Tác
giả Lưu Hương Quế
TUỔI
SÁU MƯƠI
Vắt kiệt chưa ? Ôi cái tuổi
sáu mươi !
Khi “cô giáo” được gọi là
“bà giáo”
Tay yếu, chân run, xương
khớp kêu lạo sạo
Đầu óc lẫn rồi, lúc nhớ
lúc quên
Mắt kèm nhèm mở quyển sổ
gọi tên
Cô vào điểm hàng trên lên
hàng dưới
Chấm tập bài phải ngồi
soi suốt buổi
Kính lão hai tròng lẩm nhẩm
đọc từng câu.
Một bài văn có những chỗ
nông sâu
Đâu dùng thước mà đo gang
cho điểm
Đổi mới chuyên môn cũng
trở nên lười biếng
Tuổi sáu mươi đầu óc hoá
chây ì
Khi lục tuần sức khoẻ chẳng
còn gì !
Chân run run... chống gối...
trèo bục giảng
Một tay viết, tay vịn vào
mép bảng
Nắn nót bao nhiêu vẫn chẳng
thể thẳng hàng.
Lại dễ tủi thân trước
tình huống trái ngang
Khi trò nhỏ xin chuyển
sang lớp khác
Chỉ đơn giản : vì tóc cô
đã bạc
Da nhăn nheo, mặt xấu xí
đi rồi.
Bài thơ hay, cô đọc bỗng
đoản hơi
Nên luyến láy, nghỉ ngừng
không đúng chỗ
Leo cầu thang phải hai lần
dừng thở
Thử hỏi rằng : Cô dạy dỗ
gì đây ?
Đã đến gần “thất thập” hiếm
xưa nay
Rời bục giảng khéo phải
lo “hậu sự”
Ai may mắn gặp đôi lần
bác sỹ
Được bao mùa rồi tính
chuyện “quy tiên”
Chỉ ước ao sớm được về vườn
Để được thảnh thơi trồng
rau, trông cháu
Hay chả lẽ : Ngày mai cô
yếu lão
Đành ngại ngần viết giấy
cáo dạy thay?!
Tuổi “làm phiền” cũng đến
từ đây
Nay nhức mỏi, ngày mai
đau ốm
Dạy trên lớp mà lòng còn
thắc thỏm :
Nồi cá kho đã tắt bếp hay
chưa ?
Cống hiến hy sinh nên ở mức
đủ vừa
Phải quy định ngành nghề
cho phù hợp
Hãy xuống xem những giáo
viên đứng lớp
Họ làm gì ở cái tuổi SÁU
MƯƠI ?
Yên Thành, 23 / 11/2019
Lưu Hương Quế