BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

NHỮNG BÍ ẨN VỀ NHÂN HUỆ VƯƠNG TRẦN KHÁNH DƯ - Tô Như

(Thethaovanhoa.vn) - Trần Khánh Dư là một danh tướng thời nhà Trần, hiệu là Nhân Huệ Vương. Ông từng lập nên những chiến công hiển hách, mà nổi bật là những chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần 2 và lần 3 khi giữ chức Phó đô tướng quân. Tuy nhiên, chung quanh cuộc đời của danh tướng Trần Khánh Dư vẫn còn những bí ẩn…

                                         Đền thờ Trần Khánh Dư tại Vân Đồn


NHỮNG BÍ ẨN VỀ NHÂN HUỆ VƯƠNG TRẦN KHÁNH DƯ
                                                                                              Tô Như

Phó tướng Vân Đồn

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Đinh Hợi, Trùng Hưng năm thứ ba (1287)... Khi ấy, thủy quân Nguyên đánh vào Vân Đồn, Hưng Đạo vương giao hết công việc biên thùy cho Phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ vương Khánh Dư”.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Khánh Dư làm Phó tướng ở Vân Đồn, Hưng Đạo vương giao phó cho giữ hết công việc ngoài biên giới.”
Đọc sơ qua liền thấy ở Vân Đồn thì Trần Khánh Dư là Phó tướng, vậy thì ai là chủ tướng? Tại sao không thấy chủ tướng xuất hiện trong các trận đánh quan trọng năm Đinh Hợi này?
Phải chăng vì Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn giao phó trách nhiệm cho Khánh Dư, như vậy Quốc Tuấn chính là Chủ tướng Vân Đồn.
Tuyệt đối không phải vậy. Phó tướng ở đây là viết tắt của “Phó đô tướng quân” hoặc “Phó đô tướng”.
Lịch triều hiến chương loại chí viết về quan chế nhà Trần như sau: “Về võ giai thì có các chức Phiêu kỵ Thượng tướng quân (chỉ Hoàng tử mới được chức ấy), Cấm vệ Thượng tướng quân, Kim ngô vệ Đại tướng quân, Võ vệ Đại tướng quân, Phủ quân Phó đô tướng quân, Thân vệ tướng quân, Điện súy Đô áp nha, Quản quân Tiết độ sứ, Đô thống chế. Các chức trên đều là quan coi việc binh...”.

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

NGƯỜI MIÊU: LỊCH SỬ CỦA MỘT DÂN TỘC LƯU VONG - Trần Trúc Lâm

Nguồn:
https://nghiencuulichsu.com/2014/07/31/nguoi-mieu-lich-su-cua-mot-dan-toc-luu-vong/

Sắc tộc Hmong, mà ta hay gọi là Miêu tộc hay người Mèo, ước tính hiện có khoảng hơn 6 triệu dân trên thế giới, mà đại đa số lại sống ở Trung quốc. Số còn lại sống rải rác ở miền bắc các nước Việt, Lào, Thái và Miến điện. Có khoảng 80 ngàn người đã được định cư tại Hoa Kỳ.

                                 Phân bố nhóm ngôn ngữ Miêu-Hmong- Ảnh


NGƯỜI MIÊU: LỊCH SỬ CỦA MỘT DÂN TỘC LƯU VONG
                                                                                  Trần Trúc Lâm

Sắc tộc Hmong, mà ta hay gọi là Miêu tộc hay người Mèo, ước tính hiện có khoảng hơn 6 triệu dân trên thế giới, mà đại đa số lại sống ở Trung quốc. Số còn lại sống rãi rác ở miền bắc các nước Việt, Lào, Thái và Miến điện. Có khoảng 80 ngàn người đã được định cư tại Hoa Kỳ. Đã có khá nhiều sách báo Tây phương, nhất là Mỹ nghiên cứu về sắc dân này. Càng tìm hiểu thì chúng ta sẽ càng ngạc nhiên về lịch sử hùng tráng và lâu đời của một dân tộc kém may mắn, đã bị suy vong mai một mà trở thành một sắc tộc miền núi. Ôi thật là tang thương ngẫu lục với trò dâu biển ngậm ngùi.

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020

NHỮNG BIÊN KHẢO MỚI VỀ VUA QUANG TRUNG - Trần Đức Anh Sơn

Từ năm 2015 trở lại đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính (học giả người Việt ở Mỹ) trở nên nổi tiếng ở trong nước, với những biên khảo mới xuất bản về lịch sử Việt Nam và nhà Tây Sơn.

Học giả Nguyễn Duy Chính đi tìm bức chân dung của vua Quang Trung trong Thư viện Getty ở California, Hoa Kỳ. Ảnh: T. H.BÍCH


NHỮNG BIÊN KHẢO MỚI VỀ VUA QUANG TRUNG
                                                                 Trần Đức Anh Sơn

BỘ BIÊN KHẢO ĐỒ SỘ

Từ tháng 9.2015 đến nay, Nguyễn Duy Chính đã gửi 16 đầu sách viết về lịch sử và văn hóa Việt Nam và Trung Hoa mà ông là soạn giả để xuất bản ở Việt Nam. Trong đó, có bộ “tổng tập” về cuộc chiến chống lại quân xâm lược Mãn Thanh do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo và lịch sử Việt Nam từ thời Lê mạt đến đầu thời Nguyễn.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

BÍ ẨN VỀ “NỎ THẦN” HUYỀN THOẠI CỦA AN DƯƠNG VƯƠNG

Nỏ thần - vũ khí được xem là huyền thoại của thời kì An Dương Vương có khả năng sát thương cao vẫn mang trong mình nhiều huyền tích bí ẩn.



BÍ ẨN VỀ “NỎ THẦN” HUYỀN THOẠI CỦA AN DƯƠNG VƯƠNG

Hai ngàn năm về trước cha ông ta đã sở hữu một thứ vũ khí có sức sát thương ghê gớm khiến cho kẻ thù phải khiếp đảm. Ðó chính là nỏ liên châu. Nó đã đi vào truyền thuyết, song thực tế cho đến bây giờ người dân vùng đất Cổ Loa - Kinh đô của vương triều An Dương Vương huyền thoại, vẫn tin thứ vũ khí đó thực sự tồn tại và niềm tin đó hoàn toàn có căn cứ.


Theo truyền thuyết, tướng Cao Lỗ đã nỗ lực giúp An Dương Vương chế tạo thành công nỏ thần. Nỏ có sức mạnh kỳ diệu, “chỉ núi thì núi tan, chỉ ngàn thì ngàn cháy”, vì vậy dân gian gọi là nỏ thần và người chế tạo ra nỏ thần đó được gọi là Ông Nỏ hay Ðô Nỏ.


Vào khoảng tháng 6/1959 trong khi đang cùng các công nhân đắp con đường từ Quốc lộ 3 đi qua khu di tích Cổ Loa đến xưởng phim, tại khu vực có tên là Cầu Vực, mọi người phát hiện một hố gần vuông mỗi cạnh 1m, sâu khoảng 1,2m, trong chứa 93kg mũi tên đồng, ước khoảng gần một vạn chiếc, với rất nhiều kích cỡ khác nhau.

Một phần lẫy nỏ của chiếc nỏ thần huyền thoại hiện đang có mặt tại Bảo tàng lịch sử quốc gia.


Việc phát hiện được kho mũi tên đồng ở Cầu Vực cho thấy truyền thuyết về nỏ thần của An Dương Vương ở Cổ Loa có cốt lõi lịch sử chân thật. Tư liệu của khảo cổ học ở Cầu Vực đã “vén bức màn huyền thoại” và trả lại cho An Dương Vương sự thật việc luyện và đúc mũi tên đồng ở Cổ Loa.


Lẫy nỏ và mũi tên ba cạnh của chiếc nỏ thần huyền thoại thời kì Thục Phán An Dương Vương.



Lẫy nỏ loại hình thành sớm thường gồm 3 bộ phận, nhưng lẫy nỏ giai đoạn sau này được phát triển lên đến 6 bộ phận là hộp cò, lẫy cò, chốt (thường có 2 chốt), thước ngắm.



Có bảy loại mũi tên dùng cho nỏ thần của An Dương Vương: Loại dài nhất 11cm, loại ngắn nhất 6cm và đều cùng một loại, cấu tạo gồm 3 bộ phận: đầu nhọn, trụ và chuôi cùng có mặt cắt ngang hình tam giác. Ðầu mũi tên có mặt cắt hình tam giác với rìa cạnh thẳng hoặc hơi cong vồng ra; mặt cắt ngang đầu mũi hình tam giác đều cạnh thẳng hoặc cong lõm vào.


Điểm đặc biệt trong các loại mũi tên dùng cho nỏ thần An Dương Vương đó là mũi tên ba cạnh tạo ra vết rách to theo ba hướng, gây thoát máu nhanh, thương vong lớn cho đối phương.


Mũi tên ba cạnh là một đặc điểm quan trọng khiến cho đối phương hoang mang, mất bình tĩnh khi đang tấn công và là một yếu tố tạo nên tính thần kỳ của loại nỏ An Dương Vương so với các loại vũ khí đương thời và ngay cả với loại nỏ chỉ được bắn bằng mũi tên hai cạnh thông thường.

                     


Độ sát thương của những mũi tên có đầu ba cạnh khiến kẻ thù của An Dương Vương khiếp sợ.

                                                                    Theo Giáo dục Việt Nam

Nguồn: 
https://giaoduc.net.vn//phong-thuy/kham-pha-no-than-huyen-thoai-cua-an-duong-vuong-180494.html

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

VÌ SAO CỐ ĐÔ HUẾ ĐƯỢC GỌI LÀ ĐẤT THẦN KINH ? - Hà Sơn

Biệt danh đất Thần Kinh của Huế bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Nguyễn. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Thần Kinh ở đây là từ ghép có nguồn gốc từ 2 từ “Kinh đô” và “Thần bí”. Theo nghĩa này, đất Thần Kinh có nghĩa là “Kinh đô thần bí”. Vùng đất Huế bắt đầu trở thành “kinh đô” của các chúa Nguyễn ngay từ thế kỷ 16, gắn liền các câu chuyện thần bí. Từ đó, kinh đô Huế còn được gọi là vùng đất Thần Kinh.



     VÌ SAO CỐ ĐÔ HUẾ ĐƯỢC GỌI LÀ ĐẤT THẦN KINH ?

Trước hết, đó không phải là vùng đất của những người mắc bệnh thần kinh đâu nhé. Gọi là đất Thần Kinh, là do hai chữ KINH ĐÔ và THẦN BÍ ghép lại mà thành.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

CHUYỆN VỀ CUỘC ĐỜI MỘT DANH TƯỚNG ĐÃ HIẾN KẾ GIÚP NGÔ QUYỀN BÀY TRẬN TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG - Lê Thái Dũng

Chúng ta đều biết Ngô Quyền nổi tiếng với trận địa cọc ngầm phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Nhưng ít ai hay đây là công trạng của một danh tướng đã hiến kế cho Ngô Quyền.

                    Bàn kế sách đánh giặc ngoại xâm (Hình minh họa – Nguồn: internet)

CHUYỆN VỀ CUỘC ĐỜI MỘT DANH TƯỚNG ĐÃ HIẾN KẾ GIÚP NGÔ QUYỀN BÀY TRẬN TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG

Sông Bạch Đằng xưa là con sông rộng lớn, sông sâu, sóng dữ. Khi nước thủy triều lên, cảnh quan khu vực sóng nước mênh mông hùng vĩ xen kẽ các chỏm đá vôi cao vút, hai bên bờ là rừng cây bao phủ nên sông còn mang "tên Nôm" giản dị là Sông Rừng vì địa thế rất hiểm yếu.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

TRẦN QUỐC TOẢN, VỊ ANH HÙNG NHIỀU BÍ ẨN - Nguyễn Hưng


          
                                          Hình tượng Trần Quốc Toản 
                            (Trên bìa sách của Nhà xuất bản Kim Đồng)


TRẦN QUỐC TOẢN, VỊ ANH HÙNG NHIỀU BÍ ẨN                                                                                          Nguyễn Hưng

Đây là nhân vật được rất nhiều ngưỡng mộ của đông đảo người yêu sử. Bởi lẽ, anh hùng này là một võ tướng thiếu niên, sớm có ý thức bảo vệ Tổ quốc của non sông và có nhiều chiến công hiển hách, góp công đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

CÁCH HUẤN LUYỆN VOI CHIẾN CỦA NHÀ NGUYỄN - Nhật Minh

Nhà Nguyễn được coi là có một trong những hệ thống tượng binh mạnh mẽ bậc nhất thời bấy giờ. Vậy làm sao họ chọn và đào tạo được những con voi chiến như vậy.

                                                          Tuyển chọn voi chiến


     CÁCH HUẤN LUYỆN VOI CHIẾN CỦA NHÀ NGUYỄN

Trong cuộc chiến tranh với vua Lê, chúa Trịnh (Đàng Ngoài), một mặt các chúa Nguyễn (Đàng Trong) tìm sự giúp đỡ của các giáo sĩ phương Tây, mặt khác chủ động củng cố lực lượng quân đội.
Ngoài pháo binh, voi chiến là nỗi khiếp sợ của quân sĩ phía Bắc. Để có được những chiến binh khổng lồ áp đảo đối phương, các nhà quân sự phía Nam bấy giờ đã áp dụng nhiều phương pháp tuyển chọn voi chiến kỹ lưỡng và có phần tàn nhẫn.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

NHÀ TRẦN CƯỚI CHỊ EM HỌ ĐỂ HÓA GIẢI OAN TÌNH VÀ CỦNG CỐ QUYỀN LỰC TRÁNH HỌA NGOẠI THÍCH

Trong lịch sử Việt Nam, hôn nhân của các vua Trần được xem là đặc biệt và gây nhiều chú ý bởi việc kết hôn với chính chị em trong họ. Trong số các vua Trần, hầu hết đều chọn người trong họ để lập làm chính cung. Không chỉ để tránh họa ngoại thích hay củng cố quyền lực, việc làm này còn mục đích hóa giải mối oan tình ngày xưa.

                      Nhà Trần kết hôn cận huyết còn nhằm mục đích hóa giải oan tình. 
                     (Ảnh minh họa: Nghiên Cứu Lịch Sử)


NHÀ TRẦN CƯỚI CHỊ EM HỌ ĐỂ HÓA GIẢI OAN TÌNH VÀ CỦNG CỐ QUYỀN LỰC TRÁNH HỌA NGOẠI THÍCH


Mối oan tình giữa Trần Thái Tông và An Sinh vương Trần Liễu

Mối oan tình này bắt nguồn từ Trần Thủ Độ. Theo đó, Trần Thái Tông đã bị ông ép bỏ Lý Chiêu Hoàng để kết hôn với người khác, trong đó có vợ của Trần Liễu là Thuận Thiên công chúa. Khi bị đưa vào cung, Thuận Thiên công chúa đang mang thai 3 tháng. Việc mất cả vợ vẫn con (đứa trẻ Quốc Khang sau khi ra đời đã nhận Trần Thái Tông làm cha) khiến Trần Liễu sinh lòng oán hận và tụ tập nhiều người ở sông Cái nhằm nổi loạn.

     
          Thuận Thiên công chúa đang mang thai 3 tháng thì được mang vào cung. 
              (Ảnh minh họa: Nghiên Cứu Lịch Sử)

Sau khi ở ngoài biển được hai tuần, Trần Liễu đã tranh thủ lúc vua đi chơi thuyền để lẻn vào gặp và xin hàng. Lúc đó, cả Trần Liễu và nhà vua đối mặt nhau mà khóc. Sau khi nghe tin, Trần Thủ Độ đã tới thẳng thuyền và tuốt gươm hòng giết chết Trần Liễu. Thấy thế nhà vua đã vội vàng tìm cách để bảo vệ Trần Liễu khỏi mất mạng rồi ban cho ông ta đất An Dưỡng, An Phụ, An Bang và An Sinh. Cuối cùng vua lấy hiệu An Sinh vương để phong cho Trần Liễu và giết hết những người theo khởi loạn ở sông Cái.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

TÍNH CÁCH DỊ THƯỜNG CỦA TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT QUA GÓC NHÌN NHÀ SỬ HỌC HÀN QUỐC CHOI BYUNG WOOK - Lê Công Sơn

Vùng đất phương Nam ghi dấu công lao của người hùng Lê Văn Duyệt. Ông là một trong 3 vị quan Tổng trấn thành Gia Định có uy tín và được dân yêu kính, tôn sùng dù tính cách có phần lập dị.


Tượng Tả quân đúc bằng đồng nguyên chất tại khu Lăng thờ Lê Văn Duyệt ở TP.HCM
Ảnh: T.L


TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT QUA GÓC NHÌN NHÀ SỬ HỌC HÀN QUỐC CHOI BYUNG WOOK
                                                                                     Lê Công Sơn

Nguồn gốc của thành Gia Định, theo sách Vùng đất Nam bộ dưới triều Minh Mạng (1820 -1841) của nhà sử học Hàn Quốc Choi Byung Wook (do Omega và NXB Hà Nội ấn hành):

“Gia Định thành được thành lập vào năm 1808, sau thời gian triều đình Huế lập ra Bắc Thành với bộ máy hành chính được giao cho các võ quan và củng cố quyền lực bằng vai trò của người Hoa định cư tại đây. Nguyễn Văn Nhân được chỉ định làm quan Tổng trấn đầu tiên của thành Gia Định. Sau này, Nguyễn Huỳnh Đức và Lê Văn Duyệt kế nhiệm. Quan Phó Tổng trấn Gia Định thành, có thể xác định: Trương Tiến Bảo (quê Vĩnh Long) và Trần Văn Năng (quê Khánh Hòa). Hai Hiệp trấn là Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh lần lượt quê ở trấn Biên Hòa và Phiên An, thuộc Nam Bộ”.

                Cảnh Lăng Ông Bà Chiểu xưa - nơi thờ Tả quân Lê Văn Duyệt. Ảnh: T.L

VỊ QUÂN SƯ TÀI CAO ĐỨC TRỌNG ĐƯỢC VUA QUANG TRUNG BA LẦN VIẾT CHIẾU CẦU HIỀN

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp là danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn. Không chỉ là một người thầy đức cao vọng trọng ông còn là một vị quân sư đắc lực.


                                         Tượng đúc La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp


VỊ QUÂN SƯ TÀI CAO ĐỨC TRỌNG ĐƯỢC VUA QUANG TRUNG BA LẦN VIẾT CHIẾU CẦU HIỀN

Vị ẩn sĩ tài cao đức trọng

Trong lịch sử Việt, cùng với Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đình Chiểu... Thì La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp là cái tên được lưu danh bởi tài cao đức trọng. Ông là một danh sĩ nổi tiếng đời hậu Lê và Tây Sơn, sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ CHUYẾN KINH LÝ CỦA VUA BẢO ĐẠI ĐẾN BÌNH THUẬN - Lê Huân


                               Bảo Đại thăm ngôi chùa trong dinh Tuần vũ Bình Thuận


CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ CHUYẾN KINH LÝ CỦA VUA BẢO ĐẠI ĐẾN BÌNH THUẬN
                                                                                          Lê Huân

HOÀNG ĐẾ ĐẠI NAM

Năm 1925 vua Khải Định mất, Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy khi mới 12 tuổi từ Pháp về nước thọ tang cha rồi được tôn lên kế vị hoàng đế, lấy niên hiệu Bảo Đại. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập. Sau 10 năm học tại Pháp, tháng 9 năm 1932, Bảo Đại về nước, ra đạo dụ số 1 tuyên cáo tự chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam Hoàng Triều. Sau khi chấp chính, Bảo Đại đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính, cải tổ nội các và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực. Đồng thời vua đã thực hiện kinh lý các tỉnh từ Bắc vào Nam.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

TRỌNG THUỶ, MỴ CHÂU: GÓC NHÌN SỬ HỌC VÀ VĂN HỌC, CHÍNH SỬ VÀ DÃ SỬ - Lê Nghị


               
                               Tác giả Lê Nghị
                                                

1.   Đặt vấn đề:

Có bạn hỏi tôi vì sao đưa nhiều truyền thuyết huyền thoại vào Sử Việt Cho Cháu nhưng không thấy đưa truyện Trọng Thủy - Mỵ Châu?
Xin trả lời tóm tắt: cần phân biệt huyền thoại, chính sử và dã sử.
Huyền thoại lịch sử là tái tạo hình ảnh thời chưa có sử. Dã sử là phóng tác chính sử, là tác phẩm văn học. Truyền thuyết Thần Kim Quy có yếu tố lịch sử: cải tiến thành trì và vũ khí trong lịch sử dân tộc nên đưa vào bài sử. Riêng nội dung Trọng Thủy Mỵ - Châu thuộc về dã sử nên không đưa vào bài sử.

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

KHÁM PHÁ MŨI TÊN BA CẠNH CỦA “NỎ THẦN” LIÊN CHÂU CAO LỖ


               

Trong hội thảo "Danh tướng Cao Lỗ thời dựng nước", PGS Trịnh Sinh (Viện Khảo cổ học) chia sẻ, vùng đất Cổ Loa là vùng của truyền thuyết xung quanh nước Âu Lạc và An Dương Vương. Càng ngày các nhà khoa học càng thấy rõ trong đám mây mờ tỏ của truyền thuyết đã le lói sự thật lịch sử. Những cuộc khai quật khảo cổ học gần đây đã có những minh giải khoa học về một thời đầy biến động lịch sử này.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

CÔNG CHÚA NGOẠI QUỐC DUY NHẤT Ở VIỆT NAM ĐƯỢC LẬP ĐỀN THỜ - Hòa Trần

Vì có công huấn luyện voi chiến cho Đại Việt nên công chúa nước Lào là Nhồi Hoa được lập đền thờ tại thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai (Nho Quan - Ninh Bình).

                                  Đền Thượng thờ công chúa Nhồi Hoa. Ảnh: TG.
                 

CÔNG CHÚA NGOẠI QUỐC DUY NHẤT Ở VIỆT NAM ĐƯỢC LẬP ĐỀN THỜ
                                                                                         Hòa Trần

Sơn Lai là vùng đất cổ, hiện thuộc phạm vi của Quần thể Danh thắng Tràng An. Vào thế kỷ X, Sơn Lai là cửa ngõ phía Tây của “Hoa Lư tứ trấn”, thời nhà Trần (năm 1226), vùng đất này thuộc trấn Thiên Quan. Thời Hậu Lê, Sơn Lai thuộc phủ Thiên Quan, xứ Thanh Hóa.

Năm thứ 2 niên hiệu Thuận Thành Hồ Hán Thương (năm Nhâm Ngọ 1402) và tháng ba con đường từ Tây Đô (tức Thanh Hóa) đến Hóa Châu được sửa sang xây đắp lại, dọc đường cho đến phố xá có thể truyền thư tín, nên gọi là đường Thiên Lý. Sơn Lai nằm trên trục đường Thượng đạo này.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

HÀO QUANG CỦA VUA GIA LONG TRONG MẮT MICHEL GAULTIER - Lê Tiên Long

Tác giả Michel Gautier, trong cuốn "Vua Gia Long", cho rằng lớp màn quên lãng không hề phủ lên trên tên tuổi của vị vua sáng lập ra triều Nguyễn.

                                Vua Gia Long là tác phẩm đầu tay của Michel Gaultier.


HÀO QUANG CỦA VUA GIA LONG TRONG MẮT MICHEL GAULTIER
                                                                               Lê Tiên Long

Michel Gaultier (1900-1960) là một công chức làm việc tại Việt Nam, với vị trí biên tập viên trong Nha Dân sự vụ thuộc Phủ Toàn quyền trong suốt hơn 10 năm. Với niềm say mê tìm hiểu về đề tài bản xứ, ông đã trở thành một nhà biên khảo sử thuộc địa, kiêm nhà văn có những tiểu thuyết và truyện chuyên về bối cảnh Việt Nam và Đông Dương.

SỐ PHẬN LẠ LÙNG CỦA NỮ HOÀNG ĐẾ DUY NHẤT Ở VIỆT NAM - Trung Sơn

Cuộc đời đầy giông bão của nữ hoàng đế nhỏ tuổi duy nhất ở Việt Nam – người có số phận lạ lùng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với 7 lần ở những danh vị khác nhau: Công chúa triều Lý, Hoàng Thái tử nhà Lý, Nữ Hoàng đế nhà Lý, Hoàng hậu nhà Trần, Công chúa nhà Trần, Sư cô (thời Trần) và Phu nhân tướng quân nhà Trần.

     
                      Tượng thờ vua bà Lý Chiêu Hoàng đầu đội miện Kim Khôi, 
                              mình khoác áo long bào ở đền Rồng. Ảnh tư liệu.


SỐ PHẬN LẠ LÙNG CỦA NỮ HOÀNG ĐẾ DUY NHẤT Ở VIỆT NAM

Với 7 chức vị trong đời, Lý Chiêu Hoàng có số phận lạ lùng nhất trong lịch sử Việt Nam và vai trò của bà với vận mệnh quốc gia khá mờ nhạt.

Là nữ hoàng đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử vương triều phong kiến Việt Nam, song Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh) ở ngôi báu chỉ hơn một năm nên sách sử khi viết về bà chỉ đề cập đến với những dòng sơ lược khiến hậu thế ít biết về cuộc đời lắm nỗi truân chuyên của bà.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

BÍ ẨN VỀ KHO BÁU CỦA VUA HÀM NGHI - Nguyễn Hồng Lam

Kho báu vua Hàm Nghi không chỉ tồn tại như một huyền thoại. Ít ra, những dấu tích, cứ liệu còn sót lại cũng chứng minh hùng hồn: Sự tồn tại của, không chỉ một mà có thể là nhiều kho báu vua Hàm Nghi là điều có thật. Nó đủ hấp dẫn để đốt lên khát vọng tìm kiếm ở không ít người.


Mặt trên và mặt dưới của Ấn Quốc gia tín bảo bằng vàng, đúc năm Gia Long, cao 9,50 cm, cạnh 10,70 x 10,70 cm, dày 1,65 cm - một báu vật triều Nguyễn.


         BÍ ẨN VỀ KHO BÁU CỦA VUA HÀM NGHI
                                                                  Nguyễn Hồng Lam

 Xâu chuỗi tư liệu lịch sử và cứ liệu thực tế từng xảy ra trong hàng chục năm qua, chúng tôi cho rằng sự thật không hẳn đáng phải kết thúc bi thảm và cực đoan như cuộc kiếm tìm của người xấu số.
Trong hành trình bôn tẩu của Vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương quả thật đã có một lượng châu báu, tài sản khổng lồ được mang theo.
Nhiều văn bản lịch sử của triều Nguyễn đã nhắc đến và khẳng định điều đó. Thỉnh thoảng một vài dấu tích vật chất liên quan đến kho báu lại có dịp phát lộ ở một số địa phương thuộc 3 tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh, những nơi Vua Hàm Nghi và đạo quân Cần Vương từng có thời gian lưu lại.

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ LỄ ĐĂNG CƠ CỦA VUA LÊ THẦN TÔNG - Nguyễn Thanh Điệp

Lễ lên ngôi của hoàng đế ngày xưa là ngày trọng đại của quốc gia. Nó diễn ra như thế nào trong lịch sử?

                                   Tranh minh họa lễ đăng cơ của hoàng đế ngày xưa.

Người xưa thường nói “nước không thể một ngày không có vua”. Ngay sau khi vua băng hà, triều thần ngay lập tức bắt tay vào việc tôn lập hoàng đế mới. Người được vua cha hoặc quần thần chọn sẽ được thông báo thời gian lên ngôi.

Câu chuyện về lễ đăng cơ của Lê Thần Tông (1619-1643) - vị vua thứ sáu của thời Lê Trung hưng - được ghi chép trong sách Xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVII của tác giả Nguyễn Trọng Phấn, phần nào giúp hiểu hơn về lễ đăng cơ.

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

TẠI SAO VUA NHÀ TRẦN TIN DÙNG TRẦN KHÁNH DƯ - Nguyễn Hưng

Trần Khánh Dư là tướng tài. Tuy nhiên, vị tướng này tài như thế nào không phải ai cũng tường tận. Điều quan trọng, nhiều tác giả nghiên cứu lịch sử nhận định Trần Khánh Dư lắm tài, nhiều tật. Trên thực tế, cần nhìn nhận lại tài của Trần Khánh Dư đến mức độ nào, tật của ông ra sao?

                                           Đền thờ Trần Khánh Dư tại Vân Đồn.


TẠI SAO VUA NHÀ TRẦN TIN DÙNG TRẦN KHÁNH DƯ

Thời đại nhà Trần có nhiều danh tướng, bên cạnh những vị vua anh minh, có thể kể: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải, Chiêu Văn Đại Vương Trần Nhật Duật, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư.
Trong số những người vừa kể, Trần Khánh Dư là người được bàn cãi nhiều nhất; đường công danh, sự nghiệp của ông cũng gập nghềnh, chông gai hơn cả. Đặc biệt, sách sử nhắc đến ông với khen, chê đan cài, không giống như với trường hợp của Trần Quang Khải, người được ca tụng từ tài năng đến đức độ.