombank
Chi nhánh Chương dương – HN



NHỮNG THIÊN THẦN ÁO TRẮNG
(Kính tặng các y bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch Cô vít- 19)

Giành lại mùa xuân ấm áp nụ cười
Bờ lu trắng anh bước vào trận chiến
Trái tim yêu thương nguyện lòng dâng hiến
Vì nhân dân gian khó sá gì

Cuối hành lang tiếng điện thoại thầm thì:
“Con yêu nhé nghe lời mẹ dặn:
Ăn ngủ vui chơi, học bài đều đặn
Hết dịch Cô rô na…
Rồi mẹ sẽ trở về”

Văng vẳng bên tai còn tiếng hẹn thề
“Mùa xuân đến anh về ta cưới
Em xinh đẹp sẽ là cô dâu mới ”
Đêm chập chờn...
Phấp phới trắng bờ lu

Thoăn thoắt bước chân quay tít đèn cù
Vì người bệnh em ngủ không trọn giấc
Giấu dưới buồng tim sụt sùi tiếng nấc
Bất chấp hiểm nguy...
Lặng lẽ hiến dâng đời

Nén chặt nỗi niềm, bậm tím bờ môi
Y bác sĩ cũng như người chiến sĩ
Chấp nhận hi sinh không lặng lòng suy nghĩ
“Áo trắng thiên thần”...
Trân quí biết bao nhiêu!

                                                      Ái Nhân

BẾN CŨ CHIỀU SƯƠNG - Thơ Quang Tuyết


        
                       Nhà thơ Quang Tuyết


BẾN CŨ CHIỀU SƯƠNG

Dòng sông mang bao nước mắt
Về đâu? Đi đâu sông ơi
Cuối nguồn biển đời xao xác
Tìm đâu bờ bến yên vui
Tôi về nghe lời gió hát
Thương màu áo trắng tinh khôi

Tuổi còn non xanh lộc biếc
Vùi trong sóng nước tơi bời
Bên nầy bờ nam Thạch Hãn
Đứng trông bên ấy Nhan Biều

Mù sương hay là ảo ảnh
Một thời tuổi mộng lời yêu
Chia tay một ngày trăng chết
Giăng giăng nắng cháy đường đi

Áo xưa úa nhàu mưa tuyết
Tình em chưa kịp xuân thì
Dòng sông chở đầy dư lệ
Với tay - hương cũ nhạt nhòa
Cuộc đời theo dòng trôi mãi
Đò qua bến cũ... tình xa

               Quang Tuyết
Quảng Trị - Chiều đông 2017

MẬN - Truyện ngắn của Trần Mai Ngân


                      

MẬN

Tên nó là Mận.
Cái tên bình thường như quả Mận ở Việt Nam. Một loại quả thông thường không được coi trọng và không nằm trong list hoa quả đắt tiền. Ai cũng có thể mua ăn!

GÁ TÌNH - Thơ Đặng Xuân Xuyến


       


GÁ TÌNH

Rồi em cũng phải gả chồng
Rồi tôi cũng phải làm chồng người ta
Thôi thì hai bảy mười ba
Bữa nào trời đẹp tôi qua bỏ trầu

Người ta lấy bạc bắc cầu
Để tôi sấp ngửa cơi trầu lỡ duyên
Người ta khát lộc say quyền
Để em phận gái thuyền quyên bẽ bàng

Gặp nhau khi đã trễ tràng
Dở dang duyên phận nhỡ nhàng lời yêu
Chỉ là gạo nấu chung niêu
Chẳng mong củ ấu khéo yêu thành tròn
Đã quen ngậm trái bồ hòn
Nào đâu nghĩ đến vuông tròn nặng sâu...

Bữa sau tôi sẽ bỏ trầu
Để em thôi gả làm dâu nhà người

           Hà Nội, ngày 20.03.2013
           ĐẶNG XUÂN XUYẾN

TÔN VINH NGÀNH Y TẾ - Đức Hạnh & Thi Hữu


   


TÔN VINH NGÀNH Y TẾ

Chiến sĩ Ngành y quyết bảo tồn
Quên mình chống dịch sẵn sàng luôn
Tình yêu bệnh chữa ngời nhân đức
Nghĩa cử lòng trao thắm cội nguồn
Dũng cảm trừ tiêu loài “Vũ Hán”
Kiên cường bảo vệ những làng thôn
Toàn dân cảm tạ tâm Thầy thuốc
Cả nước mừng vui sẽ thịnh phồn..!

Đức Hạnh
26 03 2020


BÀI HỌA:


TỔ QUỐC TRI ÂN

Tình yêu thể hiện mãi sinh tồn
Tiếng gọi sơn hà nghĩa khí luôn…
Bác sĩ anh hùng khai trận tuyến
Ngành y sáng tỏ trải muôn nguồn
Thành tâm chữa bệnh trừ vi rút
Tích cực lên đường giúp huyện, thôn…
Tổ quốc tri ân người chiến sĩ [*]
Toàn dân khỏe mạnh cảnh an phồn…

Hồng Xuyến
26 03 2020

[*] Những "chiến binh áo trắng” và cuộc chiến chống COVID-19

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

BÀI THƠ “THÁNH MẪU HÀI ĐỒNG”, MỘT KIỆT TÁC THƠ TÌNH VIẾT VỀ “ĐÊM TÂN HÔN” CỦA HỮU LOAN - Lê Quang Vinh

Nhà thơ Hữu Loan suốt đời mình luôn khắc ghi hình bóng người vợ đầu. Sau bài thơ Màu tím hoa sim bốn mươi hai năm, ông lại làm bài thơ này hồi tưởng lại đêm tân hôn đầu tiên của mình. Bài thơ vẫn đúng chất hồn và giọng điệu Hữu Loan, đầy ắp cảm giác cảm xúc đôi lứa tình yêu. Đây còn được gọi là bài “Tục... Màu tím hoa sim”

       
                         Tác giả Lê Quang Vinh


BÀI THƠ “THÁNH MẪU HÀI ĐỒNG”, MỘT KIỆT TÁC THƠ TÌNH VIẾT VỀ “ĐÊM TÂN HÔN” CỦA HỮU LOAN
                                                                                   Lê Quang Vinh

Có thể đây là tác phẩm thơ tình viết riêng về “đêm tân hôn” có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Nó là một kiệt tác. Hay từ chân tơ kẻ tóc, từng tế bào; tuyệt mỹ đến mức thánh thiện.

Đọc xong bài thơ, ta có cảm nhận đó như chính một bức tranh thánh, hay một pho tượng thánh trong bảo tàng nghệ thuật ở các nước phương Tây mô tả đôi trai gái sinh hoạt tình ái nơi “vườn địa đàng”. Mọi thứ ẩn hiện trước mắt ta cao nhã, phi phàm, không một chút bụi trần, thể xác - Đúng như chủ ý của tác giả bộc lộ ngay đầu đề bài thơ: “Thánh mẫu”“Hài đồng”, đó đâu còn là đôi... “trai gái” trần tục nữa?!

SỰ PHONG PHÚ CỦA TIẾNG VIỆT QUA NHIỀU CÁCH DỊCH KHÁC NHAU MỘT BÀI THƠ NƯỚC NGOÀI

Khi phong cách thơ của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Trương Hán Siêu và Pushkin được dùng để dịch cùng một bài thơ tình.



Có bài thơ tình yêu rất nổi tiếng, tương truyền là của nhà văn, nhà viết kịch vĩ đại nhất nước Anh, đó là William Shakespeare. Một số nguồn khác lại nói bài thơ này của Bob Marley, thông tin khác thì nói rằng đó là của một nhà thơ người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Qyazzirah Syeikh Ariffin. Bài thơ như sau:

You say that you love rain,
But you open your umbrella when it rains.
You say that you love the sun,
But you find a shadow spot when the sun shines.

You say that you love the wind,
But you close your windows when wind blows.
This is why I am afraid,
You say that you love me too.

CÔNG CHÚA NGOẠI QUỐC DUY NHẤT Ở VIỆT NAM ĐƯỢC LẬP ĐỀN THỜ - Hòa Trần

Vì có công huấn luyện voi chiến cho Đại Việt nên công chúa nước Lào là Nhồi Hoa được lập đền thờ tại thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai (Nho Quan - Ninh Bình).

                                  Đền Thượng thờ công chúa Nhồi Hoa. Ảnh: TG.
                 

CÔNG CHÚA NGOẠI QUỐC DUY NHẤT Ở VIỆT NAM ĐƯỢC LẬP ĐỀN THỜ
                                                                                         Hòa Trần

Sơn Lai là vùng đất cổ, hiện thuộc phạm vi của Quần thể Danh thắng Tràng An. Vào thế kỷ X, Sơn Lai là cửa ngõ phía Tây của “Hoa Lư tứ trấn”, thời nhà Trần (năm 1226), vùng đất này thuộc trấn Thiên Quan. Thời Hậu Lê, Sơn Lai thuộc phủ Thiên Quan, xứ Thanh Hóa.

Năm thứ 2 niên hiệu Thuận Thành Hồ Hán Thương (năm Nhâm Ngọ 1402) và tháng ba con đường từ Tây Đô (tức Thanh Hóa) đến Hóa Châu được sửa sang xây đắp lại, dọc đường cho đến phố xá có thể truyền thư tín, nên gọi là đường Thiên Lý. Sơn Lai nằm trên trục đường Thượng đạo này.

CHIỀU PHỐ VỌNG - Thơ Nguyễn Khôi


    


CHIỀU PHỐ VỌNG

“Người ta vọng chức quên tình
Tôi nay phố Vọng một mình Vọng Em”
                                    (Nguyễn Khôi)

Nắng óng ả xanh cao chiều phố Vọng
Hoa sữa vương hương cốm đầu mùa
Em xuất hiện như thiên thần lồng lộng
Rất diệu kỳ mà lại rất thơ
Đâu có phải bờ sông Lô hoang vắng
Gió dập dờn mây trắng ngút ngàn lau
Sông cứ chảy vờn sau tà áo trắng
Mặc thời gian như nước chảy qua cầu…

Ai mơ tưởng từ lâu câu chuyện cũ
Mối duyên thơ như trời đã đặt bày
Em cứ nói lòng mình qua hơi thở
Để cho anh uống cả tứ thơ say
Thật mộng ảo đâu đây chiều phố Vọng
Em có duyên rạng rỡ lạ kỳ
Anh trẻ lại với tình thơ sống động
Sông Lô hời… ai đó gọi trên kia.

                            Nguyễn Khôi
               Phố Vọng, Hà Nội 2-9-2000


Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

CHÔN CHẶT TÌNH SẦU- Thơ Dũng Nguyên, nhạc Nguyễn Xuân Mai, ca sĩ Anh Thư trình bày


    
                   Nhà thơ Dũng Nguyên.                         Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Mai.


CHÔN CHẶT TÌNH SẦU

Ngồi buồn nghe gió ru êm
Trăng sầu bóng ngả bên thềm
Còn đây lời yêu thầm nhớ
Nghe sao lạnh lùng mông mênh

Giọt sầu ngấm đắng môi mềm
Như dòng sông trôi lênh đênh
Qua miền yêu thương nuối tiếc
Nhớ người thầm bước cô đơn

Người đi mang theo thời gian
Kéo lê tình chết vội vàng
Gọi người vọng vào hoang vắng
Còn chăng tình đã muộn màng

Ôi thời gian nhớ em buồn đêm thêm sâu
Thời gian như sao qua mau
Nỗi buồn lên cơn run rẫy
Theo đêm chôn chặt tình sầu.

                                          Dũng Nguyên


         

    Thơ: Dũng Nguyên
    Nhạc: Nguyễn Xuân Mai
    Trình bày: Ca sĩ Anh Thư
         

CHUYỆN KỲ LẠ VỀ HAI CÔNG CHÚA XUẤT GIA NHƯNG BỊ VUA CHA ĐỐT CHÙA, SAU TU THÀNH BỒ TÁT

Kế thừa chính sách xưa, các vua nhà Lý thường lấy hôn nhân làm mối quan hệ ràng buộc, gắn kết với các tù trưởng người dân tộc thiểu số, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thuận lợi.

   
                                           

CHUYỆN KỲ LẠ VỀ HAI CÔNG CHÚA XUẤT GIA NHƯNG BỊ VUA CHA ĐỐT CHÙA, SAU TU THÀNH BỒ TÁT

Chuyện kể rằng, Lý Thánh Tông vốn là vị vua hiếm muộn, trước khi ông đi cầu tự nhiều nơi, rồi gặp Ỷ Lan lấy về làm vợ mới sinh được hai người con trai, con cả là Lý Càn Đức được nối ngôi (tức Lý Nhân Tông) thì tất cả các phi tần không ai sinh được cho vua con trai để nối dõi.

TRẬN CHIẾN VÌ KURIL: NHẬT CHUẨN BỊ TRẬN TSUHIMA 2 CHO NGA - Vladimir Tuchkov, Lê Hùng và Nguyễn Hoàng dịch

Xin giới thiệu một bài viết của chuyên gia quân sự, kỹ sư  người Nga Vladimir Tuchkov (với tiêu đề và phụ đề trên). Bài đăng trên tạp chí “Svobodnaia Pressa” (Nga) ngày 21/3/2020.
Thêm một đoạn văn ngắn gọn về Hải chiến Tsushima: trận chiến giữa Hải quân Đế quốc Nga và Hải quân Đế quốc Nhật Bản tại eo biển Tsushima trong Chiến tranh Nga-Nhật trong các ngày 27-28/5/1905. Trận chiến với 1 tàu tuần dương, 1 tàu khu trục, 3 tàu đổ bộ cỡ lớn và 2 tàu hộ tống của Hạm đội Thái Bình Dương Nga.


Hạm đội Nhật do Đô đốc Togo Heihachiro chỉ huy đã tiêu diệt hai phần ba đội tàu Nga dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Zinovy Rozhestvensky. (Đây được coi là một trong những trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử-ND).

TRẬN CHIẾN VÌ KURIL: NHẬT CHUẨN BỊ TRẬN TSUHIMA 2 CHO NGA
                           Vladimir Tuchkov, Lê Hùng - Nguyễn Hoàng dịch

Vừa mới đây, Hãng thông tấn Kyodo News Nhật Bản đưa tin là Hải quân nước này đã bắt đầu đưa vào trực chiến tàu khu trục mới “Maya”. Tổng kinh phí đóng chiếc tàu đầu tiên đưọc mang tên Núi Maya tỉnh Kobe này là 1,6 tỷ USD.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

PHÙNG QUÁN: THÈM ĐƯỢC LÀM NGƯỜI - Trần Mạnh Hảo


                 
                                     Nhà thơ Trần Mạnh Hảo


          PHÙNG QUÁN: THÈM ĐƯỢC LÀM NGƯỜI
                                                                          Trần Mạnh Hảo

Sau vụ “Nhân Văn giai phẩm” (1955-1957), Phùng Quán (1932-1995) bị đuổi khỏi quân đội, đuổi khỏi Hội Nhà Văn, bị kiểm điểm quy tội đại phản động vì dám viết bài thơ “Lời mẹ dặn” in trên báo “Nhân Văn” năm 1956 và bài thơ “Chống tham ô lãng phí” viết năm 1957 cũng in trên báo “Nhân Văn”; cả gan dám quần tam tụ ngũ với bọn “đại phản động, đám chống đảng dòi bọ xấu xa, đám hút xách, đĩ điếm gián điệp cho Mỹ Diệm” (lời thóa mạ của báo “Nhân Dân”) gồm : Phan Khôi, Văn Cao, Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Trần Đức Thảo…Xin chép ra đây tên của “đám phản động chống đảng” :
Một số văn nghệ sĩ tham gia phong trào “Nhân Văn giai phẩm”, hoặc không tham gia nhưng từng viết bài đăng trên báo của phong trào này [8]
• Hoàng Yến
• Huy Phương
• Hữu Loan
• Hữu Thung
• Lê Đại Thanh
• Lê Đạt
• Nguyễn Bính
• Nguyễn Hữu Đang
• Nguyễn Mạnh Tường
• Nguyễn Thành Long
• Nguyễn Tuân
• Bùi Xuân Phái
• Cao Xuân Huy
• Chu Ngọc
• Đào Duy Anh
• Đặng Đình Hưng
• Đỗ Đức Dục
• Hoàng Cầm
• Hoàng Công Khanh
• Hoàng Huế
• Hoàng Tích Linh
• Hoàng Tố Nguyên
• Nguyễn Văn Tý
• Như Mai
• Phan Khôi
• Phan Vũ
• Phùng Cung
• Phùng Quán
• Quang Dũng
• Sĩ Ngọc
• Thanh Bình
• Thụy An
• Trần Công
• Trần Dần
• Trần Duy
• Trần Đức Thảo
• Trần Lê Văn
• Trần Thiếu Bảo
• Trần Thịnh
• Trương Tửu
• Tử Phác
• Văn Cao
• Vĩnh Mai
• Xuân Sách
• Yến Lan

BÌNH THUẬN TRONG HÀNH TRÌNH MỞ ĐẤT - Phan Chính


          


      BÌNH THUẬN TRONG HÀNH TRÌNH MỞ ĐẤT
                                                                                  Phan Chính

Có lẽ địa danh Bình Thuận xuất hiện sớm nhất vào năm Đinh Sửu (1697), lúc ấy là một phủ của trấn Thuận Thành, sau khi Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính dẹp được nạn loạn vua Chiêm Bà Tranh và chiếm được phần đất cuối cùng của Champa từ Phan Rang đến xứ Chân Lạp. Thời vua Gia Long đặt dinh Bình Thuận, rồi đến Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt lại phủ Bình Thuận có 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Trong quảng thời gian gần 130 năm đó, Bình Thuận qua nhiều lần thay đổi cấp hành chính dinh, trấn, phủ bao gồm một phần đất của Ninh Thuận, Lâm Đồng và phía nam Tây nguyên.

THẾ NÀO LÀ BÌNH YÊN - Trần Mai Ngân


      
                                  Tác giả Trần Mai Ngân


          THẾ NÀO LÀ BÌNH YÊN

Thế nào là bình yên?
Khi bạn được sống trong yêu thương, trong hạnh phúc và trong sinh hoạt bình thường thì tâm bạn không sầu lo, không đau khổ đó mới thật sự là bình yên.

Người ta hay nói hay viết những câu hoa mỹ “bình yên từ tâm”... Tôi không nghĩ thế!
Nếu bạn đang gặp khó khăn, hoạn nạn, mất mát, bệnh hoạn... thử hỏi tâm sao tự bình yên được. Lúc đó, người yếu đuối thì đau khổ, tuyệt vọng khóc than có khi lại buông trôi theo số phận... Người bản lĩnh thì chịu đựng đè nén và tìm lối thoát bằng nhiều cách và họ cố đứng vững, cố bước qua, cố giữ lòng không bi luỵ gục ngã... Tâm lòng lúc ấy cũng đau, cũng tan nát... chứ sao mà “bình yên từ tâm” được. Thế cũng là đã hay lắm rồi!

“BỖNG”, “NHƯ”, “LÀ”… NHỮNG ĐIỀU TÔI YÊU VÀ KHÔNG YÊU - Phan Quỳ

  
               
                              Tác giả Phan Quỳ


“BỖNG”, “NHƯ”, “LÀ”… NHỮNG ĐIỀU TÔI YÊU VÀ KHÔNG YÊU

Cuộc sống vốn dĩ bất thường hằng. Điều đó thì ai cũng biết và phải chấp nhận như là một quy luật để phát triển, nhưng chắc rằng ai trong chúng ta cũng thích những điều ngạc nhiên thú vị hơn là những gì bất xứng ý chợt đến: một tin vui từ xa gởi về, một người bạn lâu ngày bỗng gặp, một thông báo về niềm vui của người thân, một niềm hạnh phúc nho nhỏ do con cháu mang lại, một dòng tin nhắn nhủ hỏi thăm.… hơn là một sớm mai thức dậy bỗng như cổ họng đau rát và thấy mình lại mắc bịnh nữa rồi, hay cơn gió lành lạnh ngoài kia và nghe nhức nhức đâu đó trong cơ thể.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

DẪU CÓ BUỒN CŨNG CHẲNG NHỚ ANH ĐÂU - Thơ Châu Thanh Thủy


     
                       Nhà thơ Châu Thanh Thủy


DẪU CÓ BUỒN
CŨNG CHẲNG NHỚ ANH ĐÂU

Đá vẫn buồn vì biển không là biển
Gió thôi ru lời tình cũ không thành
Sóng khát mãi buổi đầu tiên huyễn mộng
Cát vun chiều để mây chẳng còn xanh

Có lẽ rồi tôi cũng chẳng còn anh
Đôi ngã rẽ con đường đâu chốn hẹn ?
Tình ảo mộng khi không là trọn vẹn
Anh là anh và tôi vẫn là tôi.

Tôi vẫn nhìn vầng mây cũ xa xôi
Sóng khắc khoải đập tan ghềnh ào ạt
Chiều hoang vu, đám thông reo dào dạt
Nhắc tên anh nhưng chẳng gọi tên tôi…

Tôi biết rằng trong bận rộn cuộc đời
Tôi thỉnh thoảng mới nhớ lời yêu cũ
Bản tình mới ngọt hơn lời quyến rũ
Anh chỉ còn là ngọn gió xa xôi
                                 
Anh cũng đừng mong một kẻ như tôi
Coi tình ái là trò chơi dễ chán
Chỉ thế thôi, đến, để đi, ngao ngán...
Dẫu có buồn cũng chẳng nhớ anh đâu...

                                Châu Thanh Thủy