NỖI
LÒNG CỐ HƯƠNG
1.
Theo chân ra chợ xứ người
Xôn xao. đỏ. tím... vui
cười hân hoan!
Thấy con cua. tưởng con
còng!
Thấy cây sồi. nhớ cây
còng quê. nao! [1]
Chiều nay bên phố lạ nào
Nhớ con rạch nhỏ. cây cầu
đòn tre
Nhớ con còng gió xanh lè
Chiếc càng "tổ chảng"
kẹp ta đau tình! [2]
Nhớ ai "dáng trúc bờ
xinh" [3]
Lá răm mắt liếc. điếng
tình tới nay!
Nhớ sao! cau thẳng hàng
dài
Con diều sáo trúc tình
ngoài nghĩa trong
Lam không. lúa trổ đòng
đòng [4]
Thả con mồi kiến. động
lòng cá rô
Nhớ ơi. tuổi dại ngây thơ
Còn đâu? chỉ bóng chiều
tà xứ xa!
Xứ xa có nghĩa người xa
Người xa đoài ấy. biết
ta nhớ về?
Nhớ về vời ấy chân quê
Đốt đồng khói trắng lặng
lờ bay xa!
2.
Xuân thu cùng nỗi phôi
pha
Nhuộm ta màu tóc khiến
ta bạc đầu!
Bạc đầu. đâu bạc tình đâu
Cố nhân vẫn mãi mộng
nào đêm say
Tha phương cùng mối tình
hoài
Quê hương. mắt liếc chết
người lá răm!
Chắc là ... chắc mãi trăm
năm
Cô miên đất khách . nỗi
lòng cố hương!
Cố hương đầy mắt đêm
trường
Chong đêm đoài đoạn. vô
thường bể dâu!
Cố nhân nay biết về
đâu?
Về đâu. rồi cũng
trắng màu mây bay! [*]
......
[*]
Bạch vân thiên tải không du du - thơ Thôi Hiệu.
Nguyên Lạc
......
@.
Xin giải thích cho các bạn thành phố rõ:
[1]
Cây còng hay còn gọi là muồng tím, muồng ngủ, me tây... Tên khoa học Samanea
saman họ Fabaceae, bộ Đậu (Fabales). Cây có nguồn gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, du
nhập vào Việt Nam từ thời Pháp.
[2]
"Tổ chảng": "bự chà bá", "to tổ chảng"(Phương ngữ,
Khẩu ngữ) to quá mức thường thấy.
Gọi
còng gió, vì đây là loại còng chạy rất nhanh, tưởng có thể bằng cả tốc độ của
gió. Mặc dù có bộ dạng nhỏ thó, nhưng đôi càng của còng gió đực (một lớn, một
nhỏ) lại là vũ khí hết sức đáng sợ, càng nó rất khỏe, mép càng sắc như dao, kẹp
có thể đứt thịt. Ở quê tôi, Đại Ngãi, Hậu Giang nơi các sông rạch, còng gió lớn
cỡ ngón tay màu xanh blue rất đẹp
[3]
Trúc xinh trúc mọc bờ ao / Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh / Trúc xinh trúc mọc
đầu đình / Em xinh em đứng một mình cũng xinh (ca dao)
[4]
Lúa trổ "đòng đòng" là lúa đang bắt đầu trổ bông, tức bông lúa non.