BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2024

MỘT ĐÔI (2 OF 2) - Pictures by Quách Như Nguyệt

     
     

HẾT ĐÔI HẾT CẶP

Anh và em một đôi, một cặp
Hai con chim trên cành cũng một cặp, một đôi
Hai chiếc dép đâu thể nào thiếu một
Đôi dép mà… thế mới gọi là đôi
Hầu hết muôn loài đều có đôi, có cặp
Thế cho nên em chẳng thể thiếu anh
Không có anh, ai an ủi dỗ dành?
Ai hiểu em, ai thương, ai hiền lành chăm sóc?
Đời buồn lắm, một mình ngồi chải tóc
Em sẽ buồn, sẽ khóc ngất anh ơi…
 
Anh và em giờ hết đôi hết cặp!
Anh và em giờ xa cách lạnh lùng!
Anh và em như chim kia lẻ bạn
Bản nhạc chùng buồn bã những âm vang
Anh và em buồn ngày một leo thang
 
Không còn ở bên nhau, không một đôi, một cặp
 
Thắp nến lên … ôi quạnh hiu, buồn bã
Em bây giờ ngồi nhớ tháng ngày qua…
 
                                           Như Nguyệt

NGƯỜI YÊU CỦA ĐỜI ANH – Thơ tình Khê Kinh Kha




Người Yêu c
ủa Đời Anh
(dch t "A Love of My Life" by khêkinhkha)
 
Em yêu quý,
Đã rất khuya rồi; mọi thứ quanh đây đều im lặng ngoại trừ tiếng mưa rơi bên ngoài, trên mái nhà, trên cành cây và trên mặt đất. Cô đơn đang chiếm lấy tâm hn anh, và anh khao khát sự ấm áp của tình yêu dịu dàng mà em đã trao cho anh kể từ khi chúng ta yêu nhau hơn năm năm trước đây. Tình yêu mà trước đây anh chưa bao giờ cảm đưc trong cuộc đời mình. Tình yêu mà anh không thể diễn tả bằng lời. Nó chỉ là một cảm giác, một cảm giác sâu lắng trong tâm hồn, trong suy nghĩ và trong mọi khoảnh khắc của cuộc sống thường ngày của anh. Em hiện diện trong mọi thứ mà anh có. Mỗi khi nghĩ về em, anh luôn cảm ơn Chúa đã gửi thiên thần của Ngài xuống thế gian và trở thành một phần của cuộc đời anh. Anh sẽ không bao giờ quên rằng mình đã may mắn thế nào kể từ ngày chúng ta yêu nhau.
Anh ước mình có thể làm thơ như em, để có thể bày tỏ cảm xúc của mình với em trong một bài thơ tình.
Đã thực sự lâu như vậy rồi sao cưng yêu? Dù anh biết thi gian qua nhanh, nhưng anh vn cm thy thật kỳ diệu khi cuộc sống của anh đã thay đổi kể từ ngày anh gặp em tại buổi ký sách  Barnes & Noble. Từ xa, anh đã ngưỡng mộ mái tóc dài, đen bóng của em chảy xuống vai và kết thúc ở đâu đó sau lưng. Đôi mắt to của em, màu đen pha lẫn xám, rất khác biệt đối với phụ nữ phương Đông. Khi em ngước lên nhìn anh từ bàn ký tên, anh cảm nhận được sự kỳ diệu trong đó. Đôi mắt ấy thực sự đã ht hn anh. Anh còn nhớ em đã hỏi anh vài lần em nên ký tên quyển sách cho ai trước khi anh có thể trả lời: “Cho Joe, không… Ý anh là “Cho Nam, với tình yêu…” Em mỉm cười, viết và ký tên... Rồi em nói, “Em thích tên anh, anh trai em cũng tên Nam, nghĩa là Việt Nam…” “Anh cũng vậy, bố anh đã đặt cho anh tên Việt Nam. Ông ấy yêu Việt Nam. Ông ấy đã ở đó vào cuối những năm 60”.
 

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2024

RAU TẦN, RAU TẢO CÓ PHẢI LÀ ĐỒ CÚNG TẾ NGÀY XƯA Ở TRUNG HOA KHÔNG? La Thụy sưu tầm và biên tập


                                        Một loại rau Tần: 
Rau bợ nước

Tôi chia sẻ STT “Nguồn gốc hai chữ ‘tảo tần’ của trang face “Chiết tự chữ Hán” vào trang face của tôi. Nội dung phần đầu của STT đó như sau:
 
  “ ‘Tảo tần’là một từ để chỉ đức tính đảm đang, chịu thương chịu khó, thường là của phụ nữ. Nhưng nguồn gốc của từ này là như thế nào?
‘Tảo tần’, chữ Hán viết là 藻蘋, trong đó:
     - TẢO  là rong rêu, chỉ chung các thứ cỏ mọc ở dưới nước. Như “hải tảo” 海藻 là rong biển.
     - TẦN  còn đọc với âm "bình", có lẽ TẦN là một loại rau lục bình nổi trên mặt nước, ta thường gọi là bèo.
 Như vậy, ‘tảo tần’ là rau tảo và rau tần. Người xưa dùng rau tảo và rau tần để dâng lên cúng tổ tiên. Hái rau tảo và rau tần là việc chuyên trách của người phụ nữ xưa. Rau tần thường mọc hoang dại bên bờ suối, còn tảo thì sinh trưởng trong lòng suối như các loại rong, cả hai đều không dễ mà hái được. Do đó người vì đạo hiếu với tổ tiên mà lặn lội đi tìm rau tảo rau tần là người đảm đang, đáng khen ngợi.....”
 
Khi tôi chia sẻ bài này lên trang face của tôi, nhiều bạn vào ghi còm, khen chê và thắc mắc đủ cả. Đặc biệt có một bạn ghi còm như sau:

“Đúng là lươn lẹo suy luận cách ngờ nghệch khi tần, tảo là những thứ rau cỏ mọc hoang kém giá trị mà dám bảo đem về thờ cúng !”.
 
Tôi trả lời bạn ấy:

“Những rau cỏ mọc hoang trong thiên nhiên đâu phải là những thứ kém giá trị, có khi là thảo dược quý hiếm có giá trị rất cao như: đông trùng hạ thảo, nhân sâm, linh chi... mà người ta săn lùng đỏ mắt và đang cố gắng đem về trồng trong vườn nhưng sản phẩm thu hoạch do người trồng có phẩm chất không bằng sản vật trong thiên nhiên.
TẢO và TẦN mà người phụ nữ Trung Hoa xưa vất vả tìm kiếm và thu hái để cúng tế, hẳn là loại TẢO và TẦN đặc biệt có ý nghĩa và giá trị cao chứ đâu phải thứ tảo và tần vô giá trị, bạ đâu vơ nấy...”
 

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2024

MÙA THU – APOLLINAIRE – BÙI GIÁNG – PHẠM DUY - HOA THẠCH THẢO - La Thụy sưu tầm và biên tập


                 

Sắc màu thu đã gieo nhiều cảm hứng cho hồn thơ tứ nhạc. Nhiều bài thơ, bản nhạc viết về THU dù đã trải qua bao năm tháng phôi pha vẫn in đậm nét trong lòng người thưởng lãm. Là người yêu nhạc (loại nhạc có air “bán cổ điển”), ai mà không thuộc các bản “Buồn tàn thu” của Văn Cao, “Giọt mưa thu”“Đêm thu”, “Con thuyền không bến”… của Đặng Thế Phong , “Thu quyến rũ” của Đoàn Chuẩn Từ Linh , “Thu vàng” của Cung Tiến, “Em ra đi mùa thu” của Phạm Trọng Cầu, “Chiếc lá thu phai” của Trịnh Công Sơn , “Mùa thu Paris” của Phạm Duy, “Thu hát cho người” của Vũ Đức Sao Biển, “Thu ca” của Phạm Mạnh Cương v.v… Đặc biệt, bản “Mùa thu Chết” của Phạm Duy, bản nhạc hay nhưng có nhiều thắc mắc về xuất xứ của ca từ.
     
Bản nhạc này lấy ý của bài thơ “L’ADIEU” của Guillaume Apollinaire, điều này có lẽ được nhiều người chấp nhận. Tuy nhiên lời Việt của bản nhạc “Mùa thu chết” thì không ít ý kiến cho rằng là do chính thi sĩ Bùi Giáng chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Pháp bài “L’ADIEU” nói trên, Phạm Duy chỉ phổ nhạc mà thôi. Để nhìn nhận cho khách quan, ta thử đối chiếu nguyên tác với bản dịch của Bùi Giáng và lời nhạc của Phạm Duy.
 
 a/ Bài thơ của Apollinaire:
 
           L'ADIEU
 
           J'ai cueilli ce brin de bruyère
           L'automne est morte souviens-t'en
           Nous ne nous verrons plus sur terre
           Odeur du temps brin de bruyère
           Et souviens-toi que je t'attends
 
           GUILLAUME APOLLINAIRE
 
b/Bản dịch của thi sĩ Bùi Giáng :
 
           LỜI VĨNH BIỆT
 
           Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo (*)
           Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
           Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa
           Mộng trùng lai không có ở trên đời
           Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
           Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó...
 
                                                   BÙI GIÁNG
   (*) Câu này còn có dị bản:
 
          Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
 
c/ Ca từ trong bản “Mùa thu chết” của Nhạc sĩ Phạm Duy:
 
           MÙA THU CHẾT
 
           Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
           Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi !
           Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
           Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
           Mùa Thu đã chết, đã chết rồi. Em nhớ cho !
           Em nhớ cho,
           Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!
           Trên cõi đời này, trên cõi đời này
           Từ nay mãi mãi không thấy nhau
           Từ nay mãi mãi không thấy nhau...
           Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
           Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi !
           Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
           Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
           Vẫn chờ em, vẫn chờ em
                 Vẫn chờ....
                                    Vẫn chờ... đợi em !
 
                                            PHẠM DUY    

RỜI BỎ CHỐN LAO XAO - Lời Như Nguyệt, nhạc Phan Hoàng Đệ, ca sĩ Hà Thảo trình bày


      


RỜI BỎ CHỐN LAO XAO
 
Em theo anh đi về phía mặt trời
Ở nơi đó tình mình không chao đảo
Ở nơi đó có mối tình diễm ảo
Thật êm đềm đời nhàn nhã, thanh tao
 
Em theo anh rời bỏ chốn lao xao
Em theo anh bắt đầu thiên tình sử
Sáng tư duy mình cùng nghe chim hót
Lúc ngồi thiền, lúc nhẩy nhót vui ghê
 
Hai ta cùng đọc sách ngâm thơ
Cùng nghe nhạc, anh đàn cho em hát
Dẫu mùa hè trời gió êm dịu mát
Cùng xem phim đời vui quá anh ơi!
Đời sống mình nhàn nhã thảnh thơi
Đời đẹp quá ta sống trong tỉnh thức
 
Em theo anh, là thật, chẳng ước ao
Quẳng vất hết mình sống đời ẩn dật
Buông bỏ hết, vẫy tay chào quá khứ
Bỏ sau lưng dẫu dĩ vãng ngọt ngào!
 
Em theo anh, gật đầu không ngần ngại
Chuyện ngày mai mình hãy để ngày mai
Em yêu anh chẳng thể nào chối cải
Em yêu anh, tình vững chải hoài hoài
 
Thật đó anh, chẳng phải là mơ ước
Sống trong mơ, em sống đã nhiều rồi
Thật đó anh, mình cùng nhau đi nhé
Phía chân trời mình dìu dắt nhau đi
 
Em theo anh, mình ra ngoài sa mạc
Sống lẻ loi nhưng lại thấy yên bình
Có hai ta và căn nhà trống vắng
Dòng suối hiền róc rách chẩy vây quanh
 
Em theo anh, mình sống ở rừng già
Sáng sớm nghe chim ca và vượn hú
Chung quanh ta cổ thụ xanh xanh biếc
Khỉ chuyền cành xốn xáo lúc bình minh
 
Sẽ theo anh...
Em theo anh đến bất cứ nơi nào
Ở bên anh chỗ nào cũng ngọt ngào
Chốn thôn quê, vùng núi đồi hùng vĩ
Giấc mơ em thật nhỏ nhoi giản dị
 
Ấy thế mà… nào có được đâu anh?!...
 
                         Quách Như Nguyệt 

BIỂN SÓNG TÌNH SẦU - Nhạc và lời Khê Kinh Kha, Diễm Phượng, Hoàng Quân trình bày

  
     


BIỂN SÓNG TÌNH SẦU

biển khóc
cho con sóng về
biển nhớ
tên em gọi thầm, biển thương
còn nhớ
nơi đây đôi chúng mình
trên bờ biển vắng
còn nhớ
 
nơi đây đôi chúng mình bên nhau
đôi chúng mình yêu nhau
như sóng gào đại dương
như sóng gào
mình yêu nhau
 
biển cát nơi đây giờ quá buồn
con sóng về đưa cát ra khơi
muôn sóng gào khóc gọi tên ai
buổi sáng mây qua gọi gió về
tình đôi ta như cánh bườm xa
giờ còn đây biển sóng bao la
trên bãi cát vàng
con óc buồn rơi lệ trong đêm
 
biển sóng
mênh mông ngập lối về
trên bờ biển vắng
thành phố hôm nay vắng anh rồi
ngàn sóng ra khơi
tình đôi ta như bọt biển trôi
 
biển sóng mây trôi
tình đôi ta như cánh chim trời
mù khơi
tình đôi ta như biển vắng buồn
nghìn năm
 
                          Khê Kinh Kha

XIN ĐỪNG LÀM NGƯỜI DƯNG – Thơ Nhã My, nhạc Phan Ni Tấn, ca sĩ Huỳnh Thanh Sang trình bày



          

THƠ TÔI ĐEM VỀ CHÉP TẶNG ĐỜI TÔI KIẾP SAU - Trần Vấn Lệ



Học trò đã đi học.  Mùa khai giảng:  Mùa Thu.  Trời không thấy chuyển mùa.  Trời vẫn còn nóng lắm.
 
Nóng đến mây biết phận, tản, đi trốn hết rồi.  Nóng!  Quá nóng.  Chao ôi!  Môi bé nào cũng đỏ...
 
Cô tài xế ngồi ngó từng em bước lên xe.  Có đứa mắt đỏ hoe... chắc buồn chia tay Mẹ?
 
Có những bà Mẹ trẻ đứng bên lề luyến lưu... hàng năm trời vào Thu... mây trên trời bàng bạc (?)...
 
Cửa xe đóng cái...  cắc.  Dây nịt, từng em gài.  Tài xế đếm lần hai.  Lòng xe đầy kín chỗ...
 
Xe chạy đi.  Lá đổ.  Vài chiếc chưa là Thu...
 
*
Tôi dừng bước thẩn thơ, tả cảnh khai trường thế...  Tôi vẫn là đứa bé bảy mươi năm hẩm hiu!
 
Có thể, cuối ngày, chiều, tôi lại ra đây đứng dưới cây sồi, cái bóng...Bóng chiều rồi hoàng hôn!
 
Thơ tôi sẽ có hồn... Hai chữ Hoàng Hôn đẹp!  Thơ tôi, đem về, chép...  tặng đời tôi... kiếp sau!
                                                                                    Trần Vấn Lệ

TÌNH CA THÁNG CHÍN, HÁT RU TRĂNG RẰM – Thơ Tịnh Bình


   


TÌNH CA THÁNG CHÍN
 
Có còn không cánh bướm chiều thu
Hoa nắng trổ trên cành lim dim gió
Đâu lá đỏ để tôi mơ về phương đó
Tháng Chín mơ màng trong ánh mắt trong
 
Dỗi hờn gì hỡi chiếc lá môi cong
Thu lơ đãng mặc heo may vồi vội
Khung cửa sớm tiếng chim như mời gọi
Những ban mai tươi mới khẽ ùa về
 
Phố vàng nắng giọt ngâu nào đến trễ
Chẳng hẹn hò sao vương vấn mênh mang
Thương sắc lá màu thu lãng mạn
Tội nghiệp câu thơ chỉ biết dại khờ
 
Phố nồng nàn vài giai điệu bâng quơ
Tháng Chín rưng rưng bản tình ca phía gió
Này bướm này hoa buổi hoàng hôn màu đỏ
Đọng lại gì trên lối cũ phai phôi...
 

ĐỨC THÁNH CHỬ ĐỒNG TỬ VÀ LỄ HỘI ĐA HÒA – Đặng Xuân Xuyến



Cách Hà Nội chừng 25km dọc theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử. Một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử Đồng Tử nghèo khó. Một ngôi đền nữa thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nơi chàng Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân hóa về trời.
 

NHỚ MÀU HOA CŨ – Thơ Lê Văn Trung


  
 

 NHỚ MÀU HOA CŨ
 
Rất lẻ loi một đóa hoa vàng
Nở muộn bên đường chiều đang sương
Có người chợt nhớ mùa thu trước
Hoa cài lên tóc còn ươm hương
 
Từ đó mùa đi chẳng hẹn hò
Con đường sương phủ trắng như mơ
Có người yêu quá màu hoa cũ
Màu hoa vàng nhuộm từng câu thơ
 
Có người yêu quá màu hoa cũ
Nhớ áo vàng trăng buổi chớm rằm
Nhớ mãi con đường chiều sương trắng
Ai ngờ nhớ suốt cuộc trăm năm
 
 
Có người yêu quá màu hoa cũ
Gọi nắng đầu thu mưa cuối thu
Chợt thấy lòng xưa vừa hé nụ
Một đóa hoa vàng nở lẻ loi.
 
                          Lê văn Trung
                                2024

CHÀO THÁNG 9 – Thơ Trần Mai Ngân


  


CHÀO THÁNG 9
 
Ướp mật ủ hương
Gửi về mọi người
Tâm ý thiện lương
Nụ cười hạnh phúc!
 
Trần Mai Ngân

THƠ VIẾT NGÀY RỖI – Thơ Võ Văn Hoa


   


THƠ VIẾT NGÀY RỖI
 
Nhập nhoạng bóng đèn cỏ rối
Một ngày qua nơi này
 lại sang nơi khác
Nhàn đàm
Lại nâng ly
Dõi theo những bất thường trong cái bình thường
thời tiết trái đất
 
Định danh bạn
Hoang hoải phía cánh đồng
Rạ mục
Em cày xới mùa me chua, bắt ốc
Thúng mủng dần sàng … đưa vào bảo tàng
Bỏ qua những lời có cánh
Định danh tôi
Những ngày rỗi Không buồn
 
Không làm ánh trăng rây vết bẩn
Không làm tâm hồn trẻ thơ vẩn đục
Không nghe lời xàm …
Dẫu hành phương Nam
Du phương Bắc
Những cung đường
Cung bằng hữu
Tình yêu
 
                                                Võ Văn Hoa   

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2024

CHÚT TẢN MẠN VỀ CÁC ĐOẢN VĂN “TỰU TRƯỜNG” CỦA ANATLOLE FRANCE, “TÔI ĐI HỌC” CỦA THANH TỊNH VÀ “CẢM THU” CỦA ĐINH HÙNG - La Thụy


      

CHÚT TẢN MẠN VỀ CÁC ĐOẢN VĂN “TỰU TRƯỜNG” CỦA ANATLOLE FRANCE, “TÔI ĐI HỌC” CỦA THANH TỊNH VÀ “CẢM THU” CỦA ĐINH HÙNG
                                                                                            La Thụy

Ngày khai trường với kỷ niệm mơn man làm tôi nhớ đoản văn LA RENTRE'E DES CLASSES (TỰU TRƯỜNG) của nhà văn Anatole France - trích từ quyển “Le Livre de mon ami” (Cuốn Sách Của Bạn Tôi). Đoản văn TỰU TRƯỜNG của nhà văn Anatole France có ảnh hưởng lớn tới tâm hồn nhà văn Thanh Tịnh, khi ông viết truyện ngắn TÔI ĐI HỌC. Hình ảnh chú bé A. France trong ngày tựu trường khơi dậy những tình cảm trong sáng, bỡ ngỡ và êm ái của tuổi thơ. Bởi hơn đâu hết, chính những thầy giáo vỡ lòng, thông qua trang hồi kí tuyệt vời ấy, đã đánh thức ở họ những xúc cảm đầu đời: niềm đam mê học hành và tình yêu văn chương nghệ thuật.

Xin trích dẫn các bản dịch của Phạm Tất Đắc, Bùi Bảo Trúc và bản tiếng Pháp Anatole France

* Bản dịch của Phạm Tất Đắc:

“Tôi sẽ kể cho bạn nghe những gì gợi cho tôi nhớ lại hàng năm bầu trời chập chùng của mùa thu, những bữa cơm chiều đầu tiên ăn dưới ánh đèn và những chiếc lá đang úa vàng dần trong những chòm cây run rẩy. Tôi sẽ kể bạn nghe mình đã nhìn thấy gì khi qua vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng mười, khi phong cảnh hơi buồn và đẹp hơn bao giờ hết, vì đó là những ngày mà lá cây rơi từng chiếc một trên bờ vai trăng trắng của các pho tượng… Điều tôi nhìn thấy lúc đó, trong vườn ấy, là một chú bé con, tay đút túi quần, cặp sách trên vai, đang bước tới trường, vừa đi vừa nhảy nhót như một chú chim sẻ. Chỉ tâm tư tôi nhìn thấy chú bé, vì đó chỉ là một bóng hình. Đó là bóng hình tôi cách đây hăm lăm năm…”
                                           (Trích một đoạn dịch của Phạm Tất Đắc)

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2024

LÊ MẠC TƯƠNG TRANH DƯỚI THỜI MẠC MẬU HỢP (P3) – Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tiết chế Trịnh Tùng hai lần mang quân tiến chiếm thành Đông Đô, cuối cùng Mạc Mậu Hợp bị giết, triều đình nhà Lê chuẩn bị trở về thành Đông Đô.
 

Tháng 2 năm Hưng Trị thứ 1 [26/2-25/3/1588], tức Lê Thế Tông năm Quang Hưng thứ 11, Minh Vạn Lịch năm thứ 16, nhà Mạc thấy quân nhà Lê mỗi ngày một mạnh, bèn định kế phòng thủ. Hạ lệnh cho quân dân các huyện trong bốn trấn đắp thêm ba lớp lũy ngoài thành Đông Đô, bắt đầu từ phường Nhật Chiều [Nhật Tân, Hà Nội] vượt qua Hồ Tây, qua cầu Dừa [phường Thịnh Quang, Hà Nội] đến cầu Dền [ô Cầu Dền, Hà Nội] suốt đến Thanh Trì, giáp phía tây bắc sông Nhị Hà, cao hơn thành Thăng Long cũ đến vài trượng, rộng 25 trượng, đào 3 lớp hào, đều trồng tre, dài tới mấy mươi dặm để bọc lấy phía ngoài thành.