BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

BÌNH THUẬN, MỘT THỜI CÁC LÁI GHE BẦU ! - Phan Chính





       BÌNH THUẬN, MỘT THỜI CÁC LÁI GHE BẦU !
                                                                                   Phan Chính

        Đất nước ta có lợi thế bờ biển dọc dài từ Bắc vào Nam. Trong đó Bình Thuận cũng có chiều dài 192km. Lịch sử hình thành cư dân, khai khẩn đất hoang cũng khởi đầu từ đầu thế kỷ 18 với những chiếc ghe bầu đưa lưu dân xuôi nam làm nên xóm làng và ngược lại cung cấp hàng hóa, thực phẩm cho đất kinh đô. Nhưng được biết đến vai trò ghe bầu đắc dụng hơn là dưới thời Nguyễn Ánh đã có trong tay 235 ghe bầu và khoảng 500 chiến thuyền, lập ra những đội “trường đà” hùng hậu có mặt trên biển đông giáp với Hoàng Sa, Trường Sa và hoạt động chài lưới xa bờ dài ngày. Không những riêng cho khả năng quân sự mà trong thương mại ghe bầu còn là phương tiện vận chuyển, chuyên chở hàng hóa, lương thực hiệu quả nhất. Ghe bầu ở nước ta có lai lịch của thuyền buồm gốc Chăm- Mã Lai, cách đọc do biến âm từ “gay” (ghe thuyền) và “prau” (thuyền buồm), rồi người Việt đọc từ pràu thành bầu. Người dân miền Trung thiết kế ghe bầu theo kiểu dáng ghe prau với loại lâm đặc sản thích hợp và nguyên liệu mủ chai, dầu rái… khá phổ biến ở địa phương. Bởi ảnh hưởng đó mà dễ phân biệt thuyền miền Bắc khác với ghe phía Nam qua cánh buồm.



BÀI THƠ “QUAN THƯ” TRONG KINH THI - Hoàng Nguyên Chương




Nguồn:
http://thohoangnguyenchuong.weebly.com/th417-d7883ch-ch7919-haacuten/bi-th-quan-th-trong-kinh-thi

Bài “quan thư” (chim Thư kêu) là bài tình ca mở đầu ở phần Quốc phong (thiên Châu Nam) và cũng là mở đầu cho toàn bộ quyển Kinh Thi. (Kinh Thi là một tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc được sáng tác khoảng từ đầu thời Tây Chu đến cuối thời Xuân Thu. Hiện nay nó còn 311 bài thơ, chia làm 3 bộ phận lớn là Phong, Nhã, Tụng). Như vậy, bài thơ “quan thư” này đã xuất hiện hơn 2600 năm, nó đã đi vào lòng người và còn tồn tại đến hôm nay mặc dù Kinh Thi đã từng bị Tần Thủy hoàng cho đốt sạch. Thế mới biết sự tồn tại của bài thơ hay còn bền bỉ hơn cả những tòa lâu đài cung điện đã từng có ở trên mặt đất

Ngự bút bài thơ Quan thư (Chu Nam) của vua Thanh Càn Long và bức tranh minh họa


BÀI THƠ “QUAN THƯ” TRONG KINH THI

關雎 QUAN THƯ (1)

鳩, Quan quan (2) thư cưu (3)
洲。 Tại hà chi châu.
女, Yểu điệu thục nữ (4)
逑。 Quân tử (4) hảo cầu

菜, Sâm si hạnh thái (5)
之。 Tả hữu lưu chi
女, Yểu điệu thục nữ,
之。 Ngụ mị cầu chi.

得, Cầu chi bất đắc,
服。 Ngụ mị tư phục
哉。 Du tai! du tai!
側。 Triển chuyển phản trắc.

菜, Sâm si hạnh thái,
之。 Tả hữu thái chi
女, Yểu điệu thục nữ,
之。 Cầm sắt (6) hữu chi

菜, Sâm si hạnh thái
之。 Tả hữu mạo chi
女。 Yểu điệu thục nữ.
之。 Chung cổ lạc chi

* Khuyết danh

EM VỀ - Thơ Trần Mai Ngân


        
                            Nhà thơ Trần Mai Ngân


EM VỀ

Em về cởi áo tình nhân
Trả cho vô lượng ân cần đã qua
Nợ duyên của chốn ta bà
Phù vân nhan sắc đã là của ai...

Em về khoác áo phôi phai
Tình chung riêng đã chia hai lối rồi
Nhớ nhau mộng thoáng mây trôi
Dùng dằng mấy cũng vỡ đôi não nề

Em về, ừ nhỉ em về
Tôi gom góp những ủ ê riêng mình!

                             Trần Mai Ngân

RỒI CHỈ THẾ THÔI - Thơ Quang Tuyết, nhạc Nguyễn Tất Vịnh, tiếng hát Thùy Dương

 
       
                            Nhà thơ Quang Tuyết


RỒI CHỈ THẾ THÔI

Thế rồi cũng đến lúc chia tay
Sân cỏ mượt
Nụ hôn ngọt bờ môi tháng tám
Em ngập ngừng đưa tay ôm chắn
Chút dư hương trong giọt nắng muộn màng
Con đường rộng thênh thang
Rắc đầy phấn thông vàng
Một mình em trên lối mòn xưa cũ
Biển ồn ào cho đau con sóng vỗ
Tóc rối ngậm ngùi
Biết gởi gió....
Về đâu?

Rồi ta sẽ lãng quên nhau
Như chưa một lần hay biết
Con đường tình tha thiết bước chân qua
Chiếc lá thu phai
Bàng bạc ánh chiều tà
Cho ray rứt chút muộn màng tình tự

Em thầm hỏi...
Bước chân người xưa nếu về qua chốn cũ
Có gợn sóng trong lòng
Những tiếc nuối bâng khuâng?
Còn nhớ màu mắt ai thẳm xanh
Như miền hoang biển mặn ?
Hay ánh trăng xưa
Xanh muôn thuở diệu kỳ

Lạ lùng thay
Từng bước nhẹ em đi
Còn vương mãi nụ hôn chiều tiễn biệt
Biết bao giờ
Bao giờ anh hiểu được
Thôi cũng đành
Đã đến lúc chia tay...

                                      Quang Tuyết


      

CHÙM THƠ LƯƠNG BÚT


              Nhà thơ Lương Bút


NÓI VỚI BIỂN

Ta, hạt bụi kết tinh
lòng chung thủy
Sóng lăn mình
lên bờ cát long đong
Mỗi mùa trăng
đi qua thời xuân trẻ
Ngậm ngùi ơi !
nghe đau nhói đắng lòng.

Bờ mơ tưởng
đi vòng quanh cõi mộng
Giấc liêu trai
như bẻ gãy lưng chừng
Vết tình sử
Vẽ lên màu hóa thạch
Cho giọt lòng của
biển cũng rưng rưng.

Ly năm tháng
rót bàng hoàng lên đá
ta cúi đầu lặng ngắm buổi hoàng hôn
Nghe lá cỏ
thì thầm lời sáng tối
Nhát dao nào
làm buốt nhói dại khôn.

Mỗi sớm mai
lá ướt dầm sương sớ
Và ngồi đây
hứng hớt giọt muộn màng
Gió côi cút nghẹn ngào
như báo trước
Chảy vào ngày
những giấc nhớ mênh mang.

Gió bộc bạch
nỗi riêng lòng ốc đả
Rớt bên lề
cay xé bụi ban mai
Và ngày tháng viên tròn
theo trăng muộn
Biển đau lòng
mấy ngả sắp chia tay.

Nói với biển,
xin lần bịn rịn
Chỉ một lần
gởi sóng trái tương tư
Để từ gió
rú lên lời ray rứt
Dẫu một lần bịn rịn
với thực hư…

XUÂN MUỘN - Thơ Lê Kim Thượng


        
            Nhà thơ Lê Kim Thượng


XUÂN MUỘN

Ước gì... vôi thắm, trầu xanh
Cau già, rượu trắng... em anh chung nhà
Mộng lành hòa với mơ hoa
Tuổi Xuân nồng ấm, chan hòa ái ân
Dù cho Con Tạo xoay vần
“Ngày sau sỏi đá... cũng cần có nhau...”
Thế rồi... rượu trắng, trầu cau
Xe hoa, pháo cưới... đón dâu theo chồng...

VÕ VĂN DŨNG, CHIẾN TƯỚNG HÀNG ĐẦU CỦA VUA QUANG TRUNG

Võ Văn Dũng là danh tướng của nhà Tây Sơn, đứng đầu trong Tây Sơn thất hổ tướng. Ông sinh tại thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn vào năm Canh Ngọ 1750 trong một gia đình khá giả.

Ông được Quang Trung cử đi sứ nhà Thanh, đồng thời là một trong những tướng lãnh trung thành cuối cùng chiến đấu để bảo vệ sự tồn tại của vương triều Tây Sơn.




TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG

Võ Văn Dũng thuở nhỏ có tên là Độ, là người thông minh, có chí khí từ sớm. Sống trong một gia đình khá giả, ông có điều kiện học hành, lại đi đây đi đó, tầm nhìn được mở nên hiểu biết rất rõ về thời cuộc. Đặc biệt ông rất giỏi võ nghệ, một phần là kế thừa truyền thống thượng võ của quê hương, một phần chính là sự rèn luyện, nỗ lực của bản thân, bao gồm đủ các môn cung, đao, kiếm…

CHUYỆN MỘT NGƯỜI PHÁP LÊN NGÔI Ở TÂY NGUYÊN - Trần Hưng

Trong khoảng thời gian từ năm 1888 đến 1890, một người Pháp nhờ thuyết phục được các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên mà lên ngôi vua, lấy vương hiệu là Marie đệ nhất, đặt tên nước là vương quốc Sedang. Chuyện này không chỉ làm ngỡ ngàng chính quyền Pháp thuộc địa ở Đông Dương mà còn gây náo nhiệt ở châu Âu.

     
        David Auguste-Jean-Baptiste-Marie-Charles. (Ảnh từ wikipedia.org)


CHUYỆN MỘT NGƯỜI PHÁP LÊN NGÔI Ở TÂY NGUYÊN
                                                                                         Trần Hưng

XUẤT THÂN

David Auguste Jean Baptiste Marie Charles sinh năm 1842 ở Toulon, Var, thuộc vùng Provence Alpes Côte d’Azur nước Pháp. Cha ông là một sĩ quan hải quân, và mẹ là con gái của một đại tá chỉ huy lực lượng phòng vệ quốc gia.
Năm 1859, Charles gia nhập kỵ binh, đến năm 1863 ông làm đội trưởng một đội thiết giáp ở Versailles. Vốn là người có bản tính phiêu lưu và thích cưỡi ngựa, Charles đến Đại Nam tham gia đội kỵ kinh ở Nam bộ.

SÔNG LẶNG - Thơ Lê Ngọc Phái, nhạc Hữu Xuân, tiếng hát Quang Minh





SÔNG LẶNG

Mưa chiều quán nhỏ
Lá đổ đầy sân
Đâu ngờ nơi đó
Gặp em trong ngần

Em cười nghiêng nắng
Như mây lạc trời
Ta như sông lặng
Thẫn thờ quên trôi

Giữa dòng phiêu lãng
Tháng ngày lang thang
Đã quên bến đợi
Đò ơi muộn màng….

Bóng chim biền biệt
Nắng dài mưa sâu
Tình cờ gặp lại
Ngỡ ngàng bên nhau!

          Lê Ngọc Phái


    

Thơ: Lê Ngọc Phái
Nhạc: Hữu Xuân
Hòa âm: Hoàng Ngọc Tuấn
Trình bày: Quang Minh

MẶT TỐI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ HẤP DẪN NHẤT TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI : CLEOPATRA

Cleopatra là biểu tượng của Ai Cập, người phụ nữ xinh đẹp, thông minh nhưng cũng nổi tiếng vì sẵn sàng ám sát bất cứ ai ngáng đường.
Cleopatra là một trong những ngôi sao lớn nhất của lịch sử nhân loại. Cuộc đời bà là một cơn lốc xoáy tràn đầy chiến tranh, lãng mạn và bi kịch. Bà là pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại, nổi tiếng vì đã yêu hai nhà lãnh đạo lớn nhất của La Mã. Nhưng bà cũng có mặt tối của chính mình.
Trở thành địch thủ của Cleopatra không phải là một ý kiến hay chút nào. Người ta đồn rằng ai ngáng đường bà đều bị ám sát... (Kể cả người trong nhà). Vậy Cleopatra thực ra là người như thế nào?

                          Sách “Những người phụ nữ thay đổi thế giới”


MẶT TỐI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ HẤP DẪN NHẤT TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI: CLEOPATRA

Trích sách “Những người phụ nữ thay đổi thế giới” (Kay Woodward)

 Cleopatra tên thật là Cleopatra VII Philopator, sinh khoảng năm 69 TCN, mất ngày 12/8/30 TCN (khoảng 39 tuổi).

Cleopatra sinh ra vào thời Ai Cập cổ đại, hơn 2.000 năm trước, là con gái của Pharaoh Ptolemy XII. Tuy sống ở Ai Cập nhưng gia tộc của Cleopatra là người Hy Lạp, nên đó cũng là ngôn ngữ chính của bà. Nhưng bà cũng học nhiều ngôn ngữ khác nữa, trong đó có tiếng Ai Cập. Bà là người đầu tiên trong gia đình mình làm điều này.

Khi Pharaoh Ptolemy XII băng hà năm 51 TCN, Cleopatra và người em trai mười tuổi Ptolemy XIII đồng cai trị Ai Cập. Họ cũng cưới nhau nữa, vốn là điều mà vua chúa ngày xưa hay làm - thậm chí cha mẹ của họ cũng có thể là anh chị em của nhau.

BUÔN LÀNG HIẾU KHÁCH - Đức Hạnh cùng thi hữu


     
             Sơn nữ Bhnướch thị Oom đang lấy tavak trên cây


BUÔN LÀNG HIẾU KHÁCH

Buôn làng hiếu khách đãi sâm panh (1)
Đặc sản Cơ Tu rất nổi danh
Rượu ngọt thơm lừng trông hết sảy
Hương nồng ngào ngạt thấy ngon lành
Khách hàng thỏa thích dùng luôn đủ
Sơn nữ tươi cười mộng mãi thanh
Giã biệt cô nàng Ta lại nhớ
Buôn làng hiếu khách đãi sâm panh…

Đức Hạnh
10 03 2020

(1) “Đến bản làng của người Cơ Tu, Quảng Nam, du khách được dân làng tiếp đón rất nồng hậu và không thể thiếu chén rượu tavak (tavak giống như cây dừa, người Kinh gọi là “dừa núi” hay cây đoác).
Rượu này có vị thơm ngọt, tê tê đầu lưỡi. Nước rượu màu trắng đục, sủi tăm trong ly, nhìn rất giống rượu sâm panh.”
(2) Nguồn:
https://baomoi.com/cay-ruou-tren-day-truong-…/c/32018129.epi


HỌA:

RƯỢU TAVAK TRỨ DANH
(Thủ vĩ ngâm, bát vận đồng âm)

Thưởng thức rượu này, quả xứng danh:
Uống vào tê lưỡi, ngọt thanh thanh
Càng say thiếu nữ Cờ Tu mảnh
Lại khoái ta - va* Đất Quảng lành
Ước sẽ nhâm nhi cùng Đức Hạnh
Mong cầm so sánh với Sâm Panh
Hàng Tây chỉ được hơn màu ảnh
Thưởng thức rượu này, quả xứng danh!

Tau Dotrong
Bắc giang, 11/3/2020

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

KHÓI CHIỀU, ÁO VÀNG ƠI... - Thơ Hiệp Kim Áo Tím


        
                  Nhà thơ Hiệp Kim Áo Tím


KHÓI CHIỀU

Bếp nhà ai vừa nhóm
Khói chiều nhè nhẹ bay
Lan như làn sương trắng
Rồi hòa vào đám mây

Thơm thơm mùi gạo xay
Làm hồn ta ngất ngây
Ngọt ngào đồng lúa chín
Hạt lúa vàng đâu đây

Vang xa tiếng chuông chùa
Nhẹ như cơn gió lùa
Hoa cỏ như nhảy múa
Rồi khẽ cười đu đưa

Bất chợt một cơn mưa
Xua tan làn khói trắng
Xua nỗi buồn xa vắng
Hồn nhẹ nhàng bâng khuâng

Khói chiều vương trên cây
Làm nỗi nhớ tràn đầy
Nhớ mẹ già ngày ấy
Sao mắt nhòa lệ cay

Hiệp Kim Áo Tím
Dalat,12/ 3/2020

NỖI OAN CỦA CÁ MẬP KHI ĐỨT CÁP QUANG - Nhật Minh

Là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất để kết nối mạng toàn cầu, cáp quang biển dễ bị đứt gãy và gián đoạn hoạt động, nhưng phần lớn chúng bị đứt do tác động của con người.

     Tuyến cáp điện tín đầu tiên nối giữa châu Âu và Bắc Mỹ hoàn thành vào năm 1858.            Ảnh: CNN.

      NỖI OAN CỦA CÁ MẬP KHI ĐỨT CÁP QUANG
                                                                                     Nhật Minh

Tháng 7/1858, hai con tàu gặp nhau giữa Đại Tây Dương. Mỗi tàu mang một sợi cáp biển chỉ dày 1,5 cm. Hai sợi cáp được hàn với nhau ở giữa đại dương, hoàn thành sợi cáp biển đầu tiên dài 4.000 km nối giữa châu Âu và Bắc Mỹ.
Sợi cáp này đã truyền đi thư điện tín đầu tiên từ nữ hoàng Victoria của Anh tới tổng thống Mỹ James Buchanan. Những tin nhắn này mất tới 17 giờ để truyền giữa hai nước thông qua mã Morse. Sợi cáp này sau đó cũng chỉ hoạt động thêm khoảng 1 tháng.

HOÀNG HẬU HAI TRIỀU VÀ CUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC HIẾM CÓ CỦA LỊCH SỬ - Minh Châu

Được xem là gương mặt nữ kỳ lạ nhất thế kỷ 10 và cũng là gương mặt nữ tầm cỡ nhất, đáng nhớ nhất trong lịch sử Việt Nam thời trung đại, thế nhưng, sử xưa ghi chép về Dương hậu hay hay Dương Vân Nga (gọi theo dân gian) lại rất nhạt nhòa.

Không chỉ là hoàng hậu của hai vị hoàng đế Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, Dương hậu còn có vai trò đặc biệt trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê

           Vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga. Ảnh Lê Hoàng. Nguồn: thanhnien.vn


HOÀNG HẬU HAI TRIỀU VÀ CUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC HIẾM CÓ CỦA LỊCH SỬ
                                                                                         Minh Châu

Người phụ nữ đầu tiên trong thế kỷ 10 lên tiếng

Theo sách Việt Nam thế kỷ X: Những mảnh vỡ lịch sử của nhà nghiên cứu Trần Trọng Dương (NXB Đại học Sư phạm, năm 2019), các sử thần Nho gia chép sử theo lối gia tộc phụ hệ nên chỉ cho biết bà hoàng họ Dương, không đề cập đến xuất thân và nói rõ tên bà (lịch sử thế kỷ 10 còn có một bà Dương hậu nữa đó là vợ của Ngô Quyền, con gái của Dương Đình Nghệ, em gái Dương Tam Kha, mẹ đẻ của Ngô Xương Văn). Cũng theo lối ghi chép ấy, sử sách xưa kiến tạo bà như một hình ảnh bị cuốn theo và phụ họa cho hình bóng của đàn ông. Dẫu vậy, Dương Vân Nga vẫn là người phụ nữ đầu tiên trong thế kỷ 10 lên tiếng và được ghi vào chính sử, hoặc chí ít các sử quan lần đầu tiên cho phái nữ được lên tiếng.

ÂN NGHĨA TIỀN KIẾP - Đặng Xuân Xuyến


                  
                           Tác giả Đặng Xuân Xuyến

                
                ÂN NGHĨA TIỀN KIẾP

Mơ. (Đêm: 21/05/2017, sáng 22/05/2017) Một giấc mơ thật lạ.

Lại lững thững vào ngôi nhà với những nét cổ xưa, có mấy bụi tre đằng ngà, nằm ở phía bên trái cổng ra vào, và xa xa, nơi giáp với con đường làng gồ ghề, phía bên tay phải, là mấy bụi cúc tần xanh mướt... Mệt mỏi, tôi ngả lưng xuống phản. Đang thiu thiu thì hắn, người thanh niên dong dỏng cao, khuôn mặt trái xoan, nước da ngăm ngăm, đánh thức tôi dậy. Đưa cho tôi cốc nước nghi ngút khói, giục uống nhanh kẻo “mẹ về bắt gặp là em không được uống đâu”. Định gạt đổ cốc nước, không uống, nhưng nghĩ sao tôi lại cầm, từ từ nhấp môi, uống. Thật lạ. Cốc nước nghi ngút khói mà uống vào lại thấy mát lạnh, rồi dương khí như chảy tràn khắp người, ấm nóng và sảng khoái. Hắn nhìn tôi, tủm tỉm:
- Biết nghe lời là tốt rồi. Không lo nữa. Cam lộ sẽ bảo vệ em. Chợp mắt tí đi rồi trở lại nơi đó, không ở lại đây được đâu, mẹ sẽ trị tội thêm nặng đấy.

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

ĐẠI CÁO BÌNH CÔ VÍT - Ái Nhân


     
                      Nhà thơ Ái Nhân


ĐẠI CÁO BÌNH CÔ VÍT

Diệt CÔ VÍT cốt ở lòng dân đồng tâm hiệp sức
Viêm phổi cấp trước sau rồi tận diệt
Như nền y học của ta thủa trước,
Vốn xứng nền Y Đức đã lâu
Thuốc Ta, thuốc Tàu, Tây…
Dân Nam ta từng có!

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

GIỠN CHƠI CÙNG CHỮ NGHĨA: VẠN TUẾ HỒNG QUẦN Nguyên Lạc





LỜI NÓI ĐẦU

Trước hết, tác giả bài viết xin được ghi ra đây vài ý chủ quan:
- Tiếng nói, chữ viết rất quan trọng, mất nó, chúng ta sẽ bị đồng hóa và mất nước.
- Chữ viết chắt lọc từ tiếng nói. Văn và nhất là thơ là tình túy của chữ. Nên cẩn trọng với CHỮ NGHĨA, phải dùng một cách chính xác. Hãy dùng nó đề truyền bá cái đẹp, cái hay, phục vụ nhân sinh. Đừng dùng nó như công cụ hạ thấp người khác, phổ biến điều xấu xa, giả dối. Đừng "hòa quá nhiều nước lã vào mực" như Goethe đã nói: "Modern poets mix too much water with their ink" Nghĩa là thi nhân phải LƯƠNG THIỆN.

BIỂN CỦA NGUYỄN THANH LÂM TRONG “RỪNG XANH MƯA” - Đặng Xuân Xuyến


                      
                                Tác giả Đặng Xuân Xuyến

BIỂN CỦA NGUYỄN THANH LÂM TRONG “RỪNG XANH MƯA”

Định viết bài cảm nhận về tập thơ RỪNG XANH MƯA của nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm nhưng tôi không đủ sự kiên nhẫn để đọc một mạch hết tập thơ, vì thú thật, để hiểu được thơ của ông, với tôi quả thật là không dễ, nên đành chọn phương pháp vài ngày đọc một bài, nghiền ngẫm từ từ, thật chậm để “ngộ” được “nỗi niềm thầm kín” ẩn trong những bài thơ mang mang hơi thở Thiền của ông. Hôm nay, đọc mấy bài thơ về biển, gặp những tứ thơ hay, lạ, tôi vội gõ đôi dòng theo mạch cảm xúc: BIỂN CỦA NGUYỄN THANH LÂM TRONG RỪNG XANH MƯA.