BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

BÍ ẨN VỀ “NỎ THẦN” HUYỀN THOẠI CỦA AN DƯƠNG VƯƠNG

Nỏ thần - vũ khí được xem là huyền thoại của thời kì An Dương Vương có khả năng sát thương cao vẫn mang trong mình nhiều huyền tích bí ẩn.



BÍ ẨN VỀ “NỎ THẦN” HUYỀN THOẠI CỦA AN DƯƠNG VƯƠNG

Hai ngàn năm về trước cha ông ta đã sở hữu một thứ vũ khí có sức sát thương ghê gớm khiến cho kẻ thù phải khiếp đảm. Ðó chính là nỏ liên châu. Nó đã đi vào truyền thuyết, song thực tế cho đến bây giờ người dân vùng đất Cổ Loa - Kinh đô của vương triều An Dương Vương huyền thoại, vẫn tin thứ vũ khí đó thực sự tồn tại và niềm tin đó hoàn toàn có căn cứ.


Theo truyền thuyết, tướng Cao Lỗ đã nỗ lực giúp An Dương Vương chế tạo thành công nỏ thần. Nỏ có sức mạnh kỳ diệu, “chỉ núi thì núi tan, chỉ ngàn thì ngàn cháy”, vì vậy dân gian gọi là nỏ thần và người chế tạo ra nỏ thần đó được gọi là Ông Nỏ hay Ðô Nỏ.


Vào khoảng tháng 6/1959 trong khi đang cùng các công nhân đắp con đường từ Quốc lộ 3 đi qua khu di tích Cổ Loa đến xưởng phim, tại khu vực có tên là Cầu Vực, mọi người phát hiện một hố gần vuông mỗi cạnh 1m, sâu khoảng 1,2m, trong chứa 93kg mũi tên đồng, ước khoảng gần một vạn chiếc, với rất nhiều kích cỡ khác nhau.

Một phần lẫy nỏ của chiếc nỏ thần huyền thoại hiện đang có mặt tại Bảo tàng lịch sử quốc gia.


Việc phát hiện được kho mũi tên đồng ở Cầu Vực cho thấy truyền thuyết về nỏ thần của An Dương Vương ở Cổ Loa có cốt lõi lịch sử chân thật. Tư liệu của khảo cổ học ở Cầu Vực đã “vén bức màn huyền thoại” và trả lại cho An Dương Vương sự thật việc luyện và đúc mũi tên đồng ở Cổ Loa.


Lẫy nỏ và mũi tên ba cạnh của chiếc nỏ thần huyền thoại thời kì Thục Phán An Dương Vương.



Lẫy nỏ loại hình thành sớm thường gồm 3 bộ phận, nhưng lẫy nỏ giai đoạn sau này được phát triển lên đến 6 bộ phận là hộp cò, lẫy cò, chốt (thường có 2 chốt), thước ngắm.



Có bảy loại mũi tên dùng cho nỏ thần của An Dương Vương: Loại dài nhất 11cm, loại ngắn nhất 6cm và đều cùng một loại, cấu tạo gồm 3 bộ phận: đầu nhọn, trụ và chuôi cùng có mặt cắt ngang hình tam giác. Ðầu mũi tên có mặt cắt hình tam giác với rìa cạnh thẳng hoặc hơi cong vồng ra; mặt cắt ngang đầu mũi hình tam giác đều cạnh thẳng hoặc cong lõm vào.


Điểm đặc biệt trong các loại mũi tên dùng cho nỏ thần An Dương Vương đó là mũi tên ba cạnh tạo ra vết rách to theo ba hướng, gây thoát máu nhanh, thương vong lớn cho đối phương.


Mũi tên ba cạnh là một đặc điểm quan trọng khiến cho đối phương hoang mang, mất bình tĩnh khi đang tấn công và là một yếu tố tạo nên tính thần kỳ của loại nỏ An Dương Vương so với các loại vũ khí đương thời và ngay cả với loại nỏ chỉ được bắn bằng mũi tên hai cạnh thông thường.

                     


Độ sát thương của những mũi tên có đầu ba cạnh khiến kẻ thù của An Dương Vương khiếp sợ.

                                                                    Theo Giáo dục Việt Nam

Nguồn: 
https://giaoduc.net.vn//phong-thuy/kham-pha-no-than-huyen-thoai-cua-an-duong-vuong-180494.html

ĂN KHUYA Ở LAGI, AI BIẾT ? - Huỳnh Thục Oanh


            

Chi hội Văn học nghệ thuật La Gi vừa ra mắt giai phẩm HOA BIỂN chào mừng thị xã La Gi tròn 15 năm thành lập (2005-2020). Giai phẩm Hoa Biển tập trung vào các đề mục chính: Đối thoại, Biên khảo, Đất và người La Gi, Năm tháng và ký ức, Thơ, Văn xuôi, Ẩm thực, Nhiếp ảnh nghệ thuật… Riêng phần ẩm thực, một nét khó quên của đất và người La Gi, lâu nay ít được khai thác, lần này trong Hoa Biển, hiện lên một cách chi tiết với những con đường, góc phố bán hàng đêm… đầy ấn tượng qua bài viết của cây bút nữ Huỳnh Thục Oanh.

              
                             Tác giả bài viết Huỳnh Thục Oanh
                 

ĂN KHUYA Ở LAGI, AI BIẾT ?                                                       
                                Huỳnh Thục Oanh

 Từ lúc nào, La Gi hình thành những điểm ăn khuya. Những điểm mà tín đồ ẩm thực, sành ăn… không hẹn mà gặp nhau cho dù khi ấy đêm đã về sáng. Xa La Gi, người ta thường nhớ về những điểm ấy cho dù đường về không phải lúc nào cũng thuận tiện và nghĩ bụng là đi được. Chính vì vậy, có người bạn kể rằng rất nhớ phở đêm La Gi…

LA GI, CHỐN XƯA – Đỗ Hồng Ngọc


                      
                               Nhà thơ bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc


LA GI, CHỐN XƯA 
              Đỗ Hồng Ngọc

Từ Saigòn, theo quốc lộ 1 về Phan Thiết, cách Phan Thiết khoảng 50 cây số, rẽ phải, về phía biển Đông là thị xã Lagi (trước thuộc huyện Hàm Tân), tỉnh Bình Thuận. Như một cái túi treo tòng teng trên quốc lộ 1, không để ý thì khó mà nhận ra, Lagi – Hàm Tân dựa lưng vào núi, hướng mặt ra biển, gắn Bình Thuận với Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, nối liền núi đèo cheo leo hùng vĩ của miền Trung với đồng bằng cây ngọt trái lành của miền Nam nên Lagi vừa có núi cao, có biển rộng, lại có ruộng đồng xanh mướt, sông Dinh ngoằn ngoèo lững lờ theo con nước đầy vơi bên những động cát trùng điệp, những truông đèo hoang sơ huyền bí… Xa xa là Hòn Bà, một cù lao nhỏ chơ vơ bơi lạc giữa biển khơi, như còn đang vẫy tay về phía Núi Ông lạnh lẽo phía dãy Trường Sơn xa tít: 

Chuyện xưa rằng phút yếu lòng/Tách mình đứng giữa mênh mông đất trời/ Để nghe gió lộng trùng khơi/ Và nghe sóng mãi hát lời thiên thu (Thanh Trúc)

CHỚM NỤ TÌNH ĐẦU - Thơ La Thuỵ, nhạc Bùi Tuấn Anh, tiếng hát Thanh Hoa

               
   


CHỚM NỤ TÌNH ĐẦU

Em có biết rằng anh đã yêu   
Nhìn em anh đã vấn vương nhiều   
Tơ lòng sao cứ ngân vang mãi   
Thổn thức reo lên tiếng hắt hiu.   

Cũng muốn cùng em tỏ nỗi niềm   
Trao bao tơ tưởng trút tình điên   
Nhưng lòng e ấp ươm tình mãi   
Đành dấu trong tim một bóng hình.   

Nếu được ngày kia em biết cho   
Mối tình câm nín - Mối tình thơ   
Xin đừng cô phụ tình anh nhé!   
Đừng để hồn anh phải dại khờ.  

Thôi thế chúng mình sắp cách xa  
Em ơi mắt ướt thấm lệ nhòa  
Bao nhiêu thương tưởng bao sầu nhớ  
Cùng bóng hè sang ám ảnh ta.  

Hè đến rồi đây em biết không?  
Vắng tiếng ve ran, vắng phượng hồng  
Về ta, em nghĩ gì chăng nhỉ!  
Hay chỉ thờ ơ xem như không?

                                             La Thuỵ                                        
                                            (Hè 1973)  


           

Thơ: La Thuỵ
Nhạc: Bùi Tuấn Anh
Hoà âm: Trần Nhàn
Trình bày: Thanh Hoa


   

GẶP NHAU, GIANG ĐẦU, GỬI T/S KHÔI ĐÌNH BẢNG, KHI MÌNH, KHỔ SỞ - Thơ Chu Vương Miện


        


GẶP NHAU

gặp nhau dang dở dở dang
cùng chung một chuyến chiều tàn về không
khi xưa em cũng có chồng
mà nay phiêu bạt tang bồng chốn nao ?
mùa xuân hoa mận hoa đào
mùa thu hoa cúc rộn chào nơi nơi
dời ơi đời đáng mớ đời
bỏ em kẹt giữa chợ trời vắng teo ?
hoàng hôn quán xá tiêu điều
kẻ buôn ngườì bán xế chiều đuờng xa
chuyện gần lan tới hôm qua
chuyện nay toàn chuyện con gà lứa heo
văn chương giá rẻ ngang bèo
12 bến nước chèo queo một mình
dở dang ôi chuyện cũng đành

BẠN QUAN - QUÊ NGHÈO - TÔI NGHE – Thơ Đặng Xuân Xuyến


       

(Thơ Đặng Xuân Xuyến in trong NHỊP CẦU VĂN CHƯƠNG 2; Nhà xuất bản Hội Nhà Văn xuất bản năm 2019)


BẠN QUAN

Bạn cũ lâu ngày gặp lại
Chén rượu quê đưa đẩy tẩy trầ
Tao ruột ngựa hỏi câu ngớ ngẩn
Mày làm quan chắc kiếm bộn tiền
Chức ấy rẻ mà sinh lắm lãi
Mày học ngu nhưng thủ đoạn tài
Tao học giỏi nhưng mù thủ đoạn
Mãi long đong chức phó dân quèn
Mày nhăn mặt chửi tao thằng đểu
Quá nửa đời mãi chửa hết ngu...

Rượu tới tầm
Mày ghé tai tao
Nói thật nhỏ
Căng tai mới rõ
Làm người khó
Làm quan càng khó
Chốn quan trường chó vịt giống nhau
Mày than đời chỉ rặt những thau
Quan càng lớn chữ nhân càng nhỏ
Ví miệng quan giống trôn trẻ nhỏ
La liếm quen rồi nào biết bẩn dơ.

Tao gật gù giả bộ ngớ ngơ
Khen các quan vì dân vì nước
Nghe nửa câu mắt mày trợn ngược
Chửi tao khùng hệt “lũ dân ngu”
Mày chửi thề đặc giọng quân khu
Đời đã chó
Quan trường càng chó
Rồi nhăn nhó
Than đời mày nhọ
Mấy tháng trời bổng lộc hụt xơi...

Rượu mày mời
Tao uống khó trôi
Thịt mày gắp
Tao nhai khó nuốt
Trời nhiều gió
Hay lòng tao nổi gió
Rượu đầy vò
Tao ngất ngưởng vờ say.

Hà Nội, trưa 18 tháng 03.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

MƯA CẦN THƠ - Thơ Nguyên Lạc


   


MƯA CẦN THƠ

Phố người thảng thốt mưa rơi
Sầu luồn ngất ngất một thời xa xưa

Mưa tình góc khuất ru mơ
Nhung thơm tóc xỏa nghiêng bờ vai tôi
Nồng nàn một nụ hôn môi
Ngọt ngào câu nói "anh ơi thương hoài"

Mưa ướt má mưa ướt môi
Cần Thơ một thuở có tôi yêu người
Con đường lất phất mưa rơi
Tung tăng chân sáo em cười giòn tươi

Mưa trong mắt. sầu trong tôi
Đón đưa trễ hẹn lệ đầy ngây thơ
Ly chè tạ lỗi ngày xưa
Trường Đoàn Thị Điểm như vừa hôm qua

Em lên đại học Văn khoa
Cái Răng một thuở cúc hoa áo dài  [*]
Đường về vàng cả chiều phai
Trong tôi rạng rỡ hình hài dấu yêu

Mưa thương nhớ biết bao nhiêu
Rộn ràng bến chợ Ninh Kiều lang thang
Tay trong tay. quán đèn vàng
Mắt trong mắt. nhạc "Em tan trường về"

"Em tan trường về đường mưa nho nhỏ
Em đi dịu dàng, bờ vai em nhỏ
Chim non lề đường, nằm im dấu mỏ
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay"

"Em tan trường về, mưa bay mờ mờ
Em tan trường về, anh theo ngọ về
Anh trao vội vàng, chùm hoa mới nở
Ép vào cuối vở muôn thuở còn thương" [**]

Mưa. lữ khách. nỗi nhớ quên
Làm sao quên được mà quên đây người?
Những cơn mưa của một thời
Cần Thơ yêu dấu có người tôi yêu!

Phố người một bóng hắt hiu
Mưa đêm lất phất nghiêng xiêu ngăn đời
Ngoài trời. mưa mãi không thôi!
Trong tôi. mưa nhớ một thời có em

                                            Nguyên Lạc

.............

[*] Trường đại học Văn Khoa trên đường về Cái Răng, Cần Thơ
[**] Lời nhạc Ngày Xưa Hoàng Thị - Phạm Duy

NGÀY XƯA... - Thơ Lê Phước Sinh


       
                     Nhà thơ Lê Phước Sinh


NGÀY XƯA...

muốn biết mùa Hạ đến
cứ nghe tiếng ve reo
dập dồn như nhạc ngựa
từ xa đang đổ đèo...

đem về chùm nắng ngát
treo những nhánh phượng hồng
để chia tay nhung nhớ
cười mà mắt lệ trông ...

Bạn, nhớ    xưa  không ?

                   Lê Phước Sinh

CUỘC TRANH LUẬN VỀ VĂN PHẠM - Phạm Đức Nhì


                 
                               Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


CUỘC TRANH LUẬN VỀ VĂN PHẠM

Tựa đề tập thơ của Phạm Hồng Ân: ‘Đã Đến Lúc Thơ Anh Sẽ Cạn’

- Phạm Đức Nhì bình luận:
Chữ ‘đã’ và chữ ‘sẽ’ ‘tréo cẳng ngỗng’.

- Phạm Hồng Ân:  không ‘tréo cẳng ngỗng’ đâu bạn. ĐÃ ĐẾN LÚC = thời gian tới rồi. Còn THƠ SẼ CẠN = tương lai gần, thơ sẽ cạn. Hai vế khác nhau rõ rệt.

- Nhi Pham: Sau cụm từ ‘Đã đến lúc’ không thể có thì tương lai. Chữ ‘sẽ’ ‘trật đường rầy’.

- Phạm Hồng Ân: điều này chỉ là điều anh nghĩ.
Những ví dụ khác:
Đã đến lúc chúng ta sẽ chia tay, Đã đến lúc tôi sẽ không làm việc với anh nữa, Đã đến lúc chúng ta sẽ rời khỏi quán cà phê này... Những câu nói này có "trật đường rầy" không?

- Nhi Pham:
1/ “Đã đến lúc chúng ta sẽ chia tay.”
Thừa chữ “sẽ”.

2/ “Đã đến lúc chúng ta sẽ rời khỏi quán cà phê này”
Thừa chữ “sẽ”

3/ “Đã đến lúc tôi sẽ không làm việc với anh nữa”
Đổi nhóm chữ “Đã đến lúc” thành “Từ giờ trở đi” hoặc “từ nay”, “từ giờ”
“Từ giờ trở đi” tôi sẽ không làm việc với anh nữa.

Những câu nói này có “trật đường rầy” không?
Câu trả lời là Có. Nhưng chỉ làm xe không chạy tiếp được.
Còn “ĐÃ ĐẾN LÚC THƠ ANH SẼ CẠN” thì vừa “trật đường rầy” vừa “đổ cả toa xe”
     
-  Phạm Hồng Ân:
Tôi đã nói: Đó là điều anh nghĩ. Vì tất cả những câu anh nêu ra đều ở thì tương lai (dù là tương lai gần). Câu không có chữ “sẽ”, vẫn là ngụ ý “sẽ”. Vâng “Đã đến lúc chúng ta ‘sẽ’ hoặc ‘phải’ chia tay”...
       
- Nhi Pham: Cám ơn anh. Tôi xin ngừng ở đây.

                                                                                 Phạm Đức Nhì

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

NHỮNG NGƯỜI NHẢY TÀU - Trần Duệ


          
                                            Nhà văn Trần Duệ


NHỮNG NGƯỜI NHẢY TÀU
                                     Trần Duệ
                                                                                
Đêm. Rừng cao su u tịch. Bóng đen phủ kín cả vùng trời. Cố nhướng mắt nhìn nhưng tôi không thể nào thấy được những hàng cây cao su đứng thẳng tắp trước mặt; chỉ thi thoảng vài tiếng tắc kè kêu và đôi tiếng lào xào của vòm cây tối thẫm. Trời như chuẩn bị đổ mưa, những ánh chớp lóe lên ở phía xa xa cũng đủ soi chiếu tới ngôi mộ được quét vôi trắng nằm ở giữa vườn. Người chủ trang trại đang nằm cái võng kế bên tôi cho biết, đó là mộ của một thanh niên bị voi đạp chết, nhưng không có thân nhân nên dân địa phương chôn ngay tại nơi thọ nạn. Sau khi mua lại mảnh đất này thì anh xây mộ, hàng đêm đều cho công nhân thắp nhang và thành tâm cầu mong người đã khuất phù hộ cho mình được yên ổn làm ăn. Đó quả là một cảnh tượng rùng rợn, ma quái, nhất là đối với những người chưa quen ngủ trong rừng cao su vào ban đêm như tôi.

TẠP GHI VÀ PHIẾM LUẬN “HƯƠNG TRONG TRUYỆN KIỀU” – Đỗ Chiêu Đức


                       Ã„á»— Chiêu Đức
                                            Học giả Đỗ Chiêu Đức


TẠP GHI VÀ PHIẾM LUẬN “HƯƠNG TRONG TRUYỆN KIỀU”
                                                                              Đỗ Chiêu Đức

HƯƠNG là Làng Quê, là Quê Hương, HƯƠNG là Mùi Thơm, là Hương Thơm, HƯƠNG là Nhang, là Hương Khói, Hương lửa... Ta sẽ lần lượt điểm qua về các nghĩa của chữ HƯƠNG nầy trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du nhé !...


Trước tiên, HƯƠNG là Quê Hương, là "chùm khế ngọt" của những kẻ lưu vong xa quê như chúng ta hiện nay, còn đối với những người còn ở lại trong nước thì nó là "chùm khế chua lè !" của đám dân nghèo đầu tắt mặt tối vẫn không kiếm đủ miếng ăn. Hương cũng là chữ thuộc dạng Hội Ý của Lục Thư trong "CHỮ NHO...DỄ HỌC" có diễn tiến như sau :

             

NGẠO NGHỄ, DẾ GÁY - Thơ Châu Thạch


   
                           Nhà thơ Châu Thạch


NGẠO NGHỄ

Ta đứng đó như thời còn trai trẻ
Xuân sau lưng và mùa hạ trên đầu
Trước mặt ta rơi rụng lá thu mau
Và đông lạnh thuyền linh chờ cặp bến

Không cần biết thời gian đi hay đến
Buổi ta về Chúa sẽ đón trên cao
Thì giờ đây cứ ngạo nghễ đi nào
Còn một phút ta còn yêu một phút!
                      

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

CHIỀU LA GI - Thơ Dũng Nguyên, nhạc Nguyễn Xuân Mai, tiếng hát Chánh Tín


    
                      Nhà thơ Dũng Nguyên.                             Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Mai.


             

       Thơ: Dũng Nguyên
       Nhạc: Nguyễn Xuân Mai
      Trình bày: Chánh Tín

HUYNH NGUYỄN BÀNG - Thơ Chu Vương Miện


        


HUYNH NGUYỄN BÀNG

Cáo chết ba năm quay đầu về núi
Thủa trời đất nổi cơn gió bụi *
Thổi mịt mù túi bụi tùm lum
Quanh co thì cũng hạt Thuỷ Nguyên
Vòng quanh lại Thuỷ Đường Thuỷ Tú
Mần giáo thụ vất va vất vả
Xe đạp còng lưng địu củi chở rau
Sáng sáng tờ mờ từ phố Trại Cau
Qua hết nẻo Cát Dài Cát Cụt
Đi lòng vòng lại trở về Cầu Đất
Thẳng một lèo nghỉ ở Cát Bi
Nhìn phi trường thương kẻ ở người đi
Trên 45 năm hành nghề giáo học
Vẫn hay nhìn vườn hoa Con Cóc
Há to mồm nhả nước vòi sen
Dạy sử văn nói riết rồi quen
Lan man lần hồi sang tới địa
Sông Cấm chảy qua cầu Hạ Lý
Ngược chiều xe đò lên tận Hải Dương
Xưa là Kiến An nay sửa Hải Phòng
Vẫn An Lão Núi Đôi ven quốc lộ
Vẫn là sông Thái Bình chảy gần Phúc Xá
Bên kia làng Tiền Hải Kim Sơn
Hè lâng lâng vẫn chịu ngọn gió nồm
Vẫn những tàu buồm đẩy sào về Pak Hủi
Quê hương em xưa sau là chốn ấy
Phố Hàng Kênh Chợ Con Cánh Gà
Trên 60 năm xa quá xá là xa
Nay Bác chọn chốn này làm nơi ngụ mới
 Cách Cầu Rào đi bộ chân chưa mỏi
Quê hương này ? giờ đã khác xưa ?
Bác cứ thong dong thoải mái tuổi già
Thản nhớ lại một thời chinh chiến cũ
Có nghĩa chi ? thiên đàng âm phủ
Chuyện văn chương vô bổ tàm phào
Cũng đôi khi kéo một điếu thuốc lào
Miệng nhả khói à ơi tình bằng hữu

                                 Chu Vương Miện

* Thơ Chinh Phụ Ngâm khúc

HỎI...? - Thơ Đoàn Giang Đông


       
             Nhà thơ Đoàn Giang Đông 


HỎI...?

Ai say tình ái trong men đắng.?
Đem đốt cuộc tình suốt mấy Thu
Ai lỡ hẹn chiều trên bến vắng?
Và ai đơn bước dưới sương mù!

Ai giữ trang thư ngày xưa cũ ?
Lời hứa một ngày sẽ bên nhau
Ai níu bước chân người lữ thứ?
Và ai hoài nhớ mộng ban đầu!

Ta đi tìm mãi chuyện tình xưa
Đã mấy mùa trăng nuôi ước mơ
Như cánh chim di nơi biển rộng
Trở về hoang đảo một chiều mưa

Ta đứng nơi đây đón gió về
Nhớ mùa Hạ nắng đốt như thiêu
Giờ đây ai đã về bên ấy
Để gió trùng khơi với nắng chiều!?!

                           Đoàn Giang Đông
                                    (2020)

TẶNG CÔ BÉ NGÀY XƯA CỦA TÔI - Thơ Lê Văn Trung


        


TẶNG CÔ BÉ NGÀY XƯA CỦA TÔI

Đôi mắt tình xanh màu ngọc biếc
Sân trường xưa rụng mấy chùm bông
Mà sao ĐÔI MẮT MÙ SƯƠNG ấy
Cứ ngẩn ngơ như chưa biết buồn
Ôi MẮT HOÀNG HÔN mờ khói sương
Mong gì vòi või trời viễn phương
Để mùa thu úa chìm trong mắt
Để mây vàng phố lạc trăm đường
Ôi MẮT TRẦM HƯƠNG thăm thẳm chiều
Cho mưa chùng xuống cõi hoang liêu
Cho trăng mờ cuối dòng sông nhớ
Cho sóng bờ xa vỗ dập dìu
ĐÔI MẮT HUYỀN MƠ đêm thần thoại
Mưa vàng theo lá lá vàng mưa
Ai đem thơ nạm vào trong mắt
Thấp thoáng tình xanh lạnh mấy mùa
Ôi MẮT THẦN TIÊN lạc cõi người
Nhớ gì? Mắt ướt lệ giai nhân
Hỡi ơi ĐÔI MẮT HOÀNG HÔN ấy
Phủ cả hồn tôi trời khói sương.

                                     Lê Văn Trung