BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2024

"CÂY TÁO ÔNG LÀNH" CỦA HOÀNG CÁT – Sương Nguyệt Minh


Nhà thơ Hoàng Cát
 
Nhà thơ Hoàng Cát mất lúc 16h15 ngày 1/7, sau thời gian dài chống chọi căn bệnh ung thư.
Lễ tang của nhà thơ được tổ chức lúc 10h30 ngày 4/7, tại nhà tang lễ bệnh viện Thanh Nhàn. 12h cùng ngày, gia đình tổ chức truy điệu và đưa tang ông. Nhà thơ được an táng tại nghĩa trang Quán Dền, Hà Nội.

 *
CÂY TÁO ÔNG LÀNH từ nửa thế kỷ trước bị người ta suy diễn cho là viết ám chỉ một ông lớn lãnh đạo văn nghệ.
Nhà thơ Hoàng Cát - tác giả của truyện ngắn này một thời khốn khổ. Nhà thơ Vương Trọng viết: “Mấy anh đồng hương xứ Nghệ  làm câu đối: "Thằng Cát viết điều hung / Ông Lành làm việc dữ", nhưng sau sửa lại để  thay cho một lời phát biểu với cấp trên: "Thằng Cát không viết điều hung / Ông Lành đừng làm việc dữ". Nhưng có lẽ cấp trên không thấu nên "việc dữ" cứ đến với Hoàng Cát, mà cái đòn đầu tiên là nhà máy cho về mất sức”.
 
Chưa hết, sau đó Hoàng Cát bị treo bút, đời sống rất khó khăn... Trước đó, ông là lính trận ở chiến trường, bỏ lại một cái chân ở Mặt trận Quảng Đà, đi viện rồi ra quân. Là thương binh nặng, cụt chân trái phải lắp chân giả, tay cũng bị thương, nhưng chả hiểu sao bị xếp hạng nhẹ nhất trong thứ bậc thương binh, cho nên nỗi nhọc nhằn nhân lên gấp đôi, gấp ba. Khổ! Giá như viết là "Cây táo ông Hiền", hay "Cây táo ông Ngoan" thì chắc chẳng bị lên bờ xuống ruộng.
 
Theo bài viết "Hoàng Cát và cây táo ông Lành" của nhà thơ Đặng Vương Hưng in trên báo An Ninh Thế Giới cuối tháng, số 23 tháng 7.2003 thì: "Một hôm, Xuân Diệu nói với Hoàng Cát rằng ông vừa nghe được một nguồn tin chính xác là có một vị cán bộ ở Viện Nghiên cứu Văn học muốn mở một chiến dịch lớn để phê phán truyện Cây táo ông Lành. Nhà thơ Tố Hữu biết chuyện. Ông đã trực tiếp gọi đến thoại cho anh cán bộ kia: “Thực ra, thằng Cát (cách gọi thân mật của Tố Hữu) nó viết Cây táo ông Lành là để khen mình đấy chứ! Mình đã có ý kiến gì đâu mà các cậu cứ làm ồn lên! Sư việc rất đơn giản, các cậu đừng “đao to búa lớn” làm gì cho phức tạp thêm vấn đề...”
 Hoàng Cát mừng lắm, anh nảy ra ý định xin được gặp Tố Hữu tại nhà riêng. Nhưng hồi ấy, việc gặp đồng chí Tố Hữu đâu phải chuyện dễ, bởi những trọng trách mà ông đang đảm nhiệm." 
 
Gần cuối bài viết này lại là thông tin:
"Phải đợi đến khi không khí văn nghệ đã mở, Phùng Quán in ở báo Tiền Phong Ngày Tết xông đất nhà thơ Tố Hữu... Hoàng Cát mới quyết định đến gặp Tố Hữu. Đó là một ngày đầu xuân, Tố Hữu tiếp đón Hoàng Cát rất thân tình... Hai người gặp nhau chừng hơn một giờ đồng hồ, nói chuyện chân tình. Hoàng Cát nhắc lời một thành ngữ của Pháp: “Hiểu biết hết là tha thứ hết” (Tout comprendre est tout pardonner). Tố Hữu gật đầu cười rồi bảo rằng hồi đó ông bận việc, không hề biết người ta đã ngấm ngầm thành kiến Hoàng Cát nặng nề đến vậy. Rồi họ cùng đàm đạo chuyện văn chương và nhiều chuyện đời lý thú."
 
"Cây táo ông Lành" là truyện viết cho thiếu nhi, ca ngợi người tốt và việc tốt một cách chân thật, dung dị và xúc động. Nó chẳng ám chỉ ai, và nội dung tốt đẹp, nhân văn quá.
 
Dạo anh Min còn làm ở Tạp chí VNQĐ, thỉnh thoảng ngồi chầu rìa xem nhà thơ Hoàng Cát đánh cờ với nhà thơ Vương Trọng. Kỉ niệm về ông nay vẫn còn tươi mới.
 
                                                                           Sương Nguyệt Minh
*
Xin trân trọng giới thiệu truyện ngắn "Cây táo ông Lành" với bạn đọc. Ai chưa đọc thì nên đọc để biết một thời văn nghệ nước nhà có cách hiểu văn chương bất thường ngoài văn chương như thế, và cũng thêm một lần tưởng nhớ nhà thơ Hoàng Cát vừa mới đi vào cõi vĩnh hằng.
 
TRUYỆN NGẮN “CÂY TÁO ÔNG LÀNH” - Hoàng Cát
 
https://phudoanlagi.blogspot.com/2019/12/truyen-ngan-cay-tao-ong-lanh-hoang-cat.html

MỖI LẦN GẶP - Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Phan Đê, ca sĩ Hà Thảo trình bày


          

THÁNG SÁU NỬA NĂM – Trần Vấn Lệ



Tháng 6, nửa năm, còn một ngày...mà trời không gợn chút nào mây!  Nếu đêm có nắng... thì không lạ!  Nóng quá, lá vàng trong gió bay!
 
Nóng quá, bé thơ quăng cái nón, ôm chầm chân Mẹ lại buông ra!  Mồ hôi ráo được vài ba giọt, cái miệng hồng như một nụ hoa...
 
Có lúc cũng quên Trời, Chúa, Phật... Nhiều khi chỉ nhớ... Tổng Bí Thư.  Mà...Ngài như một người đang bệnh, ánh mắt như chìm trong giấc mơ?
 
Nam Bắc giang sơn liền một cõi, rừng càng quang đãng, núi mòn thêm.  Dân từ bốn chục lên trăm triệu, hòa hợp quên rồi anh với em!
 
*
Ba que nhang thắp... đời thơm ngát.  Từng bát cơm đầy gạo Sóc Trăng!  Mà ngộ ghê nha:  Sao chỉ một, sáng ngời hơn cả tỉ vầng trăng! 
 
Đứa bé thơ rời chân của Mẹ, chạy vào bụi cỏ... giống con nai.  Nó đưa tay giụi hai con mắt.  Mẹ gọi con ơi...tiếng thật dài!
 
Ai cũng thắp nhang, mình thắp tạ (*)!  Nhớ Tô Thùy Yên!  Thương Tô Thùy Yên!  Người về một bóng con đường lớn...Đại Lộ Trần Gian Không Bảng Tên!
 
                                                                                      Trần Vấn Lệ
 

BẠCH THI - Thơ Nhã My, nhạc Phan Ni Tấn, ca sĩ Ngọc Quy trình bày


Nhà thơ Nhã My


               

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2024

TAO NÊN VỀ HỌP LỚP VỚI MÀY KHÔNG? - Thơ Lê Thị Thu Hà




TAO NÊN VỀ HỌP LỚP VỚI MÀY KHÔNG?
 
Tao nên về họp lớp với mày không?
Dẫu quắt quay nhớ phượng hồng, áo trắng
Nhưng tao nghèo, đời dầm mưa dãi nắng
Đôi vé tàu về hết hẳn tháng lương!
Ai chẳng muốn về một thuở yêu thương?
Ríu rít, líu lo má hường, môi thắm
Chúng mình bây giờ khác xưa nhiều lắm
Đâu ngang hàng như thuở tắm mưa chung?
Mày rủ tao về tìm lại thanh xuân
Nhưng Bá Kiến muốn ngồi cùng Nghị Quế
Thị Nở, Chí Phèo nhìn nhau, biết thế
Lủi thủi, ngậm ngùi bên gốc phượng xa
Có những nỗi lòng không dễ nói ra
Có những cuộc vui đọng buồn đáy mắt
Có những chia ly từ khi gặp mặt
 
                                    Lê Thị Thu Hà

BẰNG PHẬT HỌC – Đạo Bút Làng Mai

(Câu chuyện về thời gian học tại ĐH Princeton và Columbia trên đất Mỹ của thầy Thích Nhất Hạnh, 1961-1963)

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh cùng các bạn học của ông tại Princeton.

Năm 1961, Thầy được chương trình Fulbright Fellowship cấp học bổng sang Hoa Kỳ học nghành Tôn Giáo Tỷ Giáo tại trường đại học Princeton từ năm 1961 đến năm 1962. Trước khi đi, Thầy thăm Phương Bối lần cuối cùng để chia tay với Thầy Thanh Từ, người cuối cùng còn lưu lại Phương Bối.
Tại Princeton, Thầy theo các khóa học về Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và đạo Bụt Trung Quốc. Thời gian ở Princeton đã đem đến cho Thầy rất nhiều cảm hứng, sự chiêm nghiệm và trị liệu bởi vì không khí bình an trong khuôn viên của trường không khác gì trong một tu viện.

XIẾT” VÀ “SIẾT” - Nguyễn Hoàng Tuân



Đây là từ thường bị dùng nhầm lẫn, vậy làm sao để phân biệt chúng?
Trước hết, ta quay về định nghĩa:
“Siết” là một động từ, thường để chỉ sự vây lấy và thắt chặt (siết cổ, ôm siết con vào lòng, siết ốc vít…)
“Xiết” thì có nhiều nghĩa hơn, mà nghĩa thông dụng nhất là “cho đến cùng, không thể diễn tả được” (gặp lại nhau vui mừng khôn xiết”, “tình mẹ không sao kể xiết”, “đẹp không tả xiết”…). Bên cạnh đó, từ này còn mô tả một trạng thái chuyển động mạnh nhưng nhanh, mỏng mà lại áp sát vào một vật khác hoặc bề mặt, như trong câu nói: má phanh xiết vào bánh xe (cũng có thể nói má phanh siết vào bánh xe), lưỡi dao mài xiết trên phiến đá…
 
Như vậy, nói “siết nợ” hay “xiết nợ” thì đúng?
 
Căn cứ vào định nghĩa như trên, ta thấy dùng “siết nợ” sẽ hợp lý hơn vì đây là hành vi làm trói buộc, ép chặt con nợ. Hay hiểu theo nghĩa đen thì, khi đến nhà con nợ mà thấy của cải thì cột chặt lại, quản lý thật chặt, không để tẩu tán, sang tay cho người khác nên phải dùng “siết”.
Tuy nhiên hiện nay, “xiết nợ” do được dùng quá phổ biến nên cũng đang dần được chấp nhận.
 
                                                                           Nguyễn Hoàng Tuân

*
Nguồn: Tiếng Việt giàu đẹp

KHI GẶP MỘT BÀI THƠ HAY – Thơ Trần Vấn Lệ


  


KHI GẶP MỘT BÀI THƠ HAY
 
Khi mình gặp được bài thơ Hay, không nói thì vơi hết cả ngày!  
Ai đó, cho tôi tình trọn vẹn, gặp bài thơ Đẹp thật Duyên may...
 
"Em ngồi hóa đá thành thơ,
trả anh ngày tháng anh chờ lúc yêu.
Em ngồi hóa đá thành chiều,
trả anh cái nụ hôn liều ngày xưa.
Em ngồi hóa đá thành mưa,
trả anh cái phút anh đưa qua cầu.
Xa nào... anh có hay đâu
Đá từ lúc ấy... bắt đầu hóa em!" (*)
 
Bài thơ, không thể nào thêm,
đọc nghe rất nhẹ, thổi mềm như mây,
mà đành người đó, ta đây,
ngó sương lá rụng, nhìn cây, cây vàng...
nhắm hai con mắt, mơ màng
Bài Thơ thật Đẹp hình Nàng trong tranh!
 
 
Rồi... nguyên vẹn đấy bài thơ Đẹp.
Đã đẹp còn Hay đến lạ lùng.
Có thể Tình Yêu trong trí tưởng
Ngàn năm duy nhất vẫn Non Sông!
 
Cho anh quỳ xuống hôn đầu gối,
hôn cả bàn chân ngón Út nha!
 
                                   Trần Vấn Lệ
 
(*) Tác giả Thu Nguyệt, thấy trong cuốn Thơ Tình Việt Nam Hiện Đại, nxb Đồng Nai 1997.

MƯA NGOÀI HIÊN SÂN – Thơ Tịnh Bình


  


MƯA NGOÀI HIÊN SÂN...
 
Vẫn mưa nào có khác xưa
Nhớ ta ngày cũ dưới mưa nô đùa
Trò chơi trận giả thắng thua
Bận chi vinh nhục tạnh mưa tan rồi...
 
Ngắm mưa sao cứ bồi hồi
Tiếng cười lảnh lót xa xôi vọng về
Giọt mưa có phải giọt mê
Lạnh không sao chẳng chán chê lại cười?
 
Mưa đâu phải lệ từ trời
Đêm nằm thao thức ngỡ lời riêng ai
Mưa rơi... Tôi ước mưa hoài
Ngỡ mình bầy trẻ chơi ngoài hiên sân...
 
                                           Tịnh Bình
                                           (Tây Ninh)

BẾN MÙ SƯƠNG – Thơ Lê Phước Sinh


  

 
BẾN MÙ SƯƠNG
 
Chim hót giọng khan đi vì nắng hạn,
sáng hôm nay vừa dạo nhạc chương đầu.
 
Hoa hé nở thập thò giấu bệnh,
vẫn xanh xao sợ gió chướng lạ luồng.
 
Đừng nghĩ ngợi đường xa hay gần,
dẫu tròn trăng hay liềm khuyết
ngáng chân
ngã sõng soãi.
Mặc kệ.
 
                                   Lê Phước Sinh

MỘT VỤ ĐẠO KINH BI HÀI - Thơ Bùi Chí Vinh


  

MỘT VỤ ĐẠO KINH BI HÀI
 
Kinh Hòa Bình của đạo Công Giáo
Sao lấy làm của mình
Lại còn ghi chú là "lời Phật dạy"
Chúa chắc thêm lần nữa bị đóng đinh
Nhưng Giê Su vốn dĩ nhân lành
Ai tát vào má phải, ta chìa thêm má trái
Con người trên trái đất này đều là anh em
Cho nên Chúa chẳng có gì ái ngại
Chính lúc quên mình là lúc bản thân ta tìm thấy
Tiếng chuông ngân hay tiếng gõ mõ đều buồn
Chúa và Phật từng bị đời lăng nhục
Kinh Chúa có thành kinh chùa vẫn chan chứa yêu thương !
 
                                                                            6-7-2024
                                                                        Bùi Chí Vinh
*
Phụ bản:
 
KINH HÒA BÌNH
 
Bản Tiếng Việt:
 
Lạy Chúa từ nhân!
Xin cho con biết mến yêu
Và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa xin hãy dùng con
Như khí cụ bình an của Chúa,
Ðể con đem yêu thưong vào nơi oán thù,
Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục,
Ðem an hòa vào nơi tranh chấp,
Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan,
Chiếu trông cậy vào nơi thất vọng,
Ðể con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm,
Ðem niềm vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa xin hãy dạy con:
Tìm an ủi người hơn được người ủi an,
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết,
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân,
Vì chính khi th tha là khi được tha thứ,
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con,
Xin thương ban xuống
Những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.
 

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2024

THÁNG SÁU THÁNG KHÔNG CÓ MƯA - Trần Vấn Lệ



Tháng Sáu tháng không có mưa, chỉ có nắng gió, cây dừa xiêu xiêu... Nắng tinh sương, nắng tới chiều, chim không hót nổi mà kêu thì thào...
 
Bốn mùa không thể giống nhau, trời sinh ra thế:  Cái Màu Thời Gian!  Coi kìa, Bến Hải - Hiền Lương, nửa bên đỏ, nửa bên vàng, thấy chưa?
 
Xe bus vàng chở học trò, tháng Sáu không chạy, bây giờ ngủ đi!  Có hai đứa bé thầm thì, đợi xe bus khách mình về công viên!
 
Hai đứa bé và bầy chim cùng nhau tránh nóng đi nhìn cỏ hoa...Ở đâu còn chút sương nhòa, còn thương yêu nhé, còn ta còn mình...
 
Trời ơi ai khiến tôi nhìn cái Duyên mùa Hạ, cái Tình mùa Xuân?  Cái gì Có cũng là Không, nhà Sư Minh Tuệ  có lòng Tỉnh Mê!
 
                                                                                      Trần Vấn Lệ

LÊ - MẠC TƯƠNG TRANH DƯỚI THỜI MẠC MẬU HỢP (P1) – Hồ Bạch Thảo



Trong giai đoạn này, Lê, Mạc tiếp tục tương tranh. Phía Lê tướng Trịnh Kiểm chết, hai con Cối, Tùng tranh quyền. Rốt cuộc, Cối hàng Mạc, riêng Trịnh Tùng vẫn giữ vững cơ đồ cho nhà Lê.
 
Mạc Phúc Nguyên mất, con là Mạc Mậu Hợp nối ngôi, trị vì 32 năm, lần lượt dùng 6 niên hiệu: Thuần Phúc [1562-1565], Sùng Khang [1566-1577], Diên Thành [1578-1585], Đoan Thái [1586-1587], Hưng Trị [1588-1590] Hồng Ninh [1591-1593].
 
Tháng Giêng năm Thuần Phúc năm thứ 1 [4/2-4/3/1562], tức Lê Anh Tông năm Chính Trị thứ 5, Minh Gia Tĩnh năm thứ 41, Mạc Mậu Hợp tuổi còn nhỏ lên nối ngôi, Nhập nội phụ chính Ứng Vương Mạc Đôn Nhượng ẵm Mậu Hợp ra coi chầu. Tôn ông chú là Khiêm Vương Mạc Kính Điển là Khiêm Đại Vương, Hoa quận công làm chưởng Triều Đông vệ, Phò mã đô uý Ngạn quận công Mạc Ngọc Liễn chưởng Phù Tây vệ, Thạch quận công Nguyễn Quyện chưởng Phù Nam vệ, Phò mã tông chính thái bảo Ninh quận công chưởng An Bắc vệ.
 

HAI ĐẦU NỖI NHỚ - Thơ Nhật Quang


  
 

HAI ĐẦU NỖI NHỚ
 
Cần Thơ nắng ấm không em?
Anh hong nỗi nhớ… mượt mềm tóc xanh
Sợi hồng se kết duyên lành
Cột vầng mây trắng vào nhành tương tư
Đong đưa gió níu hương thu
À…ơi! Em ngủ anh ru… mộng vàng
Vấn vương tình nặng đa mang
Biết yêu rồi cũng muộn màng lặng câm
Vần thơ vận ngữ âm thầm
Trăm năm duyên số có gần được nhau?
Thẫn thờ ôm mối tình ngâu
Hai đầu nỗi nhớ tiếng sầu chơi vơi
Sài Gòn mưa đẫm Hạ rơi
Thầm mơ màu nắng vợi vời Cần Thơ.
 
                                        Nhật Quang

OẢN LÀ GÌ ? – La Thụy sưu tầm và biên tập



Tương truyền, khi vua Lê Trung Tông mất không có người nối dõi, Trịnh Kiểm định soán ngôi nhà Lê nhưng chưa dám quyết nên đã sai người tới hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ông cũng không nói năng gì mà dẫn sứ giả ra chùa thắp hương bảo: “Mấy năm nay mất mùa, nên tìm giống cũ mà gieo”. Rồi Trạng lại sai chú tiểu quét dọn chùa sạch sẽ và nói: “Giữ chùa thờ phật thì ăn oản”, ý nói giữ làm bề tôi của các vua Lê thì tốt hơn.
Trịnh Kiểm nghe theo liền sai người đi tìm tôn thất nhà Lê đưa lên ngôi, tức là vua Lê Anh Tông. Họ Trịnh mượn tiếng nhà Lê nhưng thực chất nắm quyền điều hành chính sự, hai bên cùng tồn tại tới hơn 200 năm. Vì thế mà có câu: Lê tồn, Trịnh tại.

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2024

VẪN TRỜI MỜ HƠI SƯƠNG – Trần Vấn Lệ




Vẫn trời mờ hơi sương... vẫn là buồn thường lệ...chưa bao giờ buồn thế... hai Thế Kỷ buồn ơi! (*)
 
Thơ tôi làm cho tôi, coi như có công chuyện để cho mình lưu luyến mình thêm, mình từng ngày...
 
Tôi tin lát nữa đây sương tan trời quang đãng.  Tôi tin nguồn ánh sáng chứa chan vầng mặt trời...
 
Tôi nghĩ em, đấy thôi...
 
có thể còn nằm bệnh, có thể đang hành lang, có thể quét lá vàng trên cái sân lát gạch...
 
Tôi rất nhớ Đà Lạt.  Đâu phải mới bây giờ?
 
*
Tháng Sáu không hề mưa ở Cali ngộ thiệt.  Sáng sáng có chút rét đủ cho mình bâng khuâng?
 
Em!  Chỉ em Giai Nhân.  Tôi vẽ vời yêu dấu.  Con chuồn chuồn mà đậu... chỉ vì nó thấy vui? (**)
 
Em có nghĩ đến tôi, con chuồn chuồn, là một?   Em, chuyến tàu chạy suốt dặm trường xuyên Bắc Nam...
 
Ôi tôi lại lang thang.  Sương mơ màng, cũng phải! Tà áo dài con gái.  Tà áo thời Nữ Sinh...
 
                                                                                     Trần Vấn Lệ
(*) 1975 - 2025...
 
(**) Ca dao:  Thân em phận mỏng cánh chuồn khi vui thì đậu khi buồn thì bay...

TIẾNG CÒI TRONG SƯƠNG ĐÊM – Nhạc Lê Trực, ca sĩ Thanh Thúy trình bày


       


TIẾNG CÒI TRONG SƯƠNG ĐÊM 
 
Bến nước gió rét đò thưa khách sang
Lau xanh ven sông mờ run bóng trăng
Đêm nay không gian chìm trong giá băng
Con đò sang ngang...
Kể lúc vắng bóng người chinh chiến xưa
Đã cắm giữa gió mùa thu thổi đưa
Đêm nay đông sang mà tin vẫn chưa ...
đưa đò ...về ... xưa
Mà đoàn hùng binh âm thầm xông lướt trong sương
Hồi còi còn vang như hòa lẫn theo người lái đò ru:
Tiếng còi trong sương đêm
Tiếng còi trong sương đêm theo gió đưa ôi buồn, nghe vi vu oán than
Thôi toán quân đi rồi, thôi toán quân đi rồi ...
Hơ hờ hơ ...hơ hơ hơ đi rồi ...
Con ơi lòng mẹ ủ ê thương cho chồng mấy dặm sơn khê
Khi ra đi có hứa thu nay về
Mà hôm nay lá thu đã rơi tràn,
Rồi mùa đông sang qua luôn mòn mỏi trong đau buồn
Hò hơ hớ ... Hò hơ hớ ...
Tiếng còi trong sương đêm
Tiếng còi trong sương đêm theo gió đưa ôi buồn
Nghe vi vu oán than
Thôi khóc chi đau lòng, con cứ an giấc nồng
Hơ hờ hơ ...hơ hơ hơ bên lòng ...
 
                                                             Lê Trực

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2024

PHONG CÁCH TÁN TỤNG TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM – Giáo sư Trần Văn Khê



Trên thế giới về cách tán, tụng có ba trường phái:

Bắc tông, hay Ðại thừa gồm có Ấn Ðộ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Kinh văn bằng tiếng Phạn (Sanskrit) để nguyên tiếng Phạn, phiên âm ra bằng tiếng Trung Quốc, đọc theo cách phát âm của người Trung Quốc, thì gần giống âm tiếng Phạn, nhưng khi đọc chữ phiên âm theo cách đọc của mỗi nước Triều Tiên, Nhật Bản hay Việt Nam thì rất xa âm tiếng Phạn, như bài chú Vãng sanh (Nam mô A di đà bà dạ v.v….) Có khi tiếng Phạn dịch ra tiếng Trung Quốc viết lại bằng chữ Hán như A Di Ðà kinh, Tâm kinh Bát Nhã v.v…
 
Nam tông hay Tiểu thừa gồm các nước Sri Lanka (Tích Lan), Thái Lan, Cao Miên (Campuchia), Lào. Kinh chép bằng chữ Pàli đọc theo âm Pàli, không dịch ra tiếng bổn xứ.
 
Mật tông (Tây Tạng, Mông Cổ) kinh gồm những mật ngôn đọc theo một giọng thật trầm.
 

CÔ GÁI NHỎ - Thơ Trần Vấn Lệ


   
 

CÔ GÁI NHỎ
 
Tôi gọi em là Cô Gái Nhỏ.
Em cười cười Em Lớn Rồi Chớ Bộ!
Tôi xin lỗi em Thế Anh Gọi Em Là Gì?
Em cười cười Cứ Gọi Em Là Cô Gái Nhỏ!
 
Chuyện như vậy hai-trăm-năm-rồi đó!
Hai Thế Kỷ rồi, Trời ạ bao lâu?
Chu Mạnh Trinh xưa từng có ý định xây lầu
rước người ngọc... còn tôi sao nhỉ?
 
Có một trăm năm tôi làm Chiến Sĩ,
Chừ một trăm năm tôi làm kẻ lưu vong!
Tôi nhớ em!  Tôi nhớ núi nhớ sông...
Nhớ quá chừng những cánh đồng cò bay mỏi cánh...
 
Nhớ như mới đây tự dưng trời lạnh lạnh,
Tôi nghe nói quê nhà cũng lạnh bỗng nhiên!
Tôi nhớ em cái miệng cười duyên
Cái mái tóc đẹp như là con suối...
 
Em bao giờ đã là con dế nhũi,
Em bao giờ có ai đuổi theo không?
Ai mà không thương hai má em hồng?
Ai mà không thương em nói như con dế nói...
 
Em nói rằng "Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi theo" (*)
Em nói một buổi chiều
Khói bếp xanh um mái rạ...
 
Có thể là tôi nhớ thương em quá,
Khói cơm chiều dờn dợn sóng hoàng hôn... (**)
Hai trăm năm qua ai chẳng hóa linh hồn (***)
trong gió núi trong trùng dương em hỡi?
 
Phải chi tôi có cánh bay về thấy em bên Ngoại
trong vườn cau chiều ngó những trái cau non,
gió phù sa chải mướt cỏ trên cồn
con thuyền đậu lắc lư sóng vỗ...
 
Em ơi em muôn năm Cô Gái Nhỏ
giữa một thời chinh chiến động lòng tôi!
Hai trăm năm tôi nhớ miệng em cười,
Nhớ cái răng khểnh, nhớ bàn tay em vuốt tóc...
 
Con suối nào cũng là con suối cô độc
Anh ngồi xuống nhìn em rửa chân nha?
Cũng toan dựng tháp ngọc lầu ngà...
Cũng toan mà...cũng toan mà...ứa lệ!
 
                                      Trần Vấn Lệ
 
(*) Thơ thấy trong Chinh Phụ Ngâm Khúc.
(**) Thơ Huy Cận: Lòng quê dờn dợn vời con nước, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà!
(***) Thơ Chế Lan Viên:  Khi ta ở đất là khu đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.

PHẢN BIỆN VỀ NHỮNG SAI LẦM CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH CHÂN TÍNH - Vũ Thế Ngọc

TS Vũ Thế Ngọc học Triết học, Văn học và Khoa học xã hội ở Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn trước năm 1975. Sau sang Mỹ học tiếp, tốt nghiệp Cao học xã hội, Tiến sĩ Nhân chủng học và tiến sĩ Kinh tế, Đại học California Santa Barbara. . Ông là tác giả và dịch giả của một số tác phẩm triết học Đông phương: Trí tuệ giải thoát, Lão Tử Đạo đức kinh, Thế giới thị ca thiền hàn, Trà kinh,...
Ở Việt Nam vào năm 1981, giáo sư Vũ Thế Ngọc đã dịch và giới thiệu một phần. Đến tiết thu phân Quý Mùi giáo sư đã dịch toàn bộ tác phẩm Đạo Đức Kinh – bản Mã Vương Đôi ở trên ra Việt ngữ dưới dạng: Hán – Hán Nôm – Việt ngữ – Anh ngữ.

TS Vũ Thế Ngọc 


Vừa qua, nhân sự kiện sư Thích Minh Tuệ nổi tiếng trên mạng xã hội, TT Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp, đã có bài nói chuyện, tuy ít người chú ý nhưng tôi cho rằng đó chính là cơ sở lý luận học thuật của GHPGVN và của những người không đồng ý với pháp tu Đầu Đà khất thực của sư Minh Tuệ.
    
Trước hết bài của TT Thích Chân Tính đã sai lầm khi cho rằng giáo pháp Đầu Đà là giáo pháp tu hành khắc kỷ quá khích của ngoại đạo mà Thái tử Tất Đạt Đa đã từ khước nên sau đó mới trở thành Đức Phật với giáo lý Trung Đạo. Trong bài nói chuyện này, vô tình hay cố ý TT Thích Chân Tính đã cho rằng hạnh Đầu Đà (dhutanga) mà sư Minh Tuệ đang hành trì “không phải là giáo pháp Phật giáo chính thống vì chính Đức Phật đã khước từ bỏ để theo giáo pháp Trung Đạo nên mới chứng ngộ giải thoát”. Điểm quan trọng là lời giảng này của TT Thích Chân Tính lại trùng khớp với tuyên cáo “Ông Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo” trong thông báo của TT Thích Đức Thiện, nhân danh GHPGVN, bố cáo với toàn thể tổ chức GHPGVN và đồng bào để nhờ chính quyền can thiệp.